September 30, 2011

John Quiggin - Sự sụp đổ gần kề của Trung Hoa


Hiếu Tân dịch

Cuộc họp hằng năm của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tại Davos đã tỏ ra thành công đến mức đã tạo ra hàng loạt những sự kiện phụ hữu ích. Tôi đã nói tại một đôi cuộc như thế ở Australia và chắc chắn có nhiều cuộc khác nữa. Nhưng cái lớn nhất, chỉ đứng thứ hai sau bản thân WEF, là Cuộc họp hàng năm của Những Quán quân mới, được biết một cách không chính thức dưới tên những "Davos Mùa Hè."


September 29, 2011

Báo chí phương Tây bình luận về việc Putin tranh cử tổng thống: Putin hạ lệnh bầu Putin

Phạm Nguyên Trường dịch

Các phương tiện truyền thông đại chúng phương Tây gọi ông thủ tướng hiện nay là Putin Bất Diệt. Tin tức về việc ông ta trở lại chiếc ghế tổng thống được đưa lên ngay đầu trang nhất của tất cả các tờ báo lớn. Tại đại hội Đảng Nước Nga Thống Nhất, nơi người ta công bố về sự dịch chuyển các quân cờ, Medevedev trông thật tội nghiệp; thậm chí ông ta còn không giải thích vì sao một quan chức mới có 46 tuổi, khỏe mạnh, không vướng mắc vào vụ tai tiếng nào, thành tích hoạt động tốt và có kế hoạch hành động rõ ràng lại không ứng cử nhiệm kì tiếp theo.

September 28, 2011

Bàn về chiến sự tuần này: hãy nói về Trung Hoa


Hiếu Tân dịch

Một cuốn sách mới lập luận rằng đã đến lúc phải nói công khai về thách thức an ninh do sự trỗi dậy của Trung Quốc đặt ra, cho dù có làm Bắc Kinh khó chịu

Trong lời tựa cuốn Một cuộc tranh cãi về uy quyền tối thượng: Trung Hoa, Hoa Kỳ, và cuộc tranh đua làm chủ châu Á, Aaron Friedberg[1], một giáo sư quan hệ quốc tế ở Princeton, mô tả trong những tháng gần cuối của chính quyền Clinton, ông đã được thuê để xem xét lại đánh giá của cộng đồng tình báo Hoa Kỳ về Trung Hoa như thế nào. Ông nói, kinh nghiệm khiến ông hết sức bối rối về những gì ông thấy đang đến giữa Trung Hoa và Hoa Kỳ. Trái lại, những “bàn tay Trung Hoa” ông biết trong và ngoài chính phủ Mỹ tin rằng một sự kình địch Hoa – Mỹ dường như hoặc là rất khó xảy ra, quá khủng khiếp nên không thể nghĩ tới, hoặc là (cho rằng nói đến chuyện đó có thể làm tăng khả năng nó xảy ra) quá nguy hiểm để thảo luận. Dù lý do gì thì đó không phải là chuyện để những người nghiêm túc nói về nó giữa chỗ bạn bè thân mật và lịch sự.

September 24, 2011

Biển Nam Trung Hoa là tương lai của Xung đột (Tiếp theo và hết)


Hiếu Tân dịch

3.

Không chỉ vị trí và dự trữ năng lượng hứa hẹn mang đến cho Biển Đông (tức Biển NTH trong nguyên văn, theo cách gọi của báo chí quốc tế - ND)  tầm quan trọng địa lý - chiến lược đặc biệt, mà cả những tranh chấp lãnh thổ khốc liệt từ lâu đã bao vây vùng biển này. Nhiều cuộc tranh cãi liên quan đến Quần đảo nhỏ ở phần đông nam của Biển Đông. Việt Nam, Đài Loan, và Trung  Hoa, mỗi nước đều yêu sách toàn bộ hoặc phần lớn Biển Đông, cũng như tất cả các đảo thuộc hai Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đặc biệt, Bắc Kinh đòi một đường ranh lịch sử: Nó đưa yêu sách phần chủ yếu của Biển Đông vào trong một đường bao lớn (được mọi người biết dưới tên "đường lưỡi bò") từ đảo Hải Nam của Trung Hoa ở đầu phia bắc Biển Đông kéo tuốt 1200 dặm xuống phía nam đến tận gần Singapore và Malaysia.

September 23, 2011

Báo Mĩ và Canada bình luận về tình hình Syria

Phạm Nguyên Trường tuyển chọn và dịch

Tờ The New York Times – Mỹ đang thầm lặng chuẩn bị cho giai đoạn Hậu-Assad ở Syria
Chính quyền của Tổng thống Obama ngày càng tin chắc rằng Bashar al-Assad chẳng còn tại vị được bao lâu nữa và đã bắt đầu chuẩn bị chính sách cho giai đoạn sau khi ông này ra đi, tờ The New York Times viết như thế. Cùng với Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ đang tính toán cách hành xử nếu xảy ra nội chiến giữa các cộng đồng Alawite, Druse, Thiên chúa giáo và Sunni. Các quan chức Bộ ngoại giao Mỹ cũng kêu gọi các nhà lãnh đạo phe đối lập ở Syria phối hợp hành động nhằm lật đổ Bashar al-Assad và thành lập chính phủ mới. Chính quyền Obama dứt khoát tránh lặp lại hậu quả của cuộc can thiệp của Mỹ vào Iraq, khi họ tung toàn bộ lực lượng vào việc lật đổ Saddam Hussein mà không chú tâm vào việc lập kế hoạch giải quyết xung đột giữa các nhóm đối đầu nhau ở Iraq, nhà báo Helen Cooper viết như thế. 

September 21, 2011

Jorge Castañeda – Những người thua trận ở Libya

Phạm Nguyên Trường dịch

Phải mất bao nhiêu thời gian nữa mới tìm được Muammar Gaddafi không phải là vấn đề quan trọng, bây giờ đã có thể dễ dàng đánh giá được cuộc xung đột kéo dài sáu tháng ở Libya và xác định được kẻ thắng người thua rồi. Thắng nhất dĩ nhiên là nhân dân Libya, những người, mà nhờ sự trợ giúp của cộng đồng quốc tế, đã cưỡi lên đầu ngọn sóng khởi sự ở Tunisia và Cairo và lật đổ được nhà độc tài. Dù kết quả của những xáo trộn hiện thời có như thế nào đi nữa thì tình hình cũng khó mà có thể xấu hơn 42 năm vừa qua.

September 19, 2011

Biển Nam Trung Hoa là tương lai của Xung đột (Kì 2)



Hiếu Tân dịch

2

Đông Á là một giải hở, rộng lớn trải  dài từ Bắc Cực đến Nam Cực - từ quần đảo Kuril về phía nam đến New Zealand – và được đặc trưng bởi những đường bờ biển biệt lập bố trí tản mác và những quần đảo trải rộng bao la. Cho dù giải thích công nghệ đã thu ngắn khoảng cách này lại như thế nào, bản thân biển vẫn có tác dụng như một rào chắn xâm lược, ít nhất ở mức độ mà đất liền không làm được. Biển, không giống như đất, tạo ra rõ ràng những đường biên giới xác định, tạo tiềm năng giảm xung đột. Vậy chỉ còn phải xem xét tốc độ. Ngay cả những tầu chiến nhanh nhất cũng di chuyển tương đối chậm chạp, tức là khoảng 35 hải lý, giảm cơ hội tính toán sai, và cho các nhà ngoại giao nhiều giờ hơn, thậm chí nhiều ngày hơn, để xem xét lại các quyết định. Hải quân và không quân đơn giản không chiếm đóng lãnh thổ như cách mà lục quân làm. Đó là nhờ có các biển bao quanh khu vực Đông Á, trung tâm chế tạo toàn cầu cũng như những cuộc mua bán về quân sự đang lên - mà thế kỷ 21 có những cơ hội tốt hơn thế kỷ 20 để tránh những xung đột quân sự lớn.


September 18, 2011

Salvatore Babones - Vương quốc trung bình


Sự cường điệu và thực tế về sự trỗi dậy của Trung Quốc

Trần Ngọc Cư dịch

Lời giới thiệu của trang mạng bauxite Việt Nam: Người Trung Hoa xưa (có lẽ không ít cả ngày nay) coi nước họ là trung tâm của thế giới, từ đó mới có tên nước là Trung Quốc, được dịch ra tiếng Anh là “the Middle Kingdom”. Nhưng với lập luận cho rằng Trung Quốc sẽ chỉ là một nước có lợi tức trung bình và không thể giành địa vị siêu cường của Mỹ, học giả Salvatore Babones bằng một lối chơi chữ đã gọi Trung Quốc là “the Middling Kindom” hay “Vương quốc trung bình”. Bài tiểu luận sau đây tiêu biểu cho một quan điểm trái chiều với quan điểm cho rằng Trung Quốc sẽ là một “Siêu cường tất yếu”, một quan điểm mà học giả Arvind Subramanian cũng đã đưa ra trên cùng một số báo của tờ Foreign Affairs, mà bản dịch đã được đăng trên BVN trước đây.

Theo chúng tôi, đây là một bài viết cần được tham khảo nghiêm túc, nhằm xem xét đầy đủ các cơ sở dẫn đến luận cứ cho rằng dù có cố gắng đến mấy thì Trung Quốc rốt cục vẫn chỉ là một quốc gia trung bình trong thế kỷ XXI này. Ý kiến của tác giả Salvatore Babones vô tình có sự tương hợp với một phân tích gần đây khi chỉ xét về sự cách biệt giàu nghèo thôi, Trung Quốc hiện đang lâm vào một tình thế đối cực cực kỳ nghiêm trọng (và trước sau thế nào cũng sẽ bùng vỡ): chỉ hơn 2% số dân lại đang chiếm giữ đến hơn 75% tổng sản lượng kinh tế của cả nước Trung Hoa. Nếu tìm thấy thêm nhiều căn cứ khoa học trong ý kiến của Salvatore Babones thì chắc chắn đây sẽ là phương thuốc hiệu nghiệm để giải quyết căn bệnh “động kinh” cho mấy ông hoàng bà chúa trước “con ngoáo ộp Trung Quốc” vốn đang là mối đe dọa thường trực khả năng phát huy truyền thống quật cường vốn có của không ít dân tộc từ hàng mấy nghìn năm nay phải sống sát biên giới Trung Quốc. Không hiểu vì sao thứ bệnh lạ này làm cho họ trở nên “mất cân bằng sinh lý” đến mức nói về mặt ăn thì họ ngày càng khỏe, mặt trông béo tốt, ăn được đến cả giấy polyme, nhưng khốn thay càng ăn đầu lại càng teo tóp, óc trở nên rỗng, đặc biệt bộ gan bé tẹo lại và hình như bị siêu vi S. gặm cho xơ tướp. Vì thế, hễ nghe người dân bày tỏ lòng yêu nước là căn bệnh kinh niên của họ lại nổi lên, đến nước phải bắt dân xuôi tay ngậm miệng bệnh mới tạm lui.

Liệu Diệc Vũ - Bỏ xứ Trung Quốc mà đi

Phạm Vũ Lửa Hạ dịch

Vì những tác phẩm viết về người cùng khổ ở Trung Quốc, Liệu Diệc Vũ đã bị bỏ tù và cấm xuất cảnh. Hồi tháng 7/2011, ông trốn sang Đức qua đường Việt Nam và Ba Lan. Nay ông kể về lý do ông ra nước ngoài lưu vong. (Bài này thiệt tình hơi dễ dịch vì có nhiều chuyện giống ở xứ mình quá.)
 
Tỉnh Vân Nam, ở tây nam Trung Quốc, từ lâu nay đã là cửa ngõ thoát thân cho những người Trung Quốc ao ước một cuộc sống mới ở nước ngoài.  Ở đó, ta có thể lẻn trốn khỏi Trung Quốc bằng đường bộ, băng qua những cánh rừng nguyên sơ, hoặc ta có thể đi đường thủy, đáp bè trôi dọc sông Lan Thương xuống hạ nguồn cho đến khi gặp sông Mekong lượn khúc đổ vào Myanmar, Lào, Thái Lan, Cam Bốt và Việt Nam.

Biển Nam Trung Hoa là tương lai của Xung đột (Kì 1)


Hiếu Tân dịch

Châu Âu là một cảnh đất liền (landscape). Đông Á là một cảnh biển (seascape). Ở đó có sự khác nhau cơ bản giữa thế kỷ 20 và thế kỷ 21. Khu vực tranh chấp nhất địa cầu trong thế kỷ trước nằm trên đất liền ở châu Âu, đặc biệt là miền đất phẳng trải dài tạo thành những đường biên giới giả tạo giữa đông và tây nước Đức, và phơi ra cho những cuộc hành quân không gì ngăn cản được của những đạo quân. Nhưng trong khoảng thời gian nhiều thập kỷ, những trục nhân khẩu và kinh tế của Trái Đất đã chuyển tương đối sang phía đối lập của Lục địa Á Âu (Eurasia), nơi những khoảng không giữa các trung tâm dân cư lớn là biển cả mênh mông.

September 16, 2011

Trung Quốc – Ngày càng có nhiều cựu lãnh đạo lên tiếng

Phạm Nguyên Trường dịch

Một sự cải tiến đáng kể trong thời gian gần đây trong cách thức hoạt động của nền chính trị mờ ám của Trung Quốc là sự kế vị ở những cấp cao nhất của Đảng cộng sản Trung Quốc. Trong những thập kỉ trước, đối thủ chính trị bị ngã ngựa thường bị thanh trừng, bị bỏ tù hoặc giết chết. Trong khi kẻ thắng nắm quyền cho đến khi đã trở thành những lão già lẩm cẩm. Nhưng nay nhiều chức vụ cao trong Đảng và nhà nước có qui định giới hạn tuổi tác, còn những chức vụ cao nhất, đặc biệt là chức chủ tịch nước và thủ tướng thì có qui định không được giữ quá hai nhiệm kì năm năm. Đối với những người ngoài cuộc thì quá trình lựa chọn những người kế vị trong đảng vẫn mù mờ rắc rối như mọi khi. Nhưng không nghi ngờ gì rằng nó diễn ra một cách trật tự hơn và ít dã man hơn là trước đây.

September 13, 2011

Ivo Daalder - Giờ hoàng đạo của NATO

Phạm Nguyên Trường dịch

Cơn choáng váng và cảm giác kinh hoàng của ngày 11 tháng 9 đã để lại dấu ấn không phai mờ trong trí não của mỗi chúng ta. Hôm đó, tôi đang bay trên Đại Tây Dương, trong chuyến bay từ Brussels về Washington, thì nghe thấy phi công thông báo tin dữ và cho  máy bay quay lại. Tôi vẫn nhớ rõ cảm giác kinh hoàng, đã từng xâm chiếm tâm hồn nhiều người trên khắp thế giới – tôi có thể cũng ở trên một trong những chiếc máy bay đó mà cũng có thể tôi có mặt trong một trong những ngôi nhà đó. Không ai còn được an toàn nữa.

September 11, 2011

Arvind Subramanian - Siêu cường tất yếu

(Tại sao sự khống chế của TQ là một điều chắc chắn)

Trần Ngọc Cư dịch

Đối với con nợ, thì chủ nợ có thể giống như nhà độc tài. Những chính phủ gặp phải vấn đề tài chính thường hướng về Quĩ Tiền tệ Quốc tế (IMF) với thái độ van xin, và vì phải hành động theo mệnh lệnh của các chủ nợ quan trọng, IMF thường áp đặt những điều kiện gay gắt lên họ. Sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á cuối thập niên 1990, Mickey Kantor, đại diện thương mại Mỹ dưới thời Tổng thống Clinton, gọi tổ chức này là “trục gỗ húc cửa thành” (battering ram), vì nó đã được sử dụng để mở cửa thị trường châu Á cho hàng hóa của Mỹ. Trong cuộc khủng hoảng Kinh đào Suez năm 1956, Mỹ đe dọa sẽ cắt nguồn tài trợ mà Vương quốc Anh đang khẩn cấp cần đến nếu quân đội Anh không chịu rút khỏi Kinh đào Suez. Bộ trưởng Tài chính Anh lúc bấy giờ, Harold Macmillan, người đã chủ trì những màn thương thuyết nhục nhã cuối cùng của cuộc khủng hoảng, về sau đã nhớ lại rằng đó là “cái thở hắt cuối cùng của một cường quốc đang suy tàn”. Ông viết thêm, “có lẽ trong vòng 200 năm nữa Hoa Kỳ mới hiểu được chúng tôi đã cảm nhận như thế nào”.

Omar Ashour – từ ngày 11 tháng 9 đến mùa xuân Arab

Phạm Nguyên Trường dịch

CAIRO – Môi trường hoạt động của Al Qaeda hiện nay khác xa môi trường mà họ thực hiện chiến dịch khủng bố vào ngày 11 tháng 9 năm xưa. Osama bin Laden, là người tổ chức và lãnh tụ được nhiều người mến mộ của Al Qaeda, đã bị lựcc lượng hải quân của Mĩ giết ở Pakistan vào tháng 5 năm nay. Ba chế độ độc tài hung bạo ở Trung Đông đã bị lật đổ - hai chế độ bị lật đổ bằng chiến thuật phản đối phi quân sự của người dân, còn một thì do cuộc khởi nghĩa vũ trang được NATO yểm trợ lật đổ. Những cuộc tấn công của máy bay không người lái đã giết chết nhiều chỉ huy dầy dạn kinh nghiệm của Al Qaeda, trong đó có Atiyah Abd al-Rahman, vừa bị giết chết trong thời gian gần đây.

September 10, 2011

Hãng AFP (Pháp) - Mùa xuân Arab là câu trả lời tốt nhất cho thái độ cuồng tín


Phạm Nguyên Trường dịch

Mùa xuân Arab là câu trả lời mạnh mẽ nhất cho lòng hận thù và cuồng tín mà mười năm trước đây đã dẫn tới những vụ khủng bố ngày 11 tháng 9 trên lãnh thổ Hoa Kì, các nhà lãnh đạo Liên hiệp châu Âu đã tuyên bố vào thứ sáu vừa rồi như thế.

September 9, 2011

Assange: WikiLeaks công bố những bức điện chưa được biên tập là đúng

Phạm Nguyên Trường lược dịch

Julian Assange, người sáng lập Wikileaks đã bảo vệ quyết định công bố 251 ngàn bức điện tín mà không biên tập tên nguồn tin được nhắc tới trong những bức điện này. 

Trong bài phỏng vấn với New Scientist Assange nói các thủ tục nhằm “hạn chế tối đa thiệt hai” đã mất hết ý nghĩa sau khi các websites khác đã công bố toàn văn các bức điện tín chưa được biên tập. 

Mary Beth Warner (Spiegel, 2/9/2011) - Nguyên tắc của WikiLeaks đã bị phá hủy


 

Hiếu Tân dịch


Việc tiết lộ toàn bộ hồ sơ lưu trữ của những bức mật điện chưa được biên tập của Bộ Ngoại giao Hoa kỳ đã bị các đối tác trước đây của WikiLeaks lên án và bị những người biên tập của các tờ báo lớn của Đức phê phán gay gắt. Một số người buộc tội Assange là đã lạm dụng quyền lực của mình.
 

September 6, 2011

Philip Howard - The Internet và Iran


Hiếu Tân dịch

 

Chế độ của Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad đã đe dọa cắt đứt hoàn toàn Iran khỏi Internet. Nhưng các nhà hoạt động của nước này có nhiều kinh nghiệm để phá vỡ kiểm duyệt chính thức. Trong một cuộc nói chuyện với SPIEGEL, chuyên gia Internet Philup Howard giải thích họ làm như thế nào và nói rằng cách ly hoàn toàn công nghệ số là điều hầu như không thể.

SPIEGEL: Iran đã loan báo ý định của nó cắt đứt hoàn toàn Internet. Một sự việc như thế có hiện thực không?

Howard: Chính phủ ở Tehran đã chứng tỏ nó có thể làm những việc như thế. Tiếp theo sau cuộc bầu cử lại gây tranh cãi của Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad hồi tháng Sáu 2009, đất nước này đã cắt đứt Internet trong khoảng 24 giờ. Nhưng khi một chế độ đóng Internet, thì đó cũng thường là biện pháp tuyệt vọng, cuối cùng.

SPIEGEL: Ngay cả năm 2009, đất nước này cũng không bị đứt mạng hoàn toàn.

Howard: Chính phủ Iran yêu cầu ba nhà cung cấp dịch vụ Internet lớn nhất đóng lại, nhưng họ không thèm tính đến những nhà cung cấp nhỏ hơn. Điều mà nhiều nhà nước không biết là các mạng lưới số hóa về thực chất là các mạng lưới. Khi họ cắt bỏ hai hay ba nút, các nút khác phục hồi ngay lại lưu thông. Và luôn luôn có một vài nhà hoạt động được chuẩn bị sẵn sàng và họ có điện thoại vệ tinh. Họ lập các kết nối với các nhà cung cấp dịch vụ Internet ở châu Âu và họ soạn ra các phương pháp khác để cho thoát ra một ít thông tin.

September 4, 2011

Warren I. Cohen - Hoa Kỳ, Trung Quốc, và học thuyết Kissinger



Trần Ngọc Cư dịch

Điều mà người ta đã vui vẻ bỏ quên ở các cuộc tranh luận gay gắt hiện nay về các chính sách của chính quyền Obama là vấn đề Hoa Kỳ phải ứng xử thế nào với Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích Mỹ, cả trong lẫn ngoài chính phủ, đã có những quan điểm rất khác nhau về cách quản lý mối quan hệ với Trung Quốc (TQ). Henry Kissinger, cùng với Richard Nixon, đã đóng góp to lớn cho việc mở ra những quan hệ với TQ vào đầu thập niên 1970. Cuốn sách vừa xuất bản của ông, On China (Bàn về Trung Quốc), là một nỗ lực biện minh dài dòng về những điều ông đã làm lúc bấy giờ và lý giải tư duy hiện nay của ông về phương cách tránh xung đột với một TQ đang trỗi dậy.

September 2, 2011

Clemens Höges - Libya: Đánh chiếm Tripoli. Cuộc tấn công vũ bão kết liễu ách thống trị của Gadhafi



Hiếu Tân dịch


Cuối cùng thì sự sụp đổ của chế độ Moammar Gadhafi đã đến nhanh chóng sau một cuộc tấn công sấm sét của những người nổi dậy vào Tripoli để cuối cùng quật đổ nhà độc tài bị căm ghét đã thống trị Libya suốt 42 năm ròng. SPIEGEL đi theo đoàn hộ tống rách rưới của những chiến sĩ nhiệt thành dữ dội tiến vào thủ đô.

September 1, 2011

Juan Cole - Mười huyền thoại chính về cuộc chiến tranh và cách mạng ở Libya.

Phạm Nguyên Trường dịch

Lời ban biên tập tạp chí Russ.ru: Quân bổi dậy, nhờ sự trợ giúp của NATO đã vào được Tripoli, Muammar Gaddafi cũng đã tuyên bố rằng ông ta sẵn sàng ngồi vào bàn thương lượng. Như vậy nghĩa là cuộc cách mạng Libya đã gần thắng lợi rồi. Juan Cole, một nhà sử học có tiếng và là chuyên gia về Trung Đông nổi tiếng ở Mĩ cũng là một trong những người ủng hộ cuộc cách mạng Libya và sự can thiệp của cộng đồng quốc vào cuộc cách mạng này.
Là người luôn chống lại những quan điểm đế quốc chủ nghĩa, Cole từng tiên đoán chính xác những khó khăn mà Mĩ sẽ gặp sau khi đổ quân vào Iraq. Nhưng vào năm 2011 ông đã dứt khoát ủng hộ cuộc can thiệp nhân đạo vào Libya và cho rằng việc lật đổ Qaddafi sẽ diễn ra một cách nhanh chóng. Quan điểm của ông về vấn đề Libya đã bị những nhà trí thức và tổ chức cánh tả phản đối dữ dội. Là một người gần gũi với quan điểm tả khuynh, Juan Cole đã viết một bức thư ngỏ gửi những người cánh tả, kêu gọi họ hãy chấm dứt việc nhân danh cuộc đấu tranh với chủ nghĩa đế quốc mà ủng hộ những chế độ độc tài. Theo quan điểm của Cole, các lực lượng cánh tả phải từ bỏ học thuyết, theo đó mọi “sự can thiệp nhân đạo đều là xấu xa”.

Tạp chí Russ.ru xin giới thiệu một trong những bài viết gần đây nhất của Juan Cole, trong đó ông vạch rõ 10 huyền thoại chủ yếu về những sự kiện ở Libya; những huyền thoại đã từng làm cho các chuyên gia và những người quan sát đưa ra những dự đoán và đánh giá sai lầm.