Translator Unknown
Kỷ Luật Không
Gây Tổn Thương (2014) cung cấp một
phương pháp mới mẻ cho việc kỷ luật con trẻ bằng việc nhấn mạnh tầm quan trọng
của dạy dỗ và tránh trừng phạt. Dựa trên nền tảng của khoa học thần kinh,
phương pháp này giảm thiểu xung đột và hướng dẫn các bậc phụ huynh cách thức
xây dựng một mối quan hệ sâu sắc hơn với con cái của họ.
Về tác giả
Daniel J. Siegel là bác sĩ tâm lý
trị liệu làm việc tại Trường Y Khoa thuộc UCLA (University of California Los
Angeles). Ông là nhà sáng lập của Trung Tâm Nghiên Cứu về Nhận thức Chánh niệm.
Tina Payne Bryson là nhân viên xã
hội chuyên trách tâm lý trị liệu cho nhi đồng và thanh thiếu niên. Bà cũng là
nhà sáng lập Trung Tâm Dành Cho Kết Nối tại thành phố Pasadena, California.
Giới thiệu
Tôi có thể học hỏi
điều gì từ tác phẩm này? Học cách làm cha mẹ hiệu quả hơn.
Làm
cha mẹ là một trải nghiệm ngày một phong phú không giống bất kỳ trải nghiệm nào
khác, nhưng như thế không có nghĩa là không gặp khó khăn lúc này hay lúc khác.
Trong việc nuôi nấng con cái, điều có thể khó khăn là cần biết để con cái thể
hiện bản thân chúng một cách tự do đến mức độ nào và đến lúc nào thì bạn nên
can thiệp.
Hơn
nữa, kỷ luật con cái không phải lúc nào cũng là công việc dễ dàng và thường có
thể làm cạn kiệt nguồn cảm xúc. Tranh cãi về những điều nhỏ nhặt – như việc ai
nên rửa dọn chén bát hoặc không nên xem nhiều TV – có thể nhanh chóng leo
thang, tạo áp lực lên mối quan hệ và sự an khang của chúng ta.
Cho
nên kỷ luật con cái một cách tích cực là rất quan trọng. Các tác giả giải thích
việc kỷ luật có hiệu quả chỉ có thể đạt được một khi đã biết được não bộ hoạt
động như thế nào. Bằng việc thực hiện theo những lời khuyên của các tác giả,
con cái của bạn sẽ trở nên biết tiếp nhận cách thức dạy dỗ của bạn mà, qua thời
gian, sẽ củng cố mối gắn kết giữa bạn và con cái.
Trong
những Tia sách này, bạn sẽ học hỏi được:
- sự
khác biệt giữa não bộ tầng trên và não bộ tầng dưới;
- làm
thế nào để nối kết với con cái; và
- những
điều gì cần làm khi con cái của bạn bị khủng hoảng.
Tia sách 1
Kỷ luật nên là một bài
học để học hỏi chứ không nên là một hình thức trừng phạt.
Hãy
nghĩ đến lần gần đây nhất bạn phạt kỷ luật con cái cho hành xử sai trái của
chúng. Bạn đã làm gì? Có lẽ bạn đã lên lớp dông dài với chúng, la mắng chúng
hoặc phạt giam chúng?
Nhưng
bạn có nghĩ trước đến những gì bạn sẽ làm khi kỷ luật con cái hay không?
Lối
kỷ luật truyền thống là sử dụng phương pháp phổ biến gồm trừng phạt và đe dọa
thay cho tập trung vào sự phát triển của con cái.
Để
khám phá thêm về vấn đề này, chúng ta hãy xem xét lối phạt giam: phương pháp
này được sử dụng ngay cả bởi những bậc cha mẹ rất mực yêu thương con cái, mong
muốn chúng sử dụng thời gian bị giam để suy ngẫm lại những hành vi sai trái của
chúng. Nhưng điều đó rất ít khi xảy ra. Thay vào đó, con cái thường dùng thời
gian đó chỉ để nghĩ đến cảnh cha mẹ đã đối xử hung dữ với chúng như thế nào, mà
thường có khuynh hướng làm trầm trọng thêm tình hình.
Một
hình thức kỷ luật truyền thống khác là phạt đánh đòn. Khi bị đánh đòn, con cái
trở nên sợ hãi nhiều hơn với những hành động của cha mẹ, hơn là tập trung vào
hành vi của bản thân chúng – do vậy làm cho hình thức trừng phạt thể xác này
trở thành phản tác dụng.
Phạt
giam và phạt đánh đòn được áp dụng cho các con cái hư đốn bất kể tình trạng như
thế nào, nhưng tạo ra sợ hãi và căm ghét không hữu ích cho cả cha mẹ lẫn con
cái. Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta thay đổi lối tư duy và phương pháp kỷ luật
bằng xem đó là một cơ hội để học hỏi những bài học quý giá?
Để
làm được điều này, kỷ luật cần phải đặt trọng tâm vào việc dạy dỗ hơn là trừng
phạt theo cách vừa mang tính có chủ đích vừa linh hoạt nhiều hơn.
Kỷ
luật nên là hành động thay cho phản ứng – đó chính là quan niệm nền tảng của
phương pháp kỷ luật không gây tổn thương. Mục tiêu ngắn hạn là khiến cho con cái
hợp tác với bạn, trong khi mục tiêu dài hạn là hỗ trợ con cái hoàn thiện hành
vi ứng xử và các kỹ năng tạo lập các mối quan hệ. Để phương pháp này đạt hiệu
quả, bạn cần nối kết và định hướng lại hay uốn nắn, ấy là muốn nói đến mối quan
hệ mà bạn phải thiết lập với con cái trước khi uốn nắn chúng theo hướng hành vi
tốt đẹp.
Như
là một phần thưởng, nếu bạn xem những lỗi lầm như là một cơ hội để dạy dỗ những
bài học quan trọng, thì dần dần, bạn sẽ không còn phải kỷ luật con cái nhiều
nữa.
Tia sách 2
Tâm trí có thể rập
theo khuôn mẫu, cho nên chúng ta nên xem lỗi lầm như một cơ hội để phát triển.
Bạn
đã bao giờ trở nên tức giận vô cớ do quá mệt mỏi? Bạn chắc đã cố gắng giữ được
bình tĩnh, nhưng cuối cùng, bạn bị cơn giận khống chế hoàn toàn. Thế đấy, con
cái có thể hành xử tương tự như thế, bởi vì bộ phận não bộ điều khiển cảm xúc
của chúng chưa phát triển hoàn toàn.
Bởi
vì bộ phận não bộ kiểm soát hành vi và các kỹ năng tạo mối quan hệ cần thời
gian để hình thành, chúng ta có khả năng định hình được nó.
Lúc
mới sinh ra, những bộ phận thấp hơn của não bộ đã phát triển khá hoàn chỉnh.
Chúng ta gọi những bộ phận này là phần não bộ tầng thấp. Nó kiểm soát những
chức năng như tiêu hóa và hít thở, trong khi bộ phận não bộ tầng cao – phần
chuyên trách điều khiển những cảm xúc và đồng cảm, còn được gọi là vỏ não – thì
hầu như chưa phát triển.
Não
bộ của chúng ta thay đổi thể trạng theo kết quả của những trải nghiệm mà chúng
ta đã trải qua – một khả năng có tên gọi là khả biến thần kinh (neuroplasticity
là khả năng hình thành và tái tổ chức những liên kết thần kinh, đặc biệt trong
quá trình học tập và trải nghiệm) – có nghĩa rằng chúng ta có sức mạnh để tạo
khuôn mẫu cho phần não bộ tầng cao.
Do
não bộ có khả năng tiến hóa, lỗi sai phạm nên được xem là một cơ hội để phát
triển, chứ không phải để bị trừng phạt.
Chúng
ta hãy sử dụng trường hợp này của cô Liz, chồng cô và hai cô con gái, Nina và
Vera, để làm sáng tỏ ý tưởng này: Một buổi sáng, khi cả gia đình đang rời khỏi
nhà thì Nina bật khóc, lớn tiếng đòi mẹ, chứ không phải người cha, chở cô đi
học. Thay vì làm tức giận hơn phần não bộ tầng thấp của Nina bằng la mắng con,
người mẹ Liz kích hoạt phần não bộ tầng trên của con bằng ôm Nina vào lòng.
Tuy
nhiên, Nina tiếp tục gây khó cho nên người mẹ nhẹ nhàng giải thích và tỏ đồng
cảm với nỗi thất vọng của Nina nhưng vẫn nói với Nina là bà không thể chở con
đến trường hôm nay được. Cô Liz cho Nina một chọn lựa hoặc cô tự bước lên xe
hoặc để người cha giúp cô.
Ngay
cả người chồng của Liz cuối cùng phải bế Nina lên xe, bằng cách tạo cho Nina
một chọn lựa hành động, cô Liz đã hóa giải tình huống và cung cấp một cơ hội để
phát triển.
Tia sách 3
Việc kết nối với con
cái khi chúng hành xử sai trái đưa chúng đến với trạng thái tiếp nhận và tích
hợp não bộ của chúng.
Kỷ
luật hiệu quả được thiết lập trên mối quan hệ yêu thương và hỗ trợ giữa cha mẹ
và con cái.
Để
có được mối quan hệ này, bạn cần chuyển hóa con cái bạn từ trạng thái phản ứng
sang trạng thái tiếp nhận bằng cách kết nối với chúng.
Khi
con cái làm điều gì sai hoặc bị khủng hoảng, chúng đang trong trạng thái phản
ứng – nghĩa là phần não bộ tầng thấp của chúng đang thống trị. Nếu bạn làm tiêu
tan những cảm xúc của chúng trong trạng thái này, như vậy chỉ khiến chúng cảm
thấy đã bị hiểu lầm, và tình hình sẽ trở nên tồi tệ hơn.
Thay
vào đó, chúng ta cần cố gắng và kết nối với con cái để chuyển hóa chúng sang
trạng thái tiếp nhận. Điều này có thể đạt được bằng cách tạo cho chúng cảm giác
thoải mái, như vậy kích hoạt phần não bộ tầng thấp và khiến chúng hợp tác. Lưu
ý rằng việc này nhiều lúc cần thời gian lâu hơn – có lẽ cho đến sáng hôm sau –
trước khi đứa trẻ sẵn sàng để học hỏi.
Thay
vì xoa dịu chúng trong ngắn hạn, kết nối với con cái bạn giúp não bộ của chúng
được tích hợp. Sự tích hợp xảy ra khi chúng ta đồng thời sử dụng những bộ phận
khác nhau của não bộ và thúc đẩy những chức năng thần kinh nhất định mà chúng
ta muốn con cái của chúng ta phát triển, chẳng hạn như khả năng để thích ứng
với hoàn cảnh một cách bình tĩnh.
Hãy
xem xét, chẳng hạn, trường hợp Michael và cậu con trai năm tuổi Matthias của
anh: Khi Matthias nghĩ người anh trai từ bỏ cậu, cậu quăng cái hộp đồ chơi Lego
qua phía bên kia phòng. Trong một nỗ lực để kỷ luật cậu con trai, anh Michael
trước tiên cố gắng mang cậu con trai đến với trạng thái tiếp nhận bằng cách nắm
tay giữ con lại một lát. Vừa khóc, Matthias tự thú là đã đá văng cái hộp đồ
chơi mảnh ghép Lego.
Bằng
cách kích hoạt phần não bộ tầng thấp của con trai với cử chỉ quan tâm, Michael
đã giúp tích hợp não bộ của Matthias, kết quả là nó có thể chuyển sang trạng
thái tiếp nhận sự uốn nắn.
Sử
dụng loại kỷ luật này, qua thời gian, sẽ giúp nuôi dưỡng những mối quan hệ và
mô thức cảm xúc lành mạnh.
Tia sách 4
Kết nối với con cái
bạn bằng cách giao tiếp thoải mái, tạo sự nâng đỡ và lắng nghe.
Chúng
ta vừa xem xét tầm quan trọng của việc kết nối với con cái khi chúng hành xử
sai trái. Bây giờ chúng ta hãy xem cách thức chúng ta có thể thiết lập những
kết nối đó như thế nào. Kết nối với con cái toàn bộ là lắng nghe và hiện diện
để giúp đỡ chúng trong những khoảnh khắc khó khăn mà chúng đang trải qua.
Bạn
có thể thiết lập kết nối với con cái bằng cách tạo ra sự nâng đỡ và giao tiếp
thoải mái. Phương pháp hiệu quả để giao tiếp thoải mái là thông qua những cử
chỉ không lời như gật đầu, ôm ấp vào lòng. Tuy nhiên, sự nâng đỡ bằng lời cũng
quan trọng không kém, và một cách mà chúng ta có thể đánh giá trải nghiệm của
chúng là xác định rõ trạng thái cảm xúc chúng đang cảm nhận.
Chẳng
hạn như, một thính giả của chương trình phát thanh của tác giả nhận được một
cuộc gọi kể khổ từ cô con gái 19 tuổi. Cô con gái bị căng thẳng vì lo lắng
chuyện tiền bạc và kỳ thi sắp đến, cũng như vì những cơn đau từ đợt vật lý trị
liệu mới đây. Người mẹ thoạt nghĩ nên bỏ ngoài tai những lời than phiền đó,
nhưng rồi bà quyết định làm theo những lời khuyên của tác giả để tạo lập kết
nối và nâng đỡ cho những gì cô con gái đang kinh qua. Bà thực hiện điều này
bằng việc tỏ bày tiếc thương với tình cảnh của cô và hỏi liệu cô có muốn được
mẹ ôm vào lòng hay không.
Lắng
nghe là nền tảng của việc kết nối. Để chứng tỏ rằng bạn đang lắng nghe, hãy suy
xét kỹ lưỡng những gì con cái bạn đang kinh qua.
Hãy
thử tưởng tượng cô con gái sáu tuổi của bạn đang hét lớn là rất ghét người anh
trai vì bị anh chọc ghẹo suốt ngày, rồi lập tức chạy sà vào lòng bạn và khóc
nức lên. Hãy lắng nghe những lời cháu bày tỏ tình cảm và phản hồi bằng cách
không buộc lỗi do cô giận dỗi, vì bạn cũng chẳng thích điều đó nếu bị ai đó
trêu chọc. Hãy nói cho con gái bạn biết con cũng quan tâm đến người anh trai vì
bạn vừa chứng kiến cảnh cả hai cháu vừa chơi đùa vui vẻ bên nhau trước đó. Điều
quan trọng ở đây là nâng đỡ trải nghiệm của cháu, đồng thời nên cẩn thận không
khẳng định cô không thích người anh trai.
Tia sách 5
Hãy giữ phản ứng của
bạn linh hoạt bằng cách soi xét lại với bản thân, và không ngừng chất vấn
nguyên nhân và tình trạng như thế nào.
Một
phần cốt lõi của phương pháp kỷ luật không gây tổn thương là bảo đảm tính linh
hoạt của phản ứng. Điều này có nghĩa là phản ứng của bạn phải phù hợp với hoàn
cảnh, tùy thuộc vào tâm tính, tuổi tác, và mức độ phát triển tâm trí và xã hội
của con cái bạn.
Để
bảo đảm tính linh hoạt của phản ứng, bạn cần xem xét tình trạng tâm trí của
chính bạn nữa.
Chẳng
hạn như, con gái tám chín tuổi của bạn đưa về nhà thẻ báo điểm môn toán kém:
nếu bạn có người con khác cũng đạt điểm kém môn học này, bạn có thể nổi nóng,
phản ứng lại và nói, “Lại nữa,” và lên lớp dông dài cho rằng rằng điểm toán như
thế có thể ảnh hưởng đến việc nhận vào đại học sau này như thế nào. Nhưng khi
bạn kiểm tra lại với bản thân mình, bạn chắc chắn có thể giải quyết vấn đề một
cách êm thắm và có tình có lý. Thêm vào đó, bạn có thể chỉ ra những yếu tố đã
dẫn đến điểm toán kém của cô con gái, chẳng hạn như do nhiều lần vắng học vì bị
bệnh, và đưa ra đề nghị sẽ giúp cô học lại những bài học đã bỏ mất.
Liên
tục đặt câu hỏi tại sao – hoặc tìm ra nguyên nhân đằng sau hành vi sai trái của
con cái – cũng sẽ giúp bạn giữ được phản ứng linh hoạt.
Hãy
xét xem một ví dụ khác: thầy giáo của con trai bạn thông báo cho bạn hay con
bạn nói lớn tiếng những điều thô lỗ trong giờ tập đọc. Ngay lập tức bạn có
khuynh hướng sẽ la mắng con bạn, nhưng hãy cố gắng đối thoại với cháu thay vào
đó. Bạn có thể phát hiện con bạn đã phát ra những tiếng thô lỗ đó là để gây cười
cho các bạn cùng lớp khác. Bằng cách tìm ra được nguyên nhân cho hành vi sai
trái của con cái bạn, bạn nên trang bị tốt hơn để uốn nắn con theo cách mà có
thể giải đáp được nhu cầu tình cảm của chúng.
Cách
thức thứ ba để duy trì được tính linh hoạt của phản ứng là chú ý đến cách bạn
phản ứng như thế nào.
Thử
hình dung con gái bạn không chịu đi ngủ. Đe dọa cháu bằng bảo rằng, “nếu con
không đi ngủ thì từ nay ba sẽ không đọc truyện cho con nghe nữa” là một giải
pháp, nhưng giải pháp đó không có tác dụng bằng “nếu con không vào giường sớm,
chúng ta sẽ không có đủ thời gian để đọc truyện!”
Bằng
cách điều chỉnh lời nói theo cách này, bạn có nhiều khả năng khiến con bạn tỏ
hợp tác, và lời nói tích cực giảm thiểu nguy cơ làm cho tình trạng bùng phát
lớn hơn.
Hãy
nhớ rằng cách thức bạn kỷ luật con cái ảnh hưởng không chỉ đến mối quan hệ của
bạn với chúng mà còn tạo thành tấm gương để chúng noi theo khi hành xử với
những người khác nữa.
Tia sách 6
Thực hành tạo kết quả
đầy cảm thông và thấu hiểu sâu sắc để uốn nắn con cái bạn hướng đến nếp hành xử
tốt đẹp.
Để
uốn nắn con cái bạn hướng đến đời sống tình cảm và lý trí tích cực, bạn cần dạy
cho chúng cách thức phát triển tạo kết quả đầy cảm thông và thấu hiểu sâu sắc.
Thấu hiểu và cảm thông sâu sắc là khả năng sử dụng niềm cảm thông và thấu hiểu
để giải quyết vấn đề.
Bạn
có thể giúp đỡ con cái phát triển tạo kết quả trong cảm thông và thấu hiểu sâu
sắc bằng kỷ luật chúng thông qua đối thoại mang tính xây dựng với cảm thông và
thấu hiểu.
Nếu
con gái bạn khóc òa lên vì con búp bê của cháu bị lấy mất, bạn có thể hỏi: “Như
thể là con cảm thấy tức giận khi con búp bê bị lấy mất. Có đúng thế không?”
Điều này tạo cho con gái bạn một cơ hội để bày tỏ cảm xúc – giúp con bạn hiểu
được bản thân sâu sắc hơn.
Hoặc
bạn có thể đặt ra những câu hỏi tập trung quanh niềm cảm thông. Cả hai phương
pháp đều hiệu quả hơn cách thức trừng phạt hoặc lên lớp dạy dỗ chúng. Thay vì
la mắng con trai bạn vì nó làm đứa khác tức giận, hãy chỉ đến đứa trẻ đang khóc
đó và hỏi nó nếu đó là con thì con cảm thấy như thế nào.
Cách
thứ hai để thực hành tạo ra kết quả thấu hiểu và cảm thông là khiến cho trẻ tự
điều chỉnh hoàn cảnh mà chúng gây ra.
Chúng
ta hãy xem xét trường hợp của bé Nila mười hai tuổi và cha mẹ cô là Steve và
Bela: Sau nhiều lần năn nỉ van xin, Steve và Bela cho phép Nila được sở hữu một
điện thoại di động nhưng với điều kiện cô phải biết sử dụng một cách có trách
nhiệm. Tuy nhiên, một buổi tối Bela bắt gặp Nila sử dụng điện thoại sau giờ
ngủ. Do đã tối và ai cũng mỏi mệt, Bela tránh gây ồn ào trong nhà nên chọn cách
nhẹ nhàng yêu cầu con gái đưa điện thoại cho cô bởi vì đã quá giờ đi ngủ.
Đó
là lần thứ hai Nila vi phạm luật, cho nên rõ ràng rằng cha mẹ cô phải kỷ luật
cô. Nhưng họ không tịch thu điện thoại của cô. Thay vào đó, họ giúp cô tìm ra
một giải pháp, và, cuối cùng, theo ý kiến của Nila là cô sẽ để điện thoại trong
một phòng khác khi đến giờ đi ngủ.
Như
bạn có thể thấy, không có một giải pháp chung cho tất cả mọi tình huống. Nhưng
bạn có thể giúp đỡ con cái hiểu ra hành vi sai trái của chúng và dạy cho chúng
cách tự sửa chữa để, qua thời gian, chúng sẽ ngày càng ít hành xử sai phạm hơn.
Tia sách 7
Khi uốn nắn lại hành
vi sai trái, hãy tập trung vào những điều tích cực và hạn chế lên lớp rao
giảng.
Lắm
lúc bạn phải nói không với con cái. Mặc dù mỗi trẻ mỗi khác và mỗi hoàn cảnh
mỗi khác, chúng ta vẫn có thể viện đến những phương pháp tổng quát mà sẽ giúp
giảm tối đa tình thế căn thẳng và hướng nó đến với điều thoải mái hơn cả cho
bạn cũng như cho con cái bạn.
Điều
đầu tiên cần nhớ khi uốn nắn con cái hướng đến nếp hành xử tốt đẹp là luôn tập
trung vào mặt tích cực, và, khi có thể, cung cấp cho chúng một lời đáp đồng
thuận kèm với những điều kiện hơn là với một phủ định thẳng thừng.
Ví
dụ, nếu con bạn muốn ở nán lại nhà bà ngoại mặc dù đã đến lúc phải đi về nhà,
bạn có thể nói với con, “Hẳn nhiên con có thể. Nhưng đã đến lúc mình phải về
nhà, nhưng con hỏi bà ngoại thử xem chúng ta có thể đến thăm lại bà ngoại cuối
tuần này được hay không!” Điều này thừa nhận mong muốn của con bạn trong khi
giúp nó giải tỏa được nỗi thất vọng khi con bạn không đạt được đúng điều nó
muốn.
Một
hoàn cảnh khác mà qua đó bạn có thể nhấn mạnh mặt tích cực là khi con cái bạn
lải nhải kêu đòi điều chúng muốn. Đơn giản bảo chúng lập lại yêu cầu chúng muốn
theo một cách tích cực hơn, nghĩa là, với “giọng đường đường của một chàng
trai.” Thay cho la mắng chúng, “Đừng lải nhải nữa!” là bạn đang dạy cho con bạn
cách thức giao tiếp đúng đắn.
Điều
thứ hai cần nhớ trong khi uốn nắn con cái là tránh lên lớp rao giảng bằng cách
giảm ít lời nói lại và để cho con cái lèo lái cuộc đối thoại.
Ví
dụ như con trai bạn chơi game quá nhiều suốt mấy tuần qua – hãy chỉ rõ điều đó
cho con thấy và bảo với cháu chơi game nhiều như thế ảnh hưởng không tốt đến
nhiều thứ khác, chẳng hạn như làm bài tập ở nhà. Sau đó hãy hỏi con bạn liệu
cháu có ý tưởng như thế nào để sửa chữa tình trạng đó.
Bạn
có thể nổi đóa và lên lớp rao giảng dông dài về cách hành xử tốt là như thế
nào, nhưng đúng ra bạn nên để dành việc nói ấy lại cho con trai bạn. Uốn nắn
con cái bằng kiệm lời bao nhiêu là tốt bấy nhiêu, và hãy tạo cơ hội cho con cái
nói hết mọi nhẽ về hành vi sai trái của chúng. Điều này tạo cho chúng cơ hội
suy nghĩ kỹ lại những hành vi của chúng để giảm cơ hội lập lại sai phạm.
Định
hình cách thức bạn kỷ luật con cái sẽ tác động đến mối quan hệ của bạn với con
cái. Bằng cách thiết lập sự tôn trọng cho cả hai phía, bạn sẽ giúp chúng xem
xét tác động của hành vi của chúng đối với những người khác suốt thời niên
thiếu và trọn đời về sau này.
Kết luận
Tóm tắt cuối cùng
Thông
điệp chính trong những Tia sách này:
Kỷ luật nên được xem như một cơ hội để dạy dỗ con cái cách thức
phát triển những kỹ năng hành xử và những mối quan hệ tốt hơn bằng cách tác động
đến phần não bộ tầng cao của chúng. Lắng nghe, tạo nâng đỡ và giao tiếp thoải
mái với con cái, cũng như giữ phản ứng linh hoạt đều là những việc quan trọng.
Điều chính yếu là tạo kết nối và hỗ trợ con cái phát triển những kết quả đầy
cảm thông và thấu hiểu trước khi uốn nắn chúng hướng đến với nếp hành xử tốt
đẹp.
Lời
khuyên thiết thực:
Hãy luôn nhớ đến HALT (HALT là một từ tiếng Anh có nghĩa là DỪNG
LẠI).
HALT
nhắc nhở chúng ta kiểm tra xem con cái của chúng ta có bị: H - Hungry – đói
bụng; A – Angry – Tức giận; L - Lonely – Cô đơn và T- Tired – Mệt mỏi hay không
trước khi chúng ta phản ứng lại với bất cứ hành vi sai trái nào của chúng. Hãy
chú trọng tầm quan trọng của tỉnh thức với cảm xúc vì nó cho phép chúng ta thực
hiện việc nuôi dạy con cái hiệu quả và tích cực hơn. Thay vì la mắng con cái và
làm cho tình hình tồi tệ hơn, phát hiện được món thức ăn vặt là thứ con cái bạn
đang cần để làm cho chúng tỏ thái độ tiếp nhận hơn đối với việc kỷ luật.
bài viết rất thiết thực
ReplyDelete