Phạm Nguyên Trường dịch
Lực lượng nổi dậy Libya sẽ không truy tố Kaddafi về những tội ác mà họ đã lên án ông ta nếu vị đại này rời khỏi đất nước trong vòng 72 giờ tới, ông Mustafa Abdel-Jalil, lãnh đạo phong trào nổi dậy đã tuyên bố với kênh truyền hình Al-Jazeera như thế.
Abdel-Jalil từng là bộ trưởng tư pháp trong chính phủ của Kaddafi và này đang đứng đầu chính phủ lâm thời ở Bengazi nói như thế vào lúc 13 giờ 30 (giờ Greenwich), ông nhấn mạnh rằng không thể kéo dài hơn ba ngày.
Tối hậu thư được đưa ra khi quân nổi dậy tuyên bố rằng Kaddafi muốn đàm phán về điều kiện rời bỏ quyền lực và đi khỏi Libya, nhưng đại diện của chính phủ phủ nhận các mối liên hệ như thế.
“Tôi khẳng định rằng chúng tôi đã tiếp xúc với đại diện của Kaddafi, ông ta muốn bắt đầu đàm phán về điều kiện ra đi. Nhưng chúng tôi từ chối. Chúng tôi không đàm phán với kẻ đã và đang làm nhân dân Libya đổ máu. Chúng ta có thể tin con người đó được không?”, Mustafa Geriani, đại diện cho quân nổi dậy tuyên bố với hãng Reuters như thế.
Nguồn tin của phái viên BBC, John Line, nói rằng đã có các vụ tiếp xúc thông qua điện thoại của các nhân vật đại diện cho chế độ ở Tripoli .
Nếu Kaddafi muốn ra đi…
Nhằm gây sức ép với nhà lãnh đạo Libya, Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc đã áp dụng lệnh trừng phạt chống Libya, trong có có việc cấm Kaddafi, các thành viên gia đình ông ta và những nhân vật chính của chế độ này đến tất cả các nước trên thế giới. Tài khoản của họ cũng bị phong tỏa.
Nhằm gây sức ép với nhà lãnh đạo Libya, Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc đã áp dụng lệnh trừng phạt chống Libya, trong có có việc cấm Kaddafi, các thành viên gia đình ông ta và những nhân vật chính của chế độ này đến tất cả các nước trên thế giới. Tài khoản của họ cũng bị phong tỏa.
Trong khi đó ở Tripoli người ta cũng không chịu thảo luận các đòi hỏi của phe đối lập: Bộ ngoại giao tuyên bố rằng các yêu cầu đó không xứng đáng trả lời, còn đài truyền hình của nhà nước thì chế nhạo bài phát biểu của Mustafa Abdel-Jalil trên Al-Jazeera.
Trước đây Kaddafi cũng đã từng từ chối ra đi, ông ta khẳng định rằng không giữ bất kì chức vụ gì và vì vậy không thể tuyên bố từ chức được.
“Chắc chắn là Kaddafi sẽ không xin phe đối lập để ra đi. Có lẽ đây là một bước đi nữa trong cuộc chiến tranh tâm lí mà hai bên đang tiến hành”, John Line nói như thế.
Ngoài ra, các phóng viên BBC cũng nói rằng không phải tất cả các nhà lãnh đạo phe đối lập sẵn sàng tha thứ cho những tội ác mà Kaddafi đã phạm nhằm buộc ông ta ra đi.
Các vụ không kích
Hôm thứ ba các lực lượng trung thành với Kaddafi đã dùng máy bay SU-27, do Nga sản xuất, bắn tên lửa và thả bom xuống cảng dầu Ras-Lanuf đang bị quân nổi dậy kiểm soát từ thứ sáu tuần trước. Họ cũng đã ném bom một loạt thành phố nằm dưới quyền kiểm soát của quân nổi dậy.
Số thương vong hiện chưa rõ.
Ras-Lanuf đang bị pháo kích rất dữ dội từ mặt đất, trong đó có cả xe tăng. Những cuộc không kích vào ngày thứ ba chính xác hơn là những ngày trước đó, nhưng sau buổi trưa thì ngưng vì trời nhiều mây.
Chưa bên nào giành được thắng lợi có ý nghĩa quyết định trong cuộc xung đột.
Chưa bên nào giành được thắng lợi có ý nghĩa quyết định trong cuộc xung đột.
Các nước phương Tây đã nhiều lần kêu gọi thiết lập vùng cấm bay đối với không quân trên không phận Libya . Anh và Pháp nói rằng đang chuẩn bị một nghị quyết mới về vấn đề này để trình Hội đồng bảo an, các nước vùng Vịnh và các nước thuộc Tổ chức Diễn đàn Hồi giáo mà Libya cũng là thành viên ủng hộ biện pháp này.
Cấm bay?
Trong khi đó các nhà phân tích lại nói những tuyên bố như thế là nhằm gây áp lực với Kaddafi hơn là thể hiện dự định của các nước phương Tây.
Những người đại diện của chính quyền tổng thống Barak Obama nhiều lần nói rằng đề nghị về cấm bay trên lãnh thổ Libya là quá sớm – hôm chủ nhật người đứng đầu văn phòng Nhà trắng, ông William Dailey, thậm chí còn nói rằng “những người đưa ra luận điểm như thế không biết là họ đang nói gì”.
Hiện NATO đang dùng máy bay do thám AWACa theo dõi bầu trời Libya , ông Ivo Daalder, đại diện của NATO nói như thế.
Đề nghị thiết lập vùng cấm bay trên lãnh thổ Libya có thể bị Nga và Trung Quốc phản đối: hai nước này nói rằng biện pháp đó phải được Hội đồng bảo an chuẩn thuận, mà họ lại có quyền phủ quyết.
“Chúng tôi không nghĩ rằng sự can thiệp của nước ngoài, nhất là can thiệp bằng quân sự, là biện pháp giải quyết cuộc khủng hoảng ở Libya”, Sergey Lavrov, bộ trưởng ngoại giao Nga, tuyên bố vào hôm thứ hai như thế.
Trong chính quyền Mĩ người ta cũng nghi ngờ hiệu quả của vùng cấm bay.
Ông Michael Clarke, giám đốc trung tâm nghiên cứu RUSI của Anh, đã nói trong một cuộc phỏng vấn với BBC rằng cấm bay có ý nghĩa tượng trưng là chính và nó “không có nhiều ảnh hưởng đối với khả năng của lực lượng Kaddafi khi họ bay trên đoạn đường dài và có thể bắn phá các mục tiêu ở Bengazi”.
“Hiệu quả sẽ không lớn”, Clarke khẳng định như thế.
No comments:
Post a Comment