February 28, 2011

CLIFFORD J. LEVY (The New York Times, 24/02/2011) – Bọn độc tài không bao giờ tự rút lui.

Phạm Nguyên Trường dịch

MOSCOW —  Trung Đông và Bắc Phi bị bao phủ bởi làn sóng bất bình của nhân dân đối với các chính phủ độc tài. Nhưng ở đây, trên lãnh thổ cũ của Lenin, trong không gian của Liên Xô cũ, các nhà cầm quyền với bàn tay sắt vẫn giữ được thế thượng phong.

Conn Hallinan (Eurasia Review, 24/02/2011) - Bắc Kinh và Washington: Những điều bất ngờ

Đan Thanh dịch

Đọc các tít báo đưa về quan hệ Mỹ – Trung có thể khiến người ta đi đến kết luận là căng thẳng hiện nay giữa hai nước liên quan đến những khác biệt về chính trị thì ít mà liên quan đến thuốc thang thì nhiều: Con hổ Trung Quốc “giơ móng vuốt” còn Mỹ thì “quá mềm mỏng” trong đường lối ứng xử với Trung Quốc. Cứ như thể các nhà báo đang ngầm đề xuất việc dùng thuốc (có lẽ một liều Thorazine-thuốc an thần-chăng?) thay vì dùng ngoại giao làm giải pháp.

February 27, 2011

Rodger Baker (Staratfor, Mĩ, 24/02/2011) – Báo cáo nhanh: Khủng hoảng ở Trung Đông và quyền lợi của Trung Quốc.

Phạm Nguyên Trường dịch

Chính phủ Trung Quốc theo dõi các vấn đề ở Trung Đông một cách vô cùng chăm chú. Một mặt, người ta nhận thấy ngay ảnh hưởng đối với giá nhiên liệu, nhưng người Trung Quốc khó mà có thể cân bằng được chính sách ngoại giao của mình và kiểm soát được ảnh hưởng có thể xảy ra đối với sự ổn định tình hình trong nước.

Simon Shuster (TIME 19/02/2011) - Liệu Putin có lo ngại về việc ‘những kẻ thổi còi’ đang lớn mạnh lên ở nước Nga?

Hiếu Tân dịch

Nước nga có khá nhiều những kẻ huýt còi[1]. Trong vài năm gần đây, ít nhất hàng chục - quan chức địa phương, cảnh sát, doanh nhân - đã áp dụng để tố giác sự rửa tiền bẩn thỉu của chủ họ. Phần lớn những lời ca thán của họ đều gửi thẳng tới Thủ tướng Vladimir Putin, con người ưa bạo lực của đất nước này, lúc đó đang có phương án nâng uy tín của ông ta lên bằng cách uốn nắn mọi sự. Nhưng trong mấy tuần gần đây, hiện tượng này bắt đầu quay lại chống cái đầu của nó. Một loạt những người thổi còi đang làm cho người ta hiểu Putin là một kẻ xấu, và điều đó đã khiến cho nhiều người Nga phải tự hỏi: động cơ của họ là gì? Và tại sao lại lúc này?


NHẬT BẢN: ĐẰNG SAU Ý ĐỒ XÂY DỰNG QUAN HỆ ĐỒNG MINH VỚI HÀN QUỐC

Tài liệu tham khảo đặc biệt

Thứ Bảy, ngày 26/02/2011

TTXVN (Hồng Công 20/2)

Trang web Bình luận Trung Quốc của Hồng Công ngày 14/2 đăng bài của học giả tu nghiệp tại Mỹ Vương Danh Châu cho biết năm 2011 vừa bắt đầu, vũ đài ngoại giao Đông Nam Á đã mở màn cho một vở kịch lớn. Dưới sự đạo diễn của Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc bắt đầu những cuộc thảo luận với tần suất cao để chuẩn bị cho việc trở thành đồng minh quân sự. Chỉ trong vòng 1 tuần, Nhật Bản đã liên tiếp cử hai quan chức quan trọng trong nội các tới Xơun, nồng nhiệt bày tỏ thành ý bắt tay kết đồng minh với Hàn Quốc.

February 26, 2011

Alain Gresh (Le Monde diplomatique, 24/02/2011) – Phương Tây có cần can thiệp vào Libya hay không?

Phạm Nguyên Trường dịch

Kể từ khi chế độ của Ben Ali ở Tunisia sụp đổ, làn sóng bất bình của dân chúng, được kênh truyền hình Al Jazzera khuyến khích, đã bao trùm lên thế giới Arab. Chính kênh truyền hình này đã tạo điều kiện cho cộng đồng quốc tế theo dõi một cách trực tiếp sự phát triển của các sự kiện. Từ Marocco đến Bahrain, từ Algeria đến Irak, người dân tay không một tấc sắc đã tràn ra đường phố và đòi phải tiến hành những cuộc cải cách chính trị và công bằng xã hội. Trong phần lớn các trường hợp, chính quyền đã tránh sử dụng bạo lực, trong khi ở Libya người biểu tình đã gặp phải những cuộc đàn áp cực kì dã man.

THÁI ĐỘ CỦA TRUNG QUỐC TRONG VẤN ĐỀ BẮC TRIỀU TIÊN


Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ Sáu, ngày 25/2/2011
TTXVN (Xítni 20/2)
Thời gian qua, dựa trên thông tin do mạng WikiLeaks tiết lộ, báo chí thế giới xôn xao bàn tán chuyện Trung Quốc sẵn sàng bỏ rơi Bắc Triều Tiên. Tờ “Vietnamese Herald” số ra gần đây có bài viết đánh giá về thực hư xung quanh nhận định này như sau:

February 25, 2011

Daphna Maor (Haaretz , Israel, 23/02/2011) - Bạo loạn ở Libya và nền kinh tế thế giới: có lí do để hoảng loạn hay không?


Phạm Nguyên trường dịch

Ở Trung Đông đang diễn ra những sự kiện sẽ đi vào lịch sử thế giới. Cùng với thời gian người ta sẽ thấy rằng những chuyện đang diễn ra trong thế giới Arab có thể so sánh với những cuộc cách mạng vĩ đại trong thế kỉ XVIII. Không có cuộc cách mạng hướng đến tự do, bình đẳng và bác ái nào mà không có nạn nhân, phá hoại và thiệt hại về kinh tế và đạo đức. .

Carsten Volkery (SPIEGEL, 22/02/2011) - Tắm máu ở Libya: Sự Bất lực của Phương Tây


Hiếu Tân dịch

Lên án bạo lực ở Libya đang phổ biến ở các thủ đô Phương Tây. Nhưng tên độc tài Moammar Gadhafi không tỏ dấu hiệu gì có vẻ dừng cuộc đàn áp dã man những cuộc biểu tình trong nước này. Phương Tây đơn giản không có tác dụng gì ở Libya.


February 24, 2011

Mikhail Kasyanov, Vladimir Milov, Boris Nemtsov và Vladimir Ryzhkov (Washington Post 20,02/2011) - Chấm dứt sự bảo bọc Phương Tây cho những kẻ cai trị Nga.

Hiếu Tân dịch

Năm nay mở đầu một cách hết sức tượng trưng ở Nga. Trong những ngày cuối cùng của năm 2010, các nhà cầm quyền đã quyết định chứng tỏ quyền lực và sự bất dung của họ đang bị thách thức: Bản án tuyên đọc trong phiên tòa nực cười xử Mikhail Khodorkovsky và Platon Lebedev không có liên hệ gì với tư pháp; những gương mặt đối lập chủ chốt bị bắt giữ đến 15 ngày chỉ vì những lý do chính trị đơn thuần.


Khoa học về quyền lực của nhân dân: một bài phỏng vấn với Gene Sharp do Nathan Scheider thực hiện

Phạm Nguyên Trường dịch

Gene Sharp là nhà nghiên cứu về đấu tranh bạo động nổi tiếng nhất còn sống hiện nay. Ông có bằng tiến sĩ chính trị học của Oxford và đã từng dạy ở đại học tổng hợp Harvard và Massachusetts. Các tác phẩm The Politics of Nonviolent Action và Waging Nonviolent Struggle, cùng với rất nhiều cuốn sách bìa mềm và trước tác khác đã là nguồn động viên và hướng dẫn cho các phong trào quần chúng trên khắp thế giới suốt nhiều thập niên qua. Gần đây nhất, các tác phẩm của ông được coi là có ảnh hưởng rất lớn đến các cuộc cách mạng ở Tunisia và Ai Cập. Hiện ông vẫn đang cộng tác với Viện Albert Einstein. 

February 23, 2011

Cuộc khởi nghĩa trên quảng trường Tahrir và “đồng thuận Bắc Kinh”

Phạm Nguyên Trường dịch

Đôi lời phi lộ : Bài này ban đầu được dịch từ bản tiếng Nga trên inosmi.ru và đã được xuất bản vào ngày 21 tháng 2. Bác Hà Dương Tường, một độc giả ở Pháp, đã cất công so sánh với bản gốc trên tờ Le Monde và tiến hành nhuận sắc lại bản dịch. Xin chân thành cám ơn Bác Hà Dương Tường.
Từ nay trở đi trong các cuộc thảo luận về những vấn đề toàn cầu hóa sẽ có sự phân biệt giữa “trước” và “sau” cuộc  Đại Nổi loạn[i] trên quảng trường Tahrir (Giải phóng). Và đây không phải chỉ là câu chuyện về cột mốc thời gian.  Mà là một ngày đáng nhớ của một sự kiện nhiều khả năng sẽ được ghi nhận như một trong những trận chiến tư tưởng  lớn của thế kỉ chúng ta: cuộc đối đầu giữa các mô hình xã hội. Lí do là như thế này.

Dmitri Trenin (Inosmi.ru, Nga) – Những bài học từ Ai Cập

Phạm Nguyên Trường dịch

Những cuộc khởi nghĩa ở Trung Đông vẫn tiếp tục. Mặc dù một số người khẳng định rằng họ đã nhìn thấy trước kết cục như thế đối với những nhà cai trị độc tài ở Ai Cập và Tunisia, nhưng không ai dự đoán được khi nào thì người dân sẽ nổi dậy và các cuộc nổi dậy có phát triển đến mức lật đổ được chế độ hay không. Hiện nay thật khó dự đoán chế độ nào trong các nước Arab có thể tiếp tục kiểm soát được tình hình còn chế độ nào thì sẽ đi theo con đường của Ben Ali và Mubarak. Vấn đề còn khó đoán hơn là: ai sẽ thay thế những nhà độc tài vừa bị lật đổ? Rõ ràng là những ý kiến so sánh đang xuất hiện ở Mĩ, châu Âu và Israel – lạc quan, khi so sánh với năm 1989 ở Đông Âu và bi quan, khi so sánh với năm 1979 ở Iran, chỉ làm cho người ta mất phương hướng chứ không giúp làm rõ tình hình. Sự bất định lớn chưa từng thấy. Nhưng những sự kiện diễn ra trong sáu tuần qua cho phép ta rút ra một vài kết luận.

Ellen Barry (The New York Times, 18/02/2011) – Bộ trưởng tài chính Nga nói rằng cần phải có những thay đổi về mặt chính trị.

Phạm Nguyên Trường dịch

Moskva — Ông Aleksei L. Kudrin, bộ trưởng tài chính đầy quyền lực của Nga nói trong một bài diễn văn vào hôm thứ sáu rằng những người thu được thành công về mặt kinh tế thường là dựa vào quan hệ với những quan chức trong chính phủ, và cảnh báo rằng không thể cải cách được kinh tế nếu không có những thay đổi về mặt chính trị.

February 22, 2011

Anita Chang (The China Post, 21/02/2011) – Trung Quốc đàn áp “Cách mạng Hoa Nhài”

Đan Thanh dịch

Bắc Kinh – Bồn chồn lo lắng, chính quyền Trung Quốc cảnh giác với bất kỳ nhà bất đồng chính kiến nào trong nước họ. Hôm chủ nhật (20-2), họ đã tổ chức một cuộc biểu dương lực lượng có dự tính nhằm dập tắt ngay lời kêu gọi bí ẩn trên mạng hô hào một cuộc “Cách mạng Hoa Nhài”, mà bề ngoài có vẻ như bắt chước y hệt các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ vừa tràn qua Trung Đông.

February 21, 2011

Thị trường tự do có làm băng họai các giá trị đạo đức hay không?

Đây là cuộc thảo luận do Quĩ JOHN TEMPLETON FOUNDATION tổ chức. Vấn đề được đem ra bàn thảo là: Chủ nghĩa tư bản, dựa trên quyền tự do trao đổi, đã bị mang tiếng là hệ thống dã man và phi đạo đức, đấy là nơi mà mỗi người đều chỉ quan tâm đến lợi ích của riêng mình, sẵn sàng phản bội, lừa bịp nhằm giành lợi thế trong cuộc cạnh tranh. Liệu xã hội tư bản chủ nghĩa có dứt khóat dẫn tới suy thóai đạo đức hay không? Thị trường tự do có tương thích với các giá trị đạo đức hay không, nó sẽ phá hủy hay khuyến khích những giá trị này? Một số nhà kinh tế học, triết học và chính khách có tiếng của Mĩ và Nga đã tham gia cuộc thảo luận. Ý kiến của họ rất đa dạng, Phạm Nguyên Trường blog sẽ lần lượt dịch và giới thiệu.

Bài 1: Ayaan Hirsi Ali: Hòan tòan không

Phạm Nguyên Trường dịch

Đối với những người tìm kiếm sự hòan hảo về mặt đạo đức và xã hội hòan hảo thì thị trường tự do không phải là đáp án. Nhưng kinh nghiệm lịch sử cho thấy việc tìm kiếm những xã hội hòan hảo – nghĩa là không có khả năng công nhận sự bất tòan của con người – hầu như bao giờ cũng kết thúc bằng nền chính trị thần quyền, chế độ độc tài hoặc nạn bạo hành vô chính phủ. Nhưng nếu ta tìm cách làm việc với những người còn có đủ các thứ khiếm khuyết khác nhau nhằm thúc đẩy hạnh phúc cho mỗi cá nhân thì thị trường tự do cùng với các quyền tự do chính trị là biện pháp hữu hiệu nhất.

Người Trung Quốc nói về chiến tranh Triều Tiên

Phạm Nguyên Trường dịch

Nhân trang mạng bauxite đăng bài Hiện trạng bi thảm của Triều Tiên, xin giới thiệu lại ở đây bài Người Trung Quốc nói về cuộc chiến tranh ở nước này cách đây hơn nửa thế kỉ.

Một nhà khoa học hàng đầu của Trung Quốc đã tuyên bố trong cuộc phỏng vấn của các phương tiện thông tin đại chúng rằng Stalin, người muốn dựng lên chính quyền thân Liên Xô ở bán đảo Triều Tiên và Kim Nhật Thành, người muốn thống nhất đất nước, chính là những người gây ra cuộc chiến tranh Triều Tiên cách đây 50 năm.

NGOẠI TRƯỞNG HILLARY CLINTON: VỀ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA MỸ

Tài liệu tham khảo đặc biệt Thông tấn xã Việt Nam

Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, Washington , DC 8/9/ 2010

Xin cảm ơn ngài Chủ tịch Richard rất nhiều . Và tôi vui mừng quay trở lại làm việc tại Hội đồng này . Đó là điều mà tôi vô cùng sung sướng và biết ơn, và tôi cảm ơn các quý vị về việc đề cập đến điều đã là hành động cân bằng khó khăn nhất trong thời gian tôi làm Ngoại trưởng: tổ chức thành công đám cưới của con gái tôi, điều mà tôi vẫn kể với mọi người khi tôi đi khắp thế giới tới tất cả các điểm nóng, là gây căng thẳng hơn nhiều so với bất cứ điều gì khác choán thời gian và công sức của tôi. Tôi thực sự vui mừng gặp gỡ rất nhiều bạn bè và đồng nghiệp và có cơ hội này có mặt ở đây một lần nữa để thảo luận với các quý vị về vị trí của chúng ta lúc này với tư cách là một quốc gia và vị trí mà tôi hy vọng chúng ta hướng tới.

Alain Frachon (Le Monde, Pháp, 17/02/2011) – Cuộc khởi nghĩa trên quảng trường Tahrir và “đồng thuận Bắc Kinh”

Phạm Nguyên Trường dịch
Từ nay trở đi trong các cuộc thảo luận về những vấn đề toàn cầu hóa sẽ xuất hiện từ “trước” và “sau” cuộc khởi nghĩa trên quảng trường Tahrir (Giải phóng). Và đây không phải chỉ là câu chuyện về ngày tháng. Sự hiện này đã trở thành cột mốc của một trong những trận chiến quan trọng nhất của thế kỉ chúng ta: cuộc đối đầu giữa các mô hình xã hội. Lí do là như thế.

February 20, 2011

Ehsan Ahrari (Asia Sentinel) - Chơi mạng cùng Chú Sam

Thủy Trúc dịch

Ý tưởng sử dụng mạng xã hội để thay đổi chính trị là sản phẩm tinh thần của những nhà đấu tranh vì tự do mạng ở Bắc Phi và Trung Đông. Sau khi nghiên cứu hiệu quả của ý tưởng này, Mỹ liền áp dụng nó một cách trắng trợn. Họ đã mở các blog riêng trên Twitter để liên hệ với người dân ở Trung Quốc, Iran và thế giới Ả-rập. Bà Hillary Clinton gần đây có bài diễn văn về vấn đề tự do Internet. Bộ Ngoại giao Mỹ cũng đã lập các tài khoản (account) Twitter bằng tiếng Ả-rập và Farsi để tiếp cận được với giới blogger ở Trung Đông. Thông qua việc sử dụng Internet, Twitter, Mỹ đang rỉ rả chuyện “lịch trình tự do”.

February 19, 2011

Fiona Hill (Foreign Policy, Mĩ, 15/02/2011) – Nga và Trung Quốc nhận thức về cách mạng Ai Cập như thế nào?

Phạm Nguyên Trường dịch

Một trong những nền tảng mang tính nguyên tắc của chính sách đối ngọai của Mĩ dưới thời tổng thống Barack Obama là tạo mối quan hệ mang tính xây dựng cao nhất có thể được với Nga, Trung Quốc và các siêu cường khác. Trong năm 2010 chính phủ đã giành được một số thành tựu nhất định: trước hết là “điều chỉnh” chính sách với Nga và giải quyết những mối căng thẳng thương mại không thể tránh được cũng như những căng thẳng khác trong quan hệ với Trung Quốc. Nhưng năm 2011 có vẻ như sẽ có nhiều thách thức hơn vì sau khi các cuộc biểu tình dẫn đến việc tổng thống Mubarak bị lật đổ, tình hình Ai Cập tiếp tục phát triển còn Mĩ, Nga và Trung Quốc thì lại đang chuẩn bị cho những cuộc bầu cử vào năm 2012.

February 18, 2011

Dani Rodrik (Project Syndicate, Mĩ, 09/02/2011) – Sự khốn cùng của chế độ độc tài

Phạm Nguyên Trường dịch

Lời người dịch: Bài này đã được Lâm Vũ dịch và vietnamnet công bố với tiêu đề Thể chế chính trị phải hòan thiện cùng kinh tế và đã bị ông Trần Quốc Việt (Dân Làm Báo) phản ứng quyết liệt. Đây là bản dịch của mỗ, xin được chỉ giáo nếu có sai sót.

Ai cập và Tunisia vừa gởi một thông điệp đủ sức làm Trung Quốc và các chế độ độc tài trên thế giới tỉnh ngộ: Đừng hi vọng rằng sự tiến bộ kinh tế sẽ giúp các người nắm được quyền lực mãi mãi.

Berry Desker (Eurasia Review, 15/02/2011) - Cuộc nổi dậy của thế hệ trẻ Ai Cập mang chiều kích toàn cầu

Đan Thanh dịch

Chính biến vừa qua ở Ai Cập rất giống một cuộc nổi dậy của giới trẻ. Bài viết sau đây trình bày vắn tắt tình hình người trẻ tại một vùng rộng lớn từ Bắc Phi tới Trung Đông, và ở chừng mực nào đó là cả châu Á. Những khó khăn mà người trẻ phải đối mặt đều mang tính toàn cầu, tiềm ẩn khả năng gây ảnh hưởng sâu rộng.

February 17, 2011

CON BÀI IRAN TRONG CHIẾN LƯỢC KINH TẾ VÀ ĐỊA CHÍNH TRỊ CỦA TRUNG QUỐC

Học viện Nghiên cứu Cao cấp về Quốc tế và Phát triển tại Giơnevơ, Thuỵ Sĩ

Iran hiện đang giữ vai trò quan trọng trong việc thực hiện chiến lược kinh tế và địa chính trị của Trung Quốc, đó là đảm bảo nguồn cung cấp năng lượng cho Bắc Kinh và thực hiện chiến lược “cân bằng mềm” với Mỹ. Mặt khác, hai chiến lược này là hai mặt của một chiến lược toàn diện hơn mà Trung Quốc đang thực hiện từ vài năm trở lại đây, đó là đảm bảo “sự trỗi dậy một cách hoà bình” của nước này hay còn gọi một cách thông thường hơn như hiện nay là “phát triển hài hoà”. Nói một cách khác, đó là sự gia tăng sức mạnh của Trung Quốc trong hệ thống quốc tế mà trước mắt chưa chú trọng tới mục tiêu là vị thế của một cường quốc hàng đầu thế giới.

Guy Faulconbridge, Chris Buckley, Ben Blanchard (Reuters, Anh) – Báo cáo đặc biệt: Sau Trung Đông, Nga và Trung Quốc có lo lắng hay không? (tiếp theo và hết)

Phạm Nguyên Trường dịch

Làm cho giới trung lưu luôn cảm thấy hạnh phúc

Cuối năm 2010 Trung Quốc cảm thấy những vụ xô xát nhỏ có thể nhanh chóng biến thành cơn đau đầu lớn nhanh đến mức nào: vụ việc anh nông dân tên là Qian Yunhui, một người sốt sắng trong các họat động chống tiêu cực, bị xe tải đè nát đầu, đã dấy lên làm sóng phản đối mang tính và những lời bình luận đầy giận dữ trên mạng internet, họ nói rằng Qian bị giết vì anh đã đứng lên phản đối chính quyền địa phương trong một vụ thu hồi đất của nông dân.

February 16, 2011

Grant Gross (PCWorld) - Hillary Clinton: Kiểm soát Internet là có hại cho chính quyền

Đan Thanh dịch

Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton hôm qua phát biểu cho rằng những quốc gia nào duy trì kiểm soát Internet về lâu dài sẽ chịu thiệt hại kinh tế và xã hội, vì sự áp chế dẫn đến tình trạng bất ổn dân sự và mất an ninh.
Một số nước, trong đó có Trung Quốc, đang tăng trưởng kinh tế tuy vẫn kiểm duyệt Internet, nhưng sự tăng trưởng đó là không bền vững – bà Clinton nói vậy trong một bài diễn văn về tự do Internet, mà bà phát biểu tại Đại học George Washington ở Washington D.C. Bà Clinton kêu gọi các chính quyền Trung Quốc, Iran, Việt Nam, Myanmar và nhiều nơi khác chấm dứt chế độ kiểm soát Internet, đồng thời bà đề cập tới những nỗ lực kiểm duyệt Internet gần đây ở Ai Cập và Tunisia, đều đã thất bại.

February 15, 2011

Guy Faulconbridge, Chris Buckley, Ben Blanchard (Reuters, Anh, 11/02/2011) – Báo cáo đặc biệt: Sau Trung Đông, Nga và Trung Quốc có lo lắng hay không?

Phạm Nguyên Trường dịch

Moskva/Bắc Kinh – trong những ngày cuối tháng 1, mặc dù giá rét, vẫn có một đám đông chừng 600 người tụ tập trên quảng trường Triumph ở Moskva, họ liên tục gào lên: “Tự do! Tự do!” và đòi nhà lãnh đạo Putin phải từ chức thủ tướng.

“Ông ta khác có gì Mubarak? Không khác gì. Hoàn toàn không khác gì hết. Từ chức. Tất cả đều phải từ chức. Các người đã làm chúng tôi chán ngấy rồi”. Ông Nemtsov, một người lãnh đạo phe đối lập nói với đám đông như thế, và những người tụ tập ở đấy cùng hô lớn: “Putin từ chức đi”, “Nước Nga không có Putin!”.

Henry David Thoreau (1817-1862) - Luận về dân sự bất hợp tác


Phạm Nguyên Trường lược dịch

“Civil Disobedience”, bài luận nổi tiếng nhất của Henry David Thoreau (1817-1862), nhà văn và nhà tư tưởng Mĩ, ra đời sau khi ông bị giam một đêm trong tù vì khước từ đóng thuế để phản đối Chiến tranh Mexico và nạn nô lệ đang phát triển tại Mĩ. 160 năm sau - nhất là sau những gì vừa diễn ra ở Tunisia và Ai Cập - càng thấy bài tiểu luận này vẫn đầy tính thời sự, không chỉ cho nước Mĩ.

February 14, 2011

Người biểu tình đã đánh bại Mubarak


Hiếu Tân dịch

Phương Tây mất đi tay Bạo chúa được ưa chuộng của mình.

Cuối cùng, số phận của ông ta đã được định đoạt vì những người biểu tình không chịu lùi bước. Nhân dân trên các đường phố Ai Cập kiên quyết đòi Mubarak phải ra đi. Nhưng Phương Tây đứng bên nhà lãnh đạo này gần như đến phút cuối cùng, bất chấp cái sự thật là tên bạo chúa này đã biến đất nước của y thành một nhà nước cảnh sát và cướp bóc nền kinh tế của nó.

February 12, 2011

Reid Smith (Foreign Policy Journal, Mĩ, 11/02/2011) – Sự cáo chung của một thời đại: hoàng hôn của chính sách chiến tranh lạnh ở Ai Cập và Cận Đông

Phạm Nguyên Trường dịch
Trong suốt 30 năm qua thỉnh thoảng lại có những vụ căng thẳng trong quan hệ giữa Mĩ và Ai Cập. Nhưng nỗi sợ hãi lành mạnh trước những điều bất định đã không cho phép chính phủ nước ta hủy cuộc hôn nhân có tính toán đã kéo dài và đầy mâu thuẫn này.

Bây giờ, từ đống gạch vụn của sự đàn áp, giấc mơ về một nền dân chủ đã vươn lên. Nhưng tầm nhìn đầy sáng tạo như thế về tương lai của Ai Cập đòi hỏi tất cả các bên phải vượt qua ranh giới của khu vực mà họ cảm thấy thoải mái để bước vào khu vực chưa quen và chưa ai biết là gì. Người Ai Cập đã phấn khởi nhận lãnh nhiệm vụ, còn các chuyên gia, các chính khách và các quan chức cao cấp của Mĩ thì lại không muốn từ bỏ những mối liên hệ vững chắc với một kẻ đang thở hắt ra là Mubarak.

BBC (tiếng Nga) – Mubarak từ chức sau khi nhường quyền cho quân đội

Phạm Nguyên Trường dịch

Theo lời của John Lein thì có vẻ như đây là một cuộc đảo chính quân sự.

Perrine Mouterde (France24 – Pháp) - Các nhà báo Ai Cập đang làm cuộc cách mạng của mình

Phạm Nguyên Trường dịch

Các nhà báo đang làm việc cho các phương tiện thông tin đại chúng của nhà nước đang cố gắng thực hiện một cuộc cách mạng của chính mình.

André Glucksmann (Liberation, Pháp) – Cách mạng không có nghĩa là dân chủ

Phạm Nguyên Trường dịch

Cách mạng làm cho tất cả mọi người đều bị bất ngờ. Bên trên hỏang lọan, còn bên dưới thì đấu tranh với nỗi sợ hãi của mình từng giây từng phút một, trong khi đó những người quan sát bên ngòai – các chuyên gia, các chính phủ, khán giả truyền hình và chính tôi - thì cảm thấy có lỗi vì không thể tiên đóan được những điều không thể tiên đóan. Đấy là nguyên nhân của tình trạng bát nháo đang diễn ra ở Pháp: phe hữu bẽ mặt và tìm cách buộc tội phe tả, còn phe tả thì cố gắng tránh giải thích nguyên nhân của việc trong một thời gian dài Ben Ali và đảng của ông ta cũng như Mubarak và đảng của ông ta vẫn là thành viên của Quốc tế xã hội chủ nghĩa. Ben Ali bị xóa tên vào ngày 18 tháng 1, nghĩa là ba ngày sau khi ông ta đã bỏ trốn. Còn Mubarak thì người ta đã hành động nhanh nhạy hơn: 31 tháng 1. Không ai dám hành động. Kể cả giới báo chí đang nhắm mắt trước tất cả các sự kiện lẫn phe hữu đang muốn thân thiện với Đảng nước Nga thống nhất đầy sức mạnh của Putin và nịnh nọt Đảng cộng sản Trung Quốc. Và thay vì hỏi về nguyên nhân của tình cảm nồng ấm với các nhà độc tài, ta phải lên án “sự im lặng của giới trí thức”.

February 11, 2011

Julia Ioffe – Cậu chuyện một nhà báo bị trục xuất khỏi Nga

Hiếu Tân dịch

MOSCOW — Luke Harding đáp xuống sân bay Domodedovo mới bị đánh bom của Moscow vào lúc 4 giờ 10 phút chiều, ngày thứ Bảy vừa qua, 5 tháng 2. Tay phóng viên Guardian thường trú tại Nga này đã ở London hai tháng qua, làm việc trong bộ phận đưa tin về WikiLeaks của tờ báo và viết vội một quyển sách về chủ đề này (ra mắt cuối tháng 1). Khi anh đến quầy kiểm tra hộ chiếu, một người phụ nữ ngồi sau quầy scan hộ chiếu của anh hai lần; Harding biết có chuyện chẳng lành. Quả thật, sự việc đã đi ra ngoài tầm kiểm soát..

Chúng ta đang yêu con hay phá hủy cuộc đời chúng?

Tương Giang (dịch)

Bạn có thể cho con bạn sống trong một căn nhà rộng, ăn những bữa ăn ngon, học đàn dương cầm và xem một máy TV lớn. Nhưng khi bạn ra sân cắt cỏ, hãy để cho con bạn nhúng tay vào để biết sự cực nhọc khi phải làm việc ấy.

Peter Singer (Sueddeutsche Zeitung– Đức) những bãi chiến trường trong tương lai

Phạm Nguyên Trường dịch

Bắc Băng Dương, vũ trụ và không gian mạng – những khu vực mà trước đây con người chưa với tay tới hay đơn giản là không tồn tại, nhưng hiện nay đã có ý nghĩa kinh tế vô cùng to lớn. Lịch sử buộc chúng ta phải chuẩn bị cho những cuộc xung đột trong những khu vực mà mới gần đây vẫn chưa có người đặt chân đến này.

February 10, 2011

Lev Tolstoi – Bàn về chủ nghĩa xã hội

Phạm Nguyên Trường dịch

Các bạn muốn tôi viết cho tập sách của các bạn một bài bàn về những vấn đề kinh tế và xã hội, nghĩa là theo ý tôi, từ quan điểm kinh tế, đâu là hình thức tốt nhất cho xã hội hiện nay. Tôi không thể nào thực hiện được ước muốn của các bạn, vì, thứ nhất, khác với những người xã hội chủ nghĩa và những ông thày của họ, tôi không biết, không thể biết và tôi nghĩ là không ai có thể biết những qui luật biến dịch của đời sống kinh tế của các dân tộc cũng như hình thức tốt nhất cho sự phát triển của xã hội hiện đại. Thứ hai, tôi không thực hiện được còn vì rằng giả sử như tôi cho rằng mình biết những qui luật phát triển kinh tế cũng như hình thức tốt nhất cho sự phát triển của xã hội, như những nhà cải cách xã hội chủ nghĩa, từ Saint-Simon, Fourier, Owen đến Marx, Engels, Bernstein và những người khác, thì tôi cũng không dám nói. Không dám nói vì theo quan điểm của tôi, không thể nào tiên đoán được hay xác định được những hình thức của đời sống kinh tế tương lai, cũng như không thể nào tiên đoán được cũng như xác định được địa vị của từng người trong tương lai, vì vậy mà tất cả những qui luật do con người nghĩ ra và những cơ cấu xã hội tốt nhất khác nhau do những người khác nhau đưa ra không những không thúc đẩy phúc lợi của người dân mà là một trong những nguyên nhân làm rối loạn xã hội, mà dân chúng hiện nay đang phải chịu đựng.

February 9, 2011

Top 10 nhà độc tài đang gặp rắc rối

Hiếu Tân dịch


Những cuộc biểu tình khổng lồ ở Ai cập nhằm trục xuất Tổng thống Hosni Mubarak đánh dấu một thời điểm chưa từng có trong lịch sử Ai cập và hết sức khó chịu đối với Mubarak trong ba thập kỷ chiếm giữ quyền lực của ông ta. Tinh thần của cuộc nổi dậy này dường như đang lây nhiễm. TIME cho chúng ta một cái nhìn lướt qua những kẻ bạo quyền mà sự níu giữ quyền lực lúc này đã yếu hơn bao giờ hết.

Nghịch lý tàu cao tốc Trung Quốc

Văn Khoa

Trong lúc Bắc Kinh tăng cường chào hàng công nghệ tàu cao tốc ra nước ngoài thì dịch vụ này lại đang “bỏ quên” hàng triệu người nghèo trong nước.

Trung Quốc đang vận hành mạng lưới đường sắt cao tốc dài nhất thế giới với tổng chiều dài hơn 7.500 km. Đến cuối năm 2012, con số này dự kiến sẽ tăng lên 13.000 km, theo tờ Nhân Dân nhật báo. Trong 5 năm tới, Bắc Kinh sẽ đầu tư từ 3.000 -4.000 tỉ nhân dân tệ (NDT) với tham vọng phát triển tuyến đường sắt cao tốc nhanh nhất thế giới, Tân Hoa xã đưa tin.

John Birminham (The Age) - Tại sao tất cả chúng ta đều phải trang bị vũ khí, sẵn sàng chiến đấu đối với Trung Quốc

Đan Thanh dịch

Chính phủ các nước xung quanh Thái Bình Dương đang chuẩn bị cho cuộc chiến với Trung Quốc. Không phải vào tuần tới. Hoặc vào năm tới. Hoặc thậm chí bất cứ lúc nào trong thập kỷ này. Nhưng thực tế khủng khiếp là hàng tỷ người đang tự đào hố chôn mình và các lập trường thù địch vẫn cố giữ trong một thời gian dài. Chúng ta hiện đang bị chôn sâu trong cái hố này.

Nechemia Shtrassler (Haaretz, Israel) – Nguyên nhân thật sự của cuộc cách mạng Ai Câp

Phạm Nguyên Trường dịch

Mới hai tuần trước Ai Cập còn được coi là đất nước có nền kinh tế phát triển khá. Nước này được liệt vào một trong số những nền kinh tế “đang thức tỉnh”, có sự phát triển kinh tế ổn định trong suốt cả chục năm. Còn Hosni Mubarak thì xứng đáng được ngợi khen vì những cải cách kinh tế mà ông ta đã tiến hành, trong đó có quá trình giải tư và chống tệ quan liêu. Các quan chức của IMF hồi hộp nói về sự phát triển đấy ấn tượng của những khỏan đầu tư trực tiếp của nước ngòai vào nền kinh tế Ai Cập, và thường xuyên viện dẫn khẩu hiệu của chính quyền Ai Cập: “Ai Cập mở cửa cho kinh doanh”.

February 8, 2011

Fareed Zakaria – Nền dân chủ có thể họat động thế nào ở Trung Đông (tiếp theo và hết)

Hiếu Tân dịch

3

Trong vấn đề gay cấn về kế tục chính trị, Mubarak làm nhiều người Ai cập thất vọng cay đắng, trong đó có nhiều thành viên của nội các, những người tin rằng năm 2011 sẽ là năm chuyển sang một Ai cập không có ông ta. (Nói rõ ra, nhiều người trong đội ngũ thân cận của ông ta hy vọng rằng thủ lĩnh của họ, Gamal Mubarak, có thể sẽ vươn lên trong một không khí chính trị có kiểm soát. Nhưng ngay cả họ cũng đã nghĩ rằng chế độ này lẽ ra đã phải trở nên cởi mở hơn nhiều.) Năm ngoái, Mubarak ra tín hiệu rằng ông ta có ý định ứng cử thêm nhiệm kỳ thứ sáu nữa, mặc dù đã 82 tuổi và sức khỏe kém. Đó là dấu hiệu cho biết dù kinh tế có thể tiến bộ như thế nào, thì cải cách chính trị nghiêm chỉnh vẫn là điều không thể nghĩ tới.

Lev Nikolaevich Tolstoi - Thư gửi một người Trung Quốc

Phạm Vĩnh Cư dịch

Lời giới thiệu của Tuần Việt Nam: Như mọi người đều biết, Tolstoi xuất hiện trên trường quốc tế như là nhà chính luận và nhà truyền giáo. Trong những thư ngỏ gửi nhân dân lao động Nga, nhân dân Trung Quốc, nhân dân Ấn Độ Tolstoi không nể nang trách cứ, phê phán họ đã hay đang bán rẻ tự do của mình đổi lấy những lợi ích cỏn con được ban phát từ tay những kẻ áp bức bóc lột nội tộc hay ngoại tộc. Có nghĩa là có thể có cơ sở vật chất cho tự do, nhưng vẫn không có tự do, hay tự do vẫn tiêu vong, nếu con người không quý trọng tự do và ưa thích những giá trị khác hơn.

Tuần Việt Nam xin giới thiệu bài nghị luận của ông có tựa đề Thư gửi một người Trung Quốc. Mời quí vị độc giả cùng đọc và suy ngẫm.

February 7, 2011

Fareed Zakaria – Nền dân chủ có thể hoạt động như thế nào ở Trung Đông (tiếp theo)


Hiếu Tân dịch

Lạc hậu, tham nhũng, yêu chuộng hòa bình.

Không mấy ai nghĩ nó lại có thể trở nên thế này. Ai cập từ lâu đã được coi như một xã hội tôn trọng quyền uy, có một nhà nước mạnh và một bộ máy quan liêu có thể là hủ lậu và tham nhũng nhưng vẫn giữ được hòa bình. “Đây là một đất nước có kỷ lục nổi bật về ổn định chính trị” Fouad Ajami viết trong một tiểu luận năm 1995, chỉ ra rằng trong hai trăm năm qua, Ai cập chỉ được cai trị bởi hai chế độ, quân chủ thành lập 1805 và Phong trào các Sĩ quan Tự do, nắm chính quyền năm 1952, với Gamal Abdel Nasser. (Để so sánh: Pháp đã trải qua một cuộc cách mạng, hai đế chế, năm nền cộng hòa, và một nền độc tài nửa phát xít trong khoảng thời gian gần đúng như thế) Trong trí tưởng tượng của nhiều người, người Ai cập là giống người thụ động, ngoan ngoãn thần phục tôn giáo và tôn ti trật tự. Nhưng vào cuối tháng Giêng, các đường phố Cairo và Alexandria và các thành phố khác ngập đầy những người khác nhau: những đám đông gồm những con người mãnh liệt, ý chí sắt thép từ mọi tầng lớp xã hội và có cả một số phụ nữ, tất cả đều quyết tâm làm nên số phận của họ và trở thành những người chủ vận mệnh của chính họ.

 

February 6, 2011

Chrystia Freeland (The New York Times) – Ai Cập và Tunisia: Bài học cho các nhà độc tài trên toàn thế giới

Phạm Nguyên Trường dịch
Đấy là hai tuần lễ tồi tệ mà Vitaly Silitsky, một nhà chính trị học,  gọi là “quốc tế độc tài”.
Ông Silitski là người Bạch Nga – một căn cứ rất tốt cho việc nghiên cứu những nhà cai trị độc tài – và ông đã tiến hành nghiên cứu cách thức mà các nhà cai trị độc tài trên thế giới phản ứng trước các cuộc cách mạng “màu” tại một số nước cộng hòa hậu-Xô Viết trong mấy năm vừa qua: tăng cường đàn áp ở trong nước và hình thành một nhóm quốc gia lỏng lẻo nhằm hỗ trợ lẫn nhau.

Fareed Zakaria – Nền dân chủ có thể hoạt động như thế nào ở Trung Đông?

Hiếu Tân dịch

Khi Frank Wisner, nhà ngoại giao Hoa Kỳ kỳ cựu và đặc phái viên của tổng thống Obamar gặp Hosni Mubarak hôm thứ Ba, 1 tháng 2, quang cảnh này chắc đã quen thuộc với cả hai người. Trong 30 năm vừa rồi, các nhà ngoại giao Hoa Kỳ đã đi vào một trong những nơi giàu có nhất ở Heliopolis, một vùng lân cận Cairo từ đó Mubarak thống trị Ai cập. Tổng thống Ai Cập đã tiếp đãi người Mỹ nồng nhiệt, và hai bên bắt đầu bàn bạc về những quan hệ Mỹ-Ai Cập và số phận của nền hòa bình Trung Đông. Rồi sau đó người Mỹ có thể nhẹ nhàng nêu lên vấn đề cải cách chính trị. Tổng thống sẽ nóng mặt lên và độp lại, “Nếu tôi làm như các ngài muốn, bọn chính thống Islamist sẽ cướp chính quyền.” Cuộc đàm đạo sẽ quay trở về những khúc quanh mới nhất trong quá trình hòa bình.

February 4, 2011

George Friedman (Stratfor) – Cuộc khủng hoảng Ai Cập trong bối cảnh toàn cầu: Báo cáo đặc biệt


Hiếu Tân dịch

Chưa rõ ràng điều gì sẽ xảy ra trong cuộc cách mạng Ai Cập này. Không có gì đáng ngạc nhiên là nó đã xảy ra. Hosni Mubarak đã làm tổng thống trong hơn một phần tư thế kỷ, kể từ vụ ám sát Anwar Sadat. Ông ta già và đã ốm yếu. Không ai mong chờ ông ta sống lâu hơn, và cái kế hoạch rõ ràng của ông ta, là ông ta sẽ được thay thế bởi người con trai Gamal, vẫn không xảy ra mặc dầu nó đã có thể cách đây một năm. Không có ai, ngoài những kẻ thân cận nhất, muốn cho cái kế hoạch truyền ngôi của ông ta được thực hiện. Khi người cha yếu đi, thì sự kế tục của Gamar trở nên ít có khả năng xảy ra hơn. Việc Mubarak không vạch ra được một kế hoạch truyền ngôi đáng tin cậy tạo điều kiện bất ổn khi ông ta chết. Vì mọi người biết rằng sẽ có một sự bất ổn khi ông ta chết, hiển nhiên có những người thấy hành động trước khi ông ta chết thì ít thuận lợi. Những người này là ai và họ muốn gì, đó là vấn đề.

Simon Shuster (Time, Mĩ) - Ghen tị với Ai Cập: Đối lập Nga mường tượng thay đổi

Phạm Nguyên Trường dịch

Moscow – Các nhà lãnh đạo phe đối lập Nga đã tìm kiếm khẩu hiệu mới trong một thời gian dài, vì câu “Nước Nga không có Putin” đã trở thành nhàm chán – và ngày thứ hai vừa qua, trong cuộc mít tinh phản đối tại trung tâm thành phố, có vẻ như họ đã tìm được khẩu hiệu như thế. Có vẻ như khẩu hiệu đó xuất hiện một cách bất thần, trong cơn ghen tị với Ai Cập, như một con vi khuẩn cách mạng mà nhiều người bất đồng chính kiến trên thế giới đã bị nhiễm kể từ khi có cuộc nổi dậy ở Tunisia cách đây vài tuần và đang lan tràn trên khắp Ai Cập. Những sự kiện trong thế giới Arab đã làm cho giới bất đồng chính kiến Nga rối trí: Các nhà lãnh đạo của chúng ta khác vị Tổng thống Ai Cập đang lảo đảo kia ở chỗ nào? Tại sao cách mạng không xuất hiện ở nước ta?

Alan Rusbridger – Wikileaks: vai trò của the Guardian trong sự rò rỉ thông tin lớn nhất trong lịch sử thế giới



Hiếu Tân dịch

Một đoạn trích từ cuốn sách “WikiLeaks: Bên trong cuộc chiến của Julian Assange về bí mật”, Tổng biên tập Guardian giải thích tại sao Assange vẫn còn là một nhân vật quan trọng đến thế - và tại sao câu chuyện cứ phải tiếp diễn mãi, như tiền định.

February 3, 2011

Jose Milhazes [Tờ Publico – Bồ Đào Nha] Ở Nga chắc chắn cũng sẽ xảy ra những sự kiện tương tự như ở Ai Cập và Tunisia

Phạm Nguyên Trường dịch
Những sự kiện đang xảy ra ở Ai Cập và Tunisia chắc chắn cũng sẽ diễn ra ở Nga, vấn đề chỉ còn là thời gian và hình thức mà chúng mà thôi, viên tướng hồi hưu tên là Leonid Ivashov, chủ tịch Viện những vấn đề địa chính trị đã tuyên bố với hãng tin Lusa của Bồ Đào Nha như thế.

“Chắc chắn ở Nga sẽ diễn ra những sự kiện như ở Ai Cập và Tunisia, nhưng tính chất của chúng có thể khác. Khi chính quyền và dân chúng trở thành kẻ thù của nhau thì những thay đổi triệt để là không thể tránh khỏi” – Leonid Ivashov, trong khi trả lời phỏng vấn về quan hệ với NATO tại Tổng hành dinh lực lượng vũ trang Nga, đã nói như thế.

Mike Pearson – Bạo loạn ở Bắc Phi và Trung Đông có thể lan tới Syria


Hiếu Tân dịch

CNN- Điều khởi đầu như một cuộc nổi dậy của dân chúng đã lật nhào chính phủ Tunisia trước khi lan rộng ra Algeria, Jordan, Yemen, Sudan và tất nhiên, Ai cập, nay có lẽ đang hướng sang Syria.
Phong trào chống đối ở Syria đang kêu gọi những cuộc biểu tình quần chúng vào Thứ Bẩy chống lại ách thống trị của tổng thống Bashar Al-Assad.

Các nhóm đang được tổ chức trên Facebook, với nhiều trang khích động những cuộc biểu tình ở Damascus, Aleppo và nhiều thành phố khác.

Tini Tran – Trung Quốc hạn chế báo chí đưa tin về biểu tình ổ Ai Cập

Phạm Hải dịch

Bắc Kinh (AP) — Những cuộc biểu tình ở Ai Cập là xoay quanh chuyện bầu cử tự do và hạ bệ một nhà độc tài ngồi ghế đã lâu phải không? Theo hệ thống truyền thông nhà nước của Trung Quốc thì không phải thế. Báo chí Trung Quốc đang mô tả những sự kiện đó như một dạng hỗn loạn đi kèm với thứ dân chủ kiểu phương Tây.
Những cuộc nổi dậy gần đây ở Ai Cập và Tunisia, không còn nghi ngờ gì nữa, đang làm cho nhiều chế độ độc tài trên khắp thế giới phải “tạm dừng”. Nhưng không nơi nào tỏ ra quyết tâm kiểm soát thông điệp đằng sau các sự kiện ấy như Trung Quốc.
 

February 2, 2011

Chúc xuân Tân Mão


Tân Mão chúc nhau sức khỏe nhiều
Bạc tiền rủng rỉnh thoải mái tiêu
Gia đình hạnh phúc, bạn bè quý
Thanh thản vui chơi mỗi buổi chiều.

James Pich (the Washington Times) - Thế giới có thể học được gì từ Ai Cập?

Phạm Nguyên Trường dịch

Sự sụp đổ của chính phủ Tunisia và cuộc bạo loạn ở Ai Cập làm người ta có những so sánh kì quặc với sự sụp đổ của đế chế Liên Xô. Nhưng sẽ là sai nếu coi Trung Đông là câu chuyện về sự khao khát nền dân chủ và quyền con người. Cuộc khủng hoảng ở Ai Cập không có liên quan gì đến chế độ đại nghị.

February 1, 2011

Benjamin Ferran - Những “hắc cơ” mơ áp đặt nền dân chủ

Hiếu Tân dịch
Sau khi đã bảo vệ WikiLeaks và cổ võ những đợt tấn công chống các site của chính phủ Tunisie, phong trào “Nặc danh” lại sát cánh bên những người biểu tình ở Ai cập. Nhiều thành viên, đa số là thanh niên, vừa bị bắt ở châu Âu.

Lucian Kim – Những vết rạn nứt trong chính quyền Nga

Phạm Nguyên Trường dịch

MOSCOW- Vụ đánh bom tự sát tại một trong những sân bay đông đúc nhất ở Moskva vào hôm thứ hai cho thấy nhiều chuyện hơn là sự thất bại của cơ quan an ninh trong việc điều khiển máy dò kim loại hay là loại bỏ những mối nguy tiềm tàng. Vụ khủng bố giết chết 35 người và làm bị thương hơn 100 người khác làm lộ ra những vết rạn nứt trong hệ thống chính trị cứng rắn mà thủ tướng Putin đã xây dựng trong mười năm qua. Chính những khiếm khuyết đó đã làm cho bi kịch vào cuối tuần trước trở thành hiện thực – và tạo điều kiện cho những cuộc tấn công khủng bố mới.