September 19, 2011

Biển Nam Trung Hoa là tương lai của Xung đột (Kì 2)



Hiếu Tân dịch

2

Đông Á là một giải hở, rộng lớn trải  dài từ Bắc Cực đến Nam Cực - từ quần đảo Kuril về phía nam đến New Zealand – và được đặc trưng bởi những đường bờ biển biệt lập bố trí tản mác và những quần đảo trải rộng bao la. Cho dù giải thích công nghệ đã thu ngắn khoảng cách này lại như thế nào, bản thân biển vẫn có tác dụng như một rào chắn xâm lược, ít nhất ở mức độ mà đất liền không làm được. Biển, không giống như đất, tạo ra rõ ràng những đường biên giới xác định, tạo tiềm năng giảm xung đột. Vậy chỉ còn phải xem xét tốc độ. Ngay cả những tầu chiến nhanh nhất cũng di chuyển tương đối chậm chạp, tức là khoảng 35 hải lý, giảm cơ hội tính toán sai, và cho các nhà ngoại giao nhiều giờ hơn, thậm chí nhiều ngày hơn, để xem xét lại các quyết định. Hải quân và không quân đơn giản không chiếm đóng lãnh thổ như cách mà lục quân làm. Đó là nhờ có các biển bao quanh khu vực Đông Á, trung tâm chế tạo toàn cầu cũng như những cuộc mua bán về quân sự đang lên - mà thế kỷ 21 có những cơ hội tốt hơn thế kỷ 20 để tránh những xung đột quân sự lớn.



Tất nhiên châu Á đã thấy những cuộc xung đột quân sự lớn trong thế kỷ 20, mà biển cũng không ngăn được: Cuộc Chiến tranh Nga-Nhật; gần nửa thế kỷ nội chiến ở Trung Hoa diễn ra sau sự sụp đổ từ từ của triều đại nhà Thanh, những cuộc chinh phục của đế quốc Nhật Bản, tiếp theo là Thế Chiến II trên Thái Bình Dương; Chiến tranh Triều Tiên; Chiến tranh Campuchia và Lào, và hai cuộc chiến tranh ở Việt Nam dinh líu đến Pháp và Mỹ. Sự kiện là địa lý của Đông Á về cơ bản là biển có rất ít tác động lên những cuộc chiến tranh như thế, về cốt lõi chúng là những cuộc xung đột nhằm thống nhất hoặc giải phóng dân tộc. Nhưng cái thời ấy phần lớn đã lùi về sau lưng chúng ta rồi. Các quân đội Đông Á, trước đây hướng nội với công nghệ thấp, thì nay đang hướng ngoại với lực lượng hải quân và không quân công nghệ cao.


Về sự so sánh giữa Trung Hoa ngày nay với Đức đêm trước Thế Chiến I mà nhiều người đã làm, có sự khập khiễng: trong khi Đức về cơ bản là một cường quốc đất liền, do đặc điểm địa lý châu Âu, thì Trung Hoa về cơ bản sẽ là một cường quốc hải quân, do đặc điểm địa lý của châu Á.


Đông Á có thể được chia thành hai khu vực lớn: Đông Bắc Á, chủ yếu là Bán đảo Triều Tiên, và Đông nam Á, chủ yếu là Biển Nam Trung Hoa. Đông Bắc Á, phụ thuộc vào số phận của Bắc Triều Tiên, một nhà nước độc tài cô lập với tiền đồ mờ tối, trong một thế giới bị khống chế bởi chủ nghĩa tư bản và thông tin điện tử. Nếu Bắc Triều Tiên nổ tung bên trong, thì các lực lượng lục quân Hoa Kỳ, Trung Hoa và Nam Triều Tiên có thể gặp nhau ở nửa phía bắc của bán đảo, trong những cuộc can thiệp nhân đạo quan trọng nhất, ngay cả khi họ cắt ra những khu vực ảnh hưởng cho bản thân họ. Những vấn đề  Hải quân có thể trở thành thứ yếu. Nhưng nếu cuối cùng Triều Tiên tái thống nhất, thì các vấn đề hải quân sẽ nổi lên, với một Triều Tiên lớn hơn, Trung Hoa và Nhật Bản trong thế cân bằng mỏng manh, bị phân cách bởi biển Nhật Bản và Hoàng Hải hoặc Bột Hải. Tuy nhiên vì Bắc Triều Tiên vẫn còn tồn tại, giai đoạn Chiến tranh Lạnh của lịch sử Đông Bắc Á chưa hoàn toàn chấm dứt, và cường quốc lục địa cũng có thể gây nên chuyện trước khi cường quốc biển ra tay.


Ngược lại, Đông Nam Á đã lún sâu vào giai đoạn hậu Chiến tranh Lạnh của lịch sử. Việt Nam, chi phối bờ tây của Biển Nam Trung Hoa, là một chủ nghĩa tư bản khủng khiếp mặc dầu hệ thống chính trị của nó, đang tìm kiếm những mối liên hệ quân sự mật thiết hơn với Hoa Kỳ. Trung Hoa, củng cố một nhà nước triều chính do Mao dựng lên sau nhiều thập kỷ hỗn loạn và đưa vào thế giới một nền kinh tế năng động nhất nhờ công cuộc tự do hóa của Đặng Tiểubình, bằng hải quân của nó đang bung ra ngoài đến tận cái mà nó gọi là "chuỗi đảo đầu tiên" ở Tây Thái Bình Dương. Nước Hồi giáo kếch xù Indonesia từng chịu đựng và cuối cùng đã kết liễu nhiều thập kỷ thống trị của quân đội, đang sẵn sàng nổi lên như một Ấn Độ thứ hai: một nền dân chủ mạnh mẽ và ổn định với tiềm năng sức mạnh nhờ nền kinh tế của nó đang lớn lên. Singapore và Malaysia cũng vươn mạnh lên phía trước bằng kinh tế với mô hình nhà-nước-thành-phố kết hợp với nhà-nước-thương-mại và thông qua sự pha trộn dễ đổi màu của dân chủ với độc tài. Bức tranh pha tạp của một cụm nhà nước với những vấn đề pháp lý trong nước và xây dựng nhà nước đằng sau nó, và sẵn sàng đưa ra những yêu sách lãnh thổ vượt qua khỏi các bờ của chúng. Lực đẩy tổng hướng ngoại được đặt trong chiến trường dân số của thế giới, vì ở Đông Nam Á, với 165 triệu dân, nơi 1,3 tỉ người của Trung Hoa đụng với 1,5 tỉ của tiểu lục địa Ấn Độ, và địa điểm gặp gỡ địa lý của những nước này, và quân đội của chúng, là biển: Biển Nam Trung Hoa.


Biển Nam Trung Hoa nối liền các nước Đông Nam Á với Thái Bình Dương, có tác dụng như yết hầu của những đường biển thế giới. Đây là trung tâm của biển Á-Âu, được đánh dấu bằng những eo biển Malacca, Sunda, Lombok, và Makassar.  Hơn một nửa lượng hàng hóa hàng năm của các đội tàu buôn thế giới đi qua những điểm thắt ngẵng này, và một phần ba của toàn bộ lưu thông trên biển. Lượng dầu được vận chuyển qua Eo biển Malacca từ Ấn Độ Dương, theo con đường Đông Á qua Biển Nam Trung Hoa, nhiều gấp sáu lần số lượng chuyển qua Kênh đào Suez và 17 lần số luợng qua kênh đào Panama. Khoảng hai phần ba cung cấp năng lượng của Nam Triều Tiên, gần 60 phần trăm cung cấp năng lượng của Nhật Bản và Đài Loan, và khoảng 80% dầu thô nhập khẩu của Trung Hoa đến từ biển Nam Trung Hoa. Hơn nữa Biển Nam Trung Hoa đã chứng tỏ trữ lượng dầu mỏ 7 tỉ thùng và ước tính 900 nghìn tỉ mét khối khí đốt, một mối lợi khổng lồ tiềm tàng.


(Còn tiếp)

 

Nguồn: The South China Sea Is the Future of Conflict -

BY ROBERT D. KAPLAN, Foreign Policy, Tạp chí số tháng 9-10 /2011

 

Đã đăng trên vanchuongviet.org


No comments:

Post a Comment