Phạm Nguyên Trường dịch
Bản dịch được thực hiện nhằm kỉ niệm 55 năm (25/02/1956-25/02/2011) ngày Khrushchev công bố báo cáo: Về tệ sùng bái cá nhân và những hậu quả của nó.
Khi Nikita Khrushchev (1894-1971) mất vào năm 1971, tôi còn rất nhỏ, nhưng tôi vẫn nhớ rất rõ. Những ngày cuối tuần chúng tôi thường tới khu nhà an dưỡng gọi là Petrovo Dalnee, cách Moskva chừng 30 dặm, để thăm ông. Tôi thường cùng ông chăm sóc mấy luống cà chua hay mấy thùng ong. Mặc dù đối với tôi, ông chỉ là một cụ cố hiền lành, trong gia đình tôi, cả lúc đó cũng như sau này, mọi người đếu nói rằng ông là một người vĩ đại, một trong những lãnh tụ thế giới, chiến sĩ giải phóng, tóm lại một người mà tôi có thể tự hào.
Nhưng sau này, khi học trong trường dành riêng cho con em thuộc hàng ngũ ưu tú của Đảng trên đại lộ Kutuzov, tôi chưa từng bao giờ được nghe thấy người ta nhắc đến tên ông. Một người như thế chưa từng tồn tại đối với các thày giáo của chúng tôi. Chưa hề có một người như thế. Tất cả những gì xảy ra trong chính quyền từ năm 1953 đến năm 1964, khi ông tôi lãnh đạo quốc gia, dường như đều do Đảng Cộng sản Liên Xô thực hiện. Tên tuổi Khrushchev bị xóa hoàn toàn khỏi các cuốn sách lịch sử.
Nhưng sau này, khi học trong trường dành riêng cho con em thuộc hàng ngũ ưu tú của Đảng trên đại lộ Kutuzov, tôi chưa từng bao giờ được nghe thấy người ta nhắc đến tên ông. Một người như thế chưa từng tồn tại đối với các thày giáo của chúng tôi. Chưa hề có một người như thế. Tất cả những gì xảy ra trong chính quyền từ năm 1953 đến năm 1964, khi ông tôi lãnh đạo quốc gia, dường như đều do Đảng Cộng sản Liên Xô thực hiện. Tên tuổi Khrushchev bị xóa hoàn toàn khỏi các cuốn sách lịch sử.
Ở Liên Xô người ta luôn làm như vậy. Tất cả các lãnh tụ đều muốn xóa sạch vết tích của những người tiền nhiệm, dù người đó là ai cũng cần kiểm soát gắt gao hoặc xoá bỏ hoàn toàn. Stalin viết lại quan hệ của ông với Lenin. Khrushchev tố cáo Stalin. Leonid Brezhnev cũng làm như thế với Khrushchev, người phải rời bỏ quyền lực vị bị kết những tội lỗi rất mù mờ như “chủ quan” và “duy ý chí”, nhưng thực chất là bị cầm tù ở Petrovo Dalnee, KGB luôn theo dõi sát sao khách khứa cũng như các chuyến đi của ông.
Chỉ rất lâu về sau, khi đã lớn, tôi mới biết đến bản "Báo cáo mật" tố cáo những tội ác và tệ sùng bái cá nhân mà cụ tôi đã đọc cách đây tròn 50 năm. Ở đây không chỉ là cái thực sự tốt chống lại cái thực sự xấu hay một nhà lãnh đạo dân chủ có thiện ý thế chỗ cho một kẻ độc tài. Vấn đề tế nhị hơn nhiều. Khrushchev là một trong những cộng sự thân cận nhất của Stalin, chính ông đã thú nhận rằng “đã làm như tất cả những người khác”, nghĩa là đã tham gia vào các chiến dịch đàn áp và thanh trừng hồi những năm 30 và 40 của thế kỉ trước, đã tin tưởng rằng nhiệm vụ quan trọng nhất mà người cộng sản phải làm là “tiêu diệt kể thù” cho tương lai tươi sáng của phong trào cộng sản quốc tế.
Một số người cho rằng, và hiện nay vẫn có người vẫn nghĩ rằng ông quyết định phát biểu vào năm 1956 là do tranh giành quyền lực nội bộ (nhất là khi người ta đổ tất cả tội lỗi cho một mình Stalin). Dĩ nhiên là Khrushchev đã có thể lợi dụng bài nói để tăng cường vị trí của mình.
Nhưng dù sao ông cũng đáng được tôn trọng vì với việc tố cáo Stalin trước đại hội XX Đảng Cộng sản Liên Xô, cụ tôi đã dũng cảm công nhận rằng chủ nghĩa cộng sản (cũng như các lãnh tụ của nó) có thể mắc sai lầm. Sau này Khrushchev có nói rằng việc lên án Stalin và việc lần đầu tiên đưa ra tình tiết về các vụ giết người, thanh trừng và ép cung là cần thiết về mặt đạo đức. Sau khi bị “buộc” phải từ chức Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng vào năm 1964, Khrushchev thú nhận rằng ông chỉ có thể nói được một phần vì “tay ông cũng nhuốm đầy máu tươi rồi”.
Vâng, Khrushchev đã tham gia vào việc xây dựng nên hệ thống độc tài Xô Viết, nhưng chính ông đã kêu gọi cải tổ nó. Tuy ông chỉ tấn công những tệ đoan của chế độ cộng sản chứ không tấn công trực tiếp vào chủ nghĩa cộng sản, nhưng bài nói của ông đã là chất xúc tác giúp loại bỏ dần ảo tưởng về chủ nghĩa Marx-Lenin. Nó đã làm thay đổi hình ảnh Liên Xô trong trái tim và khối óc hàng triệu người. Nó là vết nứt đầu tiên, không có nó thì các nước xã hội chủ nghĩa phải mất cả trăm năm nữa mới được hưởng nền tự do hậu cộng sản hôm nay.
Theo tôi, bản báo cáo này là sự kiện quan trọng thứ ba trong lịch sử nước Nga thế kỉ XX, sau chiến thắng của cách mạng Bolshevik năm 1917 và chiến thắng chủ nghĩa phát xít năm 1945. Nó đánh dấu sự khởi đầu của kết thúc, khi mà tự do thế dần chỗ cho nỗi sợ hãi. Sau đó một số tù nhân GULAG đã được phóng thích. Đất nước bắt đầu mở cửa cho du khách và hàng hoá nước ngoài. Nó giúp thức tỉnh phong trào đối kháng, phong trào này cuối cùng đã phá sập bức tường Berlin vào năm 1989 và năm 1991, sau khi cụ tôi mất được 20 năm, thì làm tan rã Liên Xô.
Nước Nga vốn nằm giữa Đông và Tây, chính sách của nước Nga cũng thế: luôn luôn nằm trên sợi chỉ mong manh giữa trắng và đen, giữa đúng và sai, giữa cải cách và độc tài. Trên thực tế biết bao thế hệ người Nga đã sống trong hệ thống cai trị chuyên chế, một hệ thống luôn cố gắng hiện đại hoá bằng các biện pháp độc tài cứng rắn (Pier Đại Đế, Stalin) hay ít cứng rắn hơn (Khrushchev, Mikhail Gorbachev).
Ngay những nhà cải cách của chúng tôi cũng chỉ là “những ông vua con” mà thôi. Trong thâm tâm, từ người dân cho đến các nhà lãnh đạo của chúng tôi đều tin rằng chỉ có chính quyền độc tài mới có thể bảo vệ được đất nước khỏi tình trạng vô chính phủ và hỗn loạn. Tất cả đều ủng hộ một nhà nước “mạnh”, quyết định được đưa từ trên xuống, còn dân chúng thì chỉ việc biết vâng lời mà thôi.
Các sự kiện có tính “cởi trói” lớn nhất, đấy là phong trào phi Stalin hóa năm 1956 và tư nhân hóa năm 1991 dưới thời Boris Yeltsin đã kết thúc trong thất vọng và bất bình. Có cảm giác rằng xã hội Nga luôn luôn chậm chạp, không thể tiêu hóa nổi quá trình hiện đại hoá hoặc không đủ kiên nhẫn chờ đợi những thay đổi tự do.
Thay vào đó, người Nga thích quay đầu nhìn lại những chiến thắng vĩ đại, những cuộc duyệt binh long trọng và cuối cùng, sau giai đoạn cải tổ ngắn ngủi, họ đã lại muốn có những lãnh tụ “mạnh”, những lãnh tụ có thể thiết lập trật tự bằng cách làm cho người ta sợ, những lãnh tụ với đôi bàn tay “cứng rắn” nhưng xã hội ổn định. Khi Stalin còn sống, không người nào dám trái lệnh ông; ngày nay Vladimir Putin cũng hứa sẽ tạo nên một trật tự mới dưới hình thức “pháp trị”.
Có câu ngạn ngữ: “Dân nào chính quyền nấy”. Tôi hi vọng rằng câu đó không đúng. Tôi tin rằng cụ tôi đã cho nước Nga, vốn chỉ quen sợ hãi, lần đầu tiên được biết thế nào là tự do. Tôi cũng hi vọng rằng rồi sẽ có ngày người Nga có thể chấp nhận tự do mà không còn luyến tiếc thời của chế độ toàn trị và khủng bố nữa.
Nina Khrushcheva là chắt của Nikita Khrushchev, hiện giảng dạy về quan hệ quốc tế tại
Nguồn: http://www.latimes.com/news/opinion/commentary/la-op-khrushcheva19feb19,0,6517199.story?coll=la-news-comment-opinions
No comments:
Post a Comment