March 31, 2011

Thị trường tự do có làm băng họai các giá trị đạo đức hay không?

Đây là cuộc thảo luận do Quĩ JOHN TEMPLETON FOUNDATION tổ chức. Vấn đề được đem ra bàn thảo là: Chủ nghĩa tư bản, dựa trên quyền tự do trao đổi, đã bị mang tiếng là hệ thống dã man và phi đạo đức, đấy là nơi mà mỗi người đều chỉ quan tâm đến lợi ích của riêng mình, sẵn sàng phản bội, lừa bịp nhằm giành lợi thế trong cuộc cạnh tranh. Liệu xã hội tư bản chủ nghĩa có dứt khóat dẫn tới suy thóai đạo đức hay không? Thị trường tự do có tương thích với các giá trị đạo đức hay không, nó sẽ phá hủy hay khuyến khích những giá trị này? Một số nhà kinh tế học, triết học và chính khách có tiếng của Mĩ và Nga đã tham gia cuộc thảo luận. Ý kiến của họ rất đa dạng, Phạm Nguyên Trường blog sẽ lần lượt dịch và giới thiệu.

Bài 11
  
Tyler Cowen: Nói chung là không

Phạm Nguyên Trường dịch

Một trong những chức năng chủ yếu của thị trường là tạo ra sự đồng thuận về một số tiêu chuẩn đạo đức nhất định: tuân thủ thỏa thuận, sự trung thực trong các thương vụ, những người hoạt động trên thương trường phải chịu trách nhiệm khi không thực hiện lời hứa. Hậu quả xã hội tích cực của tất cả những tiêu chuẩn đạo đức này vượt xa khỏi lĩnh vực thương mại, bất kì người nghiên cứu thị trường hiện đại nào cũng nhận thấy điều đó.

March 30, 2011

Oliver Wright và Nigel Morris (The independent, Anh, 30/03/2011) – Clinton: Nghị quyết của Liên hiệp quốc cho chúng ta quyền cung cấp vũ khí cho lực lượng nổi dậy.

Phạm Nguyên Trường dịch

Mĩ đã dọn đường cho việc cung cấp vũ khí cho các nhóm nổi dậy tại Libya trong cuộc gặp của gần 40 nước tham gia hội nghị ở London nhằm thảo luận những biện pháp tiếp theo trong cuộc đấu tranh chống lại chế độ của Đại tá Gaddafi. 

March 29, 2011

Thị trường tự do có làm băng họai các giá trị đạo đức hay không?

Đây là cuộc thảo luận do Quĩ JOHN TEMPLETON FOUNDATION tổ chức. Vấn đề được đem ra bàn thảo là: Chủ nghĩa tư bản, dựa trên quyền tự do trao đổi, đã bị mang tiếng là hệ thống dã man và phi đạo đức, đấy là nơi mà mỗi người đều chỉ quan tâm đến lợi ích của riêng mình, sẵn sàng phản bội, lừa bịp nhằm giành lợi thế trong cuộc cạnh tranh. Liệu xã hội tư bản chủ nghĩa có dứt khóat dẫn tới suy thóai đạo đức hay không? Thị trường tự do có tương thích với các giá trị đạo đức hay không, nó sẽ phá hủy hay khuyến khích những giá trị này? Một số nhà kinh tế học, triết học và chính khách có tiếng của Mĩ và Nga đã tham gia cuộc thảo luận. Ý kiến của họ rất đa dạng, Phạm Nguyên Trường blog sẽ lần lượt dịch và giới thiệu.

Bài 10

Michael Walzer: Tất nhiên là có

Phạm Nguyên Trường dịch
  
Người ta có dễ dàng trở thành đức hạnh hơn khi tổng thống không còn là một kẻ bạo ngược đầy sức mạnh và những người yếu đuối đã không còn bị bắt nạt nữa hay không? Áp lực mang tính hủy hoại của những cuộc cạnh tranh vẫn còn. Chúng ta biết rằng con người dễ bị cám dỗ, vì vậy mà chúng ta đặt ra các hạn chế. Và nếu chúng ta thấy cần phải đặt ra những hạn chế đối với chính phủ thì chắc chắn là chúng ta cũng cần đặt ra những hạn chế đối với thương trường. 

March 28, 2011

Usman Mirgini (Al Arabiya, Tiều vương quốc Arab thống nhất, 23/03/2011) - Vì sao Gaddafi phải ra đi?


Phạm Nguyên Trường dịch

Gaddafi đã làm những chuyện chẳng giống ai. Ngay từ khi lực lượng nổi dậy, ông ta đã vội cầm lấy súng và gây ra một cuộc chiến tranh khủng khiếp nhằm chống lại tất cả các thành phố có biểu tình. Hàng nghìn người đã chết trong những vụ oanh kích từ trên không, từ pháo đặt trên xe tăng và từ những quả tên lửa của ông ta. Thế mà bây giờ, sau khi đã phạm những tội ác kinh hoàng như thế, Gaddafi lại lên diễn đàn và gào lên rằng chiến dịch quân sự chống lại lực lượng của ông ta - theo nghị quyết của Hội đồng bảo an - là “sự dã man và làm cho nhiều thường dân thiệt mạng”. Sau những gì đã được nhìn thấy và nghe thấy, ai có thể tin là Gaddafi đang lo lắng cho số phận của người dân Libya? Ông ta đã ra lệnh “nghiền nát những con chuột”, đuổi theo chúng và giết “một cách không thương tiếc” – ông ta đã nói đúng như thế nhằm đe dọa người dân ở Bengazi. Mà chuyện đó lại xảy vào lúc mọi người đã biết rõ là Hội đồng bảo an sẽ quyết định can thiệp quân sự nhằm bảo vệ thường dân.

March 27, 2011

Adrian Hamilton (The Independent, Anh, 23/03/2011) – Sự cáo chung của cái thế giới mà chúng ta từng biết

 Phạm Nguyên Trường dịch

Chúng ta đang sống trong một giai đoạn bất định và thay đổi vô tiền khoáng hậu trên bình diện toàn cầu. Những cuộc chiến tranh và thiên tai, những tranh chấp về chính trị và kinh tế - mà chúng ta tưởng là đã biết - đã không còn như xưa nữa.  

Ai đã nghĩ đến chuyện đó? Trả lời: không ai. Nếu đầu năm nay, một người nào đó nói rằng trước tháng ba, thế giới Arab không những sẽ bị rối loạn mà còn lật đổ được hai nhà độc tài cầm quyền lâu nhất ở đấy, rằng Liên hiệp quốc sẽ cho phép một cuộc can thiệp quân sự do Mĩ dẫn đầu vào một nước Hồi giáo và rằng nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ bị sóng thần tàn phá, thì người đó sẽ bị coi là một kẻ dối trá yếm thế, đang đi tìm những thứ mà hắn mơ tưởng chứ không phải những thứ mà hắn có thể tiên đoán. 

March 24, 2011

Thị trường tự do có làm băng họai các giá trị đạo đức hay không?

Đây là cuộc thảo luận do Quĩ JOHN TEMPLETON FOUNDATION tổ chức. Vấn đề được đem ra bàn thảo là: Chủ nghĩa tư bản, dựa trên quyền tự do trao đổi, đã bị mang tiếng là hệ thống dã man và phi đạo đức, đấy là nơi mà mỗi người đều chỉ quan tâm đến lợi ích của riêng mình, sẵn sàng phản bội, lừa bịp nhằm giành lợi thế trong cuộc cạnh tranh. Liệu xã hội tư bản chủ nghĩa có dứt khóat dẫn tới suy thóai đạo đức hay không? Thị trường tự do có tương thích với các giá trị đạo đức hay không, nó sẽ phá hủy hay khuyến khích những giá trị này? Một số nhà kinh tế học, triết học và chính khách có tiếng của Mĩ và Nga đã tham gia cuộc thảo luận. Ý kiến của họ rất đa dạng, Phạm Nguyên Trường blog sẽ lần lượt dịch và giới thiệu.

Bài 9

Hà Thanh-liên: Không

Phạm Nguyên Trường dịch

Ai đã để cho quá trình phát triển của Trung Quốc trở thành vô đạo như thế - thị trường tự do hay là nhà nước và nhóm tinh hoa cầm quyền của nó đã thất bại? Ở đâu thì những người thiết lập và thi hành luật chơi cũng có vai trò quyết định. Điều này lại càng đúng đối với Trung Quốc, nơi mà các quan chức của chính phủ và Đảng làm ra luật và giám sát các hoạt động kinh tế, nhưng chính họ lại tìm cách kiếm lời.

March 23, 2011

Boris Volkhonsky (Russ.ru, 20/03/2011) – Libya: sẽ không có phiên tòa theo kiểu Nurember.

Phạm Nguyên Trường dịch

Cách  đây vài ngày tôi có đọc trên internet nhận xét của một người sành sỏi và tự coi là nhà phân tích chính trị nữa. Thực chất lời nhận xét này như sau: Nghị quyết của Hội đồng bảo an LHQ là một tội ác vì: a) can thiệp vào công việc nội bộ của một nước ĐỘC LẬP, b) định lật đổ một nhà lãnh đạo HỢP PHÁP, được đa số dân chúng ủng hộ, c) đấy là cuộc can thiệp bằng quân sự và là tội ác chống lại nhân loại. Có thể ông ta đã sử dụng cái định nghĩa rất vô học về “tội ác chống lại nhân loại” mà Bộ ngoại giao Nga cũng như các phương tiện truyền thông tôi đòi rất thích, nhưng chính xác thì tôi không nhớ. 

March 22, 2011

Thị trường tự do có làm băng họai các giá trị đạo đức hay không?

Đây là cuộc thảo luận do Quĩ JOHN TEMPLETON FOUNDATION tổ chức. Vấn đề được đem ra bàn thảo là: Chủ nghĩa tư bản, dựa trên quyền tự do trao đổi, đã bị mang tiếng là hệ thống dã man và phi đạo đức, đấy là nơi mà mỗi người đều chỉ quan tâm đến lợi ích của riêng mình, sẵn sàng phản bội, lừa bịp nhằm giành lợi thế trong cuộc cạnh tranh. Liệu xã hội tư bản chủ nghĩa có dứt khóat dẫn tới suy thóai đạo đức hay không? Thị trường tự do có tương thích với các giá trị đạo đức hay không, nó sẽ phá hủy hay khuyến khích những giá trị này? Một số nhà kinh tế học, triết học và chính khách có tiếng của Mĩ và Nga đã tham gia cuộc thảo luận. Ý kiến của họ rất đa dạng, Phạm Nguyên Trường blog sẽ lần lượt dịch và giới thiệu.

Bài 8
Rick Santorum: Không!
Phạm Nguyên Trường dịch

Những người phê bình thường lên án thị trường tự do và động cơ kiếm lời là chủ nghĩa cá nhân ích kỉ, bệnh hoạn, đặt quyền lợi của mình lên trên tất cả mọi thứ và coi thường trách nhiệm đối với xã hội. Nhưng chủ nghĩa cá nhân lại hoàn toàn tương thích với tình đoàn kết trong xã hội và sự quan tâm bất vị lợi đối với những người khác. Trên thực tế, chủ nghĩa cá nhân lành mạnh là niềm tin của cá nhân vào khả năng của mình trong việc nuôi sống mình và gia đình mình cũng như thực hiện những thay đổi xã hội cần thiết – đấy chính là điều kiện tiên quyết của tình đoàn kết với những người cùng cảnh ngộ và tình thương đối với những người thiếu thốn.

March 21, 2011

Aleksei Pimenov (Voice of America , tiếng Nga, 18/03/2011) – Libya và dầu mỏ: câu đố của Muammar Gaddafi


Phạm Nguyên Trường dịch

Như vậy là quyết định đã được thông qua – đấy là nghị quyết về việc thiết lập vùng cấm bay ở Libya. Hôm qua người ta còn tưởng rằng tất cả các bản án đã được tuyên rồi. “Những vụ giết chóc ở Libya và sự kiện là Liên hiệp quốc (LHQ) không can thiệp chứng tỏ rằng LHQ đã hoàn toàn không còn là người bảo trợ cho hòa bình và công bằng nữa”, Iulia Latynina đã viết như thế. Thái độ hoài nghi còn đi xa hơn nữa: “Cuộc cách mạng dân chủ vĩ đại trong thế giới Arab đã vấp phải tảng đá cản đường là Muammar Gaddafi”, Vladimir Abarinov nhận xét như thế và nói thêm “Phương Tây không có lãnh đạo khi phải đối mặt với cuộc khủng hoảng ở Libya”.

March 20, 2011

Thị trường tự do có làm băng họai các giá trị đạo đức hay không?

Đây là cuộc thảo luận do Quĩ JOHN TEMPLETON FOUNDATION tổ chức. Vấn đề được đem ra bàn thảo là: Chủ nghĩa tư bản, dựa trên quyền tự do trao đổi, đã bị mang tiếng là hệ thống dã man và phi đạo đức, đấy là nơi mà mỗi người đều chỉ quan tâm đến lợi ích của riêng mình, sẵn sàng phản bội, lừa bịp nhằm giành lợi thế trong cuộc cạnh tranh. Liệu xã hội tư bản chủ nghĩa có dứt khóat dẫn tới suy thóai đạo đức hay không? Thị trường tự do có tương thích với các giá trị đạo đức hay không, nó sẽ phá hủy hay khuyến khích những giá trị này? Một số nhà kinh tế học, triết học và chính khách có tiếng của Mĩ và Nga đã tham gia cuộc thảo luận. Ý kiến của họ rất đa dạng, Phạm Nguyên Trường blog sẽ lần lượt dịch và giới thiệu.

Bài 7
Kay S. Hymowitz: Có, rất hay xảy ra

Phạm Nguyên Trường dịch

Sự kiện là thị trường tự do tán dương chủ nghĩa khoái lạc và tinh thần tự chủ đã tạo ra những ảnh hưởng có thể đoán trước được đối với những người ít học – người nghèo và gần đây là cả giai cấp công nhân nữa. Trong những cộng đồng có thu nhập thấp, cuộc tấn công vào tính tự chế và lòng trung thành trong các mối quan hệ cá nhân đã làm suy yếu cả những gia đình hạt nhân lẫn gia đình mở rộng. Trong nhiều cộng đồng như thế, li dị và sinh con ngoài giá thú đang trở thành hiện tượng tự nhiên.

March 19, 2011

CATHERINE ASHTON (The New York Times, 18/03/1011) – Bắc Phi, tiếp sau là gì?

Phạm Nguyên Trường dịch

Đôi khi câu hỏi: “Sau đó thì sao?” lại là câu hỏi cực kì khó đối với nền chính trị thế giới. Đấy là câu hỏi mà người ta sẽ và bắt đầu đưa ra cho tôi trong buổi thảo luận tại hội nghị thượng đỉnh bàn về tình hình Libya vào thứ bảy tới ở Paris.  

Lịch sử có đầy các thí dụ về chiến thắng trong chiến tranh nhưng lại thất bại trong nền hòa bình sau đó. Ở châu Âu đã diễn ra những sai lầm khủng khiếp ngay sau Thế chiến I, dọn đường cho Thế chiến II. Sau năm 1945 chúng ta đã thành công hơn, mặc dù sau đó đã diễn ra chiến tranh lạnh, vì chúng ta hiểu rằng phải làm nhiều hơn là đánh bại Hitler. Chúng ta phải tái thiết lục địa đã tan hoang sau cuộc chiến.  

March 18, 2011

Thị trường tự do có làm băng họai các giá trị đạo đức hay không?

Đây là cuộc thảo luận do Quĩ JOHN TEMPLETON FOUNDATION tổ chức. Vấn đề được đem ra bàn thảo là: Chủ nghĩa tư bản, dựa trên quyền tự do trao đổi, đã bị mang tiếng là hệ thống dã man và phi đạo đức, đấy là nơi mà mỗi người đều chỉ quan tâm đến lợi ích của riêng mình, sẵn sàng phản bội, lừa bịp nhằm giành lợi thế trong cuộc cạnh tranh. Liệu xã hội tư bản chủ nghĩa có dứt khóat dẫn tới suy thóai đạo đức hay không? Thị trường tự do có tương thích với các giá trị đạo đức hay không, nó sẽ phá hủy hay khuyến khích những giá trị này? Một số nhà kinh tế học, triết học và chính khách có tiếng của Mĩ và Nga đã tham gia cuộc thảo luận. Ý kiến của họ rất đa dạng, Phạm Nguyên Trường blog sẽ lần lượt dịch và giới thiệu.

Bài 6
Robert B. Reich: Chúng ta không thích nghĩ tới chuyện đó.

Phạm Nguyên Trường dịch

Là những người đức hạnh, chúng ta quan tâm tới sự thịnh vượng của những người láng giềng và cộng đồng của chúng ta. Nhưng khi đóng vai người tiêu dùng thì chúng ta tích cực đi tìm những thương vụ có thể có tác động xấu tới mức sống của chính những người láng giềng và tình làng nghĩa xóm trong cộng đồng của chúng ta. Giải quyết mâu thuẫn này như thế nào? Thường thì chúng ta lờ đi.

March 17, 2011

Thị trường tự do có làm băng họai các giá trị đạo đức hay không?

Đây là cuộc thảo luận do Quĩ JOHN TEMPLETON FOUNDATION tổ chức. Vấn đề được đem ra bàn thảo là: Chủ nghĩa tư bản, dựa trên quyền tự do trao đổi, đã bị mang tiếng là hệ thống dã man và phi đạo đức, đấy là nơi mà mỗi người đều chỉ quan tâm đến lợi ích của riêng mình, sẵn sàng phản bội, lừa bịp nhằm giành lợi thế trong cuộc cạnh tranh. Liệu xã hội tư bản chủ nghĩa có dứt khóat dẫn tới suy thóai đạo đức hay không? Thị trường tự do có tương thích với các giá trị đạo đức hay không, nó sẽ phá hủy hay khuyến khích những giá trị này? Một số nhà kinh tế học, triết học và chính khách có tiếng của Mĩ và Nga đã tham gia cuộc thảo luận. Ý kiến của họ rất đa dạng, Phạm Nguyên Trường blog sẽ lần lượt dịch và giới thiệu.

Bài 5
Bernard-Henri Lévy: Chắc chắn. Hay là không?
Phạm Nguyên Trường dịch
Hãy tưởng tượng chủ nghĩa cá nhân còn sâu sắc, khó cải tạo và triệt để hơn là tính tư lợi của xã hội thị trường. Theo những người đã từng trải qua thì đấy chính là bản kết toán mà chủ nghĩa cộng sản để lại cho chúng ta. Đấy chính là bằng chứng của sự suy đồi, của sự băng hoại đạo đức mà những xã hội không dựa trên cơ sở thị trường gây ra.

Brahma Chellaney (Project Syndicate, Mĩ. 14/03/2011) - Bài học hạt nhân Nhật Bản


Phạm Nguyên Trường dịch

NEW DELHI – Những vấn đề của nhà máy điện hạt nhân Fukushima  – và của cả những lò phản ứng hạt nhân khác đã giáng một đòn nặng vào ngành công nghiệp hạt nhân thế giới, một tổ hợp của chưa đến 12 công ty quốc doanh hay công ty do nhà nước quản lí đang đánh trống thổi kèn quảng bá cho phục hưng của năng lượng hạt nhân. 

March 16, 2011

Thị trường tự do có làm băng họai các giá trị đạo đức hay không?

Đây là cuộc thảo luận do Quĩ JOHN TEMPLETON FOUNDATION tổ chức. Vấn đề được đem ra bàn thảo là: Chủ nghĩa tư bản, dựa trên quyền tự do trao đổi, đã bị mang tiếng là hệ thống dã man và phi đạo đức, đấy là nơi mà mỗi người đều chỉ quan tâm đến lợi ích của riêng mình, sẵn sàng phản bội, lừa bịp nhằm giành lợi thế trong cuộc cạnh tranh. Liệu xã hội tư bản chủ nghĩa có dứt khóat dẫn tới suy thóai đạo đức hay không? Thị trường tự do có tương thích với các giá trị đạo đức hay không, nó sẽ phá hủy hay khuyến khích những giá trị này? Một số nhà kinh tế học, triết học và chính khách có tiếng của Mĩ và Nga đã tham gia cuộc thảo luận. Ý kiến của họ rất đa dạng, Phạm Nguyên Trường blog sẽ lần lượt dịch và giới thiệu.

Bài 4
Michael Novak: Không! Nhưng mà…có

Phạm Nguyên Trường dịch

Như vậy nghĩa là, nhiệm vụ vĩ đại nhất của xã hội thị trường là củng cố đạo đức và văn hóa, là trở về với cội nguồn tinh thần mà cha ông ta gọi là “Sự Thức Tỉnh Vĩ Đại”. 

Foreign Policy (Số tháng 1-2/2011) - NĂM ĐIỀU HOANG ĐƯỜNG VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN TRUNG QUỐC


THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM - Tài liệu tham khảo đặc biệt
  
“Trung Quốc là chủ nghĩa cộng sản chỉ trên danh nghĩa”
Quan niệm trên là sai lầm. Nếu Vladimir Lenin tái sinh ở Bắc Kinh vào thế kỷ 21 và tìm cách quay mắt khỏi các toà nhà chọc trời tráng lệ và sự tiêu dùng xa hoa của thành phố này, ông sẽ nhận ngay ra trong đảng Cộng sản Trung Quốc đang cầm quyền một bản sao của hệ thống mà ông đã thiết kế gần một thế kỷ trước dành cho những người chiến thắng của cuộc Cách mạng Bônsêvích. Chỉ cần nhìn vào cơ cấu của đảng là thấy được hệ thống chính trị của Trung Quốc vẫn còn mang tính cộng sản – và theo chủ nghĩa Lênin như thế nào.

March 14, 2011

Vicken Cheterian (Open Democracy, Anh, 10/03/2011) – Bạo loạn trong các nước Arab và các cuộc cách mạng màu

Phạm Nguyên Trường dịch

Các cuộc bạo loạn ở các nước Arab trong năm 2010 – 2011 lan truyền với tốc độ và cường độ rất cao. Chỉ sau ba tháng, vụ phản đối bắt đầu tại thành phố Sidi Bouzid ở Tunisia vào giữa tháng 12 năm 2010 đã trở thành làn sóng bạo loạn nhấn chìm hai vị tổng thống, bao trùm lên một khu vực lãnh thổ từ Morocco đến vùng người Kurd ở Irak; làm sống lại ngọn lửa của phe đối lập Iran và tiếp tục cháy ở Bahrain, Libya, Yemen và nhiều nơi khác nữa.

March 12, 2011

Thị trường tự do có làm băng họai các giá trị đạo đức hay không?

Đây là cuộc thảo luận do Quĩ JOHN TEMPLETON FOUNDATION tổ chức. Vấn đề được đem ra bàn thảo là: Chủ nghĩa tư bản, dựa trên quyền tự do trao đổi, đã bị mang tiếng là hệ thống dã man và phi đạo đức, đấy là nơi mà mỗi người đều chỉ quan tâm đến lợi ích của riêng mình, sẵn sàng phản bội, lừa bịp nhằm giành lợi thế trong cuộc cạnh tranh. Liệu xã hội tư bản chủ nghĩa có dứt khóat dẫn tới suy thóai đạo đức hay không? Thị trường tự do có tương thích với các giá trị đạo đức hay không, nó sẽ phá hủy hay khuyến khích những giá trị này? Một số nhà kinh tế học, triết học và chính khách có tiếng của Mĩ và Nga đã tham gia cuộc thảo luận. Ý kiến của họ rất đa dạng, Phạm Nguyên Trường blog sẽ lần lượt dịch và giới thiệu.

Bài 3
John C. Bogle : Phụ thuộc vào nhiều thứ  

Phạm Nguyên Trường dịch

Chủ nghĩa tư bản “bị trói chân trói tay” như thế đúng là có làm băng hoại các giá trị đạo đức của chúng ta vì lợi ích thì cá nhân hưởng, còn rủi ro thì xã hội chịu (dưới hình thức trợ giúp của nhà nước). Cả hai hiện tượng đó đều là sự phản bội những nguyên tắc của thị trường tự do.

March 11, 2011

Igor Trubais (inosmi.ru, Nga, 15/05/2009) – Cuộc cách mạng của các tù nhân Gulag đã đập tan chủ nghĩa Stalin

Phạm Nguyên Trường dịch

Bản dịch được thực hiện nhằm kỉ niệm 55 năm (25/02/1956-25/02/2011) ngày Khrushchev công bố báo cáo: Về tệ sùng bái cá nhân và những hậu quả của nó. 

Cách đây mấy tuần ở Kiev, thủ đô Ukraine đã diễn ra cuộc hội thảo với tên gọi “Trò chuyện công dân: Moskva-Kiev”. Những người tham dự, lo lắng về sự xuống cấp trong quan hệ giữa hai nước, đã thảo luận để tìm biện pháp nhằm tháo gỡ những cuộc xung đột đang diễn ra. Chúng tôi xuất phát từ quan điểm cho rằng các chính trị gia, có người thông thái, có người không được thông thái lắm; họ đến rồi đi, nhưng các dân tộc láng giềng và giới trí thức thì phải cố gắng gìn giữ thái độ tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau.

March 10, 2011

Nina L. Khrushcheva (Los Angeles Times, 19/02/2006) - Ngày Khrushchev chôn Stalin

Phạm Nguyên Trường dịch

Bản dịch được thực hiện nhằm kỉ niệm 55 năm (25/02/1956-25/02/2011) ngày Khrushchev công bố báo cáo: Về tệ sùng bái cá nhân và những hậu quả của nó. 

 
Khi Nikita Khrushchev (1894-1971) mất vào năm 1971, tôi còn rất nhỏ, nhưng tôi vẫn nhớ rất rõ. Những ngày cuối tuần chúng tôi thường tới khu nhà an dưỡng gọi là Petrovo Dalnee, cách Moskva chừng 30 dặm, để thăm ông. Tôi thường cùng ông chăm sóc mấy luống cà chua hay mấy thùng ong. Mặc dù đối với tôi, ông chỉ là một cụ cố hiền lành, trong gia đình tôi, cả lúc đó cũng như sau này, mọi người đếu nói rằng ông là một người vĩ đại, một trong những lãnh tụ thế giới, chiến sĩ giải phóng, tóm lại một người mà tôi có thể tự hào.

Nhưng sau này, khi học trong trường dành riêng cho con em thuộc hàng ngũ ưu tú của Đảng trên đại lộ Kutuzov, tôi chưa từng bao giờ được nghe thấy người ta nhắc đến tên ông. Một người như thế chưa từng tồn tại đối với các thày giáo của chúng tôi. Chưa hề có một người như thế. Tất cả những gì xảy ra trong chính quyền từ năm 1953 đến năm 1964, khi ông tôi lãnh đạo quốc gia, dường như đều do Đảng Cộng sản Liên Xô thực hiện. Tên tuổi Khrushchev bị xóa hoàn toàn khỏi các cuốn sách lịch sử.

March 9, 2011

Leonardo Moledo (Pagina 12, Argentina, 02/03/2011) – Kí ức về chủ nghĩa khủng bố nhà nước

Phạm Nguyên Trường dịch
Bản dịch được thực hiện nhằm kỉ niệm 55 năm (25/02/1956-25/02/2011) ngày Khrushchev công bố báo cáo: Về tệ sùng bái cá nhân và những hậu quả của nó. 
Lịch sử có ít những vụ khủng bố tương tự như vụ khủng bố của Stalin. Nhà sử học mà chúng tôi cùng đàm đạo trong số báo này nghĩ về những việc cần làm đối với kí ức về những tội ác ở Nga cũng như ở Argentina. Không nên đọc vào ban đêm!
 

BBCRussian.com (08/03/2011) - Quân nổi dậy cho Kaddafi 72 giờ để ra đi.

Phạm Nguyên Trường dịch
Lực lượng nổi dậy Libya sẽ không truy tố Kaddafi về những tội ác mà họ đã lên án ông ta nếu vị đại này rời khỏi đất nước trong vòng 72 giờ tới, ông Mustafa Abdel-Jalil, lãnh đạo phong trào nổi dậy đã tuyên bố với kênh truyền hình Al-Jazeera như thế.

March 8, 2011

Abdalla Iskander (Al Arabiya, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất, 02/03/2011) – Kaddafi đang đi theo con đường của Saddam Husein


Phạm Nguyên Trường dịch

Kaddafi đã “pha trò” trong lần phát biểu trên TV, được truyền qua cả Mĩ, vào ngày 28 tháng 2 vừa qua. Đấy là lúc ông ta nói rằng nhân dân Libya vẫn yêu ông ta và sẵn sàng chết vì ông ta. Đây có thể là lần pha trò cuối cùng của ông ta. Kaddafi có một kho vô tận những mánh khóe và trò khôn vặt nhằm giúp ông ta giữ càng lâu càng tốt địa vị lãnh tụ mà ông ta đã giữ từ năm 1969. Nhưng chính lời tuyên bố đó có thể trở thành nguyên nhân của bi kịch đối với nhân dân Libya.

March 7, 2011

XÃ HỘI ĐANG THỨC TỈNH Ở BẮC TRIỀU TIÊN

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM - Tài liệu tham khảo đặc biệt (07/03/2011)

Những sự khiêu khích và những dấu hiệu hoà dịu lần lượt diễn ra giữa hai miền Triều Tiên. Bắc Triều Tiên đã bắn tên lửa đáp trả các cuộc tập trận giữa Mỹ và Hàn Quốc trên Hoàng Hải. Người ta nói tới một sự trở lại của các thanh sát viên Liên Hợp Quốc phụ trách vấn đề hạt nhân. Mục tiêu của Bình Nhưỡng là gì? Đằng sau một vẻ bề ngoài yên ắng là một không khí sôi sục trong xã hội Bắc Triều Tiên. Bài đăng trên báo “Le Monde diplomatique” số ra tháng 1/2011 viết về vấn đề này như sau:

Michael Richardson ( The Japan Times online, 04/03/2011) – Tại sao vũ khí hạt nhân của Trung Quốc lại làm người ta lo lắng?

Phạm Nguyên Trường dịch

SINGAPORE — Theo đánh giá mới nhất của các nhà phân tích phương Tây thì Trung Quốc hiện có 240 đầu đạn hạt nhân, trong đó 175 chiếc đang ở trong tình trạng sẵn sàng, 65 chiếc còn lại là lực lượng dự bị hoặc chờ được tháo dỡ vì bị coi là quá cũ, không thể sử dụng được.

Số lượng như thế là nhỏ nếu so với Mĩ và Nga. Mĩ tuyên bố rằng họ có 5.113 đầu đạn hạt nhân trong tình trạng sẵn sàng. Người ta cho rằng Nga cũng có số lượng tương đương, nước này cũng nói rằng họ sẽ theo gương Mĩ và sẽ công bố toàn bộ số lượng sau khi hiệp ước mới về giải trừ vũ khí chiến lược với Mĩ được thông qua.

March 5, 2011

Michael Auslin (The Wall Street Journal, 02/03/2011) – Nga sợ Trung Quốc chứ không sợ Nhật

 Phạm Nguyên Trường dịch 

Cuộc tranh luận kéo dài hàng chục năm về quần đảo Kuril có thể là chiến thuật của Nga nhằm chống lại kẻ thù thực sự và lâu đời của họ: Trung Quốc. 

Thị trường tự do có làm băng họai các giá trị đạo đức hay không?

Đây là cuộc thảo luận do Quĩ JOHN TEMPLETON FOUNDATION tổ chức. Vấn đề được đem ra bàn thảo là: Chủ nghĩa tư bản, dựa trên quyền tự do trao đổi, đã bị mang tiếng là hệ thống dã man và phi đạo đức, đấy là nơi mà mỗi người đều chỉ quan tâm đến lợi ích của riêng mình, sẵn sàng phản bội, lừa bịp nhằm giành lợi thế trong cuộc cạnh tranh. Liệu xã hội tư bản chủ nghĩa có dứt khóat dẫn tới suy thóai đạo đức hay không? Thị trường tự do có tương thích với các giá trị đạo đức hay không, nó sẽ phá hủy hay khuyến khích những giá trị này? Một số nhà kinh tế học, triết học và chính khách có tiếng của Mĩ và Nga đã tham gia cuộc thảo luận. Ý kiến của họ rất đa dạng, Phạm Nguyên Trường blog sẽ lần lượt dịch và giới thiệu.


Bài 2
Jagdish Bhagwati – Ngược lại
Phạm Nguyên Trường dịch
Sự phản đối việc mở rộng thị trường quốc tế xuất phát từ lòng vị tha của các giáo sư và sinh viên. Đấy là chủ yếu là do những lo lắng về những vần đề đạo đức và xã hội mà ra.  Nói một cách đơn giản: họ tin rằng toàn cầu hóa không có bộ mặt con người. Tôi lại có quan điểm hoàn toàn ngược lại.

March 3, 2011

David E. Hoffman (Foreign Policy, Mĩ, 01/03/2011) – Tại sao Gorbachev?

Phạm Nguyên Trường dịch

Bài viết nhân kỉ niệm sinh nhật lần thứ 80 của Gorbachev (02/03/1931-02/03/2011)

Trong ngày sinh nhật lần thứ 80 của mình (2 tháng 3 -ND), Mikhail Gorbachev, xứng đáng được ca ngợi vì tính công khai (glasnost), công cuộc cải tổ (perestroika) và kết thúc chiến tranh lạnh. Tất cả những điều này đã chiếm được vị trí xứng đáng trong các cuốn sách giáo khoa lịch sử. Nhưng vấn đế là: tại sao trong đêm một ngày tháng 3 năm 1985 Gorbachev chứ không phải một người nào khác đã được đưa lên làm lãnh tụ Liên Xô? 

March 2, 2011

Thomas Grove (Reuters, 01/03/2011) – Nga chuẩn bị đối đầu với Trung Quốc

Phạm Nguyên Trường dịch
Moskva - Nga đang thể hiện cơ bắp của mình bằng cách đưa đến vùng Viễn Đông tàu chiến và tên lửa trong nỗ lực nhằm bảo vệ vị trí cường quốc châu Á của mình nhằm đối đầu với sức mạnh đang gia tăng của Trung Quốc.

Sự ngóc đầu dậy của Trung Quốc đã buộc các nhà lãnh đạo Nga phải hướng mắt về phương Đông và đánh giá lại các kế hoạch quân sự thời Xô Viết, chủ yếu nhắm vào cuộc chiến trên bộ ở châu Âu hoặc là cơn ác mộng chiến tranh nguyên tử với Mĩ.

Jennifer Richmond (Stratfor, Mĩ, 28/02/2011) - Báo cáo nhanh: Bạo loạn Hoa Nhài ở Trung Quốc

Phạm Nguyên Trường dịch

Đợt hai của đợt biểu tình “Hoa Nhài” đã được tổ chức trên nhiều thành phố Trung Quốc trong ngày 27 tháng 2. Đợt hai diễn ra một tuần sau đợt một (20 tháng 2), sau khi một bức thư nổi tiếng được công bố trên trang Boxun.com kêu gọi người Trung Quốc mít tinh một cách hòa bình nhằm phản đối Đảng cộng sản Trung Quốc và ủng hộ cải cách chính trị. Sự kiện này diễn ra khi các cuộc cách mạng và phản đối đang làm rúng động Trung Đông, nhưng ở Trung Quốc phản ứng dây chuyền đã không xảy ra. Đồng thời, tâm trạng bất mãn đối với Đảng cộng sản Trung Quốc về những vấn đề như lạm phát cũng đang gia tăng. Đây có vẻ như là lúc người dân có thể cố gắng mở rộng không gian chính trị cho mình.

March 1, 2011

Xã luận báo Haaretz (Israel, 27/02/2011) - Các cuộc các mạng trong thế giới Arab: Hi vọng và những mối nhiểm nguy

Phạm Nguyên Trường dịch
  
Làn gió đổi thay đang thổi trên thế giới Arab và thế giới Hồi giáo. Chúng ta đang đứng ở trung tâm cơn cuồng phong chính trị ở Trung Đông, nhưng chúng ta không thể nào biết một cách chính xác trận gió này sẽ mang lại điều gì. Bạo lực kinh hoàng ở Libya, các cuộc biểu tình vẫn còn tiếp diễn ở Yemen, cũng như ở Iran, Bahrain, Jordan, Marocco và Algeria. Nhân dân Tunisia và Ai Cập đã tống cổ được các nhà độc tài, nhưng chế độ mới vẫn chưa được thành lập.