January 31, 2011

TƯƠNG LAI CỦA SỨC MẠNH MỸ

 (Tạp chí “Foreign Affairs” số 11-12/2010)
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
Tài liệu tham khảo đặc biệt
Chủ Nhật, ngày 30/01/2011

Thế kỷ 21 bắt đầu bằng một sự phân phối rất không đồng đều các nguồn lực sức mạnh. Với 5 phần trăm dân số thế giới, Mỹ chiếm khoảng một phần tư sản lượng kinh tế toàn cầu, chịu trách nhiệm đối với gần một nửa chi phí quân sự toàn cầu, và có các nguồn lực sức mạnh mềm văn hoá và giáo dục rộng lớn nhất. Tất cả điều này vẫn đúng, nhưng tương lai của sức mạnh Mỹ được tranh luận một cách sôi nổi. Nhiều nhà quan sát đã lý giải cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 như là khởi đầu cho sự suy đoán của Mỹ. Chẳng hạn, Hội đồng Tình báo quốc gia đã dự đoán rằng vào năm 2025, “Mỹ sẽ vẫn là cường quốc ưu việt, nhưng ưu thế đó của Mỹ sẽ bị giảm đi nhiều”.

January 30, 2011

Ludwig von Mises (1881-1973) - CHỦ NGHĨA TỰ DO TRUYỀN THỐNG

Phạm Nguyên Trường dịch

Phụ lục

1. Tài liệu viết về chủ nghĩa tự do.

Tôi muốn giữ cho cuốn sách này không quá dài. Điều này càng có lí vì tôi đã xem xét một cách kĩ lưỡng tất cả những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa tự do trong một loạt bài báo và cuốn sách rồi.

Độc giả nào muốn tìm hiểu một cách kĩ lưỡng hơn, xin đọc những tác phẩm quan trọng nhất dưới đây.

Arkady Maler – Việc làm và thân xác của Lenin

Phạm Nguyên Trường dịch



Lời ban biên tập Russ.ru: “Lenin là một nhân vật chính trị gây nhiều tranh cãi và sự kiện: xác ông ta vẫn nằm ngay tại trung tâm của đất nước là hiện tượng cực kì nhảm nhí”, Vladimir Medinsky, đại diện cho Đảng Nước Nga thống nhất tại Hạ Viện (Duma quốc gia) đã tuyên bố như thế ngay trước lễ kỉ niệm ngày mất của lãnh tụ của giai cấp vô sản toàn thế giới. Còn những người cộng sản thì coi ý kiến của ông này là một sự khiêu khích. Genady Zuganov, lãnh tụ Đảng Cộng sản Nga, tuyên bố rằng đảng cầm quyền chỉ làm được mỗi một việc là phá hủy các bức tượng, thay tên đường phố và xới tung huyệt mộ lên mà thôi. Tạp chí Nga xin công bố bài viết của nhà triết học và bình luận gia Arkady Maler về vấn đề này.

* * *

Tony Karon – Ai Cập: sự công khai kháng cự của Mubarak làm cho cuộc sống của Obama khó khăn hơn


Hiếu Tân dịch

“Nước Mỹ không có bạn” Henry Kissinger đã có lần nhận xét như thế. “Nước Mỹ chỉ có các quyền lợi.” Theo logic đó, chính quyền Obama hôm thứ Sáu có lẽ đã bị động buông lỏng các quan hệ với Hosni Mubarak - không phải quan hệ cá nhân, bạn hiểu chứ, mà là tổng thống Ai cập đã trở thành tiêu điểm của sự thù địch căng thẳng từ nhân dân của ông ta sau 30 năm chính quyền độc tài ủng hộ ông ta trước một cuộc nổi dậy dân chủ đang lớn lên có thể đe dọa làm tổn hại những lợi ích khu vực lâu dài của Mỹ ở Ai cập.

Ludwig von Mises (1881-1973) - CHỦ NGHĨA TỰ DO TRUYỀN THỐNG

Phạm Nguyên Trường dịch

Chương 4

Chủ nghĩa tự do và các chính đảng

4. Chủ nghĩa tự do và đảng đòi đặc quyền đặc lợi

Những đảng đòi đặc quyền đặc lợi, chẳng có gì ngoài chính sách bảo vệ đặc quyền đặc lợi cho những nhóm người của mình, không chỉ làm cho hệ thống nghị viện trở thành bất khả thi mà còn phá hoại sự thống nhất quốc gia và xã hội nữa. Họ làm cho không chỉ chế độ đại nghị mà toàn thể hệ thống chính trị và xã hội lâm vào khủng hoảng. Về lâu dài, xã hội sẽ không thể tồn tại được nếu nó bị chia thành từng nhóm riêng biệt, mỗi nhóm lại cố tình giành giật đặc quyền đặc lợi cho người của nhóm mình, lúc nào cũng cảnh giác để không bị thua thiệt và sẵn sàng hi sinh ngay cả những định chế chính trị quan trọng nhất miễn là giành được lợi ích dù nhỏ đến đâu.

January 29, 2011

Marcus Gee - Những nhà độc tài chân đất sét

Phạm Nguyên Trường dịch

Lời người dịch: Bài này đã đăng trên tờ Saturday’s Globe and Mail vào tháng 1 năm 2008, tức là cách đây đúng 3 năm, nhưng cho đến hôm nay vẫn còn nguyên tính thời sự.

Mike Gilio – Cách mạng bằng Internet

Hiếu Tân dịch

Người dân Ai cập bắt đầu những cuộc biểu tình chống đối của họ trên mạng và sau đó bổ sung vào chiến thuật cứng trên mặt đất trong một cố gắng hạ bệ một nhà nước cảnh sát đang tồn tại một cách nhục nhã

Hamza Hendamwi và Sarah el Deeb – Ai Cập: Internet, cảnh sát dàn quân

Hiếu Tân dịch

Hoạt động Internet ở Ai cập bị phá vỡ và chính phủ đã triển khai một lực lượng cảnh sát đặc nhiệm ở Cairo hôm thứ Sáu, nhiều giờ trước một đợt sóng mới các cuộc biểu tình chống chính phủ đã biết trước.

Tình hình này chứng tỏ chế độ của tổng thống Hosni Mubarak đang siết chặt sự đàn áp thẳng tay của nó sau những cuộc biểu tình lớn nhất trong nhiều năm chống ách thống trị gần 30 năm của ông ta.

Lực lượng chống khủng bố, hiếm khi thấy trên đường phố, đã chiếm các vị trí tại các địa điểm chiến lược, kể cả quảng trường Tahrir, nơi có cuộc biểu tình lớn nhất tuần này.

January 28, 2011

Ludwig von Mises (1881-1973) - CHỦ NGHĨA TỰ DO TRUYỀN THỐNG


Phạm Nguyên Trường dịch

Chương 4

Chủ nghĩa tự do và các chính đảng

1. Tính chất “giáo điều” của những người theo trường phái tự do

Chủ nghĩa tự do cổ điển thường bị người ta phê bình vì quá cứng nhắc và không sẵn sàng thoả hiệp. Chính vì thiếu nhân nhượng như thế mà nó đã bị thua trong cuộc chiến đấu với những đảng phái bài tư bản chủ nghĩa đủ mọi loại mới xuất hiện trong thời gian gần đây. Nếu nó, cũng như các đảng phái khác, nhận thức được tầm quan trọng của sự thoả hiệp và nhượng bộ trước những khẩu hiệu được nhiều người ưa chuộng nhằm lôi kéo quần chúng thì nó đã có thể giữ được, dù chỉ một phần, ảnh hưởng của mình rồi. Nhưng nó đã không bao giờ bận tâm đến việc thành lập tổ chức đảng và bộ máy của đảng như các đảng bài tư bản đã làm. Nó coi chiến thuật trong các chiến dịch tranh cử và những kì họp quốc hội chẳng có tầm quan trọng nào. Nó không bao giờ tham gia vào những trò cơ hội chủ nghĩa hay mặc cả chính trị. Chủ nghĩa giáo điều không khoan nhượng như thế chắc chắn đã dẫn đến sự thoái trào của chủ nghĩa tự do.

Babak Dehghanpisheh và Mandi Fahmy – Hiệu ứng Tunisia thu hút Ai Cập


Hiếu Tân dịch

Những người biểu tình tràn gập các đường phố ở Cairo đòi nhiều quyền hơn

Đó là hiệu ứng Tunisia. Trong gần hai tuần lễ, các học giả Trung Đông đã suy đoán liệu việc tống cổ nhà độc tài Tunisia Zine al-Abidine Ben Ali có dẫn đến những bất ổn khác nữa trong khu vực hay không. Và hôm nay câu trả lời đã đến: hàng ngàn người biểu tình đổ ra các đường phố Cairo và một số thành phố nhỏ hơn của Ai cập hô vang những khẩu hiệu chống tổng thống Hosni Mubarak và đòi nhiều quyền hơn. Đây là cuộc phản kháng lớn nhất từng thấy trên đất nước này, và cảnh sát chống bạo động đã đối phó bằng hơi cay và súng phun nước.

Ludwig von Mises (1881-1973) - CHỦ NGHĨA TỰ DO TRUYỀN THỐNG

Phạm Nguyên Trường dịch

Chương 3

Chính sách đối ngoại của chủ nghĩa tự do

8. Tự do đi lại

Chủ nghĩa tự do đôi khi bị phê phán với lí do là cương lĩnh của nó chủ yếu là mang tính tiêu cực. Người ta còn khẳng định rằng đấy là do chính bản chất của tự do, nó chỉ có thể được hiểu là tự do khỏi một điều gì đó, vì đòi hỏi tự do thực chất là từ chối một yêu cầu nào đó. Mặt khác, người ta cho rằng cương lĩnh của các đảng độc tài lại có tính chất tích cực. Vì các thuật ngữ “tiêu cực” và “tích cực” đã hàm ý đánh giá về giá trị cho nên nói như thế là đã có ẩn ý bôi nhọ cương lĩnh chính trị của chủ nghĩa tự do rồi.

Mike Giglio – Phải chăng tiếp theo là Ai Cập?

Hiếu Tân dịch

Cuộc nổi dậy của Tunisia tuần trước đã tiếp sinh lực cho các nhà hoạt động đã nản chí trong vùng này. Một cuộc phản kháng đang tới gần ở Cairo có thể đánh dấu bước khởi đầu của một chuyển biến khác.

January 27, 2011

Mathieu von Rohr và Volkhard Windfuhr - Say sưa với tự do

Hiếu Tân dịch

Người Tunisia đang say sưa với tự do mới tìm thấy của mình. Các phương tiện thông tin đại chúng đang đưa những tình cảm bị đè nén từ lâu, trong khi các nhà hoạt động đang thành lập các đảng mới, thanh niên lao vào các cuộc tranh luận sôi nổi trên các góc phố. Nhưng đất nước đang gặp thách thức lớn trong cố gắng trở thành một nền dân chủ hiện đại.

January 26, 2011

Yury Shvetsov - Những cuộc cách mạng màu kiểu mới

Phạm Nguyên Trường dịch

Nước Nga đã bước vào chiến dịch tranh cử. Hình dạng của nó còn chưa rõ, nhưng một số nguy cơ trong quá trình vận động thì đã nổi lên một cách rõ ràng. Một số nguy cơ có vẻ hơi bất thường và bất ngờ. Trước hết, xu hướng thay đổi chính phủ trong các nước hậu-Xô Viết theo một kịch bản mới chưa từng có kể từ Cách mạng Tháng mười là hiện tượng bất thường: đảo chính quân sự cùng với sự nổi dậy của quần chúng . Trong hơn hai mươi năm qua – kể từ cuối những năm 80 – trong các nước hậu-Xô Viết quá trình thay đổi chính phủ, trừ một vài trường hợp ngọai lệ, thường diễn ra theo một kiểu sau đây.

Sudarsan Raghavan – Tự do bừng nở trên đất nước Tunisia (Tiếp theo)

Hiếu Tân dịch

Trong nhiều năm, Mohamed Nasrallah, người đã từng bị tù vì ủng hộ một nhóm đối lập, bị buộc phải treo một tấm ảnh lớn của Ben Ali trong tiệm ăn của ông gần đại lộ Habib Bourghiba, trung tâm bão tố của các cuộc biểu tình, đại lộ này chạy vòng qua khu thương mại sầm uất của thành phố Tunis. Dỡ tấm ảnh xuống có nghĩa là các thanh tra của thành phố sẽ ghé thăm, sẽ có các khoản phạt nặng, thậm chí bị cảnh sát mật đánh đập.

Ludwig von Mises (1881-1973) - CHỦ NGHĨA TỰ DO TRUYỀN THỐNG

Phạm Nguyên Trường dịch

Chương 3

Chính sách đối ngoại của chủ nghĩa tự do

4. Chủ nghĩa dân tộc

Khi nào các quốc gia vẫn còn nằm dưới quyền cai trị của các vua chúa thì khi đó ý tưởng điều chỉnh biên giới quốc gia cho trùng với đường biên giới giữa các dân tộc vẫn sẽ không được chấp nhận. Nếu kẻ thống trị muốn sát nhập một tỉnh vào vương quốc của mình thì ông ta sẽ chẳng thèm quan tâm đến việc là liệu dân chúng - tức là thần dân của ông ta – có đồng ý với việc thay đổi người cầm quyền hay là không. Điều duy nhất ông ta phải quan tâm là lực lượng quân sự có đủ sức chinh phục và giữ được vùng đất ấy hay là không mà thôi. Ông ta công khai biện hộ cho hành vi của mình bằng cách nói rằng yêu sách của mình là hợp pháp. Thành phần dân tộc của khu vực bị chiếm đóng không phải là vấn đề cần quan tâm.

MOSCOW BLOG - Nguy cơ của quá trình dân chủ hóa ở Nga

Hiếu Tân dịch

Tháng giêng, những cuộc biểu tình phản đối ở Tunisia đã buộc tổng thống độc tài bất ngờ bỏ trốn khỏi đất nước, chạy sang Saudi Arabia. Đó là một trong hàng loạt cuộc nổi dậy chống các lãnh tụ độc tài trong thời gian gần đây, những cuộc nổi dậy mà ở Liên xô cũ đã được gán cho cái tên “những cuộc cách mạng màu” và chúng ám những cơn ác mộng cho các nhà lãnh đạo từ Minsk đến Tashkent. Câu hỏi lớn cho Tunisia bây giờ là loại chế độ nào sẽ tiếp quản: một nền dân chủ thì chưa có sẵn, nhưng đó là cái mà mọi người hy vọng.

January 25, 2011

Ludwig von Mises (1881-1973) - CHỦ NGHĨA TỰ DO TRUYỀN THỐNG

Phạm Nguyên Trường dịch

Chương 3

Chính sách đối ngoại của chủ nghĩa tự do

1. Giới hạn của nhà nước

Đối với người theo chủ nghĩa tự do, chính sách đối nội và đối ngoại không hề mâu thuẫn với nhau và trong mắt anh ta, câu hỏi thường được đặt ra và được thảo luận đến nát nước là cần phải ưu tiên cho chính sách đối ngoại hay là ngược lại, là một câu hỏi vớ vẩn. Vì chủ nghĩa tự do, ngay từ khởi thuỷ, là khái niệm chính trị bao trùm lên toàn thề giới, và những tư tưởng mà nó tìm cách thực hiện trong một khu vực hạn chế cũng có giá trị đối với những lĩnh vực rộng lớn hơn của nền chính trị thế giới. Nếu người theo chủ nghĩa tự do có phân biệt giữa chính sách đối nội và đối ngoại thì chỉ là muốn cho thuận tiện và với mục đích phân loại, nhằm chia các vấn đề chính trị thành những nhóm chủ yếu, chứ không phải vì tin rằng hai lĩnh vực này phải áp dụng những nguyên tắc khác nhau.

SUDARSAN RAGHAVAN - TỰ DO BỪNG NỞ TRÊN ĐẤT TUNISIA

Hiếu Tân dịch

TUNIS- Hôm kia công nhân đột chiếm nhà máy đóng tàu quốc doanh. Trong nhiều thập kỷ, họ sống lặng lẽ trong nghèo khổ trong khi những ông chủ của họ, tất cả đều là đảng viên của đảng cầm quyền, lái những chiếc xe hơi đắt tiền và sở hữu những biệt thự.

Nếu chỉ cách đây mười ngày, cảnh sát chắc sẽ dập tắt cuộc nổi dậy mini này và bắt giam họ. Bây giờ là một trật tự mới. Vung cao những nắm đấm, công nhân buộc tội chủ tịch công ty tham ô và đòi ông ta từ chức.

January 24, 2011

Hãng tin Reuters: Tạm biệt Lenin? Đảng của Putin đang tính đến việc đưa các ông ra khỏi Lăng.

Phạm Nguyên Trường dịch

Nếu chiến dịch vận động cho việc đóng cửa Lăng ở quảng trường Đỏ do các đảng viên của đảng cầm quyền hiện nay tiến hành thu được thắng lợi thì có thể người ta sẽ đưa xác Lenin ra khỏi cái quan tài mà ông ta vẫn nằm bấy lâu nay.

Rania Abouzeid – Những nguời Islamist từng bị đàn áp đang nổi lên như thế nào?

Hiếu Tân dịch

Seif al-Aam, với cặp kính không gọng, bộ áo quần lính thủy sọc nhỏ, cà vạt đen và áo choàng len dài đến đầu gối, trông giống một ông chủ nhà băng hơn là một người Islamist[ ] tự nhận khi anh bước ra khỏi nhà thờ [Hồi giáo] Al-Quds sau buổi cầu nguyện tối trong vùng LaFayette Belvedere lân cận Tunis. Những người Islamist Tunisia, từ lâu đã bị đánh đến phải qui thuận hoặc bị đẩy đi khỏi quê hương bởi nhà độc tài nay đã bị hạ bệ Zine El Abidine Ben Ali, không phải thuộc mẫu râu dài, mặc dishdasha [áo dài của người Hồi giáo A rập] thường thấy khắp vùng Trung Đông. Nhưng anh là một tín đồ đích thực.

Ludwig von Mises (1881-1973) - CHỦ NGHĨA TỰ DO TRUYỀN THỐNG

Phạm Nguyên Trường dịch

Chương 2

Chính sách kinh tế tự do

7. Các tập đoàn kinh tế, tập đoàn độc quyền, và chủ nghĩa tự do

Những người phản đối chủ nghĩa tự do khẳng định rằng trong thế giới ngày nay không còn những điều kiện tiên quyết nhằm thực thi cương lĩnh của chủ nghĩa tự do nữa. Chủ nghĩa tự do đã từng khả thi, đấy là khi mà trong mỗi lĩnh vực sản xuất đều có rất nhiều công ty trung bình, cạnh tranh quyết liệt với nhau. Còn hiện nay, vì các tập đoàn kinh tế lớn và các công ty độc quyền đã kiểm soát toàn bộ thị trường cho nên chủ nghĩa tự do không còn đất dụng võ nữa. Không phải các chính trị gia mà chính là xu hướng phát triển không gì có thể ngăn chặn được của hệ thống tự do kinh doanh đã giết nó.

January 23, 2011

Anatoly Gavrilov – Trước ngưỡng cửa cuộc đời mới


Phạm Nguyên Trường dịch

Lời người dịch: Anatoly Gavrilov sinh năm 1946, tốt nghiệp trường viết văn mang tên Gorky năm 1978, hiện sống ở thành phố Vladimir (miền Trung nước Nga). Trước ngưỡng cửa của cuộc đời mới, rút từ tuyển tập truyện ngắn cùng tên, xuất bản năm 1990. Đề tài chủ yếu của ông là người dân quê, sống trong điều kiện “nóng, bụi, ruồi”.

Ulrike Putz - Tự do báo chí bất ngờ ở Tunisia


Hiếu Tân dịch

Truyền thông Tunisian đã chứng kiến một thay đổi bất ngờ và sửng sốt: Sau nhiều năm kiểm duyệt ngột ngạt, tất cả các hạn chế bỗng dưng biến mất. các báo được tường thuật tự do, các nhà báo làm việc thâu đêm - và dường như mọi người dân Tunisa đều muốn nói chuyện chính trị.

January 22, 2011

Dana Milbank - Hồ Cẩm Đào gặp báo chí tự do

Hiếu Tân dịch

Tổng thống Obama đãi ông bữa tiệc với đầy đủ nghi thức quốc gia mà Tổng thống George W. Bush đã từ chối ông cách đây năm năm, nhưng để đổi lại, Hồ phải chuẩn bị đối mặt với một cuộc họp báo mà ông đã từ chối làm khi Obama thăm Trung Hoa. Đối với một nhà cầm quyền hà khắc, đối diện với một báo chí tự do cũng vui như tham dự lễ trao giải Nobel Hòa bình vậy.

Ludwig von Mises (1881-1973) - CHỦ NGHĨA TỰ DO TRUYỀN THỐNG

Phạm Nguyên Trường dịch

Chương 2
Chính sách kinh tế tự do

5. Chủ nghĩa can thiệp

Lí tưởng xã hội chủ nghĩa đã bắt đầu mất dần người ủng hộ. Các công trình nghiên cứu chuyên sâu về những vấn đề của chủ nghĩa xã hội, cả về kinh tế lẫn xã hội học, chứng tỏ tính bất khả thi của nó không phải là không tạo ra những hiệu quả nhất định, còn sự thất bại của những cuộc thí nghiệm xã hội chủ nghĩa đang diễn ra khắp nơi đã làm cho ngay cả những người ủng hộ nhiệt tình nhất cũng phải lúng túng. Dần dần người ta cũng bắt đầu nhận ra rằng xã hội không thể sống thiếu sở hữu tư nhân được. Song việc phê phán một cách đầy ác ý đối với hệ thống sở hữu tư nhân tư liệu sản xuất được tiến hành trong suốt hàng chục năm qua đã để lại trong lòng người ta định kiến chống lại hệ thống tư bản chủ nghĩa mạnh mẽ đến mức là mặc dù người ta biết rằng chủ nghĩa xã hội là không phù hợp và bất khả thi nhưng người ta vẫn không thể công khai thú nhận rằng họ phải quay về với quan điểm tự do về sở hữu. Chắc chắn là người ta đã công nhận rằng chủ nghĩa xã hội, tức là sở hữu công cộng các tư liệu sản xuất, nói chung hoặc ít nhất là trong giai đoạn hiện nay là việc làm thiếu thực tế. Nhưng, mặt khác, họ lại quả quyết rằng sở hữu tư nhân vô giới hạn các tư liệu sản xuất cũng là điều không hay. Như vậy là người ta muốn sáng tạo ra con đường thứ ba, tạo ra một hình thức xã hội nằm giữa, một bên là chế độ sở hữu tư nhân tư liệu sản xuất và bên kia là sở hữu công cộng tư liệu sản xuất. Sở hữu tư nhân được phép tồn tại, nhưng cách thức sử dụng của những doanh nhân, của các nhà tư sản và địa chủ thì lại được điều chỉnh, hướng dẫn và kiểm soát bằng những nghị định và cấm đoán do chính quyền đưa ra. Đấy là cách người ta tạo ra hình ảnh mang tính khái niệm về thị trường được điều tiết, về chủ nghĩa tư bản được bao bọc bởi các qui định của chính phủ, về sở hữu tư nhân đã bị tước hết những tính chất được cho là có hại bằng sự can thiệp của chính quyền.

January 20, 2011

Ludwig von Mises (1881-1973) - CHỦ NGHĨA TỰ DO TRUYỀN THỐNG

Phạm Nguyên Trường dịch

Chương 2

Chính sách kinh tế tự do

1. Tổ chức kinh tế

Có thể phân biệt năm hệ thống tổ chức hợp tác giữa người với người trong xã hội đặt căn bản trên sự phân công lao động: hệ thống sở hữu tư nhân tư liệu sản xuất, mà đến một giai đoạn phát triển nào đó ta gọi là chủ nghĩa tư bản; hệ thống sở hữu tư nhân tư liệu sản xuất nhưng tài sản thỉnh thoảng lại bị tịch thu để đem phân phối lại; hệ thống công đoàn (syndicalism); hệ thống sở hữu tập thể tư liệu sản xuất, được gọi là chủ nghĩa xã hội hay chủ nghĩa cộng sảm và cuối cùng là hệ thống can thiệp.

January 19, 2011

Ludwig von Mises (1881-1973) - CHỦ NGHĨA TỰ DO TRUYỀN THỐNG


Phạm Nguyên Trường dịch

Chương 1

Nền tảng của chính sách tự do

10. Luận cứ của chủ nghĩa phát xít

Mặc dù chủ nghĩa tự do chưa được công nhận một cách triệt để ở bất cứ đâu, nhưng thành tựu của nó trong thế kỉ XIX đã tiến xa đến mức một số nguyên tắc quan trọng nhất của nó đã được coi là đương nhiên, không cần tranh luận nữa. Trước năm 1914, ngay cả những kẻ thù lì lợm nhất và quyết liệt nhất của nó cũng đã buộc phải chấp nhận sự kiện đó. Ngay cả ở nước Nga - tức là nơi mới chỉ tiếp nhận được những tia sáng yếu ớt của chủ nghĩa tự do - phe bảo hoàng, trong khi tiếp tục khủng bố những người đối lập, cũng phải để ý đến những quan điểm tự do ở châu Âu. Trong cuộc Thế chiến vừa qua (Chiến tranh Thế giới I –ND), các phe quân sự trong các nước tham chiến, dù tỏ ra hung hăng, nhưng trong cuộc đấu tranh với những người đối lập ở trong nước vẫn phải tỏ ra mềm mỏng.

January 18, 2011

Ludwig von Mises (1881-1973) - CHỦ NGHĨA TỰ DO TRUYỀN THỐNG

Phạm Nguyên Trường dịch

Chương 1

Nền tảng của chính sách tự do

5. Bất bình đẳng về tài sản và thu nhập

Bất bình đẳng về tài sản và thu nhập là vấn đề bị phê phán nặng nề nhất. Trong xã hội có người giàu và người nghèo, có người rất giàu và cũng có người rất nghèo. Cách giải quyết cũng không có gì khó: chia đều tất cả tài sản.

January 16, 2011

Ludwig von Mises (1881-1973) - CHỦ NGHĨA TỰ DO TRUYỀN THỐNG

Phạm Nguyên Trường dịch

Chương 1

Nền tảng của chính sách tự do

1. Sở hữu

Xã hội loài người là hợp quần của những cá nhân để phối hợp hành động. Khác với hành động riêng lẻ của các cá nhân, hành động phối hợp dựa trên nguyên tắc phân công lao động có ưu điểm là năng suất lao động cao hơn rất nhiều. Nếu một số người cùng làm việc và hợp tác, dựa trên nguyên tắc phân công lao động (những điều kiện khác vẫn giữ nguyên) thì họ sẽ sản xuất không chỉ được số lượng vật phẩm bằng với số lượng khi từng người làm việc riêng lẻ, mà cao hơn rất nhiều. Đấy là cơ sở của toàn bộ nền văn minh nhân loại. Phân công lao động làm cho con người khác với loài vật. Phân công lao động làm cho những con người yếu đuối, yếu hơn nhiều loài vật về mặt thể chất, trở thành chủ nhân ông của trái đất và là người sáng tạo những kì tích của công nghệ. Nếu không có phân công lao động thì chúng ta cũng chẳng khác gì tổ tiên sống cách đây một ngàn, thậm chí cả chục ngàn năm trước.

January 15, 2011

Ludwig von Mises (1881-1973) - CHỦ NGHĨA TỰ DO TRUYỀN THỐNG

Phạm Nguyên Trường dịch

Dẫn nhập

4. Mục tiêu của chủ nghĩa tự do

Nhiều người cho rằng dường như chủ nghĩa tự do khác với các phong trào xã hội khác ở chỗ nó đặt quyền lợi của một nhóm người - của những giai cấp có của, những nhà tư sản và doanh nhân – cao hơn quyền lợi của những giai cấp khác. Khẳng định như thế là hoàn toàn sai. Chủ nghĩa tự do bao giờ cũng quan tâm đến quyền lợi của tất cả mọi người, chứ không chỉ quyền lợi của một nhóm đặc thù nào đó. Đấy chính là điều mà những người theo thuyết duy lợi Anh muốn nói – tuy rằng nói cho ngay là không thật chính xác - bằng cách ngôn nổi tiếng của họ: “Hạnh phúc lớn nhất cho nhiều người nhất”. Về mặt lịch sử, chủ nghĩa tự do là phong trào chính trị đầu tiên đặt ra mục tiêu thúc đẩy sự thịnh vượng cho tất cả mọi người, chứ không phải cho những nhóm người cụ thể nào. Chủ nghĩa tự do khác với chủ nghĩa xã hội - một phong trào cũng kêu gọi đấu tranh cho quyền lợi của tất cả mọi người – không phải ở mục tiêu mà nó nhắm đến mà ở phương tiện mà nó lựa chọn để đạt được những mục tiêu này.

January 14, 2011

Ludwig von Mises (1881-1973) - CHỦ NGHĨA TỰ DO TRUYỀN THỐNG

Phạm Nguyên Trường dịch

Dẫn nhập

1. Chủ nghĩa tự do


Các nhà triết học, xã hội học và kinh tế học thế kỉ XVIII và đầu thế kỉ XIX đã trình bày có hệ thống một cương lĩnh chính trị, dùng làm kim chỉ nam cho chính sách xã hội, đầu tiên là ở Anh và Mĩ và sau đó là trên toàn lục địa châu Âu, và cuối cùng đã lan toả ra tất cả những khu vực có người ở trên toàn thế giới. Nhưng nó chưa được thực hiện một cách trọn vẹn ở bất cứ đâu. Ngay cả ở Anh, đất nước được gọi là quê hương của chủ nghĩa tự do và là đất nước tự do mẫu mực, những đồ đệ của chính sách tự do cũng chưa bao giờ thực hiện được tất cả các đòi hỏi của mình. Một số nước chỉ chấp nhận một phần cương lĩnh tự do, trong khi những nước khác - những nước có vị trí quan trọng không kém - hoặc là từ chối ngay từ đầu hoặc là từ bỏ sau một thời gian. Phải có một chút cường điệu thì người ta mới có thể nói rằng thế giới đã từng trải qua thời đại tự do. Chủ nghĩa tự do chưa bao giờ được hưởng thành quả trọn vẹn.

MASHA LIPMAN –Làn sóng phi Stalin hóa thứ ba ở Nga

Phải chăng Kremlin cuối cùng đã thừa nhận lịch sử đen tối của nó?

Hiếu Tân dịch

“Tội ác Katyn[ [1]] đã được thực hiện theo lệnh trực tiếp của Stalin và những nhà lãnh đạo khác của Liên xô"

Dòng trên đây, từ một tuyên bố chính thức phát đi từ Nghị viện Nga ngày 26 tháng 11, đánh dấu một bước đột phá quan trọng. Cuộc hành hình khoảng 22.000 người Ba lan năm 1940 bởi an ninh Liên xô có thể là một sự kiện lịch sử được ghi lại đầy đủ và biết đến rộng rãi, nhưng đây là lần đầu tiên viện Duma chính thức thừa nhận rằng Stalin và chính phủ của ông ta phạm tội tàn sát này. Và Tổng thống Nga Medvedev nay cũng vào cuộc, nói với truyền thông Ba lan trước một cuộc viếng thăm Warsaw trong tháng này, ông rằng “Stalin và tay sai của ông ta phải chịu trách nhiệm về tội ác đó”.

January 13, 2011

Ludwig von Mises (1881-1973) - CHỦ NGHĨA TỰ DO TRUYỀN THỐNG

Phạm Nguyên Trường dịch

Lời người dịch: Đây là một trong những tác phẩm hay nhất mà tôi từng được đọc trong suốt cuộc đời đọc sách của mình và theo thiển ý, tất cả những người quan tâm tới xã hội, những người muốn thảo luận những vấn đề mà xã hội của chúng ta đang phải đối mặt hiện nay đều nên đọc cuốn sách này.

“Công lí” Nga

Hiếu Tân dịch

Quốc hội mới với đảng Cộng hòa chiếm đa số đang bắt đầu nhiệm vụ của nó với con mắt hằn học nhìn về những gì đang diễn ra ở nước Nga. Mới cách đây một tuần Moscow kết án Mikhail Khodorkovsky về những tội mà hầu hết các chuyên gia luật tin rằng ông không phạm. Cựu Thủ tướng Boris Nemtsov mới vào tù hai tuần nay, vì biểu tình ủng hộ tự do hội họp. Nhưng chính bản án mười bốn năm tù đưa ra chống Mikhail Khodorkovsky mới đặc biệt đáng nói. Nó không phản ánh tội của cựu chủ tịch công ty dầu Yukos của Nga, mà phản ánh sự thù địch của giới cầm quyền Nga. Cho dù các công ty Mỹ có muốn vào kinh doanh ở Nga thì bản phán quyết và vụ bắt giữ ấy cũng không giúp đỡ gì được.

Trung Tâm triết học tự do – Triết lí tự do

Phạm Nguyên Trường dịch

Lời người dịch: Tôi lấy bài viết trên trang chủ của site Trung tâm triết học tự do (Nga) làm đề từ cho chuyên mục Chủ nghĩa tự do, một chuyên mục tập trung giới thiệu các trước tác của những học giả theo trường phái tự do hàng đầu trên thế giới như Ludwig von Mises, Friedrich von Hayek và những người quảng bá không mệt mỏi cho triết lí tự do khác.

January 12, 2011

Ban biên tập The New Yorker – 20 tác giả dưới 40 tuổi

Hiếu Tân dịch

Mùa đông năm ngoái, khi chúng tôi đưa ra kế hoạch dành số báo này cho các nhà văn trẻ mà chúng tôi tin là, hay sẽ là, chủ chốt trong thế hệ của họ, chúng tôi xem lại một số báo tương tự mà chúng tôi đã xuất bản năm 1999, nhan đề “Tương lai của tiểu thuyết Hoa Kỳ.” Hồi ấy, chúng tôi phải quyết định xem phải quyết định như thế nào. Chúng tôi muốn chọn những nhà văn đã tự khẳng định được mình hay những người mà chúng tôi mong đợi sẽ vượt trội lên trong những năm tới? Cuối cùng chúng tôi nghĩ một danh sách tốt nên bao gồm cả hai. Số báo năm 1999 chúng tôi mô tả đặc trưng nhiều nhà tiểu thuyết đã vững vàng trên bầu trời văn chương như Michael Chabon, cách đây mười một năm, cuốn tiểu thuyết của ông “Những bí mật của Pittburgh” đã biến ông thành một ngôi sao (ông tiếp tục giành giải Pulitzer cho tác phẩm “Những cuộc phiêu lưu kỳ thú của Kavalier và Clay” được trích đăng trong số đó), và David Foster Wallace, kiệt tác “Trò đùa không hồi kết” của ông xuất hiện năm 1996. Nhưng chùng tôi cũng đưa vào đó những nhà văn mà tác phẩm đột phá của họ vẫn còn đang ở phía trước. Junot Diaz là tác giả tập truyện ngắn nổi tiếng “Chết đuối” nhưng cuốn tiểu thuyết đoạt giải Pulitzer của ông “Cuộc đời ngắn ngủi kỳ quái của Oscar Wao” phải tám năm nữa mới ra đời. Jonathan Franzen đã xuất bản hai cuốn tiểu thuyết được chào đón nhiệt liệt, nhưng “Trừng phạt”, tác phẩm thành công vang dội được Giải thưởng Sách Quốc gia (được trích đăng trong số báo đó) mãi đến 2001 mới được xuất bản. Cuốn sách đầu tay của Jhumpa Lahiri, tập truyện “Người hiểu bệnh” ra đời cùng tháng với số tạp chí đó và tiếp tục bán được hàng triệu bản trên khắp thế giới. Lần này, chúng tôi chọn hai mươi nhà văn dưới tuổi bốn mươi, và cả họ nữa, cũng ở những giai đoạn khác nhau trong sự nghiệp của họ. Người trẻ nhất, Téa Obreht, hai mươi bốn, và cuốn sách đầu tay của cô mãi đến 2011 mới được xuất bản. Người lớn tuổi nhất, Chris Adrian, ba mươi chín, sẽ xuất bản bốn tác phẩm hư cấu vào năm sau.

Alvaro Vargas Llosa Chuyên chế và dân chủ - Chế độ nào hiệu quả hơn?

Phạm Nguyên Trường dịch


Gần đây tôi có nhận được thư của một nhóm độc giả người châu Âu: họ khẳng định rằng trong nhiều năm qua, các nước với chế độ độc tài đã có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh hơn các nước dân chủ và nếu xu hướng này cứ tiếp tục thì động lực cho việc thay thế nền độc tài bằng chế độ pháp trị sẽ ngày càng yếu đi.

Những cuộc thảo luận về đề tài này – có những giai đoạn giải lao – đã diễn ra từ lâu. Thời gian gần đây những cuộc thảo luận như thế lại bùng nổ với một sức mạnh mới vì những thành quả kinh tế mà các chế độ độc tài tại những nước giầu tài nguyên thiên nhiên vừa đạt được. Gần đây một bài báo trên American.com đã làm việc so sánh các chỉ số kinh tế với mức độ tự do chính trị và bảo đảm quyền công dân ở những nước khác nhau.

Lũ trí thức thối tha

Phạm Nguyên Trường dịch

Lời người dịch: M. A. Bulgakov (1891-1940), nhà văn vĩ đại người Nga, các tác phẩm chính đã được dịch sang tiếng Viết: Nghệ nhân và Margarita, Trái tim chó… Truyện ngắn giới thiệu dưới đây trích từ tác phẩm: Thủ đô trong cuốn sổ tay.

January 11, 2011

Kremlin đã kiểm sóat Internet như thế nào?

Hiếu Tân dịch

WASHINGTON — Nhiều giờ trước khi quan tòa trong phiên gần đây xử Mikhail Khodorkovsky tuyên đọc bản phán quyết mới vào tuần trước, người tù chính trị kiệt xuất nhất nước Nga đã bị tấn công trên không gian ảo.

Không, website của Khodorkovsky, nguồn tin chính về vụ án cho nhiều người Nga không bị kiểm duyệt. Đúng hơn, nó đã bị tấn công bởi cái gọi là những cuộc tấn-công từ-chối dịch-vụ, với đa số người viếng thăm nhận được thông báo “page cannot be found” (không tìm thấy trang này).

Alexandre Adler - Dầu hỏa càng nhiều dân chủ càng ít

Phạm Nguyên Trường dịch

Đồng nghiệp của chúng tôi, ông Thomas L. Friedman của tờ New York Times, gần đây có đưa ra một giả thuyết rất đặc sắc mà theo ông là có thể giải thích được nhiều vấn đề: thu nhập từ xuất khẩu nguyên liệu của một nước, đặc biệt là dầu khí, tăng tỉ lệ nghịch với mức độ dân chủ hóa. Vấn đề cực kì đơn giản: các nước xuất khẩu nguyên liệu càng giàu, nếu không có biện pháp phù hợp, thì xác suất thăng tiến dân chủ càng giảm.

Aleksandr Kolesnichenko - Những chiến sĩ trên mặt trận vô hình

Phạm Nguyên Trường dịch

Trong cuộc Hội nghị Báo chí Thế giới diễn ra tuần này ở Moskva có hai loại diễn giả. Một số diễn giả phàn nàn về những áp chế mà báo chí nước họ hay báo chí trên toàn thế giới nói chung phải chịu; số khác nói về những công nghệ mới cho phép loan truyền bất cứ thông tin nào, đến bất kì đâu. Họ không nói về tự do ngôn luận vì tự do ngôn luận còn trốn đi đâu được nữa.

January 10, 2011

Thomas L. Friedman - Qui luật thứ nhất của nền chính trị dựa trên dầu mỏ


Phạm Nguyên Trường dịch

Tổng thống Iran phủ nhận Holocaust, Hugo Chavez coi thường các lãnh tụ phương Tây, còn Vladimir Putin thì thay củ cà rốt bằng cây gậy. Tại sao? Họ hiểu rõ rằng mức độ dân chủ tỉ lệ nghịch với giá dầu mỏ. Đấy là qui luật thứ nhất của nền chính trị dựa vào dầu mỏ, chính qui luật này xác định đặc điểm của thời đại chúng ta.

Anne Applebaum - Khi giá dầu lên, nước Nga đẩy tự do vào tình trạng khó khăn

Anne Applebaum - Khi giá dầu lên, nước Nga đẩy tự do vào tình trạng khó khăn

Hiếu Tân dịch

Quan tòa đã hoãn phán quyết mà không một lời giải thích (“Tòa án không tự giải thích,” một phát ngôn viên nói). Trước khi đọc nó, ông cho các nhà báo và gia đình các bị cáo ra khỏi phòng xử án. Do đó không ai ngạc nhiên khi Mikhail Khodorkovsky, ông trùm dầu mỏ, người có lần đã chống lại Kremlin - nhận thêm sáu năm tù vào tuần trước, cộng thêm vào với tám năm ông đã chịu. Lần này, ông bị buộc tội “ăn cắp” một số lượng dầu không thể tin được, đúng cái số lượng mà ông đã bị kết tội bán đi mà không đóng thuế.

Masami Ito – Lực lượng Mĩ ở Nhật: Thật bất ngờ, liên minh với Mĩ lại được hâm mộ

Phạm Nguyên Trường dịch

Mới vài tháng trước đây, liên minh Mĩ-Nhật, được cả hai bên coi là “hòn đá tảng” của hòa bình và an ninh ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đã lâm vào khủng hoảng.

Nhưng khi tiếng còi báo động – căng thẳng với Bắc Kinh – vang lên ở biển Đông Trung Hoa thì Nhật Bản lại nhìn lực lượng Mĩ đang đồn trú ở nước này với một con mắt mới.

Căng thẳng trong quan hệ với Trung Quốc buộc người dân Nhật phải công nhận tầm quan trọng chiến lược của các lực lượng Mĩ đang đồn trú tại đây, lực lượng này không chỉ bảo vệ lãnh thổ Nhật Bản mà còn giữ ổn định trong toàn bộ vùng Đông Á nữa.

January 8, 2011

Tổng thống Dmitry Medvedev – Nền dân chủ của chúng ta chưa hòan thiên, chúng ta hiểu rất rõ điều đó. Nhưng chúng ta đang tiến lên phía trước

Phạm Nguyên Trường dịch

Lời ban biên tập Tạp chí Nga (russ.ru). Gần một năm trước, tổng thống Dmitry Medvedev công bố bài báo mang tính cương lĩnh: Nước Nga tiến lên!, trong đó ông trình bày quan điểm của mình về tương lai của đất nước chúng ta. Ông không chỉ nói mà cón kêu gọi nhân dân Nga, kêu gọi những người công dân tích cực, những người quan tâm đến số phận của nước Nga, tiến lên. Hôm qua, ngày 23 tháng 11, qua videoblog Tổng thống lại đưa ra một thông điệp chính trị mới. Ông nói về tình hình dân chủ ở nước Nga, về những vấn đề cấp bách cũng như những việc đã làm được kể từ khi khởi động công cuộc cải cách chính trị. Tạp chí Nga xin đăng lại bản ghi lời phát biểu này.

Jenice Armstrong - Tại sao lại xóa từ-n khỏi 'Huck Finn'?

Hiếu Tân dịch

Tôi coi thường từ -n[[1]] nhưng không đến mức nghĩ cần phải bỏ nó ra khỏi những tác phẩm lớn như “Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn," như một nhà xuất bản đang làm.

Cái biệt danh phân biệt chủng tộc này xuất hiện ngồn ngộn 219 lần trong tác phẩm kinh điển này của Mark Twain. Như một cách để có nhiều trường hơn dạy cuốn tiểu thuyết đã đi vào lịch sử này (đặc biệt là những trường đã cấm nó), nhà xuất bản NewSouth Books đã thay thế cái từ nhơ nhuốc này bằng từ “nô lệ” trong lần xuất bản sẽ ra mắt tháng sau.

Andrey Zubov - Phi cộng sản hóa chứ không phải là phi Stalin hóa!

Phạm Nguyên Trường dịch

Lời tòa sọan tạp chi Nga (Russ.ru): Ngày 12 tháng 10 Tổng thống Dmitry Medvedev kí sắc lệnh bổ nhiệm Mikhail Fedotov làm cố vấn của Tổng thống Liên bang Nga, cũng như sắc lệnh bổ nhiệm ông này làm chủ tịch Ủy ban trực thuộc Tổng thống chuyên trách vấn đề phát triển các định chế của xã hội công dân và quyền con người. Hôm nay Phòng báo chí của Điện Cẩm Linh đã thông báo như thế. Người lãnh đạo mới của Ủy ban tuyên bố rằng “nhiệm vụ đầu tiên của Ủy ban trực thuộc Tổng thống về quyền con người sẽ là phi Stalin hóa nhận thức xã hội cũng như cải cách tòa án và cảnh sát”. Việc bổ nhiệm Mikhail Fedotov lại làm rúng động đề tài Stalin và chủ nghĩa Stalin, một đề tài tưởng như đã chẳng còn làm mấy ai bận tâm nữa. Phải chăng Iojef Vissarionovich [Stalin] đã chết từ lâu và bây giờ chỉ còn trong những cuốn sách giáo khoa lịch sử chứ không còn là vấn đề chính trị và văn hóa chính trị mà người Nga đang thảo luận nữa? Nếu đúng thế thì cần gì phải đấu tranh với nó? … Bài viết của nhà sử học Andrey Zubov sẽ trả lời những câu hỏi này

Peter Messent- Kiểm duyệt những từ “nhạy cảm” của Mark Twain là điều không thể chấp nhận

Hiếu Tân dịch


Một lần xuất bản mới của cuốn Huckleberry Finn đã xóa đi những từ “nigger” được dùng lặp lại nhiều lần vì một lý do có thể hiểu được, nhưng làm thế là phản bội một cuốn tiểu thuyết lớn chống phân biệt chủng tộc


Mark Twain vẫn còn là thời sự 100 năm sau khi ông chết. Trước hết, với nguyên bản của bộ Tự truyện, cuối cùng đã được xuất bản dưới dạng do tác giả hoạch định. Thứ hai, với cuộc tranh cãi khuấy lên bởi một lần xuất bản “mới” của Những cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer và Huckleberry Finn trong đó những biệt danh xúc phạm chủng tộc như “injun” (mọi đỏ) và “nigger” (mọi đen) được thay thế một cách tương ứng bằng “Anh điêng” và “nô lệ”.

January 7, 2011

Kirill Rogov - Chế độ ràng buộc pháp lí mềm (Tiếp theo và hết)

Phạm Nguyên Trường dịch


Nguyên nhân của hiện tượng ràng buộc ngân sách mềm (trong quan niệm của Kornai) là sở hữu nhà nước, chính vì vậy mà ngân sách nhà nước buộc phải bao cấp cho những khỏan chi phí của doanh nghiệp. Có thể giả định rằng việc hình thành và tồn tại của chế độ ràng buộc pháp lí mềm cũng có liên quan với những tính chất đặc thù của quan hệ sở hữu đã định hình cho đến nay.

Trong hệ thống này, sở hữu tư nhân chỉ có tính chất giới hạn: tồn tại về mặt pháp lí nhưng không được xã hội công nhận. Xã hội coi quyền sở hữu như là trường hợp cá biệt và là kết quả của việc sử dụng quyền vi phạm pháp luật, là sự hợp pháp hóa và tiền tệ hóa quyền nói trên. Vì vậy mà việc mất sở hữu vì mất quyền vi phạm pháp luật cũng được xã hội coi là hợp pháp. Kết quả là trong hệ thống đó, sở hữu, một mặt, được quản lí như tài sản tư nhân, theo nghĩa là người chủ sở hữu danh nghĩa có quyền thu và sử dụng lợi tức do tài sản mang lại; nhưng tài sản cũng có thể bị mất không chỉ là do những điều khỏan nào đó của hợp đồng mà vì người chủ đã mất quyền vi phạm pháp luật.

Sự đầu độc từ từ nền dân chủ

Hiếu Tân dịch

Thế hệ Facebook chống Luật Truyền thông Hungary, Walter Mayr, SPIEGEL, 04/01/2011

Khi Hungary tiếp quản chức chủ tịch luân phiên Liên hiệp châu Âu, Thủ tướng Viktor Orbán đã đưa ra một đạo luật mới nhằm bịt miệng truyền thông. Thế hệ Facebook kịch liệt phản đối. Nhưng Orbán nói chung vẫn còn chưa có đối thủ trong nước của ông ta, nơi phần lớn người dân có những nỗi lo lắng khác.

January 6, 2011

Kirill Rogov - Chế độ ràng buộc pháp lí mềm (Kì 1)

Phạm Nguyên Trường dịch

Hiện nay có hai luồng ý kiến về chế độ xã hội và thể chế chính trị của nước Nga được nhiều người chia sẻ. Thứ nhất, hiện tượng tham nhũng tràn lan trong tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế và xã hội và chất lượng cực kì thấp của tất cả các định chế hiện hành (mà trước hết là các định chế pháp luật). Đấy là ý kiến của những người có những quan điểm chính trị và địa vị xã hội khác nhau, cả người bán hàng, người đối lập chính trị, quan chức cấp thấp lẫn các chính trị gia đều đồng ý như thế. Thứ hai, luồng ý kiến này cũng rất thịnh hành, đấy là: do những nguyên nhân khác nhau, hoàn cảnh này gần như không thể nào thay đổi được. Nói cách khác, việc công nhận tình trạng tồi tệ trong lĩnh vực thực thi pháp luật lại không đi kèm với đòi hỏi phải có những hành động hữu hiệu nhằm chấn chỉnh nó. Nhưng đấy không phải là nghịch lí không thể giải thích được, các nhà kinh tế học gọi nó là bẫy định chế. Những định chế tồi tạo ra cho nền kinh tế nhiều thiệt hại to lớn và gây ra nhiều phiền toái cho người dân, nhưng dân chúng sẽ thích nghi; hơn nữa, một số người còn tìm cách lợi dụng những định chế tồi tệ, trong khi một số khác thì mất tự tin vào khả năng cạnh tranh của mình vì không thể nào dự đoán được tình huống. Trong hoàn cảnh như thế, người ta dễ nghĩ rằng cải thiện các định chế là việc làm quá tốn kém mà lợi ích thì không rõ ràng, và vì thế, mặc dù ai cũng nhận thấy tác hại, nhưng lựa chọn của họ lại là: giữ nguyên hiện trạng.

Yelenna Bonner, phu nhân của viện sĩ Sakharov nói về giải Nobel hòa bình

Phạm Nguyên Trường dịch

Năm 1975, nhà khoa học và cũng là nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng Andrey Dmitrievik Sakharov được trao giải Nobel Hòa bình. Quyết định của Ủy Ban giải Nobel ghi rõ rằng ông được trao giải vì: “sự ủng hộ kiên cường những nguyên tắc nền tảng của hòa bình giữa con người với nhau và cuộc đấu tranh anh hùng chống lại sự lạm dụng quyển lực và tất cả những hình thức đàn áp phẩm giá của con người”.

Nhà bác học không được đi dự lễ trao giải. Vợ ông, bà Elena Bonner, đã nhận thay chống.

35 năm sau, trước lễ trao giải Nobel Hòa bình cho nhà bất đồng chính kiến Trung Quốc hiện đang bị ngồi tù là Lưu Hiểu Ba, bà Elena Bonner tâm sự về những ngày kỉ niệm đó với phóng viên BBC, Jamie Kumasaramy.

Eben Harrell - Điều gì xảy ta nếu giấc mơ của WikiLeaks về một xã hội mở trở thành hiện thực?

Hiếu Tân dịch

Dòng thác lũ những tài liệu mật của chính phủ Mỹ được đưa lên website WikiLeaks có thể chậm lại trong những ngày nghỉ lễ Noel, nhưng các quan chức ngoại giao và quân đội trên khắp thế giới đang tiếp tục gánh chịu hậu quả của những rò rỉ này - và đặt câu hỏi về những tác động lâu dài của chúng lên nền cai trị. Người sáng lập WikiLeaks Julian Assange nói mục đích của tổ chức của ông là buộc các chính phủ phải hoàn toàn minh bạch bằng cách làm cho tất cả mọi tài liệu chính thức được mở ra cho công chúng. Nhưng có điều làm thế nào các chính phủ có thể minh bạch được khi phải chịu dưới sự quan sát kỹ lưỡng như thế? Liệu sự công bố - hay dọa công bố - mọi thứ mà họ đặt lên giấy có buộc các quan chức trung thực hơn hay không? Hay nó chỉ buộc họ làm nhiều quyết định hơn bên ngoài giấy tờ văn bản?

January 5, 2011

Nadegda Kuznetsova - Nhà nước toàn trị

Phạm Nguyên Trường dịch


Khái niệm chung về chế độ toàn trị

Chế độ toàn trị không ngừng thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu.

Đây là một trong những đối tượng nghiên cứu chủ yếu của khoa chính trị học hiện đại. Đối với nước ta thì vấn đề này không chỉ mang ý nghĩa hàn lâm.

Nghiên cứu chủ nghĩa toàn trị có ý nghĩa to lớn trong giai đoạn chuyển tiếp của nước Nga từ chế độ toàn trị sang chế độ dân chủ.

Ngày tàn của mô hình chính trị hiện nay ở Trung Quốc

Trọng Thành dịch

Đảng Cộng sản Trung Quốc đã làm mọi thứ để chống lại tất cả những tác động từ bên ngoài, mọi cạnh tranh, mọi thách thức. Mà không có đối trọng, không có trách nhiệm trước ai khác, bộ máy của đảng và chính quyền chỉ có thể trở thành nơi hoành hành của tham nhũng. Bất chấp lời cảnh báo liên tiếp từ quyền lực trung ương về căn bệnh ung thư của tham nhũng, tham nhũng vẫn xâm nhập vào khắp các ngõ ngách của cơ thể Nhà nước. Vấn đề chủ yếu đặt ra, theo nhà chính trị David Sambaugh, không phải là xem xem đảng Cộng sản có thể kiểm soát được xã hội nữa hay không, mà là đảng Cộng sản có thể tự kiểm soát nổi chính mình hay không.

January 4, 2011

Stenio Solinas: Nói rằng Stalin khác Hitler là sai!

Phạm Nguyên Trường dịch

Dùng con mắt của luật pháp để đọc lịch sử không phải là việc hay, mà đem phân tích theo kiểu tòa án hình sự các tiến trình lịch thì còn dở nữa. Trong những ngày, khi mà Liên hiệp châu Âu thảo luận rồi sau đó bác bỏ việc đánh đồng những nạn nhân của Holocost (Vụ đàn áp và giết hại người Do Thái của chủ nghĩa Nazism) với những nạn nhân của các vụ đàn áp của Stalin, nghĩa là đánh đồng chủ nghĩa cộng sản với chủ nghĩa xã hội dân tộc (Nazism), tôi đã vào thư viện và đọc cuốn Koba khủng khiếp của Martin Amis, do nhà xuất bản Einaudi ấn hành cách đây vài năm.

Hannah Beech: Aung San Suu Kyi: Đệ nhất phu nhân của Tự do ở Burma, tiếp theo

Hiếu Tân dịch


Không giống như chính phủ apartheid của Nam Phi khi Nelson Mandela ra khỏi nhà tù, nền độc tài Burma ngày nay không phải đang giẫy chết. Nếu có gì khác, thì nhờ đầu tư nước ngoài đang tăng vọt ở Burma, đặc biệt trong vòng năm năm qua, bọn quân phiệt bây giờ thậm chí còn vững vàng hơn khi Suu Kyi được trả tự do lần trước vào năm 2003. Hai cuộc biểu tình phản kháng của quần chúng trước đây đã kết thúc bằng tiếng súng nổ và sự im lặng của quần chúng bị đe dọa làm cho sợ hãi. Bi kịch gần đây nhất xảy ra năm 2007, khi binh lính dập tắt cuộc biểu tình phản đối kéo dài mấy tuần lễ do các sư sãi dẫn đầu bằng cách bắn gục hàng chục thường dân không một tấc sắt trong tay.

HANNAH BEECH - Aung San Suu Kyi: Đệ nhất phu nhân của Tự do ở Burma

Hiếu Tân dịch

Bọn mật vụ này đã săn đuổi chúng tôi khắp thành phố trong nhiều giờ qua những đường phố ma ám, bết đầy quết trầu của Rangoon cổ, lướt qua trước mặt những thợ may vỉa hè đang gập cong người trên những chiếc máy khâu cổ lỗ và qua những giá sách ngoài trời chất đầy những sách mọt gặm, những Orwell và Kipling. Chẳng làm sao giũ nổi lũ đuôi cuối cùng - bọn an ninh quốc gia - theo sát chân chúng tôi, chúng tôi nhảy sang một chiếc taxi khò khè, kiểu cổ lỗ sĩ giữa thế kỷ 20. Người lái xe trẻ mở to mắt nhìn những người nước ngoài ném mình vào sau xe và quát bảo xe chạy - nhanh!. Khi xe đã lao đi, anh ta cho chúng tôi biết lập trường của anh ta bằng cách rút ra từ trong túi áo sơ mi một tấm hình mỏng. Tất nhiên, đó là bức hình Phu nhân.

January 2, 2011

Piotr Zychowicz – Khái niệm chủ nghĩa Stalin là một sự lầm lẫn

Phạm Nguyên Trường dịch

Đại diện của chính quyền Nga mấy tháng gần đây đã bất ngờ khởi động - trong khuôn khổ chiến dịch hiện đại hóa - việc lên án “chế đội tội lỗi của Stalin”. Đề tài này đặc biệt được tăng cường trong thời gian thủ tướng Ba Lan, Donald Tusk, đến Katyn. Lúc đó ngay cả thủ tướng Vladimir Putin cũng tự cho phép mình nói một vài câu có tính cách phê phán đối với nhà độc tài Xô Viết. Nhưng hiện chiến dịch phê phán đang đạt đến cao trào. Duma quốc gia Nga lên án Katyn và coi đấy là tội ác của Stalin, còn các phương tiện truyền thông đại chúng và các chính khách Nga thì sử dụng từ “chủ nghĩa Stalin” dưới mọi hình thức có thể. Những tờ báo ra ở Moskva thì viết về cả một chiến dịch “phi Stalin hóa”, do chính tổng thống lãnh đạo, với mục đích là giải thích cho dân chúng biết rằng “chế độ của Stalin” là một chế đội tội lỗi.

Tất cả những chuyện này đã gây ra ở Ba Lan một sự cộng hưởng mạnh mẽ. Các quan chức, các chính khách, các nghệ sĩ và nhà báo của chúng ta, những người đại diện cho những xu hướng tư tưởng hoàn toàn khác nhau, cùng phấn khởi nói và viết về phong trào “phi Stalin hóa” này. Họ làm như sự đoạn tuyệt với di sản của “chế độ Stalin” và hoài niệm về nó là đơn thuốc duy nhất không chỉ đối với sự nồng ấm trong quan hệ Warsawa-Moskva, mà còn là đơn thuốc đối với cả quá trình dân chủ hóa và những thay đổi sâu sắc ở nước Nga vậy. 

Nhưng chỉ cần bình tĩnh một chút và tự đặt câu hỏi có tính nguyên tắc: làm sao có thể đoạn tuyệt với cái chưa từng hiện diện? Bởi vì “chủ nghĩa Stalin” huyền thoại là một thuật ngữ do bộ máy tuyên truyền Xô Viết bịa ra. Tất cả bắt đầu vào năm 1956, khi một trong những tên tội phạm lớn nhất trong những năm 30 và 40 của nhà nước Liên Xô là Nikita Khrushchev, kẻ đã cướp được chính quyền Liên Xô, đọc trong đại hội Đảng bản báo cáo mật nổi tiếng có tên là Về tệ sùng bái cá nhân và hậu quả của nó.
Medvedev đi theo bước chân của Khrushchev
Ý tưởng khá đơn giản: đổ tất cả tội lỗi cho Stalin, đặt chủ nghĩa cộng sản tốt đẹp đối lập với chủ nghĩa Stalin. Theo cách giải thích này thì Liên Xô vốn là thiên đường trên trái đất, cho đến khi bất ngờ xuất hiện một kẻ phản loạn với những tham vọng ngút trời, chẳng khác gì một con quỉ nhảy ra từ hộp đựng thuốc lá vậy. Vâng, Stalin thậm chí không phải là người cộng sản chân chính nữa, ông ta chỉ là một nhà độc tài quân phiệt (đúng là ông ta có mặc quân phục thật!),  ông ta kẻ đã xuyên tạc những tư tưởng tuyệt vời của Lenin.

Bước ngoặt vào năm 1956, xin gọi đấy là chiến dịch phi Stalin hóa thứ nhất, đã tạo ra ở phương Tây – lúc đó đang muốn tồn tại hòa bình với Liên Xô – một sự phấn khích chưa từng có. Cuối cùng thì tất cả đã rõ ràng: trại tập trung, khủng bố chính trị, những phát đạn bắn vào gáy đối thủ chính trị, thủ tiêu một loạt các dân tộc và những nhóm xã hội, bỏ đói hàng triệu người, xâm chiếm các nước láng giềng – tất cả đều là tội lỗi của Stalin, còn chính chủ nghĩa cộng sản và Liên Xô thì vẫn hoàn toàn “OK”.

Thế thì tại sao bây giờ, tức là vào năm 2010, việc nước Nga độc lập lại sử dụng chiến thuật mà nhà nước Liên Xô toàn trị đã từng sử dụng cách đây 54 năm lại làm cho người ta phấn khích đến như thế? Thật khó hiểu. Khó mà có thể gọi đây là sự tiến bộ. Công nhận rằng Katyn là tội ác của NKVD (Bộ nội vụ Liên Xô -ND) chứ không phải của GESTAPO cũng không phải là điều gì mới mẻ. Thế mà ở Ba Lan người ta lại coi là bước ngoặt có tính thời đại. Thực ra ngay từ năm 1990, tức là một năm trước khi Liên Xô tan rã, Mikhail Gorbachev đã công nhận như thế rồi.

Chiến dịch “phi Stalin hóa” hiện nay, do bộ đôi Putin và Medvedev tiến hành, cũng có cùng mục đích như chiến dịch thứ nhất do Khrushchev thực hiện mà thôi: sơn phết lại Liên Xô, trong lần thăm dó dư luận gần 55% người Nga, tức là đa số cử tri, tỏ ra luyến tiếc Liên Xô. Còn chính Putin thì đã từng nổi tiếng với câu: việc tan rã khối Xô Viết là “thảm họa địa chính trị lớn nhất trong thế kỉ XX”. Tôi xin cam đoan là ông ta chưa thay đổi ý kiến của mình. Vấn đề không chỉ là khi nhắc lại lí thuyết của người Nga về “chế độ Stalin” (tôi đã đọc được ở đâu đó rằng năm 1939 Ba Lan đã bị “nước Đức phát xít và nước Liên Xô của Stalin chia nhau!”) là chúng ta đã tự đưa mình vào kịch bản tuyên truyền của điểm Cẩm Linh. Đây là điều không thể chấp nhận được, nhất là từ quan điểm đạo đức.

Nạn nhân tốt và nạn nhân xấu

Nếu chúng ta công nhận rằng trong lịch sử Liên Xô chỉ có giai đoạn cầm quyền của Stalin (1929-1953) là đáng bị lên án thì ta sẽ nói sao về các nạn nhân trong giai đoạn 1917-1929 và 1953-1991? Vì khủng bố ở Liên Xô không bắt đầu từ khi Stalin nắm được chính quyền và không kết thúc ngay sau cái chết của ông ta. Những người bị giết trong những căn phòng của Ủy ban khẩn cấp vào năm 1919 không đáng thương bằng nạn nhân của Bộ nội vụ trong năm 1937 hay sao?

Tại sao người sĩ quan Ba Lan, tên là Pasternacki, rơi vào tay những người Bolshevik ở Śniadowo, trước khi bị giết đã bị cắt lưỡi, cắt tai và mũi lại không đáng được tôn trọng và tưởng nhớ hơn là người sĩ quan bị giết vào năm 1940? Chỉ vì rằng anh ta đã chết quá sớm, và không có cơ hội trở thành nạn nhân của “chủ nghĩa Stalin”?

Trong bản báo cáo của mình, chính Khrushchev đã chia nạn nhân thành tốt và xấu rồi: “Sự khủng bố này trên thực tế không nhằm chống lại tàn dư của các giai cấp bóc lột [những người này có thể giết được – tác giả], mà là chống lại những cán bộ trung thành của Đảng và nhà nước Liên Xô, họ đã bị kết tội bằng những bản án bịa đặt, bôi nhọ, vô nghĩa. (…) Do sự nghi ngờ của Stalin (…) mà rất nhiều cán bộ chỉ huy quân đội và cán bộ chính trị đã bị thủ tiêu”, ông ta viết như thế.


Dĩ nhiên là trong thời Stalin cầm quyền đã có hàng triệu người vô tội bị giết hại, thí dụ như những nạn nhân của việc tập thể hóa và công nghiệp hóa. Nhưng ta phải nhớ rằng đối với những nhà trí thức phương Tây và đối với rất nhiều người Nga hiện nay thì chủ nghĩa Stalin là tổ chức đàn áp trước hết là những cán bộ cộng sản. Trong quan niệm của họ thì tội lỗi lớn nhất của ông ta chính là hiện thực hóa luận điểm về cách mạng ăn thịt chính những đứa con của mình.

Xin hãy hiểu tôi. Tôi đánh giá cao nền văn chương, trong đó người ta đã phân tích cơ chế của cuộc Đại khủng bố, tức là giai đoạn khi mà những người cộng sản tự tiêu diệt lẫn nhau dưới trào Stalin. Các tác phẩm của Aleksander Weissberg-Cybulski, của Arthur Koestler, của Viktor Kravtrenko, của Aleksander Sozhenitsyn (rất may là sau này ông đã chuyển từ quan điểm “bài Stalin” sang bài Xô) là những tác phẩm rất hấp dẫn và đáng đọc.

Nhưng những người cộng sản cuồng tín, những kẻ đã bóp cổ “kẻ thù của nhân dân” để rồi ngày hôm sau hấp hối trong bốn bức tường nhà giam của Bộ nội vụ và thuyết phục các nhân viên điều tra rằng mình trung thành với Đảng, tôi lại không thấy đáng thương lắm. Xin nhắc lại rằng Nikolai Yezhov và hàng nghìn đảng viên cộng sản tội phạm khác cũng đã trở thành nạn nhân của các vụ thanh trừng. Nhưng chắc chắn là tôi cảm thấy không thương họ bằng thương hàng triệu người Nga yêu nước vô tội, những người đã bị cộng sản giết hại trong giai đoạn cách mạng và những năm sau cách mạng. Tất cả “những tên phản cách mạng đó”: các nhà trí thức, các nhà quí tộc, các sĩ quan, những người làm nghề tự do và thành viên gia đình họ đã bị giết trong thời gian khi mà chưa ai tưởng tượng được là Stalin sẽ trở thành lãnh tụ Liên Xô chứ chưa nói tới chủ nghĩa Stalin.


Ai đã tạo ra Stalin?

Xin quay lại thời của chúng ta. Các nhà bình luận đã đúng khi nói rằng nếu Nga không chia tay với lịch sử kinh hoàng trong thế kỉ XX của mình thì nó sẽ không thể trở thành một đất nước bình thường được. Phần lớn bệnh tật của đất nước này, kể cả trong cơ cấu quyền lực lẫn trong tâm trí người dân bình thường, đều có xuất xứ từ ảnh hưởng của thời đại vừa qua. Không chỉ dân Nga mà dân chúng các quốc gia láng giềng cũng cảm nhận được một cách rõ ràng những căn bệnh đó.

Việc thanh toán một cách có lựa chọn với lịch sử mà Medvedev và Putin đang tiến hành - đáng tiếc là đã được người Ba Lan chấp nhận một cách thiếu phê phán như thế – sẽ chẳng làm thay đổi được gì. Nước Nga không cần một chiến dịch phi Stalin hóa nào hết, nước Nga cần tiến hành một chiến dịch phi Xô Viết hóa một cách nghiêm túc và triệt để. Cần phải đoạn tuyệt không phải là với truyền thống do Stalin tạo ra – chưa đến một phần trăm dân chúng hiện nay còn nhớ truyền thống này – mà phải đoạn tuyệt với truyền thống của nhà nước Liên Xô.

Vì không phải Stalin tạo ra chế độ toàn trị khát máu này mà chính chế độ đã tạo ra ông ta.


Dịch từ tiếng Nga tại địa chỉ Inosmi.ru
Оригинал публикации: Fałszywe słowo "stalinizm"




January 1, 2011

Mario Vargas Llosa. Diễn từ Nobel: Vinh danh việc đọc và văn chương

Phạm Nguyên Trường dịch

Những người còn nghi ngờ rằng văn chương không chỉ đưa chúng ta chìm vào giấc mơ của cái đẹp và hạnh phúc mà còn cảnh báo cho chúng ta về tất cả những hình thức áp bức, hãy tự hỏi mình vì sao tất cả các chế độ cố tình kiểm soát hành vi của các công dân từ lúc còn nằm nôi cho đến khi chết đều sợ tự do đến mức phải thiết lập hệ thống kiểm duyệt và phải theo dõi các nhà văn có tư tưởng độc lập một cách kĩ lưỡng đến như thế? Họ làm như thế vì biết rằng nếu để cho trí tưởng tượng tự do lang thang trên những trang sách thì họ sẽ gặp nguy hiểm đến mức nào, họ hiểu rằng khi người đọc so sánh cái tự do được thể hiện trong đó, so sánh cái tự do đủ sức làm cho trí tưởng tượng trở thành khả dĩ với chính sách ngu dân và sự sợ hãi đang đứng đợi ngoài đời thì trí tưởng tượng sẽ trở thành lực lượng dễ bùng nổ đến mức nào.

Constantin Arshin: Ralf Gustav Dahrendorf - một người của thời đại vừa ra đi

Phạm Nguyên Trường dịch


Cái chết gần đây của ông vua nhạc Pop Michael Jackson Micheal đã làm lu mờ một sự kiện không kém phần quan trọng - đối với hàng ngàn nhà xã hội học và chính trị học trên thế giới thì có thể là sự kiện còn quan trọng hơn - đấy là sự ra đi vĩnh viễn ở tuổi 81 của Nam tước Ralf Gustav Dahrendorf, một trong những nhà xã hội học hàng đầu của thế giới trong nửa sau thế kỉ XX.

Cái chết của ông không chỉ là mất mát to lớn đối với môn xã hội học mà còn là sự rời xa thêm một bước thời đại của những người đã tạo ra trong nửa sau thế kỉ XX, thứ nhất, môn xã hội học và thứ hai, hiện thực chính trị mà sau đó đã trở thành đối tượng nghiên cứu của chính ngành khoa học này

Vài dòng tiểu sử

Ralf Dahrendorf sinh ngày 1 tháng 5 năm 1929 tại thành phố Hamburg, tức là ông sinh cùng năm với một người đồng bào nổi tiếng hơn của ông (đấy là nói đối với nước Nga) là Jürgen Habermas. Nhưng họ khác nhau ở chỗ Habermas, nhờ có cha mẹ giàu có, đã được đưa sang nước Thuỵ Sĩ trung lập; còn Darendorf thì cùng với bố, vốn là nghĩ sĩ Quốc hội Đức (Bundestag), bị đưa vào trại tập trung vì đã có những hoạt động chống phát xít. Có thể chính những trải nghiệm đầy đau khổ và những cảnh tượng kinh hoàng của trại tập trung đã có ảnh hưởng quyết định đối với thế giới quan của chàng trai Dahrendorf, góp phấn biến cậu thành một người theo trường phái tự do kiên định. Nếu không thì thật khó giải thích vì sao sau khi đã tốt nghiệp đại học tổng hợp Hamburg vào năm 1952 và bảo vệ xong luận án tiến sĩ ông còn đến Trường kinh tế London theo học Karl Popper, một trong những nhà triết học nổi tiếng nhất thế giới thế kỉ XX. Những năm làm việc dưới sự lãnh đạo của Karl Poper đã kết thúc với việc bảo vệ thành công luận án mang tên: “Lao động không có tay nghề trong nền công nghiệp Anh quốc”. Nhưng luận án này cũng chưa tạo nên tên tuổi của ông.

Dahrendorf chỉ thành người nổi tiếng sau khi liên kết được chủ nghĩa Marx với nguyên tắc kiểm sai do Popper đưa ra, mà điều này theo qua điểm của chính Popper là bất khả thi. Khó khăn là ở chổ, theo quan điểm của Popper thì tất cả các luận điểm của chủ nghĩa Marx đều không thể kiểm sai, nghĩa là không thể bác bỏ được, cả về mặt lí thuyết lẫn thực tế. Không thể bác bỏ được chủ nghĩa Marx là sai về mặt lí thuyết vì những người mác-xít tin tưởng tuyệt đối vào sự đúng đắn của học thuyết (như Lenin đã nói: “Chủ nghĩa Marx vô địch vì nó đúng”) và cũng không thể bác bỏ được về mặt thực tế vì mặc dù thực tế bác bỏ chủ nghĩa Marx (cụ thể là Marx khẳng định rằng cách mạng xã hội chủ nghĩa phải giành thắng lợi ở nước công nghiệp phát triển thì cách mạng xã hội chủ nghĩa lại giành thắng lợi ở nước Nga lạc hậu) nhưng những người mác-xít lại cố tình đánh tráo học thuyết của mình cho nó phù hợp với thực tế. Mà làm như thế, theo quan điểm của Popper, là hoàn toàn không thể chấp nhận được.

Nhưng cố gắng của Dahrendorf đã đem tới thành công. Dĩ nhiên là ông không tự phụ đến nỗi đem nguyên lí kiểm sai áp dụng cho toàn bộ học thuyết của người đồng bào nổi tiếng của mình. Dahrendorf chọn lí thuyết về đấu tranh giai cấp (một trong ba thành tố của chủ nghĩa Marx, do Lenin đưa ra là: Triết học, kinh tế chính trị học và chủ nghĩa xã hội) làm đối tượng nghiên cứu của mình. Kết quả của quá trình nghiên cứu là hai tác phẩm: Marx in Perspective. Die Idee des Gerechten im Denken von Karl Marx (tạm dịch: Marx trong viễn cảnh. Tư tưởng công bằng trong tư duy của Marx) xuất bản năm 1953 và Soziale Klassen und Klassenkonflikt in der industriellen Gesellschaft (Giai cấp xã hội và xung đột giai cấp). Chính tác phẩm thứ hai này đã buộc giới hàn lâm phải quan tâm đến một tài năng vừa xuất hiện.

Chẳng bao lâu sau, mà cụ thể là vào năm 1958, Dahrendorf được mời làm trưởng khoa ngay trong trường đại học tổng hợp Hamburg, quê hương ông. Hai năm sau ông chuyển đến thành phố Tubingen và đến năm 1966 thì chuyển sang thành phố Konstanz. Ông giữ chức giám đốc Trường kinh tế London từ năm 1974 đến năm 1984, đây có lẽ cũng là chức vụ cao nhất mà ông giữ trong lĩnh vực khoa học. Nhưng ngay cả sau đó ông vẫn còn làm công việc hành chính, cụ thể là có thời gian ông từng giữ chức hiệu trưởng St. Antony's College thuộc đại học Oxford.

Nhưng khoa học cũng như quản lí không phải là những lĩnh vực quan tâm duy nhất của Dahrendorf. Là con một chính trị gia, ông không thể không trở thành một chính trị gia chuyên nghiệp. Trong những năm 1968-1969 ông là từng là thành viên nghị viện khu vực Baden-Wuertenberg, nhưng chỉ một năm sau đó ông đã được Đảng Dân chủ - Tự do, đại diện cho quyền lợi của những người theo trường phái tự do Đức, giới thiệu làm ứng viên và được bầu vào Quốc hội Đức (Bundestag). Nhưng Dahrendorf ở đây cũng không lâu vì vào năm 1970 ông đã được bầu làm thành viên Uỷ hội châu Âu (European Commission). Nhưng đỉnh cao danh vọng chỉ đến với Dahrendorf sau khi ông nhận quốc tịch Anh và được phong tước danh hiệu quí tộc, tức là ông nghiễm nhiên trở thành thành viên Viện quí tộc cho đến hết đời.

Dahrendorf đã đóng góp rất nhiều công sức cho việc định hình chủ nghĩa tự do thời hậu chiến ở châu Âu. Cụ thể là, tư tưởng của ông đã được những người chắp bút bản Tuyên ngôn Hamburg của những người dân chủ tự do Đức và những tài liệu mang tính cương lĩnh của Quốc tế tự do sử dụng. Những người theo trường phái tự do ở Anh, tức là chính những người kí kết liên minh với “những người lao động mới”, cũng lấy tư tưởng của ông làm kim chỉ nam cho hành động. Nhưng tất cả chúng ta vẫn mãi mãi nhớ đến Dahrendorf không phải như một chính trị gia mà như một nhà xã hội học tài ba nhất, một trong những người đặt nền móng cho môn xung đột học hiện đại.

Hai phát minh vĩ đại của Dahrendorf

Cơ sở của lí thuyết xung đột, tức là lí thuyết đã làm rạng danh tên tuổi của Dahrendorf, là lời khẳng định rằng chính cơ cấu của xã hội tạo ra các xung đột xã hội. Câu cách ngôn mà hiện nay chúng ta chấp nhận như là định đề này, trong những năm 1950, khi xuất hiện tác phẩm Giai cấp xã hội và xung đột giai cấp, đã bị mô hình cơ cấu-chức năng ở Mĩ và sau đó là ở châu Âu coi là tà đạo. Lúc đó những người theo trường phái cơ cấu-chức năng cho rằng xã hội là các tổ chức tĩnh, không bị những thay đổi, đặc biệt là những thay đổi diễn ra trong lòng xã hội đó, tác động. Tất nhiên là những sự kiện diễn ra vào năm 1968 đã chứng tỏ đấy là quan niệm sai lầm, nhưng vào thời kì “vàng son” 1948-1968 chẳng có mấy nhà xã hội học tên tuổi nghĩ đến khả năng xảy ra những biến động xã hội lớn. Nhưng lí thuyết do Dahrendorf đưa ra đã lường trước những hiện tượng như thế. Có thể đấy cũng là một trong nhữg lí do làm cho các tư tưởng của nhà xã hội học Đức trở thành nổi tiếng trên thế giới. Nhưng nguyên nhân chủ yếu làm cho Dahrendorf trở thành nổi tiếng là ông đã sử dụng di sản Marx, đã cố gắng “gắn” các thành tố của học thuyết mác-xít vào môn xã hội học mang tính hàn lâm.

Lí thuyết xung đột của Marx và của Dahrendorf có nhiều điểm giống nhau. Cả hai lí thuyết đều có cách hiểu như nhau về quá trình hình thành xung đột. Nhưng nếu Marx coi nguồn gốc của xung đột là việc phân phối không đồng đều phương tiện sản xuất xã hội thì Dahrendorf khẳng định rằng nguồn gốc của xung đột chính là sự phân phối không đồng đều quyền lực và uy tín, nghĩa là cội nguồn của xung đột nằm trong mối quan hệ giữa những vai trò mà một xã hội cụ thể nào đó chấp nhận.

Phù hợp với quan điểm đó, Dahrendorf nêu ra một loạt tác nhân có ảnh hưởng quan trọng đối với mức độ gay gắt của xung đột:

1. Mức độ gay gắt của xung đột phụ thuộc vào khả năng biểu hiện của nó. Dahrendorf khẳng định rằng xung đột xã hội càng được thể hiện ra thì mức độ gay gắt càng giảm đi. Vì “Nguy hiểm nhất là xung đột chưa được hiểu một cách thấu đáo, chỉ một phần của nó được biểu lộ ra dưới dạng những vụ bùng nổ mang tính cách mạng hay giả cách mạng”.
2. Mức độ gay gắt của xung đột phụ thuộc vào mức độ năng động của xã hội, có thể quan sát được trong một xã hội cụ thể. Dahrendorf tin rằng mức độ năng động cao góp phần nhanh chóng loại bỏ được hoàn cảnh xung đột. Từ đó ông rút ra kết luận: “các xung đột trên cơ sở khác biệt về tuổi tác và giới tính bao giờ cũng gay gắt hơn là xung đột trên cơ sở khác biệt về nghề nghiệp hay là về nguyên tắc, xung đột về tín ngưỡng bao giờ cũng gay gắt hơn xung đột về khu vực”.
3. Mức độ gay gắt của xung đột phụ thuộc vào mức độ đa nguyên trong một xã hội cụ thể. Mức độ đa nguyên càng cao thì mức độ gay gắt của xung đột càng giảm. Không thể nào khác được. Lấy thí dụ như trong một xã hội cực kì độc đoán, nơi không tồn tại bất cứ lĩnh vực xã hội độc lập nào thì bất cứ xung đột nào cũng bao trùm lên toàn bộ các lĩnh vực trong xã hội đó. Bất cứ sự thay đổi nào trong lĩnh vực kinh tế cũng dẫn đến những thay đổi trong lĩnh vực chính trị và ngược lại. Nói cách khác, trong xã hội đó người ta không thể thua trong lĩnh vực này mà lại thắng trong lĩnh vực khác được. Kẻ chiến thắng giành được toàn bộ (Được làm vua, thua làm giặc – ND). Vì người ta phải mang cả mạng sống ra đánh cược cho nên cuộc đấu tranh sẽ cực kì tàn bạo và khốc liệt.

Nhưng Dahrendorf tin rằng không được đàn áp, dù xung đột dù có tàn bạo và khốc liệt đến đâu. Vì đàn áp sẽ chỉ làm cho xung đột trở thành bệnh di căn, nó sẽ đầu độc toàn bộ cơ thể xã hội. Ta cần phải điều khiển chứ không phải là đàn áp xung đột. Điều khiển cho phép, thứ nhất, kiểm soát ngay cả những xung đột nhạy cảm nhất và thứ hai, chuyển lực lượng phá hoại của xung đột thành lực lượng sáng tạo, biến xung đột thành lực lượng phục vụ xã hội. Muốn cho chương trình điều khiển xung đột thành công thì cần phải thực hiện một loạt điều kiện: "Tất cả mọi người tham gia đều phải công nhận rằng xung đột nói chung, cũng như những mâu thuẫn cụ thể nào đó, là những hiện tượng tất yếu, hơn thế, còn là những hiện tượng có thể biện minh được và hữu ích nữa. Những người không chấp nhận xung đột, coi xung đột là những lệch lạc bệnh hoạn, sẽ không thể nào điều khiển được xung đột. Chấp nhận tính tất yếu của xung đột không thôi chưa đủ. Cần phải nhận chân được nguyên lí sáng tạo, hữu ích của xung đột. Nghĩa là khi can thiệp, ta chỉ được quyền điều khiển những biểu hiện của xung đột chứ không được tìm cách loại bỏ các nguyên nhân đưa tới xung đột. Nguyên nhân của xung đột – khác với những biểu hiện cụa thể của nó – không thể nào loại trừ được. Cho nên điều khiển xung đột là tìm ra những hình thức biểu hiện của nó và chuyển nó sang những hình thức biểu hiện khác. Kết quả là xung đột đã được chuyển sang những kênh khác”.

Dĩ nhiên là lí thuyết xung đột không phải là phát minh duy nhất và có thể không phải là phát minh quan trọng nhất của Dahrendorf. Ông còn một phát kiến quan trọng nữa, thường được gọi là “giả thuyết Dahrendorf”. Tư tưởng chủ đạo của giả thuyết này là trên thế giới không có những xã hội hoàn toàn giống nhau, mỗi xã hội là một hiện tượng đặc thù vì mỗi xã hội đều sống và phát triển trong những điều kiện đặc thù. Như vậy là, khẳng định do các lí thuyết gia hiện đại hoá và kinh tế học đưa ra và cũng là cơ sở của các lí thuyết này là những sáng kiến trong lĩnh vực kinh tế được áp dụng một cách thành công ở các xã hội công nghiệp phát triển cũng có thể áp dụng một cách thành công ở các xã hội nghèo nàn và lạc hậu là sai. Nghĩa là không có những giải pháp kinh tế phổ quát và trong khi soạn thảo chính sách kinh tế cần phải tính đến đặc thù của từng hoàn cảnh cụ thể.

Tất nhiên đóng góp của con người vừa vĩnh viễn ra đi vào ngày 17 tháng 6 năm nay (2009) ở Cologne không dừng lại ở đấy. Nhưng chỉ cần như thế cũng đủ thấy cộng đồng thế giới vừa mất một trong những nhà bác học sáng giá nhất, vừa mất một người có thể hiểu và giải thích được bản chất của xã hội mà chúng ta đang sống.

Nguồn: http://russ.ru/pole/SHag-iz-epohi