Phạm Nguyên Trường dịch
Các nhà báo đang làm việc cho các phương tiện thông tin đại chúng của nhà nước đang cố gắng thực hiện một cuộc cách mạng của chính mình.
Càng ngày các phương tiện thông tin đại chúng của nhà nước càng tỏ ra có cảm tình hơn với phong trào chống đối ngày 25 tháng 1 và công bố nhiều tài liệu phê phán chính quyền hơn. Nhưng hiện chưa thể nói giọng điệu mới đồng nghĩa với sự xuất hiện quyền tự do ngôn luận ở đất nước này.
Một nhà báo có tiếng của đài truyền hình quốc gia bị đuổi khỏi quảng trường Tahrir, ban lãnh đạo một số tòa soạn bị kêu gọi từ chức, giọng điệu của các bài xã luận thay đổi từng ngày.... Các nhà báo đang làm việc cho các phương tiện thông tin đại chúng của nhà nước đang cố gắng thực hiện một cuộc cách mạng của chính mình.
“Trong mười ngày đầu, việc thông tin của các phương tiện thông tin đại chúng Ai Cập đúng là nhục nhã” – người lãnh đạo chương trình Báo chí và thông tin đại chúng của Trường đại học tổng hợp Mĩ ở Cairo, Rasha Abdulla, nói như thế với The Washington Post. “Cứ y như thể là họ đang ở hành tinh khác vậy”, ông nói thêm.
Nhưng tình hình đã thay đổi. “Đã có những thay đổi triệt để. Các tổng biên tập, trước đây thường quì gối trước chính quyền, đã kêu gọi tiến hành những cuộc bầu cử trung thực, còn báo chí chính thức thì có điều kiện tiếp xúc với Huynh đệ Hồi giáo, những người mà mới gần đây thôi còn nằm bên ngoài bức tranh thông tin của đất nước”, Vael Kandill, giám đốc một tờ báo độc lập mang tên Al-Shuruk khẳng định.
Cuộc cách mạng ở Al-Ahram
Nhân viên của tờ Ros Ell Tusef, một trong bốn tờ báo chủ chốt của chính phủ đòi tổng biên tập Abdalla Kaman và giám đốc tòa soạn Karam Gabr từ chức. Từ hôm thứ ba, ngày nào họ cũng tổ chức biểu tình trước tòa soạn và không cho ban lãnh đạo đi vào văn phòng. Tại nhà xuất bản Al-Jumhuria, một nhà xuất bản của nhà nước, tình hình cũng tương tự: tổng biên tập Ali Ibrahim không còn được nhân viên tín nhiệm nữa.
Nhân viên của tờ Ros Ell Tusef, một trong bốn tờ báo chủ chốt của chính phủ đòi tổng biên tập Abdalla Kaman và giám đốc tòa soạn Karam Gabr từ chức. Từ hôm thứ ba, ngày nào họ cũng tổ chức biểu tình trước tòa soạn và không cho ban lãnh đạo đi vào văn phòng. Tại nhà xuất bản Al-Jumhuria, một nhà xuất bản của nhà nước, tình hình cũng tương tự: tổng biên tập Ali Ibrahim không còn được nhân viên tín nhiệm nữa.
Có vẻ như căng thẳng cũng diễn ra trong tòa soạn của tờ Al-Ahram, một tờ báo có nhiều độc giả nhất. Theo trang mạng của tờ báo này thì vào ngày thứ ba gần một trăm nhân viên đã tập trung ở tiền sảnh đòi phải kí hợp đồng lao động vô thời hạn. “Cách mạng ở Ai Cập, cách mạng ở Al-Ahram”, họ hô lớn, đồng thời họ còn hô những khẩu hiệu chống tham nhũng và chống ban lãnh đạo của chính tòa báo nữa.
Tuy nhiên, chỉ trong mấy ngày gần đây tổng biên tập tòa báo là ông Omar Saraia đã quay ngoắt 180 độ. “Trước đây ông ta là chỗ dựa của chế độ của Hosni Mubarak, nhưng bây giờ ông ta đã có thiện chí với những người phản đối”, Tamer Ezzedin, phóng viên
Nhưng sự chuyển đổi phe phái vào phút chót không phải lúc nào cũng đem lại kết quả đáng mong muốn: Amir Adiv, một người dẫn chương trình truyền hình nổi tiếng, bị dân chúng - những người đã có mặt ở trung tâm Cairo suốt hai tuần qua – lăng mạ và đuổi khỏi quảng trường Tahir.
Con tàu đang chạy
Đến lượt mình, hôm thứ tư các phóng viên ở đài phát thanh và truyền hình cũng định tổ chức một cuộc tụ tập nhằm phản đối cách đưa tin trên các phương tiện truyền thông đại chúng trong thời gian gần đây. “Cuộc họp không thành vì chỉ có gần 40 người tụ tập ở trung tâm truyền hình mà thôi. Nhưng đã hình thành nhiều nhóm trên Facebook, nhằm chứng tỏ rằng họ không chấp nhận những điều dối trá mà người ta đang tuyên truyền tên các phương tiện thông tin đại chúng”, Tamer Ezzedin nói.
Chủ tịch công đoàn các nhà báo, Makram Muhammad Ahmad, cũng bị tấn công. Cũng như tất cả những người lãnh đạo các phương tiện truyền thông chính thức, ông ta được bổ nhiệm vào chức vụ này là do được người đứng đầu nhà nước ưu ái. Trong một cuộc mít tinh phản đối diễn ra ngay trước tòa nhà của công đoàn, các thành viên của tổ chức này đã kêu gọi ông ta rút lui. Ngoài ra, họ còn tỏ ra bất bình vì công đoàn không thể hiện thái độ ủng hộ đối với nhà báo Ahamd Mohamad Mahmud, một người đã hi sinh trong khi tìm kiếm tài liệu về phong trào phản đối.
Theo lời bà vợ thì ngày 29 tháng 1, lực lượng bảo vệ trật tự ở bên dưới đã nhắm thẳng vào đầu Ahmad Mohamad Mahmud và nổ súng trong khi anh đang quay phim cuộc đụng độ trên phố từ cửa sổ phòng làm việc của mình. Anh đã chết sau đó sáu ngày.
Vael Kandill cho rằng tuy sự thay đổi giọng điệu của báo chí quả thật đã xảy ra, nhưng nói về tự do ngôn luận thì còn quá sớm: “Các phương tiện thông tin đại chúng của nhà nước đang theo dõi sự thay đổi giọng điệu của chính phủ và thực chất là họ tìm cách nhảy lên con tàu đang chạy. Còn những người tuyên truyền cho tự do ngôn luận thật sự có thể sẽ bị chính quyền đàn áp”, anh nói.
Dịch theo: http://inosmi.ru/africa/20110211/166446761.html
No comments:
Post a Comment