September 18, 2011

Biển Nam Trung Hoa là tương lai của Xung đột (Kì 1)


Hiếu Tân dịch

Châu Âu là một cảnh đất liền (landscape). Đông Á là một cảnh biển (seascape). Ở đó có sự khác nhau cơ bản giữa thế kỷ 20 và thế kỷ 21. Khu vực tranh chấp nhất địa cầu trong thế kỷ trước nằm trên đất liền ở châu Âu, đặc biệt là miền đất phẳng trải dài tạo thành những đường biên giới giả tạo giữa đông và tây nước Đức, và phơi ra cho những cuộc hành quân không gì ngăn cản được của những đạo quân. Nhưng trong khoảng thời gian nhiều thập kỷ, những trục nhân khẩu và kinh tế của Trái Đất đã chuyển tương đối sang phía đối lập của Lục địa Á Âu (Eurasia), nơi những khoảng không giữa các trung tâm dân cư lớn là biển cả mênh mông.


Do cái cách khoa địa lý học soi sáng và đặt những ưu tiên của nó, những đường biên vật lý này của Đông Á tiên báo một thế kỷ hải quân – hải quân được định nghĩa ở đây theo nghĩa rộng để bao hàm cả những đội hình dàn trận cả trên biển và trên không; ngày nay chúng đã trở nên gắn kết không thể tách rời. Tại sao? Trung Hoa, đặc biệt lúc này khi mà những đường biên giới trên đất liền của nó vững chắc hơn lúc nào hết kể từ thời thịnh của triều Thanh cuối thế kỷ mười chín, nay đang dấn vào một cuộc bành trướng hải quân không còn hồ nghi gì nữa. Chính là thông qua sức mạnh trên biển mà Trung Hoa sẽ xóa được về mặt tâm lý hai thế kỷ nước ngoài xâm lấn lãnh thổ của nó – buộc mọi nước xung quanh nó phải phản ứng.

Những cuộc giao tranh trên biển và trên đất liền vô cùng khác nhau, với những hàm ý chính cho những chiến lược lớn cần để thắng – hay để tránh – chúng. Những cuộc giao tranh trên đất liền bị vướng vào thường dân sinh sống trên đó, trong thực tế biến nhân quyền thành một cơ sở nổi bật về nghiên cứu chiến tranh. Những cuộc giao tranh trên biển tiếp cận xung đột như một công việc lạnh lùng và kỹ trị, trong thực tế qui giảm chiến tranh xuống thành toán học, tương phản rõ rệt với những trận đánh trí tuệ giúp định rõ đặc điểm những cuộc xung đột trước đó.

Thế Chiến II là một cuộc đấu tranh đạo đức chống phát xít, kẻ chịu trách nhiệm tinh thần về việc giết mười triệu con người không dính dáng gì đến chiến trận. Cuộc Chiến tranh Lạnh là một cuộc đấu tranh đạo đức chống cộng, một hệ tư tưởng cũng áp bức mà những lãnh thổ rộng lớn bị chiếm giữ bởi Hồng Quân bị thống trị. Thời kỳ liền ngay sau Chiến tranh lạnh biến thành một cuộc đấu tranh đạo đức chống lại diệt chủng ở Balkans và Trung Phi, hai nơi cuộc chiến trên mặt đất và những tội ác chống loài người không thể tách rời nhau. Gần đây nhất, một cuộc đấu tranh đạo đức chống Hồi giáo cực đoan đã kéo Hoa Kỳ vào sâu trong những vùng núi của Afghanistan, nơi sự đối xử nhân đạo với hàng triệu con người thường dân là điều cực kỳ quan trọng đối với thắng lợi của chiến tranh. Trong tất cả những cố gắng này, chính sách chiến tranh và đối ngoại đã trở thành chủ đề không chỉ cho binh lính và các nhà ngoại giao, mà còn cho các nhà nhân đạo chủ nghĩa và các trí thức. Quả thực, chống nổi dậy là biểu hiện cao độ của các loại liên hiệp giữa những sĩ quan mặc đồng phục và các chuyên gia nhân quyền. Đây là kết cục của chiến tranh mặt đất tiến triển thành chiến tranh tổng thể trong thời hiện đại.

Đông Á, chính xác hơn là Tây Thái Bình Dương, đang nhanh chóng trở thành trung tâm mới của các hoạt động hải quân thế giới, đã linh cảm một động lực khác về căn bản. Nó có thể sẽ tạo ra tương đối ít thế tiến thoái lưỡng nan về đạo đức thuộc loại chúng ta đã quen thấy trong thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21, với một khả năng nhỏ về chiến tranh mặt đất trên bán đảo Triều Tiên như một ngoại lệ đáng chú ý. Tây Thái Bình Dương sẽ trả những hoạt động quân sự về phạm vi nhỏ hẹp của các chuyên gia phòng thủ. Đó không phải chỉ vì chúng ta đang đề cập đến lĩnh vực hải quân, trong đó dân thường không hiện diện. Nó còn vỉ bản chất của chính các nhà nước trong Đông Á, như Trung Hoa, có thể là độc tài cứng rắn nhưng trong phần lớn trường hợp không phải hung tàn bạo ngược hoặc vô nhân đạo.

Cuộc đấu tranh giành vị trí đứng đầu ở Tây Thái Bình Dương sẽ không nhất thiết đòi hỏi đánh nhau; phần lớn những gì diễn ra sẽ diễn ra thầm lặng và sẽ xảy ra trong vùng biển trống không, một nhịp độ lạnh lùng thích hợp với quá trình điều chỉnh chậm chạp, vững vàng thành cường quốc kinh tế và quân sự ưu thắng mà các nước đã làm trong suốt quá trình lịch sử. Và nếu Trung Hoa và Hoa Kỳ cố gắng đi đến được hòa hoãn thành công , châu Á và thế giới sẽ là nơi an bình và thịnh vượng hơn. Còn có gì đạo đức hơn thế? Hãy nhớ rằng: Chính là chủ nghĩa hiện thực trong sự phục vụ cho quyền lợi quốc gia – mục đích của nó là tránh chiến tranh – đã cứu những mạng người trong suốt chiều dài lịch sử nhiều hơn nhiều so với chủ nghĩa can thiệp nhân đạo.

(Còn tiếp)

Nguồn: The South China Sea Is the Future of Conflict -  

BY ROBERT D. KAPLAN,Foreign Policy, Tạp chí số tháng 9-10 /2011

 

Đã đăng trên vanchuongviet.org


No comments:

Post a Comment