November 13, 2017

Một trăm năm cách mạng Nga: Ba sai lầm chết người và một lời hứa vô căn cứ của Karl Marx.

Phạm Nguyên Trường

Karl Marx 1818-1883

Chủ nghĩa Marx tất nhiên là có nhiều sai lầm và vì vậy mà đã gây ra nhiều tai họa cho nhân quần, nhưng thời gian có hạn, chỉ xin bàn 3 sai lầm mà người viết cho là những sai lầm quan trọng nhất.

1. Bãi bỏ sở hữu tư nhân

Trong tất cả các loài động vật sống thành bày đàn/xã hội, chỉ có ba loài là ong, kiến, mối là toàn tâm toàn ý, sống chết với đàn mà thôi. Các thành viên của những loài động vật sống thành bày khác như trâu rừng, linh dương đầu bò, chó sói, sư tử… tuy sống trong đàn, nhưng vẫn giữ cho mình mức độ độc lập nhất định, thậm chí nếu bị con đầu đàn o ép quá thì có thể bỏ đi. Loài người cũng như thế. Không có người nào muốn để cho người khác chi phối hoàn toàn cuộc sống của mình. Chỉ có một khác biệt: con người không thể bỏ xã hội, con người giữ độc lập bằng cách có sở hữu riêng. Đấy là lý do câu châm ngôn của người Anh: “Nhà tôi là pháo đài của tôi”.

Không có sở hữu tư nhân, không thể tự kiếm sống, con người trở thành nô lệ. Cả xã hội đều là nô lệ. Đấy là lí do vì sao trong lòng xã hội dựa trên sở hữu tập thể luôn luôn và bao giờ cũng có những người đứng lên chống lại nó. Đấy là những người còn giữ được tính người, còn chứa trong tim mình khát vọng tự do, tự chủ. Số người đứng lên chống lại cái xã hội phi nhân đó, trái với suy nghĩ của các ông trùm cộng sản, lại ngày càng đông thêm. Nếu có xã hội bên ngoài để người ta so sánh thì thời gian tồn tại của xã hội dựa trên sở hữu tập thể sẽ không thể lâu. Đấy là lí do vì sao các xã hội dựa trên sở hữu tập thể phải dựng lên những bức màn sắt, nhằm ngăn chặn cả con người lẫn thông tin, nội bất xuất ngoại bất nhập.

Tuyên ngôn cộng sản

Không có sở hữu tư nhân, người ta không thể mạo hiểm với những quy trình sản xuất hay sản phẩm mới. Lưỡi gươm: thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng lúc nào cũng treo ngay trên đầu. Tất tất đều phải chở chỉ đạo của cấp trên. Xã hội không thể nào phát triển được.

Những người hoạt động trong các ngành nghệ thuật cảm nhận được chuyện này rõ ràng nhất. Bộ trưởng văn hóa có là người tài giỏi và phóng khoáng đến đâu thì cũng chỉ là người thích một số bộ môn nào đó mà thôi. Những bộ môn không được ông/bà ta ưa thích tất nhiên là sẽ không được nhà nước tài trợ và không phát triển được. Chỉ có xã hội dựa trên sở hữu tư nhân, tức là chính người nghệ sĩ là những người giàu có hoặc được những người giàu có tài trợ thì nghệ thuật mới đa dạng và đơm hoa kết trái.

Vì vậy mà, xã hội dựa trên sở hữu tập thể là xã hội đơn điệu, nghèo nàn, bàng bạc, thiếu sức sống, thậm chí là thoái hóa dần cả về vật chất lẫn nhân cách.

2. Thuyết vế giá trị lao động

Đây là học thuyết nói rằng, lượng lao động hao phí của con người trong việc sản xuất ra sản phẩm sẽ quyết định giá trị của sản phẩm. Hay lao động là cội nguồn của mọi giá trị.

Tương tự như quan điểm địa tâm, học thuyết về giá trị lao động bề ngoài dường như là hợp lý, vì thường thường, dường như món hàng cần nhiều sức lao động có giá trị cao hơn. Nhưng, tương tự như những câu chuyện trong môn thiên văn học, lý thuyết ngày càng trở nên phức tạp khi nó tìm cách giải thích một số mâu thuẫn hiển nhiên. Bắt đầu từ những năm 1870, trong kinh tế học đã diễn ra cuộc cách mạng tương tự như cuộc cách mạng của Copernicus, đấy là khi lý thuyết chủ quan về giá trị (subjective theory of value) được nhiều người sử dụng để giải thích giá trị của hàng hóa và dịch vụ. Hiện nay, thuyết về giá trị lao động chỉ còn rất ít tín đồ, đấy là nói trong số các nhà kinh tế học chuyên nghiệp, nhưng trong các môn học khác, cũng như trong dân chúng nói chung, nó vẫn được nhiều người sử dụng khi thảo luận các vấn đề kinh tế.

Luận cứ cho rằng chủ nghĩa tư bản bóc lột công nhân được xây dựng chủ yếu trên quan điểm cho rằng lao động là nguồn gốc của tất cả các giá trị và lợi nhuận của nhà tư bản, vì vậy mà người công nhân - những người xứng đáng được hưởng những giá trị này đã bị tước đoạt. Nếu không có thuyết về giá trị lao động, thì không rõ lời phê phán chủ nghĩa tư bản của Marx còn giá trị đến mức nào.

Trong kinh tế học, câu trả lời xuất hiện khi, tương tự như Copernicus, một số nhà nhà kinh tế học nhận ra rằng cách giải thích cũ đã thuộc về quá khứ. Điều này đã được trình bày một cách rõ ràng trong tác phẩm của Carl Menger, cuốn Những nguyên lý của kinh tế học của ông không chỉ đưa ra lời giải thích mới về bản chất của giá trị kinh tế, mà còn tạo ra nền tảng của trường phái kinh tế học Áo.

Menger và những người khác khẳng định rằng, giá trị là chủ quan. Nghĩa là, giá trị của một món hàng không được xác định bởi những yếu tố đầu vào có tính vật lý, trong đó có lao động, giúp tạo ra nó. Thay vào đó, giá trị của một món hàng hình thành trong nhận thức của con người về tính hữu dụng của nó đối với những mục đích cụ thể mà người ta có tại một thời điểm cụ thể nào đó. Giá trị không phải là một cái gì đó khách quan và siêu nghiệm. Nó là một chức năng của vai trò mà đối tượng đóng như là phương tiện nhằm đạt được những mục tiêu vốn là một phần của những mục đích và kế hoạch của con người.

Nói một cách đơn giả: Món hàng mà bạn làm ra chỉ có giá trị khi có người mua, còn món hàng mà bạn làm ra, dù mất bao nhiêu công sức nhưng xã hội không có nhu cầu về món hàng đó thì công sức bạn của bạn là dã tràng xe cát biển đông. Cụ thể hơn: Nếu bạn có sức khỏe nhưng không có tài đắp tượng bằng cát thì có bỏ ra bao nhiêu công xúc cát trên bãi biển bạn cũng chẳng được ai trả đồng tiền công nào. Nhưng nếu bạn có tài đắp tượng cát, thu hút du khách tới ngắm tượng của bạn thì chắc chắn công ty du lịch địa phương sẽ trả tiền cho bạn.

Tóm lại: Lao động phải tạo ra sản phẩm mà xã hội có nhu cầu thì mới có giá trị.

Những người cộng sản, sau khi giành được chính quyền đã áp dụng học thuyết về giá trị lao động, được tóm tắt bằng câu: “Làm theo năng lực hưởng theo lao động” để trả lương cho người lao động.

Xin nói về vế thứ nhất: “Làm theo năng lực”. Xin hỏi: Ai biết năng lực của bạn? Không ai biết, chính bạn cũng không biết. Năng lực của bạn được thể hiện qua thử và sai. Trừ những người có năng lực quá kém, còn nói chung, trong cuộc đời mình, tất cả mọi người đều thử làm khá nhiều việc, cho đến khi tìm được công việc phù hợp nhất với mình. Cách đây 20 năm, người viết những dòng này không thể nào ngờ được rằng mình sẽ là người dịch sách, càng không thể ngờ được là một lúc nào đó mình sẽ viết những dòng chữ như thế này. Năm 1954, ai dám bảo vị tướng quân lừng danh, đánh đông dẹp bắc một ngày nào đó bỗng có năng lực quản lí về món kế hoạch hóa gia đình. Không ai biết được năng lực của người khác, cho nên nếu để cho tổ chức phân công thì người có thực tài có thể phải đi rửa bát, quét nhà; còn bọn ba lăng nhăng ăn không nên đọi, nói không nên lời, nhưng con ông cháu cha thì lại có quyền to chức lớn. Năng lực được thể hiện qua thử và sai. Và vì vậy kinh tế thị trường là nơi rèn luyện và kiểm tra năng lực của người làm kinh tế; còn chế độ dân chủ là nơi rèn luyện và kiểm tra năng lực của người làm chính trị. Không có cách nào khác.

Xin bàn sang vế thứ hai: “Hưởng theo lao động”. Đây là việc làm bất khả thi. Bởi vì, ví dụ, trong một ngày một người thợ thịt giết thịt được 5 con bò, còn ông bác sĩ phẫu thuật thì mổ ruột thừa cho 3 người. Lương của ai cao hơn và cao hơn bao nhiêu lần? Không ai trả lời được câu hỏi này. Làm theo năng lực hưởng theo lao động hóa ra chỉ áp dụng được cho những người làm trong cùng ngành nghề và là những ngành nghề đơn giản: Người thợ may may được 3 cái áo tất nhiên sẽ được nhận lương bằng 3/5 người thợ may may được 5 cái áo trong cùng thời gian.

Tất cả những giải pháp, cải tiến, cải lùi đều chẳng đi đến đâu. Cuối cùng, nhà cầm quyền chỉ còn 2 lựa chọn: Cào bằng hay trả theo cấp bậc. Cào bằng thì chẳng ai còn muốn làm, mà trả theo cấp bậc thì sẽ dẫn đến những bất hợp lý và đẩy tất cả mọi người vào cuộc đua tranh giành quyền chức.

Một trong những nguyên nhân dẫn xã hội dựa trên sở hữu tập thể lâm vào bế tắc, dẫm chân tại chỗ chính là không tìm được cách trả lương nhằm khuyến khích người lao động.

Học thuyết về giá trị lao động mà Marx dựa vào còn dẫn đến sai lầm quyết định hơn, đấy là công thức để đo lường giá trị thặng dư: GT= C+ V+ m => m= GT - (C+V).

3. Gía trị thặng dư

      A. Về giá trị thặng dư

Giá trị thặng dư là một trong những khái niệm trung tâm của kinh tế chính trị học Marxist. Công thức như sau:

GT= C+ V+ m => m= GT - (C+V), trong đó: trong đó: GT là giá trị sản phẩm bán được, m là giá trị thặng dư;C là phần tư bản bất biến được chuyển vào giá trị hàng hóa. C bao gồm 2 bộ phận là c1 và c2. c1 là phần khấu hao tài sản cố định phân bổ cho mỗi đơn vị hàng hóa, phần này không tăng lên hay giảm đi trong quá trình sản xuất mà nó chỉ chuyển dịch giá trị từ tổng tài sản cố định vào giá trị hàng hóa, sau đó nhà tư bản thu hồi lại bằng trích quỹ khấu hao. c2 là giá trị nguyên, nhiên, vật liệu, phụ liệu, phụ gia, phụ phẩm... và giá trị công cụ, dụng cụ rẻ tiền, mau hỏng phân bổ cho mỗi đơn vị hàng hóa. Phần này được chuyển hết 01 lần vào giá trị của hàng hóa Cả c1 và c2 đều không trực tiếp tạo ra giá trị mới (nên nó mới có tên gọi là tư bản “bất biến”), mà nó chỉ là phương tiện để sinh ra giá trị thặng dư mà thôi, chính đặc điểm này đã che đậy giá trị thặng mà lại biểu hiện ra bên ngoài bằng lợi nhuận; V là phần tiền công mà nhà tư bản bỏ ra để mua sức lao động của người công nhân, nó còn gọi là lao động sống tạo ra giá trị mới của hàng hóa. M là giá trị thặng dư. Giá trị tăng thêm này cũng được hình thành do hao phí lao động trừu tượng của người công nhân kết tinh vào hàng hóa (khả biến), nhưng bị nhà tư bản chiếm đoạt, không trả cho người tạo ra nó, tức là nhà tư bản đã mua giá trị lao động thấp hơn giá trị thật của nó, phần chênh lệch gía trị thật của sức lao động này với giá trị mà nhà tư bản bỏ ra để mua sức lao động của công nhân chính là Giá trị thặng dư - vấn đề cốt lõi đang bàn tới.


Công thức được coi là thiên tài nói trên thiếu hai thành tố cực kì quan trọng: Tiền lãi trả cho C và kĩ năng quản lí của người chủ hay của giám đốc điều hành doanh nghiệp.

1. Lãi suất: Tại sao người có vốn lại được hưởng lãi? Câu trả lời là như sau: Nếu có 100 USD (100 ngàn hay 1 triệu thì cũng thế), tôi có thể tiêu dùng ngay trong ngày hôm nay. Nhưng doanh nhân/ngân hàng có thể nói với tôi: Đưa cho tôi số tiền đó, đúng ngày này, tháng này sang năm anh sẽ có 105 USD (lãi suất 5%). Cơ chế đơn giản là: Hoãn tiêu dùng trong hiện tại để có thể được tiêu dùng nhiều hơn trong tương lai và hiện tượng đó được gọi là tích lũy tư bản. Không có tích lũy tư bản (nôm na là tiết kiệm) thì nhân loại mãi mãi chỉ có mấy hòn đá để ném chim và ném nhau mà thôi. Nhưng công thức thiên tài của Karl Marx không có thành tố này. Xin hỏi Marx thông minh, trí tuệ hơn người ở chỗ nào?

2. Kĩ năng quản lí/kinh doanh. Hồi ông Phan Văn Khải còn làm thủ tướng, đi đâu ông cũng hỏi: “Trồng cây gì? Nuôi còn gì?”. Có thể nói một cách tồng quát hơn là: “Sản xuất cái gì?” Đấy là câu hỏi cực kì khó, thậm chí, “Mua cây giống/con giống ở đây? Rồi bán sản phẩm ở đâu?” cũng là những câu hỏi rất khó. Chỉ có một ít người biết câu trả lời cho những câu hỏi nói trên. Họ chính là doanh nhân/quản trị doanh nghiệp. Họ chính là những người có công rất lớn trong quá trình phát triển của nền văn minh. Có những doanh nhân thiên tài như Bill Gates, Mark Elliot Zuckerberg… họ là những người đã đưa nền văn minh thế giới lên những nấc thang mới, họ đã đưa chiều kích mới vào nền tự do của nhân loại. Nhưng Marx đã bỏ qua công lao của họ. Mà nói những chuyện đó làm gì cho xa xôi, Marx không biết cái điều mà ngay từ xa xưa người đàn bà Việt Nam nào cũng biết: “Một người hay lo bằng một kho người hay làm”. Marx không biết và không tính đến cái điều đơn giản ấy. Xin hỏi lại một lần nữa: Marx thông minh, trí tuệ hơn người ở chỗ nào?

Không những Marx không thông minh hơn người mà công thức đó còn tố cáo rằng Marx không có hiểu biết trung bình về kinh tế học, cũng như chưa từng làm gì hay buôn bán bất cứ thứ gì. Ông ta chỉ là con mọt sách tự sướng mà thôi.

B. Bàn thêm về bóc lột

Cũng có thể nói về bóc lột theo cách khác. Đấy là khi khi phân tích quá trình tạo ra giá trị thặng dư Karl Marx đã tách lao động sống ra khỏi lao động quá khứ, trong khi quá trình sản xuất hàng hóa là một quá trình thống nhất của lao động sống và lao động quá khứ.

Nôm na là như sau: Một người nông dân chỉ dùng cần câu hay nơm, câu hay bắt cá quanh quẩn trên khúc sông gần nhà một ngày có thể bắt được 5kg cá. Nhưng nếu anh ta được người chủ thuyền đánh cá thuê thì nhờ có thuyền lớn, lưới to và những phương tiện hiện đại khác, một ngày anh ta có thể đánh bắt được 50kg cá. Người chủ thuyền, hay nói rộng ra là người sử dụng sức lao động, sẽ trả cho anh nông dân mà nay đã thành ngư dân này nhiều hơn 5kg cá, ví dụ 10kg (nếu không, anh ta đi làm thuê làm gì?). Trong khi đó Karl Marx và các đồ đệ trung thành của ông ta tính ra rằng khấu hao tài sản của người chủ tàu chỉ là, ví dụ, 30kg cá thôi và họ liền kết luận 10kg cá còn lại là giá trị thặng dư, là người chủ thuyền bóc lột người lao động mà có.

Ngớ ngẩn đến thế là cùng.

Về phía người nông dân, xin hỏi: Nếu không được trả công cao hơn lúc làm một mình thì người nông dân kia có đi làm thuê cho chủ thuyến hay không? Tương tự, có thể hỏi: Những người nông dân ở Thanh Hóa, Nghệ An… vào Bình Dương làm thuê làm gì nếu thu nhập ở đó chỉ bằng thu nhập khi họ làm ruộng ở quê nhà?

Về phía người sử dụng lao động, xin hỏi: Người ta bỏ tiền đóng thuyền, mua lưới và các dụng cụ khác làm gì nếu sau một chu kì lao động họ lại thu được số tiền đúng bằng số tiền đã bỏ ra? Các ông không tính tới những lần thua lỗ à?

Trong ví dụ bên trên, anh nông dân đã được trả công là 10kg cá, trong khi người chủ tàu được “lãi” 10kg cá. Vậy thì đây là cộng sinh hay bóc lột? Và ai bóc lột ai?

Những người đã từng giảng đến rách mép cái công thức ấy không thể nào trả lời được câu hỏi bên trên. Nhưng họ lại rỉ tai những người công nhân đang ù tai vì tiếng động cơ/máy móc rằng: “Các anh bị bọn tư bản bóc lột đến tận xương tủy. Hãy vùng lên. Đấu tranh này là trận cuối cùng. Hãy tước đọat của những kẻ đã và đang tước đoạt các anh. Một ngày không xa, khi thế giới đại đồng các anh sẽ làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu”.

4. Làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu

Nói đấy là lời hứa vô căn cứ vì 2 lí do sau đây:

1. Con người, cho đến nay, là sinh vật duy lí và tư lợi, muốn thỏa mãn một cách cao nhất những nhu cầu của mình với ít đau khổ nhất, hay nói nôm na là muốn ăn mà không muốn làm. Chính vì thế người ta mới lừa dối nhau, tranh giành nhau, chém giết nhau; các quốc gia thì gây chiến tranh hao người tốn của với nhau để tranh giành đất đai, tài nguyên thiên nhiên. Nếu được làm theo năng lực mà lại được hưởng theo nhu cầu thì bạn có thức khuya dậy sớm, có cố gằng học cho bằng được một kĩ năng hay một môn ngoại ngữ nào hay không? Bạn có bắt con, em mình đi học thêm đến mụ người như hiện nay hay không? Và nói chung là có cố gắng tiết kiệm, cố gắng làm bất cứ chuyện gì hay không? Câu trả lời tất nhiên là Không! Bạn không, tôi và những người khác tất nhiên là cũng Không!

Cách mạng là ngày hội của quần chúng

Khi mọi người đều không cố gắng làm bất cứ chuyện gì thì lấy đâu ra mà hưởng thụ? Đấy là chưa nói hưởng theo nhu cầu, ngày nào cũng tôm hùm, trứng cá hồi đen, thịt bò Úc, rượu vang Pháp, whisky Scotland… Cá nhân tôi, nếu được hưởng theo nhu cầu thì không những chỉ ăn những món ngon như thế mà thìa dĩa cũng phải bằng bạc nguyên chất, bồn tắm mạ vàng, mỗi năm phải đi Hawaii tắm biển vài lần..v.v. Và làm sao đáp ứng được cái nhu cầu khủng khiếp như thế của tất cả mọi người?

2. Đây là lúc chúng ta bàn về nguồn lực. Nói chung, tất cả các nguồn lực, kể cả thời gian sống của một con người, đều là của hiếm và có giới hạn. Hiện nay mới chỉ có đa số người dân ở các nước Bắc Mỹ, Tây Âu, Nhật, Australia, New Zealand và một phần dân chúng ở một số nước khác là có cuộc sống xứng đáng với đời sống của con người mà thôi. 3 tỷ người hiện sống với thu nhập chưa tới 2 USD một ngày, trong đó 1,2 tỷ người có thu nhập chưa bằng nửa số đó; 2 tỷ người sống thiếu điện, 1,5 tỷ người thiếu nước sạch. Thế mà tài nguyên thiên nhiên đã cạn kiệt, nước và không khí đã bị ô nhiễm trầm trọng. Chỉ cần hơn một tỉ dân Trung Quốc và hơn một tỉ dân Ấn Độ được hưởng mức sống như người dân Tây Âu thì thế giới chắc chắn sẽ mất cân bằng thật sự, thậm chí là cạn kiệt tài nguyên và loài người có thể bị diệt vong.

Như vậy là, làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu là lời hứa vô trách nhiệm, quá nhẩm nhí, một cái utopia, không thể nào xứng đáng với một người tự nhận hay vẫn được coi là triết gia biện chứng số 1. Nhưng tác hại và di hại của nó thì vô cùng khủng khiếp. Những nước mắc phải cái bả utopia này đã phải gánh chịu biết bao nhiêu đau thương, cả về người, về của, lẫn đạo đức, phong tục.

5. Vĩ thanh

1. Lịch sử nhân loại là lịch sử của quá trình vươn tới tự do, vươn tới tình trạng ngày càng tự do hơn. Không cần đọc lịch sử, cũng chẳng cần đọc triết học cũng có thể cảm nhận được điều này. Có thể nói, hiện nay những người trên bốn mươi tuổi ở nước ta đều cảm thấy chân trời tự do ngày càng mở rộng ngay trước mắt mình, làn gió tự do đang mơn man ngay trên da thịt, tuy chân trời chưa thật rộng và làn gió tư do chưa đủ mạnh như một số người mong muốn. Và, điều đặc biệt là càng tự do hơn thì chúng ta càng sung túc hơn: Mức độ tự do của xã hội quyết định mức độ thịnh vượng của xã hội đó.

Nhưng, có thể nói, bằng tuyên bố “những người cộng sản có thể tóm tắt lý luận của mình thành một luận điểm duy nhất này là: xoá bỏ chế độ tư hữu”, Marx và các đồ đệ của ông ta muốn đưa nhân loại vào chế độ nô lệ toàn triệt chưa từng có trong lịch sử nhân loại. Bởi vì, như lịch sử thành văn đã cho thấy, ngay cả thời của các pharaoh, trong các chế độ nô lệ hay các bạo chúa khủng khiếp nhất vẫn có những người giữ được khoảng cách nhất định với nhà nước, giữ được quyền tự kiếm sống. Khi nhà nước nắm tất cả phương tiện sản xuất thì không có cá nhân nào còn được độc lập với nhà nước nữa. Trotsky, một trong những lãnh tụ của cuộc Cách mạng Tháng mười Nga từng nói: “Ở đất nước mà nhà nước là người sử dụng lao động duy nhất thì đối lập nghĩa là chết đói một cách từ từ. Nguyên tắc cũ: Không làm việc thì không được ăn, đã được thay bằng nguyên tắc mới: Không vâng lời thì không được ăn”. Xã hội loài người, nếu thực hiện triệt để nguyên tắc này của Tuyên ngôn cộng sản, sẽ trở thành một tổ mối vĩ đại với những con người chẳng còn chút nhân tính nào, tức là trở thành những con vật vẫn đi bằng hai chân, nhưng không phải giống người trong quan niệm của chúng ta hiện nay.

Hạ bệ
2. Lý thuyết về giá trị lao động và công thức tính giá trị thặng dư là hoàn toàn sai, còn lời hứa về “làm theo năng lực, hưởng theo lao động” là hoàn toàn vô căn cứ. Nhưng đây lại là những khẩu hiệu tuyên truyền, kích động, là động lực của “đấu tranh này là trận cuối cùng”. Giai cấp công nhân, được những đồ đệ của Marx - thực ra đều là những người chỉ biết lí thuyết suông, chưa từng sản xuất hay kinh doanh bất cứ thứ gì - kích động, đã làm được những cuộc cách mạng bạo lực long trời lở đất và đã thiết lập được các chế độ chuyên chính vô sản với kinh tế tập thể là chủ đạo. Nhưng hóa ra kinh tế tập thể và kế hoạch hóa, không sử dụng cơ chế thị trường, không thể phân bố một cách hiệu quả các nguồn lực. Xã hội lâm vào khủng hoảng thiếu triền miên. Tình trạng khủng hoảng kinh tế thường trực như thế sẽ dẫn đến những lời kêu gọi kế hoạch hóa nhiều hơn nữa. Nhưng kế hoạch hóa kinh tế thù địch với tự do. Vì trong xã hội tự do, người ta không thể đồng ý với nhau về một kế hoạch duy nhất, việc tập trung hoá quá trình ra quyết định về kinh tế phải song hành với tập trung hóa quyền lực chính trị vào tay một nhóm nhỏ. Cuối cùng, thất bại của kế hoạch hóa tập trung trở thành hiện tượng không thể nào phủ nhận được, các chế độ toàn trị thường bịt miệng những người bất đồng chính kiến - đôi khi bằng những vụ giết người hàng loạt. Đàn áp và dối trá gia tăng. Còn thiếu thốn thì càng tạo ra nạn ăn cắp, móc ngoặc và hối lộ. Thiệt hại lớn nhất mà chủ nghĩa xã hội gây ra không phải là kinh tế mà là tinh thần.

3. Cuối cùng, tất cả các nước từng đi theo con đường mà Marx và các đồ đệ của ông ta vẽ ra đều phải quay trở về với chế độ dân chủ và kinh tế thị trường tự do. Nhưng, do con người trong những xã hội đó đã quen với lối sống tùy tiện, vô đạo đức, hối lộ, móc ngoặc, coi thường pháp luật, cho nên ở các quốc gia đó người ta thường thấy chế độ độc tài và nền kinh tế tư bản hoang dã cực kì vô liêm xỉ. Có thể nói, chủ nghĩa xã hội chính là con đường rất dài và đầy đau khổ để đi từ chủ nghĩa tư bản có trật tự sang chủ nghĩa tư bản hoang dã. Nghe đồn rằng cách đây 40-50 năm người ta đã thấy trên bàn sinh viên trong trường đại học ở Đức có câu: “Vô sản toàn thế giới hãy tha tội cho tôi”.

HẾT.


43 comments:

  1. HỌC THUYẾT CỦA MÁC
    TOÀN LÝ LUẬN SUÔNG

    Nói chung Các Mác thảy hề
    Bởi toàn chỉ lý luận suông từ đầu
    Chuyện như cái kiến cành đa
    Bò nhằm cành cụt leo ra leo vào !

    Hóa thành tất cả tào lao
    Phỉnh người một bạn để rồi trớt huơ
    Bởi sai triết học đâu ngờ
    Nên về xã hội con người sai luôn !

    Thành ra thực tế buồn cười
    Bởi sai cả thảy chẳng còn điều chi
    Tại vì duy vật là gì
    Mà quy tuyệt đối còn chi nữa kìa !

    Trong khi người thảy tự do
    Tinh thần lý trí điều hòa lẫn nhau
    Mới toàn hòa hợp trước sau
    Người cùng kiểm soát lẫn nhau hài hòa !

    Mác thì rao giảng độc tài
    Lấy đâu nguyên tắc để người hơn thua
    Chỉ vì mê tín Hegel
    Lấy điều biện chứng làm nền mới ra !

    Nhưng đây khái niệm tà ma
    Bởi vì biện chứng vốn toàn duy tâm
    Chuyển sang duy vật quả lầm
    Kiểu râu ông nọ cắm cằm bà kia !

    Cái sai bởi vậy lia chia
    Tạo thành giai cấp đấu tranh lạc loài
    Khiến ngu bởi vậy ngu hoài
    Con người cụ thể mới thường đấu tranh !

    Còn như giai cấp mà thành
    Toàn trừu tượng hóa đấu tranh nỗi gì
    Thế nhưng Mác thảy mê ly
    Cái ngu kiểu đó còn gì nói sao !

    Thành ra Mác chỉ tào lao
    Khiến làm kinh tế thế nào mà lên
    Bởi sai quả thảy lềnh khênh
    Hiểu sai lao động cả về thặng dư !

    Hiểu sai nhân tố con người
    Thành toàn nói bậy gạt đời tầm vơ
    Như về giá trị hiểu sai
    Biến toàn con số một hai không bằng !

    Đùa càn hết thảy nhân văn
    Nghĩ toàn trừu tượng nói năng sai lầm
    Khiến cho Mác chỉ toàn hâm
    Lấy điều ảo tưởng mà cầm chắc nư !

    Làm đau xã hội nhứ nhừ
    Lấy điều trật lất hiểu như luật trời
    Khiến toàn hành động trời ơi
    Khác nào xe cát dã tràng biển đông !

    Nghĩ xây xã hội toàn hồng
    Thực thì đen kịt có trông thấy gì
    Ngu dân bởi vậy thường khi
    Khiến thành phản động còn gì nữa sao !

    Nói chung Mác chỉ tầm phào
    Gây đời ảo tưởng tào lao quả là
    Lại toàn thiết chế độc tài
    Đố ai dám nói nên đời tụt xa !

    Trước sau toàn chỉ ba hoa
    Tin điều ảo tưởng có mà thực đâu
    Giết trên trăm triệu con người
    Cuối cùng cũng bọt xà phòng trôi đi !

    Đáng ra nay tiếc làm gì
    Biết toàn mù quáng vứt đi là vừa
    Nhưng mà sao vẫn lạ chưa
    Cứ hoài ôm cứng tại là vì đâu !

    Phải chăng trình độ trước sau
    Hay toàn vì cái lợi riêng của mình
    Khó mà buông được trên đời
    Nắm quyền phải giữ mới đều lợi luôn !

    Hóa ra truy tới cội nguồn
    Cái sai của Mác quả tuồn về sau
    Dễ chi ngừng lại bao giờ
    Vì Lênin đã khơi dòng rộng ra !

    Giả như chẳng có ông này
    Mác toàn mọt giấy thì đời cần chi
    Thành ra nhân loại có khi
    Nỗi đau do chỉ một lần sẩy chân !

    Nên nay thay đổi mọi phần
    Vẫn còn bốn nước y trân như thường
    Triều Tiên Trung Quốc Cuba
    Còn thêm gần nhất chính là Việt Nam !

    Chỉ vì Trung Quốc sát sườn
    Đầu tàu chưa đổi dễ nào cái đuôi
    Tuy đoàn tàu trật bánh rồi
    Ráng còn cố chạy hạ hồi sẽ hay !

    Bởi vì xã hội độc tài
    Dễ ai dám nói rạch ròi trước sau
    Nói liền chụp “phản động” ngay
    Cái “chua” của Mác thời nay vẫn còn !

    Thành ra Mác tội bằng non
    “Đỉnh cao trí tuệ” đều toàn nói theo
    Chỉ vì nhận thức toàn lèo
    Khiến làm lịch sử khó đều đi lên !

    Khác chi xã hội trùm mền
    Toàn thành tăm tối bò quanh vậy mà
    Ngàn năm hẳn mãi xót xa
    Nếu như tội Mác vẫn còn chưa tiêu !

    TIẾU NGÀN
    (15/11/17)

    ReplyDelete
  2. Đọc thấy tào lao bỏ xừ.
    1. Về bãi bỏ sở hữu tư nhân: Cái này là quá trình lâu dài, sự tiến hóa của hình thái kinh tế xã hội, hơn nữa cái này không có nghĩa là tước đoạt toàn bộ sở hữu tư nhân, mà là công hữu hóa các tư liệu sản xuất chủ yếu. Vấn đề là Marx cũng hơi vội khi nói rằng sau khi dành được chính quyền thì bãi bỏ sở hữu tư nhân đất đai hay quyền thừa kế ngay lập tức, cái này sau đã được Lenin sửa chưa cho phù hợp bằng NEP. Đoạn này thì có thể đúng được 50%.
    2. Vấn đề về học thuyết lao động, Marx cũng có câu nói nổi tiếng đó là: "Tư bản không sinh ra trong lưu thông cũng không sinh ra ngoài lưu thông, hiểu đơn giản thì hàng hóa phải được tạo ra nhờ lao động, nhưng sau đó thì cũng phải được tiêu dùng (được mua) thì mới thành tư bản, chứ anh đắp được tượng cát mà không ai muốn mua vé xem thì cũng không thành tư bản". Nó nói cứ như Marx chưa đề cập đến vấn đề này ấy, phản biện nông cạn và hời hợt.
    3. Về giá trị thặng dư thì cũng thế, phản biện rất lặt vặt, nói đến vấn đề kỹ năng quản lý của người chủ Lao động, cái đó cũng là 1 dạng lao động, lao động quản lý, lao động trí óc, cũng tạo ra giá trị thặng dư, ông chủ tư bản có thể nhận được phần xứng đáng của mình trong đó, vấn đề là ông ta lại chiếm hữu nhiều hơn. Vấn đề tiền lãi cho tư bản bất biến, thực tế, bản thân tư bản tích lũy được không đưa vào sản xuất thì nó không tự sinh ra lợi nhuận được, lợi nhuân trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa thực tế là do Lao Động mang lại, nó là phần giá trị thặng dư mà nhà tư bản bóc lột được, lãi suất trong nền kinh tế tư bản là sự che đậy của vấn đề đó.
    4. Vấn đề làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu: chính John Maynard Keynes cũng từng phát biểu là đến 1 lúc nào đó, người ta lao động không phải vì các mục đích vật chất. Cái mà muốn Marx nhấn mạnh về đặc trưng của xã hội CSCN đó là: năng suất lao động tăng vượt bậc, của cải vật chất tạo ra vô cùng lớn và hệ quả của nó mới là Làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu, vấn đề là khi làm cách mạng thì công tác tuyên truyền chỉ nhấn mạnh đến cái hệ quả, chứ không nói đến cái nguyên nhân nên hay bị lợi dụng diễn giải sai, ngay cả trong thực tế làm cách mạng cũng vận dụng sai nữa, gây hậu quả rất nghiêm trọng, mà cái nhu cầu ở đây cũng chỉ là nhu cầu tối thiểu để tái tạo sức lao động thôi

    ReplyDelete
    Replies
    1. tầm chương trích cũ, tìm kiếm những ví dụ để minh họa cho những nhận định cảm tính của mình.

      Delete
    2. 1 - về sở hữu tư nhân, nếu k có sở hữu tư nhân thì cả về tư liệu lao động thì ai dám mạo hiểm để sản xuất ra những sản phẩm mới,công nghệ mới.99% các công nghệ mới đều được tạo ra ở các nước phương Tây. ở nơi có Công hữu về tư hữu về tư liệu sản xuất thì đa phần là những DNNN thua lỗ triền miên, được trợ cấp, được bảo hộ
      2 . về lưu thông, khi phủ định tư bản k được tạo ra nhờ trong hay ngoài lưu thông ("Tư bản không sinh ra trong lưu thông cũng không sinh ra ngoài lưu thông, hiểu đơn giản thì hàng hóa phải được tạo ra nhờ lao động, nhưng sau đó thì cũng phải được tiêu dùng (được mua) thì mới thành tư bản, chứ anh đắp được tượng cát mà không ai muốn mua vé xem thì cũng không thành tư bản") thì đây là những suy diễn cá nhân , vô căn cứ. vậy vai trò của thương mại, của chuỗi cung ứng ở đâu, nếu chỉ cần sản xuất, rồi đưa đi đâu tiêu thụ, tiêu thụ ntn, rủi ro của quá trình này ra sao?
      3 . về giá trị thặng dư: nếu k có lãi, theo kiểu được ăn cả ngã về k, thì liệu có ai dám mạo hiểm sản xuất k ?cái này xưa như trái đất, từ hàng ngàn năm nay vẫn thế.
      Nói chuyện với kẻ ... thật là hại não

      Delete
  3. Thuc ra dang la luu manh, bac ho chi la thang khon nan ma thoi.
    Chung no lanh dao nhu kit.
    Chinh toi hoi be(thoi bao cap), luc nao cung an doi.
    Cu khang khang bat nguoi khac phai giong minh, lam theo minh- thi bon nguoi do chi la lu khon nan.
    May thang pho dang+ thang bac ho, chui vao day lam deo gi? chung may viet ngu nhu BO y.

    ReplyDelete
  4. Đúng là chỉ có tg khung mới nghĩ ra điều này ng ta chết như enstein newton để lai di sản lớn cho loai người marx vơi engles chết để lại thứ rác rưởi hai chết gần 100 ngàn ng trên thế giới

    ReplyDelete
  5. Một học thuyết chỉ hay trên sách vở

    ReplyDelete
    Replies
    1. Trên sách vở đã không hay rồi. Chỉ có bọn cuồng tín tưởng là hay mà thôi.

      Delete
  6. Phần giải thích có vẻ còn hay, nhưng đến phần công kích cá nhân thì đ' ra gì rồi :)
    Mỗi quan điểm chỉ đúng trong một khoảng lịch sử nhất định, có những điều kiện nhất định, không thể quy chụp ra được. Giống như cơ học Newton cực kỳ đúng ở thời của nó, nhưng sai khi tới thời của Einstein.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Học thuyết Marxist chưa bao giờ đúng. Chỉ có những kẻ cuồng tín, chẳng hiểu gì về kinh tế học mới cho là đúng. Hãy nói nó đúng ở chỗ nào?

      Delete
  7. Học thuyết Marxist chỉ đúng thời điếm đó. Thời đại hiện nay không hợp nữa.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Xin hãy phản bác những điều tôi nói bên trên để chứng tỏ rằng học thuyết Marxist đã đúng ở thời điểm đó. Nó sai, huyễn tưởng ngay từ đầu.

      Delete
    2. Nhất trí với tác giả Phạm Nguyên Trường minh giải rõ ràng mọi sự.

      Delete
  8. CNCS là giấc mơ viển vông, nửa vời do 2 thanh niên động rồ ở tuổi 30-28 nghĩ ra. Đó là mô hình xã hội của người máy cơ khí hạng bét nhưng lại có khả năng làm cho của cải tuôn ra ào ạt mà không lo gì cạn kiệt (???). Chỉ bâng quơ vậy thôi nhưng lại được các fan cuồng tín phụ hoạ thêm vào thành học thuyết, thành lý tưởng, đã truyền bá, lôi kéo được không ít người chẳng cần hiểu biết ngoài niềm tin cảm tính rằng theo nó là có lợi. Lời bài Quốc tế ca không dấu diếm điều này. Các vị cũng nên tìm hiểu xem đồng bào Đức và Nga nghĩ gì về các vị lãnh tụ này. Kính

    ReplyDelete
  9. Muốn bác bỏ hoàn toàn một học thuyết cũ, cần có một học thuyết mới

    ReplyDelete
    Replies
    1. Học thuyết mới là chế độ dân chủ tự do, kinh tế thị trường đó.

      Delete
    2. Nên phân biệt giữa phản biện, phản bác, bác bỏ.
      -Phản biện: vạch ra những điều mâu thuẩn, vô lý trong toàn bộ học thuyết M.
      -Phản bác: chỉ cần đưa ra một vài chỗ sai, không hợp lý, không có kết quả tốt.. để rồi ta không chấp nhận (phản bác) học thuyết M.
      -Bác bỏ: Trong 2 học thuyết song hành (TB, CS), ta nhận thấy học thuyết nào không phù hợp, có nhiều nhược điểm.. thì ta có quyền không chấp nhận, bỏ nó qua một bên (bác bỏ).. và ta tiếp nhận học thuyết ưu điểm còn lại.
      (Bác bỏ thì không cần phải có 1 học thuyết mới).

      Delete
    3. Bên đạo Phật,Thiên chúa giao học thuyết họ có hàng ngàn năm vẫn tồn tại.Học thuyết Mác hơn trăm năm đã sai ne bét từ lý thuyết đến thực tiễn.Cái gốc là giải quyết con người nhưng Marx lại giải quyết tập thập thể.

      Delete
  10. Nói cho vuông là không có hiệu quả.
    Dù lý thuyết rất hay ảo tưởng như tiểu thuyết.
    Hãy xét về tính hiệu quả hay thực tế thì rõ thôi.
    Cnxh và cncs có làm được điều gì cho nhân loại hay không có được bằng phát minh nào đáng giá hay không.
    Nhân dân xhcn và cncs sướng hơn cntb hay không.

    ReplyDelete
    Replies
    1. MỘT SỰ SAI LẦM CHẾT NGƯỜI
      CỦA NHÂN LOẠI: CHỦ NGHĨA
      “CỘNG SẢN KHOA HỌC” CỦA K. MÁC

      Loài người trên mấy ngàn năm
      Đâu hề từng vấp một hòn đá to
      Khiến cho mẽ trán què giò
      Chỉ may chưa chết đều do Mác làm

      Giết trên trăm triệu con người
      Khắp toàn thế giới tạo đời trầm luân
      Tuyên truyền lại thảy tưng bừng
      Gạt tràn nhân loại hãi hùng xiết bao

      Đều do thuyết Mác tào lao
      “Độc tài vô sản” làm sao không cười
      Bởi ai cũng chỉ con người
      “Độc tài” đâu khác giết đời tự do

      Lại thêm người đủ lắm trò
      Quyền vào người xấu làm sao không cùn
      Dầu hô “lý tưởng” y uông
      Nhưng đâu thực chất chỉ buồn thế gian

      Nên thành thuyết Mác chẳng oan
      Cứu đời đâu thấy mà toàn hại thêm
      Độc tài chi khác bùnh rềnh
      Bản năng núp dưới càng nên tiêu điều

      Liên Xô từng cảnh chợ chiều
      Bảy mươi thập kỷ con người hại nhau
      Nhân quyền mất hết từ lâu
      Đời toàn nịnh bợ để hầu sống suông

      Triệt tiêu trí tuệ ngọn nguồn
      Còn toàn “ý hệ” rập khuôn khác nào
      Vong thân người hóa cào cào
      Kiểu gà công nghiệp làm sao chẳng buồn

      Thành ra Mác thảy tầm ruồng
      Sai toàn triết học lại nào đâu hay
      Sai về khoa học cùi đày
      Vỉ toàn mê tín bầy hầy khác chi

      Tin điều “biện chứng” lạ gì
      Toàn vô căn cứ quả thì quá ngu
      Để rồi kết luận ruồi bu
      Cho là quy luật cuộc đời thế gian

      Khác nào tin nhảm thảy toàn
      Cho là “sứ mệnh” của đàn công nhân
      Đúng là mê tín chần dần
      Cái ngu của Mác vạn phần đáng chê

      Khiến đời thống khổ dầm dề
      “Đấu tranh giai cấp” mọi bề đặt ra
      Đều toàn tin hão quỷ ma
      Con người nhân ái dễ mà còn đâu

      Khiến thành lợi dụng thảy hầu
      Đời toàn cướp cạn có nào khác chi
      Kiểu như Trung Quốc lạ gì
      Sáu mươi triệu mạng tiêu vì tay Mao

      Nay thời kết quả ra sao
      Liên Xô sụp đổ Đông Âu chẳng còn
      Lớp xưa đã chết mõi mòn
      Lớp nay “đổi mới” để nhằm khác đi

      Nhưng còn hậu quả lạ gì
      Trăm năm phí phạm xóa đi được nào
      Biết bao xương máu đổ vào
      Cho đầy thuyết Mác nói sao bây giờ

      Xưng danh giải phóng dại khờ
      Lại nhằm nhân loại đào mồ để chôn
      Sống đời toàn chỉ héo hơn
      Tự do dân chủ quả còn có đâu

      Biến thành chỉ thảy đàn bày
      Vong thân nhân loại tội này quả cao
      Đời đều toàn thảy tiêu hao
      Có đâu phát triển lẽ nào không hay

      Biến thành thực tế cùi đày
      Làm điều ảo tưởng nói ngay chỉ huề
      Người thành sợ hãi mọi bề
      Nhân quyền chẳng có ê chề khác sao

      Trăm năm nhân loại nghẹn ngào
      Tội đều do Mác lẽ nào không hay
      Bởi nào “cộng sản” có đâu
      Mà đều ảo tưởng ai nào lạ chi

      Bởi lòng tư hữu khác gì
      Đó điều cốt lõi vạn đời tự nhiên
      Chẳng qua Mác chỉ huyên thiên
      Tin điều phịa đặt khiến toàn u mê

      Vật mà “biện chứng” thảy hề
      Cái ngu của Mác ê chề lắm thay
      Bởi như hòn đá xưa nay
      Có nào “biện chứng” hóa cây bao giờ

      Thành ra Mác chỉ dại khờ
      Tin điều mê tín vật vờ cũng vui
      Biến đời thành thảy trò đùa
      Tội này của Mác ngàn thu chẳng nhòa

      Bởi vì Mác chỉ ba hoa
      Luận về “duy vật” đều là không chân
      Căn cơ đâu chẳn có vạn phần
      Trở thành rỗng tuếch mười phân thảy mười

      Vậy nhưng gạt thảy được đời
      Kẻ ngu tin Mác bởi thời vậy thôi
      Lại thêm “vô sản độc tài”
      Để nhằm lợi dụng còn ngoài ra chi

      Thành nên nói lại nói đi
      Mác sai nguyên lý chỉ vì thế thôi
      Có nào khoa học trên đời
      Phản toàn triết học bởi đều phịa ra

      Chỉ toàn cái miệng ba hoa
      Óc đầu ngụy biện mới là vậy thôi
      Trăm năm hại thảy người đời
      Để thành tin nhảm khác nào vong thân

      DIỄM NGÀN
      (06/02/20)

      Delete
  11. Quy luật xã hội gì cũng phải dựa và thuận theo quy luật tự nhiên và sinh tồn mới phát triển và bền vững. Giải thích của bạn cắt nghĩa được nhiều vấn đề mà Mark và các lý thuyết của ông đưa ra chưa thỏa đáng. Tuy nhiên tôi thấy: Xét đến cùng thì mọi sự phát triển của con người, xã hội là gắn với lao động, sản xuất tạo ra của cải vật chất và cả phi vật chất (để phục vụ đời sống, công cụ sản xuất và tích lũy). Do đó, xã hội có công thức phân phối của cải vật chất và phi vật chất được tạo ra cơ bản thỏa mãn được các đối tượng tham gia sẽ bền vững hơn. Công thức phân phối của Tư bản làm chênh lệch giàu nghèo ngày càng gia tăng thì ắt sinh ra đấu tranh như lịch sử đã ghi nhận, nó đòi hỏi phải đổi công thức phân phối mới, xã hội mới. Vậy công thức phân phối lợi ích mới, xã hội mới sẽ thế nào?

    ReplyDelete
  12. Về công thức m= GT - (C+V), người ta cho rằng m luôn dương (+) và đấy là cơ sở để kết luận rằng bọn tư sản bóc lột và đòi phải chia sẻ hết cho công nhân. Tuy nhiên, m còn có giá trị âm (-), khi nhà tư sản bị phá sản. Vậy khi đó liệu có giai cấp công nhân nào chia sẻ với nhà tư sản không? Lúc đó có lên án nhà tư sản bóc lột không?

    ReplyDelete
  13. VỀ SỰ ĐÁNH TRÁO KHÁI NIỆM
    “CHỦ NGHĨA XÃ HỘI” VÀ XHCN

    Gần non thế kỷ qua rồi
    Đánh đồng khái niệm quả nào khác chi
    Treo dê bán chó lạ gì
    Hỏa mù đánh tráo thảy khi buồn cười

    Bởi trong thế giới con người
    Thành phần tử tế thường nào lắm đâu
    Mà đều nhìn trước ngó sau
    Óc đầu lợi dụng dễ sao chẳng nhiều

    Thế gian nhiều bận tiêu điều
    Chỉ vì tật xấu đồng loài vậy thôi
    Tại vì yếu tố trên đời
    Phải người nhận thức mới người hiền lương

    Nhất là người có tâm can
    Vì đời cả thảy mới toàn nhân văn
    Còn đều chỉ bọn nhố nhăng
    Thảy toàn cơ hội làm răng không tồi

    Cho nên khoa học trên đời
    Mới làm nhân tố loài người tiến lên
    Còn đều cảm tính bông phèn
    Gat lừa nhân loại thảy bằng như không

    Nên thành đâu thể viễn vông
    Mà cần thực chất mới mong đổi đời
    Tức trong tầm vóc con người
    Mọi điều “lý tưởng” mới đều thực thi

    Vậy nên thuyết Mác khác gì
    Đều toàn đánh tráo quả thì cũng vui
    Tạo ra kết quả bùi ngùi
    Hi sinh cho mấy cũng nào ra chi

    Như Liên Xô đó lạ gì
    Bảy mươi năm cũng còn chi nữa kìa
    Chỉ vì khái niệm lật lìa
    Hiểu rằng “xã hội” chỉ đểu cá nhân !

    Trong toàn ích kỷ mọi phần
    Ngoài đều đóng kịch vạn lần thế thôi
    Bởi nơi chế độ độc tài
    Có ai thẳng thắn kiểu đời tự do !

    Mà đều chỉ có quanh co
    Lọc lừa để sống cần luôn vậy mà
    Phải hoài nịnh bợ ta bà
    Cá mè một lứa hẳn là thế thôi

    Giờ Liên Xô quả đổ rồi
    Nước Nga trở lại bước đường tự do
    Quay về thể chế Cộng hòa
    Mới điều “xã hội” chính là tự nhiên

    Hoặc như các nước Bắc Âu
    Đâu làm Cộng sản cũng nay ngon lành
    Đến như nước Mỹ mọi phần
    Dẫu là “Tư bản” vẫn toàn văn minh

    Lo cho phúc lợi thật tình
    Người nghèo nhắm thảy có phân biệt nào
    Vậy mà Các Mác tào lao
    Thổi phồng “vô sản” lẽ nào đâu khôn !

    Chỉ vì mê tín dị đoan
    Tin vào biện chứng thảy toàn Hegel
    Thành xây nhà chẳng có nền
    Gọi là “xã hội” mới thêm ngu đần

    Khác gì chủ thuyết cù lần
    Đánh lừa khái niệm dại khờ thiên thu
    “Đấu tranh giai cấp” lu bù
    “Bầy đàn” cốt nhốt thảy loài người vô

    Mác thành chẳng khác tội đồ
    Trăm năm “Cách mạng” có nào được chi
    Giết trên trăm triệu người đi
    Cuối cùng trớt hướt là gì nữa sao

    Đông Âu giờ cũng còn nào
    Liên Xô theo bước khác đâu buồn cười
    Do đều người hại lẫn người
    Dối dang khái niệm làm đời buồn tênh

    Bây giờ đều thảy tênh hênh
    Bởi vì thuyết Mác hớ hênh khác nào
    Toàn là mê tín tưởng cao
    “Độc tài vô sản” cài vào khác đâu

    Thảy toàn hợm hĩnh con người
    Thành vô nguyên tắc dễ nào không ngu
    Khác nào lý thuyết ruồi bu
    Diễn điều không tường gạt lừa thế gian

    Nói chung lỗi Mác thảy toàn
    Bởi vô trách nhiệm khiến càng tội to
    Dốt mười biết một dại khờ
    Gạt toàn nhân thế bây giờ còn kia

    Gây thành mê tín lia chia
    Khắp trên thế giới có nào riêng đâu
    Cả như trí thức cũng hầu
    Nhiều tay ba trợn tin điều vô duyên

    Thành ra chân lý nhãn tiền
    Toàn người chân chính mới nên ở đời
    Còn đều dốt nát trời ơi
    Hại toàn là chính có làm sao nên

    Bởi vì xã hội tình thương
    Có đâu lường gạt để tương cho mình
    “Đấu tranh giai cấp” bùn sình
    Mác toàn xúi dại thật tình quý chi

    Con người đạo đức còn gì
    Hóa như vật chỉ thì tranh ăn
    Thành ra Mác thảy nhố nhăng
    Phủi toàn đạo đức cũng hằng vậy thôi

    Cho đều “tư sản” khác sao
    Mác phi đạo đức vô thần cộng thêm
    Bởi toàn duy vật lềnh bềnh
    Còn đâu ý nghĩa để thành căn cơ

    Ngàn năm nhân loại tới giờ
    Có ai như Mác trong đời vậy đâu
    Râu xồm nhìn tưởng là hay
    Ai ngờ chứa dại thảy đều bên trong

    DIỄM NGÀN
    (12/02/20)

    ReplyDelete
  14. Đọc lại bài này mới biết vì sao có vụ chống xét lại cn Mác quá cuồng điên ở những năm 1964 -1971 ! Nay nhờ có viễn thông toàn cầu nên bọn chống xét lại Mác đã phải khoác bộ mặt hòa hợp giả trá mà kiên định giữ những gì nó còn đang có !

    ReplyDelete