June 30, 2011

Aaron L. Friedberg - Bá quyền với những đặc tính Trung Hoa.


Hiếu Tân dịch

1

Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa bị hãm vào trong một cuộc tranh chấp thầm lặng nhưng ngày càng gay gắt nhằm dành quyền lực và ảnh hưởng không chỉ ở châu Á mà trên khắp thế giới. Mặc dầu những gì mà nhiều nhà bình luận nghiêm chỉnh và thiện chí dường như tin tưởng, sự kình địch giữa Hoa-Mỹ mới nảy sinh không phải chỉ là kết quả của những chính sách sai lầm hay những sự hiểu lầm, trái lại nó bị thúc đẩy bởi những lực lượng đã bắt rễ sâu trong cấu trúc đang thay đổi của hệ thống quốc tế và trong chính những chế độ chính trị trong nước hết sức khác nhau của hai cường quốc Thái Bình Dương.

George Orwell – 1984 (kì 5)


 Kỉ niệm 108 năm ngày sinh George Orwell (25.06.1903 – 25.06.2008)
 
VIII.

Từ phía trong lối đi đưa tới mùi cà phê rang, mùi cà phê thật sự chứ không phải loại cà phê "Chiến thắng". Winston vô tình dừng bước. Anh như được quay về thời thơ ấu, chuyện đó kéo dài chừng hai giây. Rồi cách cửa bỗng đóng sập lại, chặn đứng mùi thơm của cà phê như chặn đứng tiếng động vậy.

June 29, 2011

George Orwell – 1984 (kì 4)


 Kỉ niệm 108 năm ngày sinh George Orwell (25.06.1903 – 25.06.2008)
 
VI.

Winston ghi trong nhật kí:
Chuyện này xảy ra cách đây đã ba năm. Trời tối, trên một con hẻm gần ga tầu hoả. Bà ta đứng bên cạnh cửa ra vào, dưới bóng đèn điện tối mù. Nét mặt còn trẻ, trát đầy son phấn. Má phấn, môi son đã quyến rũ mình. Đảng viên nữ không đánh phấn. Đường phố vắng tanh, không có màn vô tuyến. Bà ta bảo hai dollar. Mình...

Anh cảm thấy khó viết tiếp. Anh nhắm mắt lại và lấy những ngón tay đè lên mí mắt, như cố đẩy những hình ảnh cứ lặp đi lặp lại ra khỏi đầu. Anh chỉ muốn văng tục, thật to, thật dài mới đã. Hoặc là đập đầu vào tường, hay đá đổ cái bàn, ném lọ mực ra khỏi cửa sổ, tức là làm bất cứ thứ gì một cách ồn ào, một cách mãnh liệt hay đau đớn để có thể tống khứ ra khỏi tâm trí những hình ảnh luôn luôn hành hạ anh.

June 28, 2011

George Orwell – 1984 (kì 3)


 Kỉ niệm 108 năm ngày sinh George Orwell (25.06.1903 – 25.06.2008)

IV.

Winston thường có thói quen thở dài một cách vô ý thức, dù đang đứng ngay gần màn vô tuyến, mỗi khi bắt đầu một ngày làm việc mới, rồi anh kéo cái máy ghi lại gần, thổi đám bụi bám trên micro và lấy kính ra đeo. Sau đó anh giở bốn cuộn giấy nhỏ vừa lăn từ một cái ống điều kiển bằng khí nén, nằm ở bên phải bàn làm việc, ra và ghim lại với nhau.

June 27, 2011

George Orwell – 1984 (kì 2)


 Kỉ niệm 108 năm ngày sinh George Orwell (25.06.1903 – 25.06.2008)

II.

Khi đã nắm chốt cửa trong tay Wiston mới nhận ra rằng cuốn nhật kí vẫn để mở trên bàn. Cả trang đầy những chữ ĐẢ ĐẢO ANH CẢ, chữ to đến mức đứng ở đầu kia căn phòng vẫn đọc được. Ngu không tưởng tượng nổi. Không, anh nghĩ, ngay cả trong lúc hoảng loạn anh cũng không muốn gấp cuốn sổ khi mực chưa khô, trang giấy trắng bóng ấy sẽ bẩn hết.

Anh hít vào một hơi dài và mở cửa. Một luồng sóng ấm áp do tâm trí được giải toả chạy khắp cơ thể. Một người đàn bà nhợt nhạt, ủ rũ, mái tóc lòa xòa, mặt đầy nếp nhăn đứng ngay bên ngoài.

June 26, 2011

George Orwell – 1984 (kì 1)


 Kỉ niệm 108 năm ngày sinh George Orwell (25.06.1903 – 25.06.2008)

Phần I

I.

Đấy là một ngày tháng tư, trời quang mây tạnh, khá lạnh, đồng hồ điểm mười ba tiếng. Cằm thu vào tận ngực để tránh cơn gió rét cắt da, Winston Smith vội vã chui tọt qua cánh cửa kính khu chung cư Chiến Thắng, thế mà vẫn không ngăn được đám bụi cát cuộn vào theo.

June 25, 2011

George Orwell - Một cách đàn áp văn chương (1946)

Kỉ niệm 108 năm ngày sinh George Orwell (25.06.1903 – 25.06.2008)
 
Cách đây khoảng một năm tôi có tham gia buổi họp mặt do P.E.N. Club tổ chức nhân kỉ niệm 300 năm ngày ra đời tác phẩm AEROPAGITICA của John Milton, một cuốn sách mỏng, xin được nhắc lại, được ông chắp bút nhằm bảo vệ quyền tự do ngôn luận. Trên những tờ rơi quảng bá cho cuộc họp mặt người ta đã cho in một câu nói nổi tiếng của Milton về tội ác của việc “giết” sách.

June 24, 2011

George Orwell - Nhà văn và Quái vật Leviathan[1] (1948)

Kỉ niệm 108 năm ngày sinh George Orwell 25.06.1903 – 25.06.2011)
 
Địa vị của nhà văn trong thời buổi khi mà nhà nước kiểm soát tất cả mọi thứ đã được rất nhiều người thảo luận, mặc dù đa số thông tin liên quan đến lĩnh vực này còn chưa được công bố. Ở đây tôi không muốn đưa ra ý kiến ủng hộ hay phản đối sự bảo trợ của nhà nước đối với lĩnh vực nghệ thuật, mà chỉ muốn xác định những luật lệ mà nhà nước muốn trùm lên đầu chúng ta phải phụ thuộc một phần vào không khí trí thức: nghĩa là, trong tình huống đó, phải phụ thuộc một phần vào thái độ của chính các nhà văn và các nghệ sĩ, và vào sự tự nguyện chấp nhận, hay ngược lại, giữ vững tinh thần của chủ nghĩa tự do của họ. Nếu mười năm nữa mà chúng ta thấy mình có thái độ xu phụ hèn hạ trước những kẻ như Zhdanov [2] thì có thể là chính chúng ta xứng đáng được như thế. Rõ ràng là tinh thần toàn trị hiện đã rất mạnh mẽ trong giới nhà văn Anh. Nhưng ở đây tôi cũng không muốn nói đến một phong trào có tổ chức và có ý thức nào, thí dụ như chủ nghĩa cộng sản chẳng hạn, mà chỉ muốn nói đến các hậu quả đối với những người có thiện chí, có tư duy chính trị và về nhu cầu đứng về bên này hay bên kia mà thôi.

June 23, 2011

George Orwell - Biên giới của nghệ thuật và tuyên truyền

Kỉ niệm 108 năm ngày sinh George Orwell (25.06.1903 – 25.06.2011)
 
Đề tài của tôi hôm nay là phê bình văn học, và trong cái thế giới mà chúng ta đang sống hiện nay nói về nó cũng vô vọng chẳng khác gì nói về hoà bình vậy. Đây không phải là thời đại của hoà bình, cũng chẳng phải là thời đại của phê bình văn chương. Ở châu Âu trong mười năm qua, phê bình văn chương kiểu cũ – phê bình sáng suốt, cẩn trọng, công bằng, coi tác phẩm nghệ thuật có giá trị tự thân - gần như đã không còn tồn tại nữa.

George Orwell - Chế độ toàn trị và văn chương

Kỉ niệm 108 năm ngày sinh George Orwell 25.06.1903 – 25.06.2011

Ngay trong lần nói chuyện đầu tiên [1] tôi đã nói rằng thời đại chúng ta đang sống không thể gọi là thời đại của phê bình. Đây là thời đại nhập thế chứ không phải xuất thế, vì thế rất khó công nhận giá trị văn học của một cuốn sách nếu ta không đồng ý với các kết luận chứa đựng trong đó. Chính trị, trong nghĩa rộng nhất của từ này, đã xâm chiếm văn chương với một mức độ chưa từng có trong những điều kiện bình thường và đấy chính là lí do vì sao hiện nay chúng ta cảm thấy cuộc tranh chấp thường xuyên giữa cá nhân và cộng đồng lại dữ dội đến như vậy. Chỉ cần suy nghĩ về những khó khăn khi viết một bài phê bình trung thực, không thiên vị trong cái thời như thời của chúng ta là ta sẽ thấy ngay những mối đe dọa đang treo trên đầu văn chương trong một tương lai rất gần.

June 21, 2011

Peter J. Hill - Thị trường và đức hạnh


Nếu chỉ nói về khả năng cung cấp hàng hóa và dịch vụ thì đa số người đều đồng ý rằng chủ nghĩa tư bản đã hoàn toàn thắng lợi khi so sánh với những hệ thống kinh tế khác, thí dụ như chủ nghĩa xã hội. Ngay cả như thế thì nhiều người phê phán sở hữu tư nhân và thị trường cũng muốn có nhiều chủ nghĩa xã hội hơn hay ít nhất cũng là giao vào tay chính phủ nhiều quyền lực hơn. Họ biện luận rằng mặc dù chủ nghĩa tư bản hoàn thành sứ mệnh theo nghĩa vật chất, nhưng không hoàn thành sứ mệnh theo nghĩa đạo đức. Điều đó có nghĩa là chủ nghĩa tư bản không đáp ứng được một số tiêu chuẩn về sự công bằng.

June 20, 2011

Joshua Kurlantzick - Những người dân tộc chủ nghĩa thế hệ mới của Trung Quốc


Lời người dịch: Bài này được viết từ năm 2008, nhưng nay đọc lại vẫn thấy đầy tính thời sự

(Họ là những người có học, giầu có hơn và cũng có thái độ hung hăng hơn đối với phương Tây)
 
Trong khi các chiến sĩ đấu tranh cho nhân quyền cản trở cuộc rước đuốc Olympic Bắc Kinh trên khắp thế giới, trong khi những người ủng hộ Tây Tạng lên án những cuộc đàn áp đầy bạo lực ở Lhasa và trong khi những người ủng hộ cho quyền lợi của dân chúng Dafur đòi Trung Quốc thay đổi chính sách đối với Sudan thì giới trẻ Trung Quốc lại tạo ra cho mình một hình thức giận dữ chính đáng khác. Trong các diễn đàn trên mạng và chat rooms, thanh niên Trung Quốc đã kịch liệt phê phán các nhà lãnh đạo vì họ tỏ ra chưa thực sự cứng rắn trong vấn đề Tây Tạng. Họ kêu gọi tẩy chay các công ty phương Tây có trụ sở đặt tại những nước chống lại chính sách của Bắc Kinh. Họ công kích dữ dội tất cả những người phê bình Trung Quốc.

June 19, 2011

Ian Buruma - Ngọn triều đen của Trung Quốc


Lời người dịch: Bài này được viết từ năm 2008, nhưng nay đọc lại vẫn thấy đầy tính thời sự
 
Thành công về kinh tế có thể tạo ra thách thức nghiêm trọng đối với chế độ dân chủ tự do.

Năm 2008 sẽ là năm của Trung Quốc. Thế vận hội - không nghi ngờ gì nữa, sẽ được tổ chức một cách hoàn hảo, sẽ không có người biểu tình phản đối, không có những kẻ lang thang không nhà, không có những người bất đồng tôn giáo hoặc bất kì kẻ phá đám nào – có nhiều khả năng sẽ góp phần nâng cao uy tín của Trung Quốc trên trường quốc tế. Trong khi nền kinh tế Mĩ đang sa lầy thêm vì những món nợ xấu trên thị trường bất động sản thì nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục bùng nổ.

June 16, 2011

Yulia Smirnova (Die Welt, Đức, 05/06/2011) – Homo Sovieticus sống dai lắm


Bản dịch được thực hiện nhân dịp kỉ niệm 20 năm “giải phóng” nước Nga khỏi Liên Xô

MoscowNgày mà lần đầu tiên Igor Krolkov đọc cuốn sách của nhà văn, nhà soạn kịch Aleksander Sonzhenitsyn, người đoạt giải Nobel văn chương cũng là ngày thay đổi cuộc đời anh. Đấy là năm 1985, lúc đó anh vừa tròn 25 tuổi và bắt đầu đi làm như một kĩ sư. Hệ thống toàn trị vô cùng to lớn bắt đầu lung lay. “Đối với chúng tôi, đấy là giai đoạn choáng váng và hoảng hốt. Chúng tôi đặt mua những tờ tạp chí có đăng các tác phẩm từng bị cấm đoán trước đó. Cả một thế giới mới đã mở ra trước mắt chúng tôi. Chúng tôi tin rằng cùng với tổng thống Mikhail Gorbachev sẽ là một cuộc đời hoàn toàn mới”. Đấy là giai đoạn chờ đợi đổi thay, đặc trưng cho nhiều cuộc cách mạng dân chủ.

June 15, 2011

Will Englund (The Washington Post, 10/06/2011) – 1991: Năm cáo chung của Liên Xô


Bản dịch được thực hiện nhân dịp kỉ niệm 20 năm “giải phóng” nước Nga khỏi Liên Xô 

Moscow — Ngày 12 tháng 6 năm 1991, lần đầu tiên trong lịch sử đất nước, người Nga đã đưa Boris Yeltsin trở thành vị tổng thống đầu tiên được bầu một cách tự do. Đấy là thời khắc quyết định trong quá trình giải thể nhà nước Liên Xô. Yeltsin quay sang chống những người cộng sản, chống chủ nghĩa cộng sản và đã nhận được sự ủng hộ nồng hậu của nhân dân Nga.

June 10, 2011

Thomas L. Friedman - Einstein có thể dạy Trung Quốc và cả chúng ta điều gì


(Bản dịch được đăng nhân kết thúc năm học 2010-2011)
 
Vừa đọc tác phẩm của Walter Isaacson về Albert Einstein (Einstein: His Life and Universe) tôi vừa nghĩ về nước Trung Hoa. Không, nước này không hề được nhắc tới trong cuốn sách, nhưng cách lí giải mới, cách lí giải kích thích tư duy của độc giả về cuộc đời hoạt động khoa học của Einstein giúp ta xem xét hai vấn đề liên quan đến Trung Quốc mà hiện đang được thảo luận một cách sôi nổi.

June 9, 2011

Freud Sigmund - Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi (Massenpsychologie und Ich-Analyse) – kì cuối



11. Các thang bậc của cái Tôi

Nếu chúng ta có ý định làm một bản tổng quan về đời sống tinh thần của con người ngày nay trên cơ sở các tài liệu bổ xung lẫn nhau về tâm lí đám đông do nhiều tác giả đưa ra thì ta sẽ dễ dàng bị mất phương hướng và có khi mất luôn cả hi vọng tạo ra một tác phẩm hoàn bị. Mỗi một cá thể là thành viên của nhiều đám đông khác nhau; hắn chịu những mối ràng buộc đủ mọi loại sinh ra do đồng nhất hóa; hắn xây dựng cho mình những cái “Tôi”-lí tưởng theo những nguyên mẫu hoàn toàn khác nhau. Như vậy là mỗi cá nhân tham gia vào nhiều đám đông tâm lí khác nhau, tâm lí của chủng tộc, của đẳng cấp, của tôn giáo, của quốc gia v.v., ngoài ra, ở một mức độ nào đó hắn còn là người tự chủ và có cá tính riêng. Những đoàn thể ổn định và vững chắc nêu trên do ít thay đổi nên không thu hút nhiều sự chú ý như những đám đông tụ hội nhất thời mà dựa vào đó Le Bon đã ghi lại được cái đặc trưng nổi bật nhất của linh hồn đám đông và cũng trong đám đông ồn ào, mau tan rã đó, có thể nói trong cái đám đông bao trùm lên các đám đông khác đó đã xảy ra một hiện tượng lạ lùng: cái mà chúng ta vẫn gọi là cá tính đã biến mất (dù là tạm thời) không để lại chút dấu vết nào. Chúng ta cho đó là do cá nhân đã từ bỏ lí tưởng của mình và chấp nhận lí tưởng của đám đông, thể hiện trong người cầm đầu. Đúng ra phải nói rằng không phải trong mọi trường hợp điều lạ lùng đó đều xảy ra với cùng một mức độ như nhau. Sự chia tách cái “Tôi” khỏi “Tôi”-lí tưởng ở một số cá nhân chưa đủ rõ; cả hai còn dễ dàng cùng hiện diện, “Tôi” vẫn còn giữ được một phần ngã ái của mình. Nhờ đó mà sự lựa chọn người cầm đầu sẽ dễ dàng hơn nhiều. Thường thường thì người cầm đầu chỉ cần có những tính cách điển hình nhưng thể hiện được một cách rõ ràng và sắc nét của các cá nhân hợp thành đám đông, hắn ta phải tạo được cảm giác có uy và không bị ràng buộc về mặt tình cảm (libido), nhu cầu về một thủ trưởng đầy sức mạnh sẽ tự tìm đến với hắn, cái nhu cầu đó sẽ trao cho hắn một siêu quyền lực mà trước đó có thể hắn cũng không hề kì vọng tới. Bằng cách tự điều chỉnh, “Tôi”-lí tưởng của các cá nhân khác sẽ thể nhập vào bản ngã của hắn và các cá nhân đó do ám thị, nghĩa là đồng nhất hóa, mà cuốn hút theo hắn.

June 8, 2011

Sigmund Freud - Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi (Massenpsychologie und Ich-Analyse) – kì 4

 

9. Bản năng bầy đàn

Chúng ta sẽ chẳng hài lòng được lâu với cách giải quyết huyễn hoặc bí mật về đám đông bằng công thức trên. Ý nghĩ rằng thực ra chúng ta đã dựa vào bí ẩn của thôi miên, mà thôi miên thì cũng còn biết bao điều chưa rõ lại làm chúng ta không yên. Và như vậy là lại xuất hiện vấn đề đòi hỏi phải nghiên cứu tiếp.

June 7, 2011

Sigmund Freud - Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi (Massenpsychologie und Ich-Analyse) – Phần 3


6. Những vấn đề mới và những hướng tìm tòi mới

Chúng ta đã nghiên cứu hai đám đông nhân tạo và thấy rằng có những ràng buộc tình cảm lưỡng phân ngự trị trong các đám đông đó, một mặt là ràng buộc với lãnh tụ, có tính quyết định hơn và mặt khác là với những cá nhân tham gia đám đông.

June 6, 2011

Sigmund Freud - Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi (Massenpsychologie und Ich-Analyse) – Kì 2

 

3. Những quan điểm khác về tâm lí đám đông

Chúng tôi dùng cuốn sách của Le Bon làm phần đề dẫn vì ông nhấn mạnh đến vai trò của hoạt động vô thức trùng hợp với quan niệm về tâm lí của chính chúng tôi. Tuy nhiên chúng tôi phải nói rằng không có luận điểm nào của ông là mới mẻ cả. Tất cả những biểu hiện vô trách nhiệm và nhục nhã của tâm lí đám đông mà ông nói tới cũng đã được các tác giả khác trước ông nói với cùng một mức xác quyết và thù địch như vậy; tất cả những điều đó đã được các nhà văn, nhà thơ, các nhà tư tưởng, các chính trị gia từ thời cổ đại nói đến nhiều lần [1] . Hai luận điểm quan trọng nhất của Le Bon là luận điểm về sự ức chế tập thể trong hoạt động trí tuệ và phóng đại cảm xúc của đám đông cũng đã được Sighele đưa ra gần đây [2] . Cái đặc sắc của Le Bon chỉ còn là hai ý kiến về vô thức và so sánh với đời sống tinh thần của người tiền sử. Tuy nhiên hai điểm này cũng đã được nói đến trước ông rồi.

June 5, 2011

Sigmund Freud - Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi (Massenpsychologie und Ich-Analyse) – kì 1

 

1. Lời nói đầu

Mới nhìn thì sự đối lập giữa tâm lí cá nhân và tâm lí xã hội (hay tâm lí đám đông) có vẻ như sâu sắc, nhưng xét cho kĩ thì tính cách đối lập sẽ bớt đi nhiều. Tuy khoa tâm lí cá nhân đặt căn bản trên việc quan sát các cá nhân riêng lẻ, nó nghiên cứu các phương thức mà cá nhân theo nhằm đáp ứng các dục vọng của mình; nhưng thực ra chỉ trong những trường hợp hãn hữu, trong những điều kiện đặc biệt nào đó nó mới có thể bỏ qua được quan hệ của cá nhân với tha nhân. Trong tâm trí của cá nhân thì một cá nhân khác luôn luôn hoặc là thần tượng, hoặc là một đối tượng, một người hỗ trợ hay kẻ thù và vì vậy mà ngay từ khởi thủy khoa tâm lí cá nhân đã đồng thời là khoa tâm lí xã hội theo nghĩa thông dụng nhưng rất đúng này.

June 4, 2011

Gary Neill - Trí thức Nga và bàn tay chăm bẵm họ

 
Alexander Solzhenitsyn và giới trí thức phóng khoáng Nga vốn chẳng ưa gì nhau. Solzhenitsyn, người được phương Tây coi là bông hoa đẹp nhất, lại có thái độ khiếm nhã đối với giới trí thức, cũng như đối với hầu như tất cả mọi sự trên đời. Ông không chịu sử dụng từ trí thức (intelligentsia), mà lại sáng tác ra một từ khó nghe, có nghĩa miệt thị là “tầng lớp kĩ giả” (obrazovanshchina). Giới trí thức đáp lại tương tự: họ kính trọng lòng dũng cảm của ông, đọc sách được in theo lối samizdat của ông, nhưng tỏ ra sợ hãi thái độ bài phương Tây của ông và không coi ông là người của mình.

June 3, 2011

Oleshuk Iu. F. - Trí thức nửa mùa




Giới trí đang bị nhiều người chỉ trích. Họ bị coi là người chịu trách nhiệm về những cuộc cải cách đầy tai hoạ hồi những năm 1990. Hơn nữa, có thể nhận thấy rõ xu hướng là người ta không chỉ lên án giới trí thức về chuyện đó, mà còn vì vai trò của họ trong lịch sử đất nước nói chung, bắt đầu gần như từ nửa sau thế kỷ XIX, tức là từ khi những nhà cách mạng “thông ngôn kí lục” bước vào con đường khủng bố. Những lời kết án mang tính khái quát như thế không làm ai ngạc nhiên. Chúng ta, một đất nước có truyền thống phản trí thức, một truyền thống đã mang đến không ít đau khổ cho cả trí thức lẫn nước Nga.

June 2, 2011

Sergey Kirilov - Bàn về số phận của tầng lớp có học ở Nga (phấn 2)


3.

Đặc trưng quan trọng của tầng lớp trí thức Nga cũ là tính chất “quí phái” của nó. Trên thực tế trí thức ở Nga chính là tầng lớp quí tộc.

Từ đầu thế kỉ XVIII (80–90% quí tộc xuất hiện trong thế kỉ XVIII–XIX) người ta đã cho rằng quí tộc là tầng lớp thượng lưu, phải bao gồm những người đã tự thể hiện được mình trong các lĩnh vực hoạt động khác nhau và đã chứng tỏ tài năng của mình so với quần chúng nhân dân (những tính chất được cho là sẽ được truyền lại cho các thế hệ sau). Trước năm 1845, quân nhân được phong hàm sĩ quan, quan chức dân sự từ bậc 8 trở lên (từ bậc 14 đến bậc 9 được phong quí tộc một đời) cũng như những người được gắn bất kì loại mề đay nào đều được phong tước quí tộc cha truyền con nối. Trình độ học vấn đóng vai trò quyết định trên con đường hoạn lộ. Như vậy là, gần như tất cả những người có học, không phụ thuộc vào thành phần xuất thân, đều trở thành quí tộc, ban đầu là quí tộc một đời và sau này có thể trở thành quí tộc cha truyền con nối và trên thực tế tầng lớp thượng lưu chính là tầng lớp có học.

June 1, 2011

Sergey Kirilov - Bàn về số phận của tầng lớp có học ở Nga (phấn 1)

 
Theo tôi ít nhất có ba lí do để thảo luận về số phận của tầng lớp trí thức của đất nước ta. Thứ nhất, các cuộc thảo luận “về trí thức” vốn thuộc loại đề tài hiện diện thường xuyên trên báo chí (đang có một cuộc thảo luận như thế trên tờ Thế giới Mới [Novy mir][1] ), đề tài này tự nó đã là mối quan tâm của những người như chúng ta. Thứ hai, trong những năm vừa qua người ta đã nhận thấy những cố gắng của tầng lớp có học nhằm định hình các giá trị và quyền lợi của tầng lớp của mình (một trong những biểu hiện tập trung nhất là bài báo của I. Alekseev trên tờ Nhật báo Độc lập [Nezavisimaya gazeta] ra ngày 14 tháng Bảy năm 1993). Thứ ba, chúng ta đang nói đến sự hồi sinh của nước Nga, nói đến sự quay trở lại với nền văn hoá của nó, không thể tưởng tượng nổi những việc như thế nếu không hình thành cho được một tầng lớp có học tương ứng. Trong khi thảo luận như thế người ta thấy nổi lên hai vấn đề: Một mặt không rõ là người ta đang nói đến ai hay nói đến hiện tượng nào và mặt khác người ta đã bỏ qua hoặc không nhận thức được một vài hiện tượng, liên quan đến vị trí của tầng lớp tinh hoa trong xã hội nói chung và sự tồn tại của “tầng lớp trí thức Xô-viết” nói riêng.