Nguyễn
Đình Hách dịch
… Lại một người Do Thái
nữa, Karl Marx, và cuốn sách ông ta đang cầm trong tay là cuốn TƯ BẢN LUẬN. Đây
là cuốn sách tệ hại nhất đã từng được viết. Nhưng dù sao đó cũng là một cuốn
sách lớn, bởi vì nó thống trị hàng triệu người. Gần một nửa thế giới là cộng
sản, và bạn không thể chắc chắn về nửa kia. Ngay cả những người không phải là
cộng sản, trong thâm tâm họ cảm thấy có một cái gì đó tốt của chủ nghĩa cộng
sản. Không có gì tốt trong nó cả. Đó là sự bóc lột của một giấc mơ lớn. Karl
Marx chỉ là người mơ – không phải là nhà kinh tế, không bao giờ – chỉ là người
mơ; nhà thơ, nhưng là nhà thơ hạng ba. Ông ta cũng không phải là nhà văn lớn.
Không có ai đọc TƯ BẢN LUẬN. Tôi đã tình cờ gặp nhiều người cộng sản tầm cỡ, và
tôi đã hỏi họ, nhìn sâu vào mắt họ, “Ông đã đọc TƯ BẢN LUẬN chưa?” Không một
người nào đã nói có.
Họ nói, “Chỉ một số ít
trang… Chúng tôi có quá nhiều việc phải làm, chúng tôi không thể đọc cuốn sách
dày như vậy.” Hàng nghìn trang và tất cả chỉ là rác rưởi, được viết một cách
phi logic hoặc phi lý, giống như ai đó đã hóa điên. Karl Marx liên tục viết
những gì xuất hiện trong đầu ông ta. Ngồi trong thư viện nước Anh, giữa hàng
nghìn cuốn sách, ông ta liên tục viết và viết. Bạn biết đấy, gần như hàng ngày
ông phải bị lôi ra khỏi thư viện lúc đóng cửa, điều đó đã trở thành thói quen.
Ông ta bị ép phải rời đó; nếu không ông ta sẽ không nhúc nhích. Tình cờ ông
được mang ra khỏi đó mà vẫn vô thức.
Bây giờ người đàn ông
này đã trở thành một vị thánh! Đó là một cái gì đó giống như bộ ba vô cùng xấu
xa: Karl Marx, Friedrich Engels, và tất nhiên là Lenin – đó là bộ ba đã trở
thành gần như những vị thánh của hàng triệu người trên trái đất. Đó là một thảm
họa, nhưng tôi vẫn nói đến cuốn sách – không phải là bạn nên đọc nó, mà bạn
đừng đọc nó. Hãy gạch dưới những gì tôi đã nói: đừng Đọc nó. Bạn đã rất rối bời
rồi. Thế là đủ rồi. Không cần TƯ BẢN LUẬN nữa.
Người
Do Thái luôn mơ về việc thống trị thế giới. Họ đang thực sự thống trị. Có thể
nói ba người quan trọng nhất thống trị thời đại này là Karl Marx, Sigmund Freud
và Albert Einstein. Ba người đó đều là Do Thái. Người Do Thái đã đạt được giấc
mơ của họ, họ đang thống trị. Nhưng về những vấn đề kinh tế thì Marx lại sai
lầm; Freud cũng sai bởi vì tâm trí không thể được phân tích, mà phải đặt sang
một bên để bạn có thể vào thế giới phi-tâm trí.
Tôi chống lại Karl Marx
và Friedrich Engels nhưng tôi phải đánh giá cao cuốn sách của hai vị đó, TUYÊN
NGÔN CỘNG SẢN – và nên nhớ, tôi không phải là người cộng sản! Bạn không thể tìm
ra người nào chống cộng sản nhiều hơn tôi, nhưng tôi vẫn yêu cuốn sách mỏng đó.
TUYÊN NGÔN CỘNG SẢN. Tôi thích cách nó được viết – không phải nội dung mà là văn
phong.
Bạn biết cái thích của
tôi là đa dạng và tôi sẽ đánh giá cao văn phong. Chắc hẳn Phật sẽ nhắm mắt và
bịt tai, Mahavira hẳn sẽ chạy thật xa: văn phong ư…? Nhưng tôi có tiêu chuẩn
của riêng mình. Đúng, tôi thích văn phong cuốn TUYÊN NGÔN CỘNG SẢN, và tôi ghét
nội dung. Bạn có hiểu tôi không? Người ta có thể thích trang phục và ghét con
người. Đó chính xác là trường hợp của tôi. Câu cuối cùng trong TUYÊN NGÔN CỘNG
SẢN là: giai cấp vô sản toàn thế giới liên hiệp lại. Các bạn không có gì mất
ngoài những xiềng xích, và các bạn có cả thế giới để chiến thắng.
Bạn có nhìn thấy văn phong?
Sức mạnh của câu nói là ở chỗ: Liên hiệp lại! Các bạn không mất gì ngoài những
xiềng xích, và một thế giới để chiến thắng. Đó là điều mà tôi nói với các
sannyasin của tôi, mặc dù tôi không nói liên hiệp lại, tôi nói: chỉ tồn tại –
và bạn không có gì mất ngoài những xiềng xích của bạn.
Và tôi không nói rằng
bạn phải chiến thắng thế gian – ai quan tâm, ai bận tâm! Liệu bạn có thể thuyết
phục tôi trở thành Alexander Đại đế hoặc Napoleon Bonaparte hoặc Adolph Hitler
hoặc Joseph Stalin hoặc Mao Trạch Đông? Có một danh sách dài gồm tất cả những
kẻ ngốc đó và tôi không muốn có bất kỳ điều gì liên quan tới họ. Tôi không nói
với các sannyasin của tôi: hãy giành chiến thắng – không có gì để chiến thắng.
Chỉ tồn tại – đó là tuyên ngôn của tôi. Tồn tại, bởi vì trong tồn tại bạn đã
giành được tất cả rồi.
Cái gì đây? Một vòng luẩn qua luẩn quẩn của đủ thứ ngụy biện trù dập cá nhân, chỉ là không thích nó, không đọc nó, đừng đọc nó, nó giống cái này, cái nọ, nó là mơ này mơ nọ... không có một điều gì giải thích tại sao lại như vậy, nản.
ReplyDeleteNhững ý kiến nêu trên thật sự làm nhơ bẩn trang trích dẫn chúng - trang mà tôi thích !
ReplyDeleteBố láo, bất lương, mượn danh Osho để đả kích Karl Marx.
ReplyDeleteMột người 30 tuổi, lại viết trong cơn bão táp của đấu tranh xã hội, bản thân mình lại bị xã hội vùi dập, không tránh khỏi có những nhận định cực đoan, mặc dù vẫn có dự đoán đúng đắn.
ReplyDeleteTôn sùng thái quá là thiếu phán xét bằng trí tuệ. Phủ nhận sạch trơn cũng chẳng tài giỏi gì hơn. Tốt nhất ta cẩn thận xem xét từng luận điểm của ông, cái gì phù hợp với hiện thực thì thử áp dụng, cái gì đã bị thực tiễn bác bỏ thì cần cắm biển nguy hiểm, chết... dân tộc (không phải là chết người).
nói thật là bài không có một nội dung nào có thể gọi là đọc được, luận điểm không, luận cứ không. Phải nói đây là một bài bình tệ hại nhất mà tôi được đọc trong thời gian qua :).
ReplyDelete