December 25, 2012

James Peron - Tại sao người nghèo lại cần quyền sở hữu hay quyền sở hữu cho người bán hàng rong có thể tạo ra thịnh vượng như thế nào


Phạm Nguyên Trường dịch

Ngay từ sáng sớm những dãy phố bên dưới căn phòng của tôi đã hoạt động nhộn nhịp như  một tổ ong. Những quầy hàng nhỏ bé nằm rải rác khắp nơi, chen nhau trong từng khoảng trống trên vỉa hè. Những rổ chuối nhỏ, những túi khoai tây hay cà chua được bày bán khắp nơi. Những người bán báo bám lấy từng góc phố đông đúc. Những người bán hàng rong với mọi thứ sản phẩm có thể tưởng tượng được tiến hành công việc làm ăn của mình.

December 23, 2012

Olusegun Obasanjo và Sunny Varkey - Giáo dục tư, lợi ích công



Phạm Nguyên Trường dịch
Vài lời phi lộ: Giáo dục tư, lợi ích công của Olusegun Obasanjo và Sunny Varkey do mỗ dịch và gửi cho tạp chí Tia Sáng. Sau đây là bản rút gọn của Tiasang.com.vn, còn bên dưới là bản đầy đủ.

Sau nhiều thập kỷ tăng trưởng chậm chạp, các nền kinh tế châu Phi đã bắt đầu tăng nhanh như vũ bão: Trong giai đoạn 2000-2010, 6 trong 10 nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới nằm ở phía Nam sa mạc Sahara của châu Phi. Và với đà tăng trưởng như hiện nay, vào năm 2060, dân số của châu Phi có thể đạt 2,7 tỷ người, với một tầng lớp trung lưu khoảng một tỷ người.

December 21, 2012

Vaclav Havel - Chủ nghĩa cộng sản tiếp tục dạy chúng ta những gì?


Phạm Nguyên Trường dịch
Bản dịch được thực hiện nhân giỗ đầu Vaclav Havel (18/12/2011-18/12/2012)
Lễ kỉ niệm lần thứ 15 Cách mạng Nhung (ngày 17 tháng 11 năm 1989), cuộc Cách mạng đã đưa chế độ độc tài cộng sản ở Tiệp Khắc đến chỗ cáo chung, là cơ hội để suy tư về ý nghĩa của hành vi mang tính đạo đức và hành động tự do. Hiện nay chúng ta đang sống trong xã hội dân chủ, nhưng nhiều người - không chỉ ở Cộng hòa Czech – vẫn tiếp tục tin rằng họ không phải là chủ nhân của số phận của mình. Họ đã đánh mất niềm tin rằng họ có thể thực sự có ảnh hường đối với những sự kiện chính trị, và còn có ít ảnh hưởng hơn đối với xu hướng phát triển của nền văn minh của chúng ta.

December 17, 2012

Bùi Mẫn Hân - Thay đổi chế độ ở Trung Quốc?


Phạm Nguyên Trường dịch
Một câu hỏi cần phải hỏi về Đảng cộng sản Trung Quốc, một đảng vừa thực hiện xong việc luân chuyền ban lãnh đạo, là bài tập được dàn dựng một cách công phu này có giống như việc sắp xếp lại bàn ghế trong boong tàu Titanic hay không. Lễ nhậm chức của ban lãnh đạo mới có thể chẳng có mấy ý nghĩa vì ngày tàn của Đảng cộng sản Trung Quốc vừa có thể dự đoán được, vừa có nhiều khả năng là sẽ xảy ra.
Nhiều nhà quan sát có thể cho rằng lời khẳng định đó là sai. Họ bảo rằng Đảng cộng sản Trung Quốc đã chứng tỏ được sức sống của nó sau sự kiện Thiên An Môn vào năm 1989 và sự sụp đổ của chế độ cộng sản ở Liên Xô vào năm 1991. Vậy thì tại sao hiện nay lại phải xem xét những dự báo về sự sụp đổ của Đảng cộng sản Trung Quốc một cách nghiêm túc?

December 13, 2012

Báo Đất Việt - Ảnh hưởng của sức mạnh trên biển đối với lịch sử



Vài lời phi lộ: Đây là bài viết về tác phẩm Ảnh hưởng của sức mạnh trên biển đối với lịch sử, 1660-1783, do mỗ dịch

  “Lịch sử của sức mạnh trên biển, chủ yếu - tuy không không phải hoàn toàn - là câu chuyện về sự cạnh tranh đầy bạo lực giữa các dân tộc, và đỉnh điểm của chúng thường là những cuộc chiến tranh”.

December 11, 2012

Lời giới thiệu cuốn Ảnh hưởng của sức mạnh trên biển đối với lịch sử, 1660-1783, của nhà báo Trịnh Hữu Long


Đôi lời phi lộ: Đây là cuốn sách do mỗ dịch, vừa được Nhà xuất bản Tri thức phát hành

Khi độc giả cầm trên tay ấn bản tiếng Việt này, tác phẩm Ảnh hưởng của sức mạnh trên biển đối với lịch sử, 1660-1783 đã có hơn 120 năm tuổi. Tuy vậy, nó vẫn tỏ ra là một trong những tác phẩm có ảnh hưởng nhất đến tư duy chiến lược hải quân trên thế giới. Điều này càng có ý nghĩa hơn đối với một nước như Việt Nam ngày nay, nhất là trong giai đoạn, khi chúng ta phải đối mặt với những thách thức đang lớn lên mỗi ngày trên Biển Đông. Mặc dù tác phẩm này nói nhiều về những cuộc hải chiến và tư duy hải quân, nhưng thông điệp từ cuốn sách này lại rất có ích cho các nhà lãnh đạo quốc gia muốn hoạch định chiến lược biển của mình một cách tổng thể.

Bowman Cutter - Giáo dục, liều thuốc thần cho nền kinh tế


Phạm Nguyên Trường dịch

Vài lời phi lộ: Giáo dục, liều thuốc thần cho nền kinh tế của Bowman Cutter do mỗ dịch và gửi cho tạp chí Tia Sáng. Sau đây là bản rút gọn của Tiasang.com.vn, còn bên dưới là bản đầy đủ.

Đôi khi người ta quên mất rằng ngành giáo dục Mĩ đã tạo ra một trăm năm phát triển.

Trong những buổi thảo luận về Nền kinh tế Mĩ giai đoạn tiếp theo với Giáo sư Larry Katz diễn ra vào tuần trước, ông đã tập trung nói về tác phẩm do ông viết chung với Giáo sư Claudia Goldin, với nhan đề Cuộc chạy đua giữa giáo dục và công nghệ (The Race Between Education and Technology) trong đó giáo sư Larry đã đưa ra một số nhận định căn bản. 

(Dưới đây là những nhận định mà tôi cho là quan trọng nhất, Giáo sư có thể nghĩ khác). 

December 8, 2012

Kinh nghiệm tự chủ của giáo dục Thụy Điển


Vài lời phi lộ: Bài Động cơ lợi nhuận trong nền giáo dục Thụy Điển của Peje Emilsson do mỗ dịch và gửi cho tạp chí Tia Sáng. Sau đây là bản rút gọn của Tiasang.com.vn, còn bên dưới là bản đầy đủ.


Với hệ thống phiếu thanh toán học phí trả tiền trực tiếp cho các trường theo số đầu học sinh thực tế, các trường học ở Thụy Điển đang được trao quyền tự chủ rất lớn, đồng thời cũng có nghĩa vụ phải luôn cải tiến để cạnh tranh lẫn nhau. 

Mô hình Trường tự chủ 

Những năm 1970, các trường công lập ở Thụy Điển đã trở thành công cụ của chính sách xã hội nhắm tới bình đẳng chứ không nhắm tới thành tích giáo dục. Chính sách một loại hình trường lớp cho mọi người đã tạo ra một hệ thống nguyên khối, trong đó tất cả học sinh đều được cho là có nhu cầu như nhau và được dạy theo cùng một cách. Ngoại trừ một vài trường tư thục, dành cho con em những gia đình có thể trả học phí cao, hầu như tất cả các trường đều là trường công lập. Mặc dù, nhà nước phúc lợi với những khoản thuế khóa cao hứa sẽ cung cấp một nền giáo dục tốt cho tất cả mọi người, trên thực tế, kết quả hoàn toàn ngược lại. Con em các gia đình không có truyền thống học tập – tức là con em công nhân hay trung lưu bậc thấp – có kết quả học tập kém nhất. Theo tất cả các thước đo kết quả giáo dục quốc tế, Thụy Điển đều đi xuống. Cuộc tranh luận chính trị rộng rãi hồi cuối những năm 1980 về nhu cầu cải cách giáo dục, trong đó có tự do lựa chọn trường lớp, đưa ra thông điệp rất rõ ràng: để cho phụ huynh giữ số tiền mà ngân sách địa phương dành cho việc học tập của con em họ, và để họ tự tổ chức hoạt động nhà trường một cách hiệu quả hơn. Ý tưởng phiếu thanh toán học phí (school voucher) được chính thức hóa từ năm 1992, dẫn đến sự ra đời của các trường tự chủ nhưng vẫn dùng tiền ngân sách của Nhà nước.