Phạm Nguyên Trường dịch
Sự sụp đổ của chính phủ Tunisia và cuộc bạo loạn ở Ai Cập làm người ta có những so sánh kì quặc với sự sụp đổ của đế chế Liên Xô. Nhưng sẽ là sai nếu coi Trung Đông là câu chuyện về sự khao khát nền dân chủ và quyền con người. Cuộc khủng hoảng ở Ai Cập không có liên quan gì đến chế độ đại nghị.
Thiếu thốn và đói kém thường làm chính phủ sụp đổ hơn là những vụ vi phạm quyền con người hay là ước muốn được đi bỏ phiếu. Người Ai Cập chưa bị chết đói, nhưng nạn thất nghiệp và giá lương thực gia tăng làm cho họ tập trung chú ý vào sự bất lực của Tổng thống Mubarak trong việc cải thiện đời sống và họ nhận thức rõ rằng mọi việc có thể còn tồi tệ hơn đến mức nào.
Các chế độ độc tài có thể tồn tại rất lâu, đấy là nói khi họ còn có thể nâng cao được mức sống để đánh đổi lấy sự phục tùng. Liên Xô không sụp đổ vì người Nga bỗng nhiên khao khát tự do.
Tất cả các gia đình bất hạnh đều bất hạnh theo cách của mình, nhưng các số liệu thống kê cho thấy khó khăn về tài chính thường dễ dẫn người ta đến li dị hơn. Trong những giai đoạn thuận lợi, vợ chồng thường bỏ qua cho nhau nhiều chuyện, nhưng khi gặp khó khăn thì chỉ cần một hộp hộp thuốc đánh răng không đậy nắp cũng có thể gây ra một vụ đanh nhau sứt đầu mẻ trán rồi. Điều đó không có nghĩa là con cái, họ mạc hay ngoại tình không làm cho người ta li hôn, nhưng khi tiền của rủng rỉnh thì họ hàng cũng thường không phải là vấn đề quan trọng lắm.
Khi đời sống được cải thiện thì người ta có thể chịu đựng được hầu như là mọi thứ. Điều đó không có nghĩa là dân chủ và quyền con người không phải là không quan trọng, nhưng dân chủ và quyền tự do thể hiện không phải là điều kiện thường thấy trong đời sống của con người. Chẳng có gì chứng tỏ rằng sau hàng ngàn năm sống dưới chế độ độc tài, nhân dân Trung Đông bỗng nhiên lại thích có cuộc sống như là ở Thụy Sĩ. Họ muốn có việc làm và lương thực, nhưng khi cơm ăn việc làm đều không có mà giới lãnh đạo sống như vua chúa thì họ phải bực.
Hầu như mọi người đều có thể rút ra những bài học từ những gì đang diễn ra ở Ai Cập. Chỉ cần một vụ mất mùa là Trung Quốc có thể lâm vào khủng hoảng rồi. Chúng ta đã bị những buổi trình diễn hoàng tráng ở đại hội
Ngay cả Mĩ cũng có cái để học. Cung cấp vũ khí không làm cho khu vực ổn định được, muốn ổn định thì phải tạo ra những cổ đông trong tất cả các cộng đồng địa phương. Hàng tỉ mĩ kim viện trợ của chúng ta đã làm cho Ai Cập trở thành một trong những lực lượng quân sự mạnh nhất trong thế giới Arab, nhưng người nghèo vẫn là người nghèo. Chúng ta đòi họ phải dân chủ hóa nhiều hơn – đôi khi cũng thu được thành công – nhưng chúng ta đã không buộc được Ai Cập tiến hành những cuộc cải cách làm cho đời sống của đa số dân chúng trở thành tốt đẹp hơn. Những ngôi nhà trị giá nhiều triệu dollar ở ngoại vi Cairo chi càng chứng minh cho điều vừa nói.
Chúng ta còn có thể học được một vài điều thiết thực nữa. Mĩ không phải là đất nước có nhiều người nghèo đói, nhưng nhiều người đã không thể cải thiện đời sống được nữa và cơ hội chuyển từ nghèo sang giàu đã giảm đi. Trình độ đại học đã không còn là cây cầu dẫn đến một cuộc sống tốt đẹp hơn, thay vào đó nó lại củng cố thêm hố sâu ngăn cách giữa các giai cấp. Chúng ta không bị cách mạng bạo lực đe dọa, nhưng nếu mức sống của người dân không được nâng lên thì những phong trào tương tự như Trà đàm sẽ phát triển mạnh mẽ hơn và sẽ lớn giọng hơn trong việc phản đối chính phủ.
Khi người dân Nga chết đói, Sa hoàng Nicholas II ban cho họ quốc hội. Ở Pháp chế độ quân chủ phân chia theo đẳng cấp (Ancien Regime) không hiểu được mối nguy khi người nông dân bị tước mất mẩu bánh mì. Giới tinh hoa nhiều khi không nhận ra những chuyện xảy ra ngay trước mũi của họ. Lí tưởng của Rousseau đã từng sản sinh ra những hiện tượng kinh hoàng như vụ khủng bố sau Cách mạng Pháp hay chủ nghĩa Lenin cũng như đã từng tạo ra nền dân chủ vậy. Khi tìm cách làm cho thế giới tốt đẹp hơn, ta nên bắt đầu bằng sự phát triển kinh tế nhằm tiêu diệt nạn nghèo đói chứ không nên bắt đầu bằng quốc hội và ba hoa chích chòe về quyền con người.
Quyền con người tất nhiên là phải có, nhưng trước hết ta phải chăm sóc khu vườn của mình đã. Voltaire có thể dạy chúng ta nhiều điều hơn là Rousseau.
James Picht dạy kinh tế tại the Louisiana Scholars' College ở Natchitoches, La., trước đó ông từng làm việc ở Moscow và Washington. Nhưng ông đã có người yêu và quyết định ở lại nơi này. Hiện nay ông vừa giảng dạy vừa vẽ và cùng với bà Lisa, vợ ông, nuôi dạy hai con. Ông thích Voltaire, ghét Rousseau và đã có lần nhảy múa bên mộ Sartre.
Olympics và những ngôi nhà trọc trời ở Thượng Hải mê hoặc và không nhận ra rằng một nửa nước này đang nằm trong cảnh nghèo đói đến mức tuyệt vọng. Hơn thế nữa, chính sách ngăn chặn người nông thôn định cư trong thành phố dẫn đến kết quả là sự phát triển kinh tế của Trung Quốc đã tạo ra hai thế giới riêng biệt: thế giới của giàu sang và thế giới của đói ngheo. Giá lương thực gia tăng có thể đưa cả hai thế giới này đến chỗ sụp đổ. Sự bất công thấy rõ và không thể hi vọng vào một tương lai tốt đẹp hơn sẽ phá vỡ khế ước giữa kẻ cai trị và người bị trị. Người Nga sẵn sàng chịu đựng sự tàn bạo của Stalin trong nhiều năm bởi vì đa số dân Nga cảm thấy đời sống được cải thiện. Sự thiếu thốn trong những năm Thế chiến II đi kèm với lòng tự hào và mục đích của dân tộc, sau chiến tranh lại là một giai đoạn phát triển và tự tin vào tương lai. Chính sự trì trệ dười thời Brezhnev đã làm thối rữa nền móng của nhà nước và giúp người ta nhận thức được sự lạc hậu của Liên Xô so với phương Tây. Mà liên quan tới lương thực. Giá cả lương thực tăng cao là đòn đánh choáng váng vào những nước nghèo lại phải nhập lương thực tương tự như Ai Cập. Thời tiết bất thường ở Nga và giá năng lượng gia tăng làm cho giá lúa mì cũng tăng cao mà Ai Cập lại là một trong những nước nhập khẩu bột mì lớn nhất thế giới. Đa số dân chúng có thu nhập ít hơn 4 dollar một ngày, đối với họ giá lương thực gia tăng là một đại họa.
No comments:
Post a Comment