OÀ TAN BẢN NGÃ, NHẬN RA ĐẠI NGÃ
DAVID HAWKINS, M.D., Ph. D.
Phạm Nguyên Trường dịch
4
TÍNH CHỦ QUAN
Có một thế giới khách quan - được cảm nhận “ở ngoài kia” - tồn tại trong hình tướng, bị thời gian và không gian chi phối. Rồi có trải nghiệm chủ quan - một trạng thái tồn tại ở bên trong. Làm thế nào bạn biết rằng bạn có mặt? Bạn đang tồn tại? Tiến sĩ Hawkins hướng dẫn đệ tử hướng nội, nhìn vào phẩm chất phi cá nhân của ý thức và trường nhận thức, thường bị bỏ qua, vì bản ngã/tâm trí tập trung vào nội dung của hiện tượng đang được xử lý thông qua tri giác.
Lối thoát khá đơn giản: Hướng
chú ý vào bên trong, vào tính chủ quan tuyệt đối của tất cả trải nghiệm. Xem
xét bản chất của cảm giác chủ quan đi kèm với mọi biểu hiện của cuộc đời. Không
dán nhãn, lưu ý rằng mọi lúc—trong mọi khoảnh khắc, trong mọi thời khắc, trong
mọi hoàn cảnh—lúc nào cũng có nền tảng cơ bản, không thể quy giản của tính chủ
quan. Nó không bao giờ thay đổi. Bản chất của trải nghiệm, dưới mọi hình thức
(suy nghĩ, cảm nhận, nhìn thấy, biết, v.v.), là sự hiện diện của phẩm chất chủ
quan này. Sau đó, hãy nhìn xa hơn để tìm ra trải nghiệm chủ quan này là cái luôn
có đó. Nếu không có nó, sẽ không có khả năng biết rằng người đó đang tồn tại.
***
Hãy hỏi: “Làm sao tôi nhận
thức hoặc thậm chí biết rằng tôi tồn tại?” Đó là câu hỏi tốt nhất có thể hỏi, vì
nó dẫn trực tiếp và không lời đến Thực tại luôn luôn có đó. Hãy đồng nhất với
phẩm chất, khả năng hoặc điều kiện của tính chủ quan luôn luôn có đó, được trải
nghiệm như là nhận thức cơ bản. Đó chính là ý thức. Hãy đồng nhất với ý thức chứ
không đồng nhất với “cái” mà nó ý thức về. Đó là con đường trực tiếp dẫn tới Đại
ngã. Thực ra, đây là phương pháp thực hành duy nhất dẫn trực tiếp qua cánh cửa.
Không có gì để biết, để học hoặc để nhớ. Chỉ cần tập trung, cố định, thiền định,
chiêm nghiệm và nhìn vào—và nhận ra rằng cội nguồn và nền tảng của tồn tại là
tính chủ quan triệt để của Hiện diện của Thiên Chúa như Ánh sáng của Ý thức.
***
Muốn chấp nhận cốt lõi bên
trong của tồn tại của một người như một thực tại tự tồn tại thì cần phải từ bỏ
mọi định nghĩa về mình như một “ai” (who), và thay vào đó hãy coi mình như một “cái
gì” (what).
***
Nói một cách đơn giản, nhận
thức rõ hay chứng ngộ là trạng thái mà cảm giác về mình chuyển từ vật chất tuyến
tính có giới hạn sang phi tuyến tính vô giới hạn và vô hình tướng. “Tôi” (me)
chuyển từ nhìn thấy được sang không nhìn thấy được. Nó xảy ra như sự chuyển dịch
của nhận thức và đồng nhất, từ tri giác hình tướng là khách quan và thực sang
nhận thức về tính chủ quan thuần túy như là Thực tại Tối thượng.
***
Cuối cùng, nhận thức rằng “tôi”
không phải là nội dung hay dữ liệu, mà là một trường phi cá nhân cách nội dung
của các chương trình một vài bước chân. Rồi, người ta nhận ra rằng mình là khán
giả, chứ không phải là người tham gia hoặc chủ thể.
***
“Biết về” có nghĩa là mặc
dù thông tin là quen thuộc, nhưng thực tại và sự thật của nó vẫn cần được xác
nhận bằng trải nghiệm. Ở giai đoạn cuối cùng của quá trình vươn tới chắc chắn,
thực sự biết có nghĩa là “là”, và do đó, đối tượng và người biết là một. Biết “về”
là tâm trí; biết bằng trải nghiệm là được chấp nhận như là xác nhận.
***
Trường nhận thức có ý thức
không bị ràng buộc bởi thời gian. Nó im lặng, tự chủ, không cần nỗ lực, yên
bình, bao trùm tất cả và không được lập trình; nó là tự do, không bị ràng buộc,
tự phát, yên tĩnh và bất diệt. Việc khám phá ra trường này là đơn giản, dễ dàng
và thoải mái. Nhận ra là kết quả của “cho phép” chứ không phải “cố gắng”. Nó buông
bỏ chứ không thủ đắc. Khi ham muốn kiểm soát và ám ảnh của bản ngã với quyền kiểm
soát bị buông bỏ, thì trường này sẽ tự xuất hiện để được công nhận.
***
Hỏi: Bên ngoài tâm trí
là gì?
Trả lời: Nhận thức chủ
quan không có nội dung, chẳng hạn như suy nghĩ, cảm xúc hoặc hình ảnh—im lặng,
tĩnh lặng, bất động, Có mặt Đầy đủ, Bao gồm Toàn bộ.
***
Tò mò có thể được dịch chuyển
từ hình thức và nội dung của những suy nghĩ để nhận thức được chính trường ý thức/nhận
thức mới hình thành trong tĩnh lặng. Im lặng là của Đại ngã; suy nghĩ là của bản
ngã.
***
Bản ngã/tâm trí bị thu hút
tới cái mới lạ và do đó tìm kiếm một cách điên cuồng hình tướng và cảm giác thú
vị. Có thể từ chối nó và thay thế bằng quan tâm đến nền tảng im lặng, vô hình tướng
luôn luôn có đó và chỉ cần được chú ý. Nó tương đương với nền tảng im lặng mà nếu
không có nó, không thể phân biệt được âm thanh.
***
Bình an có thể là kết quả
của phó thác trước những điều không tránh khỏi được của cuộc đời. Người hoài
nghi về tôn giáo/tâm linh có thể nhìn vào bên trong và nhận ra rằng chất lượng
nền tảng và không thể quy giản của đời sống chính là khả năng nhận thức, ý thức
và nền tảng của tính chủ quan. Nếu không có ý thức, người đó sẽ không “biết”—hoặc
thậm chí “biết” rằng mình “biết”—vì vậy, ý thức là nhận thức tiên nghiệm về tồn
tại, không phụ thuộc vào nội dung của tồn tại. Do đó, chính ý thức có thể được chấp
nhận như một thực tại hiển nhiên, mà không cần phải tạo ra Thần thánh (như Đức
Phật từng khuyến nghị). “Tồn tại” là một chuyện; biết rằng một người “đang sống”
rõ ràng cần một phẩm chất siêu việt hơn.
***
Điều mang lại cho cảm giác
về “Tôi” phẩm chất chủ quan của thực tại chính là ánh sáng của Đại ngã, cội nguồn
của Thực tại toả ra như là Hiện diện. Để làm rõ sự theo đuổi, sẽ hữu ích khi
tìm kiếm phẩm chất bẩm sinh, phù hợp với cảm giác chủ quan mang tính trải nghiệm
về bản sắc. Có thể sẽ hữu ích hơn khi tìm kiếm cội nguồn của phẩm chất chủ
quan, không phải là “ai” mà là phẩm chất bẩm sinh của đời sống có tri giác
(“cái gì”).
***
Thực tại là chủ quan hay
khách quan? Đến một lúc nào đó, tâm trí hướng nội suy ngẫm về sự thật của phẩm
chất của nó, nghĩa là: Làm sao tôi biết? Làm sao tôi biết rằng tôi biết? Làm
sao tôi biết rằng cái mà tôi cho là sự thật thực sự là sự thật? Ngoài ra: Sự sống
xuất phát từ đâu và cội nguồn của nó là gì? Trạng thái chủ quan này là phi tuyến
tính, nguyên thủy và tiên nghiệm. Từ trường phi cá nhân này xuất hiện cảm giác
cá nhân sâu sắc về “tính tôi” (I-ness), như một phẩm chất cơ bản của nội dung.
Cảm giác chủ quan cơ bản về “tôi” này có khả năng tự nhận thức, trong khi, ngược
lại, tâm trí chỉ đơn giản là suy nghĩ.
***
Xoá bỏ việc đồng nhất với
bản ngã/tự ngã là trọng tâm của quá trình tiến hóa tâm linh và là
bí ẩn đã làm bối rối ngay
cả những bộ óc uyên bác nhất trong lịch sử. Mấu chốt của vấn đề là đồng nhất
sai lầm với các phẩm chất của chức năng xử lý của bản ngã/tâm trí, vốn đã đồng
nhất với tính tuyến tính của vị trí của các hiện tượng. Đây là kết quả tự nhiên
liên quan đến thực tại vật chất của trải nghiệm đời sống như một cơ thể. Vấn đề
chính là sự đồng nhất sai lầm cội nguồn thực sự của tính chủ quan và giả định rằng
nó xảy ra ở chỗ nào đó chứ không phải phi định xứ.
***
Trong hành trình khám phá
tâm linh, người ta tìm cách khám phá ra cái gì nhận thức được—và có quyền hạn để
cảm nhận sự tồn tại của— “tính tôi” (I-ness) hay phẩm chất của “tính tôi”
(I-ness), chứ không tìm một “tôi” (me) cụ thể hoặc bị giới hạn như là “tôi”.
***
Tất cả các cách tiếp cận bằng
tâm trí đối với định nghĩa về sự thật cuối cùng đều phải đối mặt với nhu cầu là
thực hiện một bước nhảy về hệ hình từ trừu tượng sang trải nghiệm, và từ cái được
cho là khách quan sang chủ quan triệt để. Do đó, tuyên bố “Chỉ có cái khách
quan là có thật” là một tiền đề hoàn toàn chủ quan. Do đó, người theo chủ nghĩa
giản lược cơ học thực sự sống trong một thực tại chủ quan, nội tâm lý, giống như
mọi người khác mà thôi.
***
Giải quyết tình thế tiến
thoái lưỡng nan của mô tả và hiều biết về sự thật tuyệt đối đòi hỏi phải nhảy
vào lĩnh vực nghiên cứu ý thức—cho thấy rằng thực tại duy nhất, có thể kiểm chứng
được của hiểu biết chính là phải “là” (tức là, mọi sự lý giải mang tính trí tuệ
đều chỉ là “về” một cái gì đó). Nó yêu cầu người quan sát phải ở bên ngoài để
có thể làm chứng cho điều đang được xem xét. Ví dụ, một người quan sát có thể
“biết về” một con mèo, nhưng chỉ có chính con mèo mới thực sự biết thế nào là
“trở thành” một con mèo, đấy là do ngưới đó đã là một con mèo.
No comments:
Post a Comment