Nuôi dạy đứa trẻ tự chủ (2018) chỉ cho chúng ta thấy cha mẹ với bản năng kiểm soát cuộc sống của con cái có thể tạo ra những đứa trẻ quá căng thẳng, không hợp tác và kém năng động đến mức nào. Thay vào đó, cuốn sách khẳng định rằng chúng ta nên tìm cách giúp con mình tự đưa ra những quyết định sáng suốt – và tin tưởng để cho chúng đưa ra những quyết định lớn.
Về tác giả
William Stixrud là nhà tâm thần
kinh lâm sàng và là người sáng lập The Stixrud Group - một nhóm các nhà tâm lý
học lâm sàng. Ông là thành viên khoa giảng dạy tại Trung tâm Y tế Quốc gia dành
cho Trẻ em và là trợ lý giáo sư tâm thần học và nhi khoa tại Trường Đại học Y
khoa George Washington.
Ned Johnson là chủ tịch và người
sáng lập PrepMatters - công ty gia sư và tư vấn giáo dục ở Washington, DC. Ông
từng được giới thiệu trên các đài phát thanh NPR, NewsHour, U.S. News &
World Report, cũng như trên các tờ báo như Washington Post, New York Times,
Wall Street Journal và Time.
Giới thiệu
Tôi sẽ học được gì?
Bạn sẽ học được cách trao cho con mình quyền kiểm soát đời sống của chúng.
Trẻ
em hiện nay đang đứng trước những áp lực bên ngoài mà các thế hệ trước đây
không hề gặp. Chỉ cần nhìn vào chương trình giáo dục đại học – muốn giành được
điểm cao để được nhận vào một trường tốt, trẻ em phải học hành đến kiệt sức.
Đồng thời, xung quanh chúng là công nghệ có sức lôi cuốn đến mức có thể gây ra
tình trạng thiếu ngủ và lo lắng. Vì vậy, các bậc cha mẹ quan tâm đến con cái
muốn nắm quyền kiểm soát là điều dễ hiểu.
Nhưng,
nếu đây là cách tiếp cận sai thì sao? Điều gì sẽ xảy ra nếu việc kiểm soát quá
mức sẽ khiến cho con bạn trở thành căng thẳng hơn? Trong những tia sách này,
bạn sẽ khám phá ra cách làm khác nhằm giúp con bạn quản lý đời sống của chúng –
trao cho chúng quyền kiểm soát và cho phép chúng đưa ra những quyết định lớn.
Thông qua những ví dụ có tính giả định được rút ra từ công trình của hai tác
giả, bạn sẽ học được cách tốt nhất để trao quyền cho con mình. Phương pháp này
trước hết đòi hỏi cần phải buông bỏ.
Trong
những tia sách này, bạn sẽ học được rằng
- trẻ
em có khả năng đưa ra những quyết định lớn;
- tại
sao bạn cần trở thành rường cột của thái độ bình tĩnh; và
- vì
sao một năm nghỉ ngơi ở nhà có thể tốt hơn là vào thẳng đại học.
Tia sách 1
Trẻ em bị căng thẳng
khi chúng cảm thấy mọi thứ dường như nằm ngoài tầm kiểm soát của mình.
Tất
cả chúng ta đều thích cảm giác được nắm quyền kiểm soát. Đó là lý do vì sao
chúng ta cảm thấy thoải mái khi lái xe hơn là đi máy bay – trên máy bay, số
phận của chúng ta nằm trong tay phi công chứ không nằm trong tay của chính
chúng ta. Đó cũng là lý do vì sao chúng ta muốn nghiên cứu kỹ thực đơn trước
khi gọi đồ ăn.
Trên
thực tế, ý thức về việc mình có quyền tự quyết định là yếu tố quan trọng nhất
khi nói đến hạnh phúc của chúng ta. Đây là kết luận đầy ấn tượng của công trình
nghiên cứu được thực hiện trong những năm 1970: những người ở viện dưỡng lão
được bảo rằng họ phải chịu trách nhiệm về cuộc sống của mình thì sống lâu hơn
những người được bảo rằng nhân viên điều dưỡng sẽ lo liệu tất cả mọi thứ cho
họ.
Khi
cảm thấy rằng mọi thứ nằm ngoài tầm kiểm soát của mình, chúng ta bị căng thẳng.
Căng thẳng tạo ra những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe và hạnh phúc của
cả trẻ em lẫn người lớn.
Thông điệp chính ở đây là: Trẻ em bị căng thẳng khi chúng cảm
thấy mọi thứ nằm ngoài tầm kiểm soát của mình.
Hãy
tưởng tượng một cô bé 15 tuổi, tên Zara, đang học ở một trường tư thục đắt
tiền. Cuộc sống của cô bé diễn ra xung quanh thời khóa biểu nghiêm ngặt. Ban
ngày, cô bé chạy từ lớp học này tới lớp học khác, mà chỉ được nghỉ vài lần, mỗi
lần mấy phút mà thôi. Rồi, sau giờ học, cô bé còn tập khúc côn cầu và làm tình
nguyện viên cho một tổ chức từ thiện vì môi trường, vì cha mẹ cô bé khuyên nên
làm như thế.
Ngay
khi cô bé về nhà, bố mẹ cô đã có ngay rất nhiều kế hoạch, khởi đầu bằng việc
làm bài tập về nhà kéo dài bốn tiếng đồng hồ. Ngày cuối tuần cũng giống như
thế: nếu Zara muốn có một chút thời gian rảnh rỗi, thì cô bé phải đảm bảo rằng
đã làm xong hết bài tập về nhà.
Cha
mẹ cô bé thúc ép vì họ rất muốn cô bé vào được một trường đại học ưu tú. Nhưng
Zara bị chứng đau nửa đầu. Ngủ không ngon. Và cô bé thường xuyên gây gổ với cha
mẹ.
Tất
cả những việc làm này có phải là “vì lợi ích của con” như cha mẹ cô tuyên bố?
Dĩ nhiên là không. Liên tục bị nhắc nhở về những việc phải làm ở nhà và ở
trường làm cho trẻ em cảm thấy căng thẳng và lo lắng. Căng thẳng độc hại kiểu
này có thể cản trở quá trình phát triển cực kỳ quan trọng của não bộ trong giai
đoạn từ 12 đến 18 tuổi. Nó có thể dẫn đến những vấn đề vế sức khỏe thể chất và
tinh thần dài hạn.
Vấn
đề này khá phổ biến và ảnh hưởng tới các gia đình khá giả - trong đó áp lực trẻ
em phải đạt được mục tiêu đề ra là đặc biệt cao – cao hơn tất cả những áp lực
khác. Trên thực tế, nghiên cứu gần đây cho thấy 80% học sinh tại một trường
trung học ưu tú ở Thung lũng Silicon rơi vào tình trạng lo lắng là do căng
thẳng mà ra.
Cha
mẹ có thể làm theo cách khác? Chúng ta sẽ tìm hiểu điều đó trong tia sách tiếp
theo.
Tia sách 2
Trao cho trẻ em quyền
kiểm soát đời sống của chúng sẽ làm cho chúng hạnh phúc và hứng thú hơn.
Ngoài
việc không khỏe mạnh về cả thể chất lẫn tinh thần, không được kiểm soát cuộc
sống của chính mình còn làm cho trẻ phản ứng theo lối tiêu cực, chống lại mọi
thứ mà người ta bảo chúng phải làm – ngay cả khi đấy là những hướng dẫn khôn
ngoan. Chẳng hạn như, “Con cần phải làm bài tập về nhà đúng hạn, nếu không con
sẽ không được lên lớp”.
Nếu
đấy là mệnh lệnh, thì rất có thể phản hồi sẽ mang tính thách thức. Phải làm sao
đây? Thay vì lập kế hoạch cho cuộc đời của con cái tới từng chi tiết nhỏ nhặt
nhất, cha mẹ cần để cho trẻ thở.
Thông điệp chính ở đây là: Trao cho trẻ quyền kiểm soát đời sống
của chúng sẽ làm cho chúng hạnh phúc và hứng thú hơn.
Xin
xem xét ví dụ mang tính giả thuyết khác – lần này là cậu bé tên Jonah. Tối nào
cha mẹ cậu cũng bảo cậu thôi chơi trò chơi điện tử và làm bài tập về nhà trong
vài tiếng đồng hồ. Và đêm nào cũng vậy, Jonah đều ngồi vào bàn và giả vờ làm
bài tập về nhà. Trên thực tế, cậu ta chỉ đang giết thời gian. Không phải là cậu
không thể làm được bài tập. Cậu có thể. Nhưng cậu không làm.
Ép
trẻ làm điều gì đó, ngay cả nếu đó là vì lợi ích tốt nhất của chúng, thì cũng
sẽ tước mất yếu tố tự chủ cực kỳ quan trọng mà tất cả chúng ta cần phải cảm
nhận được. Bằng cách ép cậu bé ngồi vào bàn học trong vài giờ mỗi tối, thực
chất là, cha mẹ của Jonah đang nói với cậu bé: Con không biết cái gì là tốt
nhất đối với con, nhưng bố mẹ biết. Nó làm cho cậu bé tức giận và căng thẳng –
không có gì ngạc nhiên khi cậu bé có thái độ chống cự.
Cuối
cùng, điều tốt nhất mà cha mẹ có thể làm là chấp nhận rằng đời sống của con là
công việc của chính con mình. Người hướng dẫn tâm linh Eckhart Tolle nói: “Con
đến thế giới này thông qua cha mẹ, nhưng họ không phải là ‘của cha mẹ’”.
Trong
trường hợp của Jonah, cha mẹ cậu đã học được cách nới lỏng quyền kiểm soát.
Buổi tối, thay vì bắt cậu ngồi làm bài tập, họ sẽ hỏi: “Tối nay con có bài tập
nào cần giúp không? Nếu có, hãy cho bố mẹ biết để chúng ta có thể sắp xếp kế
hoạch cho buổi tối của mình”.
Thời
gian đầu, Jonah chỉ chơi trò chơi điện tử. Nhưng khi cậu thấy rằng chính mình
phải chịu trách nhiệm về điểm kiểm tra, cậu bắt đầu thay đổi cách sinh hoạt –
đặc biệt là khi có vẻ như cậu có thể không được lên lớp cùng với bạn bè. Ngay
sau khi thoát khỏi sự kiểm soát của cha mẹ, cậu bắt đầu học hành chăm chỉ. Cuối
cùng, công sức cũng được đền đáp – cậu đã vào được đại học và tốt nghiệp chuyên
ngành tâm lý học.
Tia sách 3
Cha mẹ nên giúp con
cái tự mình đưa ra quyết định sáng suốt.
Đã
thành quy luật, cha mẹ có xu hướng nghĩ rằng họ biết rõ nhất. Kết quả là, nhiều
người có thói quen đưa ra những quyết định lớn, mang tính thay đổi cuộc đời của
con, mà không cho con mình tham gia vào quá trình này.
Giả
sử có một cô gái – chúng ta sẽ gọi là Chelsea – vừa mới chuyển từ trường công
lập sang trường tư thục đắt tiền. Cô cảm thấy buồn và muốn quay lại trường cũ
với bạn bè và thầy cô giáo cũ. Nhưng cha cô khăng khăng nói rằng cô phải học ở
đây. Ông bố nghĩ rồi sau này cô bé sẽ phải cảm ơn ông. Cô bé sẽ có điểm cao và
tiếp tục học lên để thành đạt trong sự nghiệp.
Nhưng
chuyện gì sẽ xảy ra nếu nỗi buồn làm cho cô bé không còn hứng thú học hành?
Chuyện gì sẽ xảy ra nếu cô bé không đạt điểm cao khi học ở trường tư? Chuyện gì
sẽ xảy ra nếu cô bé thực sự học tốt hơn trong bầu không khí dễ chịu tại ngôi
trường cũ?
Chuyện
gì sẽ xảy ra nếu người lớn không phải lúc nào cũng biết rõ nhất?
Thông điệp chính ở đây là: Cha mẹ nên giúp con cái tự mình đưa
ra quyết định sáng suốt.
Cha
mẹ muốn giúp con tự đưa ra quyết định phải nhìn nhận vai trò của mình trong
cuộc sống của trẻ khác đi một chút – thay vì cư xử như một ông chủ, cha mẹ nên
coi mình như một người tư vấn. Thay vì ra lệnh, cha mẹ cần đưa ra tất cả các
lựa chọn và thông tin – cùng với ý kiến của mình – và sau đó thì tin rằng con
mình sẽ đưa ra quyết định đúng đắn.
Hơn
chúng ta tưởng, chúng ta thực sự có thể tin tưởng để trẻ đưa ra những quyết
định đúng đắn. Trong một công trình nghiên cứu rất thú vị, được thực hiện hơn
30 năm về trước, các nhà nghiên cứu đã xem xét khả năng đưa ra quyết định của
thanh thiếu niên. Những người tham gia, từ 9 đến 21 tuổi, được hỏi về cách họ
phản ứng với một tình huống nhạy cảm: một cậu bé không chịu ra khỏi phòng hay
nói chuyện với bất kỳ người nào trong suốt mấy tuần lễ.
Giải
pháp nào được hầu hết các bạn đề xuất? Hóa ra, cũng giống như hầu hết các
chuyên gia, các bạn thanh thiếu niên cũng đề xuất đưa cậu bé đi trị liệu tâm
lý, theo lối ngoại trú. Khi cần đưa ra quyết định đúng đắn, những đứa trẻ 14
tuổi đạt điểm gần như giống hệt những đứa 19 và 21 tuổi. Những đứa trẻ 9 tuổi
cũng không kém nhiều lắm; điểm chỉ thấp hơn một chút, và không phải vì việc ra
quyết định của chúng tất yếu là kém hơn. Chúng chỉ thiếu kiến thức – một số em
không biết tâm lý trị liệu là gì.
Rõ
ràng là, trẻ em có thể đưa ra quyết định đúng đắn. Vì vậy, cha mẹ nên giúp
chúng quyết định bằng cách cung cấp tất cả các thông tin liên quan và sau đó để
chúng tự quyết định.
Tia sách 4
Lo lắng xâm nhập vào
trẻ em, vì vậy cha mẹ nên tìm cách nuôi dưỡng thái độ bình tĩnh.
Cha
mẹ lo lắng về con cái của mình. Họ thường xuyên lo lắng. Nhưng hiện nay, công
nghệ thậm chí còn cung cấp nhiều biện pháp hơn nữa nhằm theo dõi chuyển động
của con trẻ và nhiều thông tin hơn về những mối đe dọa tiềm tàng. Người mẹ có
thể theo dõi chặt chẽ chuyến đi xe đạp đầu tiên của con mình trên Google Maps.
Người vừa làm cha có thể tra ra mọi căn bệnh chết người khi đứa con mới sinh
vừa bị vài cái mụn nhỏ. Không có gì ngạc nhiên khi nhiều ông bố bà mẹ trở thành
những người vô cùng lo lắng. Và tệ hơn nữa là, tất cả sự lo lắng này đang xâm
nhập vào con cái của họ.
Thông điệp chính ở đây là: Lo lắng xâm nhập vào trẻ em, vì vậy
cha mẹ nên tìm cách nuôi dưỡng thái độ bình tĩnh.
Đáng
tiếc là, lo lắng giống như một loại virus, nó lây lan từ cha mẹ sang con cái
của họ. Nếu chúng ta lo lắng, cho dù chúng ta có cố gắng che giấu đến đâu, con
chúng ta cũng sẽ nhận ra. Như nhà tâm lý học Paul Ekman lưu ý, trạng thái tinh
thần thực sự của chúng ta có thể được phát hiện qua nét mặt, dù không cố ý.
Ekman nói, “Nếu chúng ta biết những điều được thể hiện trên mặt mình, chúng ta
sẽ dễ dàng che giấu cảm xúc hơn”.
Nhưng
trẻ em có thể nhìn thấy mặt của chúng ta và chúng biết chuyện gì đang xảy ra.
Hơn nữa, chúng có thể nghĩ rằng những lo lắng trên mặt bố mẹ là do lỗi của chúng.
Có thể nói như thế về tất cả các cảm giác tiêu cực, ngay cả khi những cảm giác
đó không liên quan gì tới chúng. Nếu bạn gắt gỏng vì công việc, con bạn sẽ
thường hiểu sai rằng bạn đang gắt gỏng với bé.
Do
đó, cha mẹ thường chuyển lo lắng của mình sang con cái. Vì vậy, giải quyết
những lo lắng của chính bạn là cực kỳ quan trọng, nếu bạn không muốn làm cho
con mình lo lắng. May mắn là, sự bình tĩnh cũng dễ lây lan chẳng khác gì lo
lắng.
Làm
sao trở thành biểu tượng của thái độ bình tĩnh trong đời sống của con mình? Xin
bắt đầu với những điều cơ bản: tập thể dục thường xuyên và ngủ nhiều hơn. Nếu
thích, bạn cũng có thể thử tập yoga. Và quan trọng nhất là, học cách hợp lý hóa
những lo lắng của bạn về con cái. Ở xã hội ngày nay, tại hầu hết các nước, nếu
nói về những đe dọa trước mắt mà chúng ta phải đối mặt, chúng ta đang sống
trong giai đoạn an toàn nhất trong lịch sử.
Nếu
bạn có thể trở thành biểu tượng của thái độ bình tĩnh, bạn sẽ mang đến cho con
cái mình một thế giới tốt đẹp. Trẻ em hạnh phúc hơn, khỏe mạnh hơn và thành
công hơn khi chúng bình tĩnh hơn. Như các tác giả đã phát hiện ra trong thí
nghiệm: trẻ em thậm chí còn làm bài kiểm tra tốt hơn khi chúng ở cùng phòng với
người thể hiện thái độ bình tĩnh. Vì vậy, nếu bạn muốn điều tốt nhất cho con
mình, hãy trở thành rường cột của thái độ bình tĩnh.
Tia sách 5
Trẻ em cần những
khoảng thời gian được giải phóng khỏi công nghệ.
Vô tình truyền lo lắng cho con cái chỉ là một trong những việc
mà cha mẹ cần quan tâm. Mối quan tâm lớn khác là lạm dụng công nghệ.
Trong
thời buổi này, nếu bạn dành thời gian ở gần một đứa trẻ, bạn sẽ biết, công nghệ
hiện diện khắp nơi trong cuộc sống của chúng. Đối với một số trẻ em, phải xa
màn hình vô tuyến trong nửa giờ sẽ gây ra cái gì đó tương tự như hoảng loạn.
Tại sao ư? Khi người lớn trở nên phụ thuộc vào các thiết bị thông minh; tự
nhiên nhiều trẻ em cũng tích hợp chúng như một phần của cuộc sống.
Thông điệp chính ở đây là: Trẻ em cần những khoảng thời gian
được giải phóng khỏi công nghệ.
Việc
sử dụng công nghệ hiện đại đang làm biến đổi bộ não của trẻ em. Một số chuyển
đổi theo hướng tích cực. Ví dụ, chơi trò chơi điện tử có thể giúp trẻ phát
triển các kỹ năng giải quyết cùng lúc nhiều nhiệm vụ; nó cũng có thể giúp ghi
nhớ ngôn ngữ hình ảnh và các địa danh.
Tuy
nhiên, việc liên tục chúi đầu vào thiết bị thông minh hoặc bảng điều khiển trò
chơi gây ra những tác động tiêu cực nghiêm trọng. Nhà tâm lý học Larry Rosen
khẳng định rằng, do thường xuyên tiếp xúc với công nghệ, não bộ của trẻ em hoạt
động hoàn toàn khác với não bộ của cha mẹ chúng. Chúng trở thành những người ít
có khả năng điều chỉnh những thôi thúc bốc đồng và khả năng tập trung cũng
thuyên giảm đáng kể. Vì trẻ em thường chơi trò chơi điện tử hoặc nhắn tin cho
bạn bè mãi cho đến khuya, cho nên chúng cũng thường xuyên thiếu ngủ và rơi vào
trạng thái căng thẳng nhiều hơn bao giờ hết.
Nếu
là một phụ huynh đầy lo lắng, bạn có thể làm gì? Trước hết, hãy xem xét thói
quen sử dụng công nghệ của bạn. Hầu hết chúng ta đều có những thói quen không
lành mạnh. Trong một công trình nghiên cứu ớ nước Anh, 70% trẻ em cảm thấy cha
mẹ chúng sử dụng quá nhiều công nghệ! Vì vậy, trước khi bạn bắt đầu giảng giải
cho bọn trẻ, xin nhìn lại chính mình. Nếu bạn có thể bắt đầu làm mẫu cho việc
sử dụng công nghệ lành mạnh, thì bạn đã đi được bước đầu tiên quá tuyệt vời
rồi.
Sau
đó, nếu bạn vẫn cảm thấy thói quen sử dụng công nghệ của con mình có vấn đề,
hãy nói chuyện một cách cởi mở với chúng. Hiểu con, nhưng cũng tạo ra khoảng
thời gian không có công nghệ trong cả gia đình, mục đích là dành ra mỗi tuần ít
nhất 30 phút thời gian chất lượng bên nhau. Có lẽ là buổi sáng chủ nhật, khi cả
nhà cùng nhau làm bánh hoặc đi tản bộ giữa thiên nhiên.
Bạn
cũng có thể chỉ ra cho con thấy việc sử dụng công nghệ không lành mạnh ở nơi
công cộng. Giả sử bạn đang ở trong một nhà hàng cùng với con và bạn phát hiện
ra một cặp đang chúi đầu vào điện thoại. Bạn có thể bí mật hỏi rằng con sẽ cảm
thấy thế nào nếu rơi vào tình trạng đó.
Hy
vọng rằng thông qua việc nhắc nhở và thảo luận nhẹ nhàng, bạn có thể giúp con
mình có quan hệ lành mạnh hơn hẳn với công nghệ đang bao vây chúng.
Tia sách 6
Không phải đứa trẻ nào
cũng sẵn sàng vào đại học ngay sau trung học.
Giả
sử, con bạn đang học những năm cuối cấp trung học và bắt đầu nhắm tới đại học
trong tương lai. Tất cả bạn bè của nó cũng đang có kế hoạch tham gia thi cử,
con bạn cũng đang cố gắng để đảm bảo rằng mình sẽ thi đỗ.
Tuy
nhiên, trong thâm tâm, bạn biết rằng con bạn chưa hoàn toàn sẵn sàng; chưa đủ
trưởng thành để trải nghiệm đời sống đại học. Chắc chắn là con bạn sẽ học đại
học, nhưng có lẽ không phải ở tuổi 18.
Và,
vì đại học là khoản đầu tư của bạn - và là khoản đầu tư đắt đỏ - đây là lĩnh
vực mà bạn cảm thấy có thể cần phải lên tiếng.
Thông điệp chính ở đây là: Không phải đứa trẻ nào cũng sẵn sàng
vào đại học ngay sau trung học.
Có
nhiều lý do tại sao trẻ em có thể chưa sẵn sàng vào đại học. Xét cho cùng,
chẳng ai giống ai – tất cả chúng ta đều trưởng thành với tốc độ khác nhau. Đối
với một số trẻ em, có thể mất một hoặc hai năm trước khi chúng sẵn sàng chuyển
đến nơi ở mới, xa lạ, để sống trong ba hoặc bốn năm.
Vì
sao? Vâng, trước hết, chúng có thể chưa cảm thấy có trách nhiệm với cuộc sống
của chính mình. Ví dụ, nếu con bạn không phải là người khởi động quá trình tìm
kiếm trường đại học hoặc con bạn không có khả năng điền đơn đăng ký nếu không
được người khác giúp đỡ, thì có thể con bạn chưa sẵn sàng. Cũng có thể con bạn
chưa thể tự nấu ăn, dọn dẹp và tự chăm sóc bản thân.
Hoặc
có thể con bạn chưa có bất kỳ nhận thức thực sự nào về bản thân mình. Con bạn
có thể không thực sự nắm được những điểm mạnh và điểm yếu của mình. Nó cũng có
thể chưa có khả năng tự đưa mình vào kỷ luật, có nghĩa là con bạn sẽ không có
khả năng ngăn cản, không để mình mắc phải những thói quen tiêu cực.
Nói
một cách đơn giản, trường đại học là sự thay đổi to lớn trong cuộc đời của hầu
hết trẻ em và nhiều em chưa sẵn sàng bước vào môi trường đại học. Phải làm gì
lúc này? Một trong những biện pháp chuẩn bị cho học sinh tốt nghiệp trung học
trước khi vào đại học là cho chúng một “năm tạm nghỉ”. Ví dụ, bằng cách dành
thời gian đi du lịch hoặc tham gia một chương trình tình nguyện nào đó, những
thanh niên này có thể phát triển quá trình tự nhận thức và tự tin trước khi vào
đại học.
Nếu
con bạn có ý định học đại học ngay sau khi tốt nghiệp trung học, bạn có thể yêu
cầu chứng minh rằng cháu đã sẵn sàng. Ví dụ, bạn có thể yêu cầu con thể hiện
cho bạn thấy rằng cháu có thể tự quản lý đời sống của mình trong vòng sáu tháng
trước khi thi đại học. Có nghĩa là quản lý việc chi tiêu hoặc quản lý thời gian
mà không cần bất kỳ sự trợ giúp nào. Nếu con bạn có thể làm những việc ấy một
cách dễ dàng, thì hãy ngẩng cao đầu lên – con có thể đi! Nếu không, có lẽ phải
cần thêm thời gian để chuẩn bị.
Tia sách 7
Thành công trên đường
học vấn không phải là con đường duy nhất để hạnh phúc.
Giả
sử, con bạn đã trượt kỳ thi môn địa lý và cháu sẽ không có được vị trí đáng mơ
ước ở Harvard. Đó là ngày tận thế - mọi ước mơ về thành công và hạnh phúc trong
tương lai đều chấm dứt. Con bạn sẽ cam chịu một cuộc sống tầm thường và cực
nhọc… hay không?
Ồ
không. Tất nhiên là không rồi.
Với
tất cả áp lực phải thành công trên con đường học vấn, chúng ta đã bỏ quên một
điều quan trọng. Có nhiều con đường dẫn tới thành công và đóng góp cho thế giới
này. Đáng buồn là, nhiều thanh thiếu niên nghĩ rằng họ là người thất bại, nếu
không theo đuổi con đường học vấn.
**Thông
điệp chính ở đây là: Thành công trên đường học vấn không phải là con đường duy
nhất để hạnh phúc. **
Xin
xét xem ví dụ sau đây. Tại một buổi dã ngoại vì công việc, một trong hai tác
giả cuốn sách này bắt đầu nói chuyện với bạn trai của đồng nghiệp. Câu chuyện
chuyển sang bàn về đại học, tác giả hỏi chàng trai trẻ rằng anh có học đại học
hay không. Cậu ta trả lời thế nào? Không, cậu ấy không thông minh để có thể học
đại học. Sau đó, khi hỏi cậu đang làm gì, chàng trai nói rằng cậu ta “chỉ” là
kỹ thuật viên cấp cứu ngoài bệnh viện. Cậu ta “chỉ” là người đang cứu những
người khác mà thôi!
Kỹ
thuật viên cấp cứu rất cần thiết đối với xã hội. Bạn muốn ai ở bên cạnh mình
khi bạn bị đau tim: một nhà quản lý quỹ đã tốt nghiệp Đại học Harvard hay một
kỹ thuật viên cấp cứu?
Mỗi
người chúng ta đều có thể làm rất tốt công việc gì đó; thành công và hạnh phúc
của con bạn xuất phát từ việc tìm ra công việc mà nó làm tốt nhất. Sự thật là,
có nhiều hình thức thông minh khác nhau, tất cả đều đi kèm với những năng khiếu
khác nhau. Có các hình thức thông minh về âm nhạc, hình ảnh, ngôn ngữ và cảm
xúc, và nhiều kiểu thông minh khác nữa. Có thể con bạn phải vật lộn với những
bài tập toán, nhưng lại rất xuất sắc trong việc đọc cảm xúc của người khác.
Nếu
con bạn không thành công trên đường học vấn, bạn có thể làm gì để giúp con bớt
lo lắng? Trước hết, quan trọng là trẻ em cần hiểu rằng nhiều người trong chúng
ta phải đi theo những con đường quanh co thì mới đến được nơi cần đến. Cuộc
sống rất hiếm khi là cuộc hành trình hoàn hảo từ A đến B. Vì vậy, hãy sẵn sàng
đón nhận bất kỳ thất vọng hay bước ngoặt bất ngờ nào của số phận trong đời sống
của bạn. Tất cả chúng ta đều có những bước ngoặt như vậy.
Thứ
hai, cố gắng tìm hiểu xem con bạn thích làm gì nhất. Hỏi xem con nghĩ gì về thế
mạnh của mình và con nghĩ mình làm việc gì thì sẽ tốt hơn những người khác. Sau
đó, nếu bạn cảm thấy nghĩ thế là đúng, lúc đó hãy đưa ra quan điểm của chính
bạn.
Từ
đó, bạn cùng với con có thể bắt đầu vạch ra con đường tốt hơn
Kết luận
Tóm tắt cuối cùng
Thông
điệp chính trong những “tia sách” này:
Khi cha mẹ kiểm soát quá nhiều, họ sẽ làm cho con cái mình bị
nhiều căng thẳng. Nới lỏng kìm kẹp và cho con quyền tự quyết định trong một số
việc là cha mẹ có thể cải thiện sức khỏe, động cơ và sự phát triển nói chung
của con mình. Không những không quyết định tất cả mọi việc, mà cha mẹ nên giúp
con đưa ra những quyết định sáng suốt – ngay cả khi đó là những quyết định lớn,
có thể thay đổi cuộc đời. Lúc đó, cha mẹ cần nhìn lại những thói quen xấu của
mình. Họ nên cố gắng trở thành biểu tượng của bình tĩnh và gương mẫu trong việc
sử dụng công nghệ một cách chừng mực, khuyến khích những thói quen tốt bằng
cách làm gương.
nuôi dạy trẻ nên người rất khó
ReplyDelete