Lời người dịch: Bài này được viết từ năm 2008, nhưng nay đọc lại vẫn thấy đầy tính thời sự
(Họ là những người có học, giầu có hơn và cũng có thái độ hung hăng hơn đối với phương Tây)
Trong khi các chiến sĩ đấu tranh cho nhân quyền cản trở cuộc rước đuốc Olympic Bắc Kinh trên khắp thế giới, trong khi những người ủng hộ Tây Tạng lên án những cuộc đàn áp đầy bạo lực ở Lhasa và trong khi những người ủng hộ cho quyền lợi của dân chúng Dafur đòi Trung Quốc thay đổi chính sách đối với Sudan thì giới trẻ Trung Quốc lại tạo ra cho mình một hình thức giận dữ chính đáng khác. Trong các diễn đàn trên mạng và chat rooms, thanh niên Trung Quốc đã kịch liệt phê phán các nhà lãnh đạo vì họ tỏ ra chưa thực sự cứng rắn trong vấn đề Tây Tạng. Họ kêu gọi tẩy chay các công ty phương Tây có trụ sở đặt tại những nước chống lại chính sách của Bắc Kinh. Họ công kích dữ dội tất cả những người phê bình Trung Quốc.
Sự tức giận thâm nhập cả vào các trường đại học Mĩ. Tháng tư vừa rồi sinh viên Trung Quốc theo học tại trường Đại học Bắc Carolina (USC) đã tấn công một nhà sư Tây Tạng khi ông ghé thăm trường bằng những câu hỏi về chế độ nô lệ, được cho là đã từng tồn tại ở vùng này, và nhiều câu hỏi còn đang tranh cãi khác. Khi nhà sư trả lời thì các sinh viên hô tô: “Đừng nói dối nữa! Đừng nói dối nữa!”
Trong khi Dalai Lama nói chuyện thì hàng trăm sinh viên Đại học Washington (University of Washington) đã tụ tập phản đối ở bên ngoài, họ hô to: “Dalai, miệng ông cười tươi nhưng hành động thì độc ác”. Một cô sinh viên tại Đại học Duke (Duke University) định hoà giải giữa những người ủng hộ Trung Quốc và Tây Tạng thì ảnh của cô với hàng chữ “kẻ phản bội”, cùng với địa chỉ liên hệ của cô cũng như của cha mẹ cô ở Trung Quốc đã được đưa lên mạng cho mọi người cùng xem.
Sự bùng nổ tinh thần dân tộc, nhất là trong giới trẻ, có thể gây sốc cho nhiều người, nhưng nó đã được ấp ủ từ lâu. Ngay cả giới lãnh đạo ở Bắc Kinh, với tất cả những vấn đề của họ, cũng tỏ ra ít cứng rắn hơn là thanh niên, chủ nhân tương lai của đất nước này. Nếu một lúc nào đó Trung Quốc có thể trở thành một hệ thống chính trị tự do thực sự thì đấy có thể sẽ là hệ thống hung hăng hơn là chính quyền hiện thời.
Chỉ cần một tia lửa nhỏ, thí dụ như vụ bạo động ở Tây Tạng, là tinh thần dân tộc của thanh niên Trung Quốc đã có thể bùng nổ rồi. Nó đã biến thành làn sóng chống Mĩ sau khi NATO bỏ bom nhầm vào sứ quán Trung Quốc ở Belgrade, Nam Tư, vào năm 1999. (Phần lớn thanh niên Trung Quốc mà tôi gặp đều không tin đấy là một sự lầm lẫn). Ngay cả sau vụ 11 tháng 9, trong khi chính phủ Trung Quốc và Mĩ tiến hành xây dựng quan hệ gần gũi hơn thì một số thanh niên lại tỏ thái độ vui mừng trước những đau khổ của nước Mĩ. “Tôi thực sự vui mừng khi thấy máy bay lao vào Trung tâm Thương mại Quốc tế”, một sinh viên đã nói như thế với những người thăm dò ý kiến Trung Quốc.
Tinh thần dân tộc của thanh niên lại một lần nữa bùng nổ thành những cuộc bạo loạn chống Nhật trên khắp nước Trung Hoa vào năm 2005, tức là sau khi Nhật công bố những cuốn sách giáo khoa được coi là có tính chất lăng mạ đối với Trung Quốc vì đã thanh minh cho những tội ác trong Thế chiến II. Lúc đó tôi đang làm việc tại Lanzhou, một thành phố xấu xí, có kích thước trung bình, toạ lạc giữ trung tâm công nghiệp của Trung Quốc. Ngày nào thanh niên cũng kéo từng đoàn qua Lanzhou và phá phách các cửa hàng có bán đồ Nhật Bản, mặc dù đấy toàn là những cửa hàng do các thương gia người Trung Quốc làm chủ.
Những người mang tinh thần dân tộc chủ nghĩa trẻ tuổi này thường xuất thân từ tầng lớp trung lưu ít học ở các đô thị. Khác với khu vực nông thôn, nơi người ta vẫn còn sống trong nghèo đói, người dân thành phố Trung Quốc đã được hưởng nhiều lợi ích trong ba thập niên phát triển kinh tế vừa qua. Họ đã bắt đầu đi du lịch và ra nước ngoài làm việc. Họ thấy Thượng Hải và Bắc Kinh đang bắt kịp các thành phố phương Tây, các công ty đa quốc gia của họ có thể cạnh tranh với phương Tây và không còn thái độ kính sợ phương Tây nữa.
Nhiều trí thức trung niên Trung Quốc tỏ ra ngạc nhiên khi nhận thấy sự khác nhau giữa họ và các đồng nghiệp trẻ tuổi hơn. Một số khoa học gia thuộc thế hệ Thiên An Môn [1] mà tôi biết đã tỏ vẻ kinh ngạc trước thái độ coi thường người nước ngoài của một số sinh viên và thái độ bàng quan đối với các quan niệm về tự do, thí dụ như dân chủ hoá xã hội. Sinh viên thích chọn các ngành liên quan đến kinh doanh chứ không thích những ngành khoa học nhân văn, thí dụ như chính trị học nữa. Mùa thu năm ngoái, các thanh niên Trung Quốc được tờ Time phỏng vấn cho loạt phóng sự “Thế hệ tôi” đã hầu như không nói gì đến dân chủ hay những thay đổi về chính trị trong cuộc sống hàng ngày của họ.
Bắc Kinh đã khuyến khích tinh thần dân tộc từ rất lâu. Trong thập niên vừa qua chính phủ đã cho xuất bản hàng loạt sách giáo khoa dành cho học sinh phổ thông với rất nhiều tư liệu nói về sự ngược đãi của các cường quốc đối với Trung Quốc. Các phương tiện thông tin đại chúng, thí dụ như tờ Nhân dân Nhật báo với một trong những diễn đàn trên mạng có tinh thần dân tộc mạnh mẽ nhất, thường xuyên nói rằng Mĩ và các nước khác đã đối xử bất công đối với Trung Quốc.
Những năm gần đây Đảng Cộng sản Trung Quốc đã kết nạp và mở rộng con đường tiến thân cho các thanh niên thành phố, tạo cho họ niềm tin rằng quyền lợi của họ gắn bó với chế độ chứ không phải là thay đổi chính trị, có thể dẫn tới hỗn loạn và bất ổn. Theo Minxin Pei, một thành viên của CEIP (Carnegie Endowment for International Peace) thì "Đảng phân phát cho giới trí thức thành thị, các chuyên gia và các nhà doanh nghiệp tư nhân các đặc quyền đặc lợi, vinh danh và mở đường cho họ tham trị”. Trong những năm 1980, ngược lại, chính các chuyên gia và các nhà khoa học như thế đã đi hàng đầu trong các cuộc biểu tình ở quảng trường Thiên An Môn.
Các phương tiện truyền thông đại chúng do nhà nước quản lí cũng nói nhiều về các vấn đề của nông thôn. Bất bình đẳng trong thu nhập của Trung Quốc hiện nay cũng tương tự như nhiều nước Mĩ Latinh. Như vậy là các phương tiện truyền thông đang nhắc nhở dân chúng thành thị rằng thảm hoạ về kinh tế và chính trị có thể xảy ra nếu những người nông dân nghèo khó này đổ xô vào các đô thị giàu có.
Nhưng theo các quan chức Trung Quốc thì chính phủ thực sự muốn ngăn chặn tinh thần dân tộc. Trong chỗ riêng tư, một số quan chức còn lo ngại rằng những vụ phản đối của những người dân tộc chủ nghĩa, dù nhắm vào các nước khác, sẽ biến thành những vụ bạo loạn chống lại chính phủ Bắc Kinh, tương tự như những bùng nổ tinh thần yêu nước ở Trung Quốc và cuối cùng đã làm chấn động toàn thể đất nước trước khi những người cộng sản nắm được quyền lực vào năm 1949.
Năm 2005, ban đầu Bắc Kinh đã khuyến khích tinh thần bài Nhật bằng các tuyên bố công khai. Sau đó Bắc Kinh - đối với họ, Nhật là một bạn hàng và nguồn viện trợ chủ yếu – đã cố gắng làm giảm căng thẳng bằng cách không để cho thông tin về các vụ phản đối xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng do chính phủ kiểm soát. Nhưng cuối cùng chính phủ đã phải đưa các đơn vị cảnh sát chống bạo loạn vào các thành phố lớn. Tương tự như thế, sau vụ va chạm giữa máy bay Mĩ và Trung Quốc vào năm 2001 làm chết 3 phi công Trung Quốc, chính phủ đã phải vất vả lắm mới ngăn chặn được những vụ phản đối trên đường phố, để chúng không biến thành các vụ bạo loạn thật sự.
Trong dài hạn, tinh thần dân tộc dễ bùng nổ như vậy gợi cho người ta câu hỏi: Trung Quốc sẽ có một nền dân chủ kiểu gì? Nhiều khoa học gia Trung Quốc tin rằng một nước Trung Hoa tự do hơn, ít nhất trong giai đoạn đầu, cũng là một nước Trung Hoa nguy hiểm hơn. Giới trẻ Trung Quốc, sau khi được quyền thể hiện quan điểm của mình, có thể gây áp lực cho cái chính phủ tự do hơn lúc đó, để buộc nó thực hiện đường lối cứng rắn hơn đối với phương Tây, kể cả việc xâm lược Đài Loan. Ngược lại, chính phủ hiện thời đã khởi sự những cuộc tiếp xúc không chính thức với những người cầm quyền ở Đài Loan, trong đó có cuộc gặp giữa Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào với Phó Chủ tịch mới được bầu của Đài Loan là ông Vincent Siew. Cuộc gặp này đã bị nhiều blogger lên án. Một ngày nào đó có thể chính ông Hồ Cẩm Đào cũng cảm thấy không an toàn trước một đám đông sinh viên Trung Quốc đang giận dữ.
Joshua Kurlantzick là cộng tác viên của the Pacific Council on International Policy và là tác giả cuốn: Charm Offensive: How China's Soft Power Is Transforming the World. Ông thường viết về châu Á suốt chục năm qua.
[1]Ý nói thế hệ các thanh niên từng biểu tình ở Thiên An Môn vào năm 1989 (ND)
Sự tức giận thâm nhập cả vào các trường đại học Mĩ. Tháng tư vừa rồi sinh viên Trung Quốc theo học tại trường Đại học Bắc Carolina (USC) đã tấn công một nhà sư Tây Tạng khi ông ghé thăm trường bằng những câu hỏi về chế độ nô lệ, được cho là đã từng tồn tại ở vùng này, và nhiều câu hỏi còn đang tranh cãi khác. Khi nhà sư trả lời thì các sinh viên hô tô: “Đừng nói dối nữa! Đừng nói dối nữa!”
Trong khi Dalai Lama nói chuyện thì hàng trăm sinh viên Đại học Washington (University of Washington) đã tụ tập phản đối ở bên ngoài, họ hô to: “Dalai, miệng ông cười tươi nhưng hành động thì độc ác”. Một cô sinh viên tại Đại học Duke (Duke University) định hoà giải giữa những người ủng hộ Trung Quốc và Tây Tạng thì ảnh của cô với hàng chữ “kẻ phản bội”, cùng với địa chỉ liên hệ của cô cũng như của cha mẹ cô ở Trung Quốc đã được đưa lên mạng cho mọi người cùng xem.
Sự bùng nổ tinh thần dân tộc, nhất là trong giới trẻ, có thể gây sốc cho nhiều người, nhưng nó đã được ấp ủ từ lâu. Ngay cả giới lãnh đạo ở Bắc Kinh, với tất cả những vấn đề của họ, cũng tỏ ra ít cứng rắn hơn là thanh niên, chủ nhân tương lai của đất nước này. Nếu một lúc nào đó Trung Quốc có thể trở thành một hệ thống chính trị tự do thực sự thì đấy có thể sẽ là hệ thống hung hăng hơn là chính quyền hiện thời.
Chỉ cần một tia lửa nhỏ, thí dụ như vụ bạo động ở Tây Tạng, là tinh thần dân tộc của thanh niên Trung Quốc đã có thể bùng nổ rồi. Nó đã biến thành làn sóng chống Mĩ sau khi NATO bỏ bom nhầm vào sứ quán Trung Quốc ở Belgrade, Nam Tư, vào năm 1999. (Phần lớn thanh niên Trung Quốc mà tôi gặp đều không tin đấy là một sự lầm lẫn). Ngay cả sau vụ 11 tháng 9, trong khi chính phủ Trung Quốc và Mĩ tiến hành xây dựng quan hệ gần gũi hơn thì một số thanh niên lại tỏ thái độ vui mừng trước những đau khổ của nước Mĩ. “Tôi thực sự vui mừng khi thấy máy bay lao vào Trung tâm Thương mại Quốc tế”, một sinh viên đã nói như thế với những người thăm dò ý kiến Trung Quốc.
Tinh thần dân tộc của thanh niên lại một lần nữa bùng nổ thành những cuộc bạo loạn chống Nhật trên khắp nước Trung Hoa vào năm 2005, tức là sau khi Nhật công bố những cuốn sách giáo khoa được coi là có tính chất lăng mạ đối với Trung Quốc vì đã thanh minh cho những tội ác trong Thế chiến II. Lúc đó tôi đang làm việc tại Lanzhou, một thành phố xấu xí, có kích thước trung bình, toạ lạc giữ trung tâm công nghiệp của Trung Quốc. Ngày nào thanh niên cũng kéo từng đoàn qua Lanzhou và phá phách các cửa hàng có bán đồ Nhật Bản, mặc dù đấy toàn là những cửa hàng do các thương gia người Trung Quốc làm chủ.
Những người mang tinh thần dân tộc chủ nghĩa trẻ tuổi này thường xuất thân từ tầng lớp trung lưu ít học ở các đô thị. Khác với khu vực nông thôn, nơi người ta vẫn còn sống trong nghèo đói, người dân thành phố Trung Quốc đã được hưởng nhiều lợi ích trong ba thập niên phát triển kinh tế vừa qua. Họ đã bắt đầu đi du lịch và ra nước ngoài làm việc. Họ thấy Thượng Hải và Bắc Kinh đang bắt kịp các thành phố phương Tây, các công ty đa quốc gia của họ có thể cạnh tranh với phương Tây và không còn thái độ kính sợ phương Tây nữa.
Nhiều trí thức trung niên Trung Quốc tỏ ra ngạc nhiên khi nhận thấy sự khác nhau giữa họ và các đồng nghiệp trẻ tuổi hơn. Một số khoa học gia thuộc thế hệ Thiên An Môn [1] mà tôi biết đã tỏ vẻ kinh ngạc trước thái độ coi thường người nước ngoài của một số sinh viên và thái độ bàng quan đối với các quan niệm về tự do, thí dụ như dân chủ hoá xã hội. Sinh viên thích chọn các ngành liên quan đến kinh doanh chứ không thích những ngành khoa học nhân văn, thí dụ như chính trị học nữa. Mùa thu năm ngoái, các thanh niên Trung Quốc được tờ Time phỏng vấn cho loạt phóng sự “Thế hệ tôi” đã hầu như không nói gì đến dân chủ hay những thay đổi về chính trị trong cuộc sống hàng ngày của họ.
Bắc Kinh đã khuyến khích tinh thần dân tộc từ rất lâu. Trong thập niên vừa qua chính phủ đã cho xuất bản hàng loạt sách giáo khoa dành cho học sinh phổ thông với rất nhiều tư liệu nói về sự ngược đãi của các cường quốc đối với Trung Quốc. Các phương tiện thông tin đại chúng, thí dụ như tờ Nhân dân Nhật báo với một trong những diễn đàn trên mạng có tinh thần dân tộc mạnh mẽ nhất, thường xuyên nói rằng Mĩ và các nước khác đã đối xử bất công đối với Trung Quốc.
Những năm gần đây Đảng Cộng sản Trung Quốc đã kết nạp và mở rộng con đường tiến thân cho các thanh niên thành phố, tạo cho họ niềm tin rằng quyền lợi của họ gắn bó với chế độ chứ không phải là thay đổi chính trị, có thể dẫn tới hỗn loạn và bất ổn. Theo Minxin Pei, một thành viên của CEIP (Carnegie Endowment for International Peace) thì "Đảng phân phát cho giới trí thức thành thị, các chuyên gia và các nhà doanh nghiệp tư nhân các đặc quyền đặc lợi, vinh danh và mở đường cho họ tham trị”. Trong những năm 1980, ngược lại, chính các chuyên gia và các nhà khoa học như thế đã đi hàng đầu trong các cuộc biểu tình ở quảng trường Thiên An Môn.
Các phương tiện truyền thông đại chúng do nhà nước quản lí cũng nói nhiều về các vấn đề của nông thôn. Bất bình đẳng trong thu nhập của Trung Quốc hiện nay cũng tương tự như nhiều nước Mĩ Latinh. Như vậy là các phương tiện truyền thông đang nhắc nhở dân chúng thành thị rằng thảm hoạ về kinh tế và chính trị có thể xảy ra nếu những người nông dân nghèo khó này đổ xô vào các đô thị giàu có.
Nhưng theo các quan chức Trung Quốc thì chính phủ thực sự muốn ngăn chặn tinh thần dân tộc. Trong chỗ riêng tư, một số quan chức còn lo ngại rằng những vụ phản đối của những người dân tộc chủ nghĩa, dù nhắm vào các nước khác, sẽ biến thành những vụ bạo loạn chống lại chính phủ Bắc Kinh, tương tự như những bùng nổ tinh thần yêu nước ở Trung Quốc và cuối cùng đã làm chấn động toàn thể đất nước trước khi những người cộng sản nắm được quyền lực vào năm 1949.
Năm 2005, ban đầu Bắc Kinh đã khuyến khích tinh thần bài Nhật bằng các tuyên bố công khai. Sau đó Bắc Kinh - đối với họ, Nhật là một bạn hàng và nguồn viện trợ chủ yếu – đã cố gắng làm giảm căng thẳng bằng cách không để cho thông tin về các vụ phản đối xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng do chính phủ kiểm soát. Nhưng cuối cùng chính phủ đã phải đưa các đơn vị cảnh sát chống bạo loạn vào các thành phố lớn. Tương tự như thế, sau vụ va chạm giữa máy bay Mĩ và Trung Quốc vào năm 2001 làm chết 3 phi công Trung Quốc, chính phủ đã phải vất vả lắm mới ngăn chặn được những vụ phản đối trên đường phố, để chúng không biến thành các vụ bạo loạn thật sự.
Trong dài hạn, tinh thần dân tộc dễ bùng nổ như vậy gợi cho người ta câu hỏi: Trung Quốc sẽ có một nền dân chủ kiểu gì? Nhiều khoa học gia Trung Quốc tin rằng một nước Trung Hoa tự do hơn, ít nhất trong giai đoạn đầu, cũng là một nước Trung Hoa nguy hiểm hơn. Giới trẻ Trung Quốc, sau khi được quyền thể hiện quan điểm của mình, có thể gây áp lực cho cái chính phủ tự do hơn lúc đó, để buộc nó thực hiện đường lối cứng rắn hơn đối với phương Tây, kể cả việc xâm lược Đài Loan. Ngược lại, chính phủ hiện thời đã khởi sự những cuộc tiếp xúc không chính thức với những người cầm quyền ở Đài Loan, trong đó có cuộc gặp giữa Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào với Phó Chủ tịch mới được bầu của Đài Loan là ông Vincent Siew. Cuộc gặp này đã bị nhiều blogger lên án. Một ngày nào đó có thể chính ông Hồ Cẩm Đào cũng cảm thấy không an toàn trước một đám đông sinh viên Trung Quốc đang giận dữ.
Joshua Kurlantzick là cộng tác viên của the Pacific Council on International Policy và là tác giả cuốn: Charm Offensive: How China's Soft Power Is Transforming the World. Ông thường viết về châu Á suốt chục năm qua.
[1]Ý nói thế hệ các thanh niên từng biểu tình ở Thiên An Môn vào năm 1989 (ND)
No comments:
Post a Comment