January 13, 2011

Trung Tâm triết học tự do – Triết lí tự do

Phạm Nguyên Trường dịch

Lời người dịch: Tôi lấy bài viết trên trang chủ của site Trung tâm triết học tự do (Nga) làm đề từ cho chuyên mục Chủ nghĩa tự do, một chuyên mục tập trung giới thiệu các trước tác của những học giả theo trường phái tự do hàng đầu trên thế giới như Ludwig von Mises, Friedrich von Hayek và những người quảng bá không mệt mỏi cho triết lí tự do khác.

Triết lí tự do xuất phát từ giá trị tuyệt đối của cá nhân con người. Mỗi người đều được tự nhiên phú cho ý chí tự do. Đấy là cội nguồn của quyền bất khả phân trong việc sử dụng tài sản cũng như họat động của cá nhân mình. Chúng ta có quyền tự do: trong họat động kinh tế, trong lựa chọn chính trị, trong sáng tạo và học hỏi…

Trong những điều kiện tự do, thông qua trao đổi một cách tự nguyện với những người khác, cá nhân hòan tòan có quyền bán năng lực và tài năng của mình trên thị trường. Vì vậy chỉ có xã hội của những con người tự do mới có sự phát triển kinh tế và gia tăng phúc lợi một cách ổn định mà thôi.

Triết lí tự do nghiên cứu những định chế xã hội bảo đảm việc trao đổi một cách tự nguyện hàng hóa và dịch dụ - thị trường tự do và hệ thống các quyền sở hữu. Tự trung lại, triết lí tự do có sứ mệnh góp phần thúc đẩy sự thay đổi định hướng giá trị và chính trị xã hội của xã hội đương đại, giúp hình thành sự đồng thuận trên cơ sở những nguyên tắc của quyền tự do cá nhân, cũng như hình thành thế hệ những người công dân có trách nhiệm, sẵn sàng đưa ra quyết định chứ không chỉ dựa dẫm vào sự bảo trợ của nhà nước.

Tư tưởng của triết lí tự do tương giao với chủ nghĩa khách quan của Ayn Rand. Chủ nghĩa khách quan xuất phát từ ý tưởng cho rằng hiện thực khác quan tồn tại độc lập với nhận thức của con người. Con người có thể hiểu và cải tạo hiện thực cho phù hợp với nhu cầu của mình. Cũng như mọi sinh vật trong thế giới hiện thực này, con người luôn tìm cách bảo vệ cuộc sống và đạt được hạnh phúc. Đấy là mục đích và giá trị đạo đức nằm trong chính bản chất của con người. Hệ thống xã hội phải được xây dựng trên nguyên tắc tôn trọng vô điều kiện các quyền, quyền tự do và nhân phẩm của từng cá nhân con người. Đạo đức không thể đòi hỏi, còn xã hội thì không được hi sinh quyền lợi của một người cho quyền lợi của những người khác. Chỉ có sự hợp tác tự nguyện trên thương trường là phù hợp với bản chất của con người mà thôi.

Cơ sở kinh tế học của triết lí tự do là Trường phái kinh tế học Áo (Carl Menger, Eugen von Böhm-Bawerk, Ludwig von Mises, Friedrich von Hayek ..v.v..). Những người đặt nền móng và đại diện cho trường phái này, trong khi phân tích các tiến trình kinh tế, đã tập trung chú ý vào khả năng tự tổ chức một cách tự phát của thị trường. Mọi can thiệp mang tính nhân tạo (của nhà nước) vào họat động kinh tế đều làm cho hạch tóan kinh tế - dựa trên cơ chế giá cả - trở thành bất khả thi và như vậy là tạo ra thêm sai lầm và lam cho họet động kinh tế kém hiệu quả hơn. Lí thuyết giá trị chủ quan do trường phái kinh tế Áo đưa ra chứng minh rằng vật chất không có giá trị tự thân (khách quan), giá trị của nó nằm trong xét đóan của từng cá nhân. Nghĩa là chỉ có cá nhân - trong nhưng điều kiện cụ thể - mới có thể đánh giá được lợi ích kinh tế và xác định được vị trí của nó trong quá trình sản xuất. Mỗi người chúng ta đều là những quan tòa chính xác nhất trong những vấn đề liên quan đến phúc lợi của chính mình. Vì vậy mà tạo điều kiện cho các nhân tự quyết định giá trị phúc lợi và tiến hành các họat động kinh tế, tức là thị trường tự do là phương án điều tiết các quan hệ kinh tế tối ưu nhất.

Như vậy là triết lí tự do liên quan trực tiếp với những truyền thống của chủ nghĩa tự do và trực tiếp với chủ nghĩa tự do (liberalism ) và tự do cá nhân (libertarianism ). Cũng như triết lí tự do, chủ nghĩa tự do cổ điển đều nghị giới hạn một cách tối đa sự can thiệp của chính quyền vào đời sống xã hội và tuyên bố quyền tự do lương tâm, tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do báo chí và quan trọng nhất là thị trường tự do, nơi chức năng của nhà nước chỉ còn là bảo vệ quyền sở hữu mà thôi. Chủ nghĩa tự do cá nhân, dựa trên tiền đề mỗi người đều có quyền tự chủ của mình, cũng rất gần gũi với triết lí tự do. Cơ sở của chủ gnhĩa này là cấm “bạo lực”, nghĩa là cấm sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng bạo lực đối với người hoặc tài sản của người khác.

Dịch từ nguyên bản tiếng Nga, nguồn: Triết lí tự do

No comments:

Post a Comment