Elisabeth Kubler-Ross
Phạm Nguyên Trường dịch
VIII
Hy vọng
Bến bờ của vĩnh hằng
Trong hy vọng tận cùng tôi tìm kiếm nàng
Ở mọi
góc trong phòng;
Nhưng
tôi không tìm thấy.
Căn
nhà tôi bé nhỏ
Và
những gì từ đó ra đi sẽ không bao giờ trở lại.
Nhưng
toà nhà của người, Thượng đế ơi, là vô tận
Trong
khi tìm nàng, tôi đến trước cửa Người.
Tôi
đứng dưới vòm vàng của khung trời hoàng hôn
Và
tôi ngước mắt mong nhìn thấy mặt Người.
Tôi
đã đến bến bờ của vĩnh hằng, nơi không gì biến mất
Dẫu
đó là hy vọng, niềm hạnh phúc,
hay
bóng dáng một khuôn mặt nhìn thấy trong nước mắt.
Người
hãy nhấn chìm cuộc đời trống rộng của tôi vào đại dương mênh mông đấy,
Hãy
quẳng nó tới đáy cùng sâu nhất.
Nhưng
hãy để cho tôi, chỉ một lần thôi, cảm thấy cái vuốt ve ngọt ngào đã mất
Trong
vũ trụ đầy ắp, vô biên.
Tagore, Thơ Dâng
Cho đền lúc này, chúng ta đã thảo luận về
những giai đoạn khác nhau mà người bệnh đã trải qua khi họ đứng trước các tin tức
mang tính bi kịch – trong lĩnh vực tâm thần người ta gọi đó là những cơ chế phòng
vệ, tức là những cơ chế nhằm đối phó với những tình huống cực kỳ khó khăn. Những
biện pháp này sẽ kéo dài trong những khoảng thời gian khác nhau và sẽ thay thế
cho nhau hoặc có lúc tồn tại song song với nhau. Thường thì hy vọng là cơ chế tiếp
tục sống sót qua tất cả các giai đoạn. Tương tự như những đứa trẻ ở Trại L 318
và L 417 trong trại tập trung Terezin, đã từng giữ hy vọng trong suốt nhiều
năm, mặc dù trong tổng số khoảng 15.000 trẻ em dưới mười lăm tuổi, chỉ có khoảng
100 đứa sống sót mà thôi.
Mặt
trời đã dệt tấm màn vàng
Đáng
yêu đến nỗi thân thể tôi đau nhói
Trên
cao bầu trời xanh ngắt
Ngộ
nhận rằng tôi đã mỉm cười
Thế
giới nở hoa và dường như cười mỉm
Tôi
muốn bay nhưng bay đi đâu, bay cao tới đâu?
Nếu
trong dây thép gai mọi vật vẫn nở hoa
Tại
sao tôi không thể?
Tôi
sẽ không chết đâu mà!
1944, khuyết danh “Trong một chiều đầy nắng”
Khi nghe những bệnh nhân nan y, chúng tôi
luôn có ấn tượng là ngay cả những bệnh nhân có thái độ chấp nhận cao nhất, thực
tế nhất, cũng để ngỏ khả năng được chữa khỏi, khám phá ra một loại thuốc mới hoặc
“thành công vào phút chót trong dự án nghiên cứu”, như ông J. thể hiện (cuộc phỏng
vấn được trình bày trong phần sau của chương này). Chính tia hy vọng thoáng qua
này đã giúp họ vượt qua những ngày, những tuần hay những tháng đầy đau khổ. Đó
là cảm giác cho rằng tất cả những đau khổ này phải có ý nghĩa nào đó, và cuối
cùng họ sẽ được đền đáp nếu có thể chịu đựng lâu hơn một chút nữa. Đó là hy vọng
thỉnh thoảng lẻn vào tâm trí họ, nó nói rằng tất cả những đau khổ này chỉ như một
cơn ác mộng và không có thật; một buổi sáng nào đó họ sẽ thức dậy và được thông
báo rằng các bác sĩ đã sẵn sàng thử một loại thuốc mới dường như đầy hứa hẹn, họ
sẽ sử dụng nó cho bệnh nhân và anh ta có thể là bệnh nhân đặc biệt được người
ta chọn, tương tự như bệnh nhân ghép tim đầu tiên, chắc chắn là anh ta cảm thấy
rằng mình được chọn để thực hiện một vai trò rất đặc biệt trong cuộc đời này.
Nó mang lại cho bệnh nhân nan y cảm giác về sứ mệnh đặc biệt trong cuộc đời,
giúp họ giữ vững tinh thần, giúp họ chịu đựng nhiều thử thách hơn khi mọi thứ
trở nên quá căng thẳng - theo một nghĩa nào đó, đôi khi đó là giải thích theo lối
duy lý những đau khổ của họ; đối với những người khác, đây vẫn là hình thức chối
bỏ tạm thời, nhưng cần thiết.
Dù chúng ta có gọi nó là gì, thì chúng tôi
vẫn thấy rằng tất cả các bệnh nhân của chúng tôi đều giữ được dù chỉ một chút
hy vọng và nuôi dưỡng nó trong những thời khắc đặc biệt khó khăn. Họ thể hiện
lòng tin cao nhất vào các bác sĩ, những người đã tạo điều kiện cho hy vọng như
thế - dù có thực hay không - và họ đánh giá cao sự kiện khi hy vọng được đưa ra,
mặc dù tiên lượng là xấu. Như thế không có nghĩa là các bác sĩ phải nói dối; nó
chỉ có nghĩa là chúng ta chia sẻ với bệnh nhân hy vọng rằng sự kiện nào đó
không lường trước có thể xảy ra, họ có thể thuyên giảm, họ sẽ sống lâu hơn dự
kiến. Nếu bệnh nhân thôi không còn hy vọng nữa, thì đấy thường là dấu hiệu của
cái chết sắp xảy ra. Họ có thể nói, “Thưa bác sĩ, tôi nghĩ là tôi đã mắc bệnh
này” hoặc “Tôi đoán là thế này”, hoặc họ có thể nói tương tự như bệnh nhân luôn
tin vào một phép màu, một hôm chào đón chúng tôi bằng câu: “Tôi nghĩ rằng đây
là điều kỳ diệu - bây giờ tôi đã sẵn sàng và thậm chí không còn sợ hãi nữa”. Tất
cả những bệnh nhân này đã chết trong vòng hai mươi bốn giờ. Trong khi chúng tôi
cùng với họ tiếp tục hy vọng, chúng tôi không tìm cách củng cố hy vọng khi bệnh
nhân đã từ bỏ, không phải tuyệt vọng mà là trong giai đoạn chấp nhận cuối cùng.
Những xung đột mà chúng ta thấy có liên
quan đến hy vọng xuất phát từ hai nguồn chính. Thứ nhất và đau đớn nhất là tuyệt
vọng được chuyển từ nhân viên bệnh viện hoặc gia đình trong khi bệnh nhân vẫn cần
hy vọng. Thứ hai, những đau khổ do gia đình không thể chấp nhận giai đoạn cuối
cùng của bệnh nhân; họ bám víu một cách tuyệt vọng vào hy vọng khi chính bệnh
nhân đã sẵn sàng chết và cảm thấy gia đình không thể chấp nhận được sự thật này
(trường hợp của bà W. và ông H.).
Điều gì xảy ra với những bệnh nhân mắc “hội
chứng giai đoạn cuối giả tạo” đã bị bác sĩ từ chối và sau đó - sau khi được điều
trị đúng cách – đã hồi phục? Dù được thể hiện một cách ngấm ngầm hay rõ ràng,
những bệnh nhân này đã bị “xóa sổ”. Họ có thể được thông báo: “Chúng tôi không
thể làm được gì khác” hoặc họ có thể đã được trả về nhà với dự đoán không rõ
ràng rằng chẳng bao lâu nữa sẽ chết. Khi những bệnh nhân này được điều trị bằng
tất cả các liệu pháp hiện có, họ sẽ có thể coi việc mình khỏi bệnh là “phép
màu”, “một cuộc sống mới” hoặc “khoảng thời gian mà tôi không yêu cầu”, phụ thuộc
vào cách quản lý và thông tin mà họ nhận được trước đó .
Thông điệp liên quan của Bác sĩ Bell là
mang đến cho từng bệnh nhân cơ hội được điều trị hiệu quả nhất có thể, chứ
không coi mỗi bệnh nhân nặng là giai đoạn cuối rồi bỏ họ. Tôi xin nói thêm rằng
chúng ta không nên “bỏ” bất kỳ bệnh nhân nào, dù là bệnh nhân giai đoạn cuối
hay không phải giai đoạn cuối. Chính người bệnh không thể giúp được nữa về mặt
y tế mới cần được chăm sóc nhiều nếu không muốn nói là nhiều hơn người có thể
kì vọng được xuất viện một lần nữa. Nếu chúng ta bỏ bệnh nhân như thế, người đó
có thể tự từ bỏ và trợ giúp y tế sau đó có thể là quá muộn, vì người đó không
còn sẵn sàng và không còn tinh thần để “làm lại một lần nữa”. Quan trọng hơn hẳn
là nói: “Theo hiểu biết của tôi, tôi đã làm mọi thứ có thể để ông/bà… Tuy
nhiên, tôi sẽ tiếp tục để làm cho ông/bà cảm thấy thoải mái nhất có thể”. Bệnh
nhân đó sẽ giữ được tia hy vọng và tiếp tục coi bác sĩ như một người bạn sẽ gắn
bó đến cùng. Người bệnh sẽ không cảm thấy bị bỏ rơi khi bác sĩ coi mình là
không thể nào chữa được.
Phần lớn bệnh nhân của chúng tôi - bằng
cách này hay cách khác - đã quay lại bệnh viện. Nhiều người trong số họ đã từ bỏ
hy vọng liên quan tới những lo lắng của họ với bất kỳ người nào. Nhiều người
trong số họ cảm thấy bị cách ly và bị bỏ rơi, nhiều người cảm thấy bị lừa dối
khi không còn cơ hội được người ta nghĩ tới trong những quyết định quan trọng.
Khoảng một nửa bệnh nhân của chúng tôi đã được xuất viện để về nhà hoặc đến viện
dưỡng lão, và sau đó lại được nhập viện. Tất cả những bệnh nhân này đều thể hiện
thái độ cảm kích khi chia sẻ với chúng tôi lo lắng của họ về mức độ nghiêm trọng
của căn bệnh và hy vọng của họ. Họ không coi các cuộc thảo luận về cái chết và
quá trình hấp hối của mình là quá sớm hoặc không được phép, vì họ có thể hồi phục.
Nhiều bệnh nhân kể lại rằng họ cảm thấy dễ dàng và thoải mái khi trở về nhà,
sau khi đã giải quyết xong những lo lắng của mình trước khi xuất viện. Một số
người đòi gặp gia đình trước sự chứng kiến của chúng tôi trước khi về nhà, nhằm
rũ sạch những lo toan bên ngoài và tận hưởng trọn vẹn những tuần cuối cùng bên
nhau.
Có thể có ích nếu có nhiều người hơn nói về
chết và quá trình hấp hối như một phần không thể tách rời của đời sống, cũng
như họ không ngần ngại nói tới khi có người đang chờ đợi đứa con sắp chào đời.
Nếu được làm thường xuyên hơn, chúng ta sẽ không phải tự hỏi liệu có nên đưa chủ
đề này ra thảo luận với bệnh nhân hay không, hay chúng ta nên đợi tới lần nhập
viện cuối cùng. Vì chúng ta không phải là những người không thể sai lầm và
không bao giờ có thể chắc chắn đâu là lần nhập viện cuối cùng, cho nên đó có thể
chỉ là cách giải thích theo lối tạo điều kiện cho chúng ta tránh né vấn đề mà
thôi.
Chúng tôi đã gặp một số bệnh nhân chán nản
và ốm yếu đến mức không thể giao tiếp được cho đến khi chúng tôi nói chuyện với
họ về giai đoạn cuối của căn bệnh. Tinh thần họ phấn chấn lên, họ ăn uống trở lại
và một số người được xuất viện trước sự ngỡ ngàng của gia đình và nhân viên y tế.
Tôi tin rằng lảng tránh vấn đề chứ không sử dụng thời gian và thời điểm để ngồi
lại, lắng nghe và chia sẻ sẽ lợi bất cập hại.
Tôi nói đến thời điểm vì bệnh nhân không
khác với tất cả chúng ta ở chỗ chúng ta có những lúc muốn nói về những gánh nặng
của mình và những lúc chúng ta muốn nghĩ về những chuyện vui vẻ hơn, dù đấy là
những chuyện thực tế hay phi thực tế tới mức nào. Khi bệnh nhân biết rằng chúng
ta sẽ dành thêm thời gian khi người đó muốn nói chuyện, khi chúng ta có thể nhận
ra tín hiệu của người đó, chúng ta sẽ thấy rằng phần lớn bệnh nhân muốn chia sẻ
lo lắng của mình với một người khác và sẽ phản ứng nhẹ nhàng và hy vọng nhiều
hơn vào những cuộc đối thoại như thế.
Nếu cuốn sách này không có mục đích nào
khác ngoài việc giúp người thân trong gia đình của bệnh nhân mắc bệnh nan y và
nhân viên bệnh viện nhạy cảm với những giao tiếp ngầm ẩn của những bệnh nhân sắp
từ giã cõi đời, thì nó đã hoàn thành được nhiệm vụ của mình. Nếu chúng ta,
trong vai trò là những thành viên của nghề trợ giúp, có thể giúp bệnh nhân và
gia đình họ “phối hợp” với nhu cầu của nhau và cùng nhau chấp nhận thực tại
không thể nào tránh được, thì chúng ta có thể giúp tránh được nhiều đau đớn và
khổ sở không cần thiết cho bệnh nhân, và thậm chí còn giúp nhiều hơn nữa cho những
người thân đang còn sống trong gia đình họ.
Cuộc phỏng vấn sau đây với ông J. là ví dụ
về giai đoạn phẫn nộ và chứng tỏ - đôi khi theo lối ngụy trang - hy vọng luôn
luôn hiện hữu.
Ông J. là một người đàn ông da đen 53 tuổi,
nhập viện vì một khối u da ác tính phát triển chậm, rối loạn da ác tính được
ông mô tả khá chi tiết trong cuộc phỏng vấn. Căn bệnh này buộc ông ta phải dùng
đến bảo hiểm tàn tật và có đặc điểm là trạng thái tái phát và thuyên giảm lần
lượt xuất hiện.
Khi tôi đến thăm ông ta một ngày trước khi
cuộc hội thảo được tổ chức, bệnh nhân cảm thấy cô đơn và đang muốn nói chuyện.
Ông ta thuật lại rất nhanh, đầy ấn tượng và màu sắc nhiều khía cạnh của căn bệnh
khó chịu này. Ông ta làm cho tôi khó bỏ đi và đã nhiều lần giữ tôi lại. Trái
ngược hoàn toàn với cuộc gặp không có trong kế hoạch như thế, ông ta tỏ ra khó
chịu, đôi khi thậm chí là phẫn nộ, trong buổi hội thảo diễn ra phía sau tấm
gương một chiều. Một ngày trước buổi hội thảo, ông ta đã bắt đầu thảo luận về
cái chết và người sắp chết, trong khi trong buổi hội thảo, ông ta lại nói, “Tôi
không nghĩ về việc chết, tôi nghĩ về việc sống”.
Tôi nhắc đến chuyện này vì nó liên quan đến
quá trình chăm sóc bệnh nhân nan y, họ có nhiều ngày, nhiều giờ hoặc nhiều phút
muốn nói về những vấn đề như vậy. Họ có thể, tương tự như ông J. trước đó một
hôm, tự nguyện trình bày triết lý sống và chết của mình và chúng ta có thể coi
họ là những bệnh nhân lý tưởng cho buổi giảng dạy. Chúng ta có xu hướng bỏ qua
thực tế là vào ngày hôm sau, cũng bệnh nhân đó có thể chỉ muốn nói về những
khía cạnh thú vị của cuộc đời; chúng ta nên tôn trọng mong muốn của người bệnh.
Chúng tôi đã không làm như thế trong cuộc phỏng vấn, vì chúng tôi đã cố gắng
thu âm một số tài liệu có ý nghĩa mà bệnh nhân đã trình bày vào ngày hôm trước.
Tôi phải nói rằng đây là nguy hiểm chủ yếu
khi cuộc phỏng vấn là một phần của chương trình giảng dạy. Không bao giờ được
thúc ép câu hỏi và câu trả lời chỉ vì lợi ích của sinh viên trong cuộc phỏng vấn.
Cá nhân phải luôn luôn được đặt lên hàng đầu và mong muốn của bệnh nhân phải được
tôn trọng, ngay cả khi có nghĩa là một lớp học gồm 50 sinh viên và không có bệnh
nhân nào để phỏng vấn.
Bác
sĩ:
Abg J., chỉ để giới thiệu thôi, anh đã nhập viện bao lâu rồi?
Bệnh
nhân:
Lần này là từ ngày 4 tháng 4 năm nay.
Bác
sĩ:
Anh bao nhiêu tuổi?
Bệnh
nhân:
Tôi 53 tuổi.
Bác
sĩ:
Anh đã nghe nói về những việc chúng tôi làm trong cuộc hội thảo này?
Bệnh
nhân:
Tôi có nghe. Chị sẽ dẫn dắt tôi với những câu hỏi chứ?
Bác
sĩ:
Vâng.
Bệnh
nhân: Được rồi, xin chị tiếp tục, bất cứ khi nào chị
sẵn sàng.
Bác
sĩ:
Tôi tò mò muốn có một bức tranh rõ hơn về anh vì tôi biết rất ít về anh.
Bệnh
nhân:
Tôi thấy rồi ạ.
Bác
sĩ:
Anh là người khỏe mạnh, đã có gia đình, đang đi làm.
Bệnh
nhân:
Đúng vậy, có ba con.
Bác
sĩ:
Ba con. Anh bị bệnh khi nào?
Bệnh
nhân:
Vâng, tôi bị tàn tật vào năm 1963. Tôi nghĩ, lần đầu tiên tôi tiếp xúc với căn
bệnh này là vào khoảng năm 1948. Lần đầu tiên có những cái mụn nhỏ trên ngực
trái và dưới xương bả vai phải. Ban đầu, nó chỉ là những thứ mà bất người nào
cũng có trong suốt cuộc đời. Và tôi đã dùng các loại thuốc mỡ thông thường, kem
dưỡng da, vaseline và những thứ khác có thể mua ở cửa hàng thuốc. Nó không làm
phiền tôi quá nhiều. Nhưng dần dần, tôi có thể nói là vào năm 1955, phần dưới của
cơ thể tôi cũng bị ảnh hưởng, nhưng không lớn. Da tôi bị khô, đóng vảy và tôi
phải sử dụng rất nhiều thuốc mỡ và những thứ tương tự để giữ cho mình không quá
khô và thoải mái nhất có thể. Tôi vẫn tiếp tục làm việc. Trên thực tế, trong một
số giai đoạn, tôi làm hai công việc vì con gái tôi sắp vào đại học và tôi muốn
đảm bảo rằng cháu sẽ tốt nghiệp. Vì vậy, tôi muốn nói rằng vào năm 1957, bệnh
đã nặng đến mức tôi bắt đầu đi gặp các bác sĩ khác nhau. Tôi tới gặp bác sĩ X
trong khoảng ba tháng, ông ấy không cải thiện được gì. Khám bệnh thì rẻ thôi,
nhưng đơn thuốc vào khoảng 15 đến 18 đôla một tuần. Khi phải nuôi một gia đình
gồm ba đứa con bằng đồng lương của một công nhân, ngay cả khi đang làm một lúc
hai việc, không thể xử lý được tình huống như vậy. Và tôi đã đi qua hết phòng
khám này tới phòng khám khác và họ đã thăm khám một cách thiếu trách nhiệm, tôi
cảm thấy không hài lòng. Tôi không quay lại. Và tôi cứ loay hoay mãi, tôi đoán
là cảm thấy càng lúc càng khốn khổ hơn cho đến năm 1962, bác sĩ Y cho tôi nhập
viện P.. Tôi đã ở đó khoảng năm tuần và thực sự không có gì xảy ra và tôi đã xuất
viện và cuối cùng quay lại phòng khám đầu tiên. Cuối cùng vào tháng 3 năm 1963,
họ nhận tôi vào bệnh viện này. Lúc đó tôi ở trong tình trạng tồi tệ đến nỗi tôi
bị tàn tật.
Bác
sĩ:
vào năm 63?
Bệnh
nhân:Vâng,
năm 63.
Bác
sĩ:
Lúc đó anh có biết mình bị bệnh gì hay không?
Bệnh
nhân:Tôi
biết đó khối u da ác tính phát triển chậm và mọi người đều biết.
Bác
sĩ:
Vậy, anh biết tên căn bệnh của mình lâu chưa?
Bệnh
nhân:
Vâng, tôi đã nghi ngờ trong một thời gian, nhưng sau đó nó đã được xác nhận bằng
sinh thiết.
Bác
sĩ:
Lâu rồi à?
Bệnh
nhân:
Cách đây không lâu, chỉ vài tháng trước khi người ta đưa ra được chẩn đoán thực
sự. Nhưng bệnh nhân biết được tình trạng sức khỏe và đọc mọi thứ mà họ có thể
có trong tay. Lắng nghe mọi thứ, và học được tên của các loại bệnh khác nhau.
Và từ những tài liệu tôi đọc được, khối u da ác tính phát triển chậm phù hợp với
bức tranh và cuối cùng nó đã được xác nhận, và lúc đó tôi chẳng khác gì người sắp
bị tử hình. Mắt cá chân của tôi bắt đầu sưng tấy, người tôi luôn luôn đầy mồ
hôi và vô cùng đau khổ.
Bác
sĩ:
Đó có phải là ý của anh khi nói “lúc đó tôi đã bị bắn?” Và anh cảm thấy rất đau
khổ? Anh định nói như thế?
Bệnh
nhân:
Chắc chắn rồi. Tôi vô cùng khổ sở - ngứa, đóng vảy, đổ mồ hôi, đau mắt cá chân,
chỉ còn là một con người hoàn toàn, hoàn toàn, cực kỳ khốn khổ. Bây giờ, tất
nhiên, những lúc như thế này người ta sẽ có một chút bực bội. Tôi đoán chị đang
tự hỏi, tại sao việc này lại xảy ra với tôi. Và sau đó chị tỉnh lại, và nói,
“Vâng, anh không tốt hơn bất kỳ người nào khác, tại sao lại không phải là anh?”
Bằng cách đó, người ta có thể tự hòa giải, vì sao ta bắt đầu nhìn vào làn da của
những người ta gặp. Ta để ý xem họ có bất kỳ vết thâm nào hay không, có dấu hiệu
viêm da nào hay không, vì quan tâm duy nhất của ta trong cuộc sống là xem họ có
vết nào hay không và có người nào khác đang mắc căn bệnh tương tự hay không, chị
biết đấy. Và tôi cũng đoán, mọi người đang nhìn tôi bởi vì tôi trông khác hẳn họ.
Bác
sĩ:
Bởi vì đây là một loại bệnh có thể nhìn thấy được.
Bệnh
nhân:
Đó là một loại bệnh có thể nhìn thấy được.
Bác
sĩ:
Căn bệnh này có ý nghĩa gì với anh? Khối u da ác tính phát triển chậm này có ý
nghĩa gì đồi với anh?
Bệnh
nhân:
Đối với tôi, nó có nghĩa là cho đến nay họ vẫn chưa chữa khỏi cho bất kỳ người
nào. Có thuyên giảm trong những giai đoạn nhất định, có thuyên giảm trong những
giai đoạn không xác định. Đối với tôi, nó có nghĩa là ở đâu đó, một người nào
đó sẽ tiến hành nghiên cứu. Có rất nhiều đầu óc thông thái đang làm việc này. Họ
có thể khám phá ra cách chữa trị trong khi đang nghiên cứu một thứ gì đó khác.
Còn đối với tôi, nó có nghĩa là tôi cắn răng và tiếp tục sống từ ngày này sang
ngày khác và hy vọng rằng một buổi sáng nào đó tôi sẽ ngồi bên cạnh giường và
bác sĩ cũng ngồi ở đó, ông ấy sẽ nói: “Tôi muốn tiêm cho anh mũi này”, và nó sẽ
tương tự như một loại vaccine hay thứ gì đó, và trong vài ngày nữa nó sẽ hết.
Bác
sĩ:
Một cái gì đó có tác dụng!
Bệnh
nhân:
Tôi sẽ lại có thể đi làm. Tôi thích công việc của mình, vì tôi có khả năng tự
giám sát.
Bác
sĩ:
Anh làm công việc gì?
Bệnh
nhân:
Thực ra, tôi là quản đốc chính của bưu điện trung tâm trong khu phố. Chính tôi
đã làm nhiều tới mức được giao trách nhiệm quản lý các quản đốc. Mỗi tối, có bảy
hay tám quản đốc phải báo cáo với tôi. Không chỉ giúp đỡ, tôi xử lý khá nhiều
hoạt động. Tôi có triển vọng thăng tiến, vì tôi biết và yêu thích công việc của
mình. Tôi không bao giờ cảm thấy khó chịu khi làm việc. Tôi luôn giúp vợ khi bọn
trẻ thức.
Chúng tôi hy vọng chúng sẽ tránh xa và có
lẽ chúng tôi có thể tận hưởng một số điều mà chúng tôi đã được đọc và đã được
nghe.
Bác
sĩ:
Như thế nào?
Bệnh
nhân:
Đi du lịch, ý tôi là chúng tôi chưa bao giờ đi nghỉ. Con đầu lòng của chúng tôi
sinh non và trong một thời gian dài chúng tôi không tin là cháu qua được. Phải
sáu mươi mốt ngày tuổi cháu mới được về nhà. Hiện nay ở nhà tôi vẫn còn một túi
biên lai của bệnh viện. Tiền viện phí là hai đôla một tuần, mà lúc đó tôi chỉ
kiếm được khoảng mười bảy đôla một tuần thôi. Tôi thường xuống tàu, rồi vội vã
mang hai bình sữa của vợ đến bệnh viện, nhặt hai bình không, quay trở lại nhà
ga và để đi tới sở làm trong thành phố. Sau đó tôi sẽ làm việc cả ngày và đến tối
thì mang hai chai không về nhà. Và tôi ngờ rằng vợ tôi có đủ sữa cho tất cả những
đứa trẻ sinh non trong nhà trẻ ở đấy. Chúng tôi đã cung cấp cho họ khá đầy đủ
và đối với tôi, nó có nghĩa là chúng tôi đã vượt qua khó khăn. Chẳng bao lâu
sau tôi được nhận tiền lương cao, không cần phải chắt chiu từng xu nữa. Đối với
tôi, sự kiện đó chỉ có nghĩa là đôi khi chúng tôi có thể chờ đợi kỳ nghỉ đã được
lên kế hoạch, nhưng chúng tôi không thể đi đâu, vì cháu phải đi khám răng, hoặc
những việc đại loại như thế. Đối với tôi, tất cả chỉ có thế thôi. Có nghĩa là
có một vài năm được sống ít nhiều thoải mái hơn.
Bác
sĩ:
Sau một thời gian dài với nhiều rắc rối.
Bệnh
nhân:
Vâng, hầu hết mọi người đều phải vật lộn trong thời gian dài và khó khăn hơn
tôi. Tôi chưa bao giờ coi đó là cuộc vật lộn. Tôi đã làm việc trong xưởng đúc
và chúng tôi ăn theo sản phẩm. Tôi có thể làm việc như trâu. Có những đồng nghiệp
đến nhà và nói với vợ tôi rằng tôi đã làm việc quá sức. Vâng, cô ấy nhảy dựng
lên, tôi nói với cô ấy rằng đấy là họ ghen tị thôi, khi làm việc với những người
đàn ông có sức lực, người ta không muốn người bên cạnh có sức hơn mình và tôi
chắc chắn đã làm như thế, tôi đã đi làm là làm. Cứ khi nào có thể vươn lên là
tôi vươn lên, bất kỳ khả năng vươn lên nào. Trên thực tế, họ đã mời tôi vào văn
phòng nơi tôi đang làm việc và họ nói với tôi rằng khi chúng tôi bổ nhiệm quản
đốc da màu, thì người đó sẽ là anh. Tôi phấn khởi được một lúc, nhưng khi vừa
bước ra ngoài tôi liền nghĩ, họ nói khi nào, thì có thể là từ bây giờ đến năm
hai nghìn. Vì vậy, nó làm tôi mất tinh thần đến mức tôi phải làm việc trong những
điều kiện như thế. Nhưng trong những ngày đó tôi vẫn không gặp bất kì khó khăn
nào. Tôi có thừa sức lực, tôi còn trẻ và tôi tin rằng mình có thể làm được bất
cứ việc gì.
Bác
sĩ:
Thưa anh J., xin cho tôi biết, hiện nay anh không còn trẻ nữa, và có lẽ anh
không thể làm tất cả những việc đó nữa, anh cảm thấy như thế nào? Có lẽ không
có bác sĩ nào với chiếc kim tiêm, có thể chữa được bệnh.
Bệnh
nhân:
Đúng thế. Phải học cách chịu đựng thôi. Trước tiên, phải hiểu rằng có thể sẽ
không bao giờ khỏe lại.
Bác
sĩ:
Nó làm cho anh cảm thấy thế nào?
Bệnh
nhân:
Chấn động, sẽ cố gắng không nghĩ về những sự kiện như thế.
Bác
sĩ:
Anh có bao giờ nghĩ về nó?
Bệnh
nhân:
Chắc chắn rồi, có rất nhiều đêm tôi ngủ không đẫy giấc. Trong đêm, tôi nghĩ về
hàng triệu thứ. Nhưng không dừng lại ở những thứ đó. Khi còn nhỏ, tôi đã có cuộc
sống tốt đẹp và mẹ tôi vẫn còn sống. Bà thường đến thăm tôi ở đây. Tôi luôn có
thể lục lại tâm trí của mình và xem xét một vài sự việc đã từng xảy ra. Chúng
tôi có một cái xe cà tàng và đi du lịch trong khu vực của chúng tôi. Những ngày
đó, khi mới có rất ít con đường được trải nhựa, còn những con đường chưa trả nhựa
thì lầy lội, chúng tôi đã đi khá nhiều. Có những chỗ bị mắc kẹt vì bùn lên đến
tận trục bánh xe, phải đẩy hoặc kéo hay làm một cái gì đó tương tự như thế. Và
vì thế mà tôi cho rằng mình đã có tuổi thơ khá đẹp, bố mẹ tôi rất tốt. Trong
nhà chúng tôi, không ai tỏ ra lỗ mãng hay nóng nảy. Cuộc sống khá dễ chịu. Tôi
nghĩ về những sự kiện đó và nhận ra rằng mình khá may mắn, vì hiếm có người nào
trên thế gian này chẳng có gì ngoài sự khốn khổ. Tôi nhìn xung quanh và thấy rằng
mình đã có cái mà tôi gọi là một ít ngày được thưởng.
Bác
sĩ:
Những điều anh nói chứng tỏ anh đã có một đời sống viên mãn. Nhưng nó có làm
cho quá trình hấp hối trở nên dễ dàng hơn?
Bệnh
nhân:
Tôi không nghĩ về hấp hối. Tôi nghĩ về quá trình sống. Tôi nghĩ, chị biết
không, tôi thường nói với các con rằng, khi chúng tới, lúc nào tôi cũng sẽ nói
với chúng là trong mọi hoàn cảnh, hãy làm hết sức mình, và tôi đã nói rất nhiều
lần rằng đằng nào thì ta cũng vẫn thua. Tôi nói, bây giờ con nên nhớ, trong cuộc
đời này con phải là người may mắn. Tôi đã sử dụng cụm từ đó.
Tôi luôn coi mình là người may mắn. Tôi
nhìn lại và tôi nghĩ về tất cả những người bạn đã đi cùng tôi và đang ở trong
tù và những nhà tù khác nhau và những chỗ như thế. Và tôi đã có nhiều cơ hội
như họ, nhưng tôi đã không làm như thế. Tôi luôn tránh xa khi họ chuẩn bị làm
việc gì đó không ổn. Tôi đã có rất nhiều trận đánh nhau, họ nghĩ rằng tôi sợ.
Nhưng tốt hơn hết là tránh xa những chuyện đó và chiến đấu cho những điều ta
tin tưởng, sau đó tham gia và nói, tốt, tôi sẽ đi cùng. Bởi vì sớm muộn gì, khi
ta cũng dính líu vào chuyện gì đó có thể làm cho ta bắt đầu đời sống mà ta
không thể đảo ngược được. Ồ, họ nói rằng có thể tự kéo mình lên bằng dây giày
và tất cả những thứ kiểu như thế, nhưng sẽ có danh sách nào đó và việc đầu tiên
xảy ra trong khu phố, và người ta không quan tâm bao nhiêu tuổi, họ đánh thức
và muốn biết đã ở đâu đêm đó, đêm đó. Tôi may mắn vì đã tránh xa tất cả những
chuyện đó. Vì vậy, khi nhìn lại, tôi phải nói rằng mình đã rất may mắn và tôi
phóng chiếu nó đi xa hơn một chút. Tôi vẫn còn một chút may mắn. Ý tôi là, tôi
đã gặp một số vận đen, chị có thể nói như thế, sớm muộn gì chuyện này cũng phải
kết thúc và đó sẽ là ngày tôi bước ra khỏi đây và mọi người thậm chí sẽ không
nhận ra tôi.
Bác
sĩ:
Đây có phải là cái làm cho anh không bao giờ cảm thấy tuyệt vọng?
Bệnh
nhân:
Không có gì ngăn cản người ta tuyệt vọng. Tôi không quan tâm chị tự điều chỉnh
tốt đến mức nào, chị sẽ cảm thấy tuyệt vọng. Nhưng tôi nói rằng nó giúp tôi
thoát được hoàn cảnh không thể chịu đựng nổi. Ai rồi cũng cảm thấy tuyệt vọng.
Đến một nơi mà người ta không thể nào ngủ được, rồi sau một thời gian, người ta
chiến đấu với nó. Càng chống lại nó, nó càng tạo ra thêm nhiều khó khăn, vì nó
thực sự có thể trở thành trận đấu về mặt thể xác. Sẽ toát mồ hôi như thể người
ta đang gắng sức về mặt thể chất, nhưng tất cả chỉ là tinh thần.
Bác
sĩ:
Làm sao anh chống lại nó? Tôn giáo có giúp được gì cho anh? Hoặc một số người
giúp anh?
Bệnh
nhân: Tôi không coi mình là người đặc biệt sùng đạo.
Bác
sĩ:
Cái gì ban cho anh sức mạnh để làm như thế trong suốt hai mươi năm qua? Mới đó
mà đã gần hai mươi năm rồi phải không?
Bệnh
nhân:
Vâng, vâng, tôi đoán rằng nguồn sức mạnh đến từ rất nhiều góc độ khác nhau, thật
khó nói. Mẹ tôi có đức tin sâu sắc và trường tồn. Nếu tôi không dành toàn bộ nỗ
lực của mình cho công việc nào đó, thì tôi cảm thấy mình đang làm bà thất vọng.
Vì vậy, tôi nói có sự giúp đỡ của mẹ mình. Vợ tôi cũng có đức tin sâu sắc và
trường tồn, cho nên cũng có sự giúp đỡ của vợ tôi. Các chị em tôi, dường như những
người phụ nữ trong gia đình tôi luôn có niềm tin tôn giáo sâu sắc hơn, và tôi
cho rằng họ là những người chân thành nhất trong những lời cầu nguyện của mình.
Đối với tôi, một người bình thường cầu nguyện là cầu xin một điều gì đó. Tôi
luôn luôn quá tự mãn nên không thể cầu xin. Tôi nghĩ có lẽ vì thế mà tôi không
thể đặt hết cảm xúc vào những điều tôi đang nói ở đây. Tôi cho rằng mình không
thể bộc lộ tất cả cảm xúc của mình qua những điều tôi nói.
Bác
sĩ: Nền
tảng tôn giáo anh là gì, Công giáo hay Tin Lành...?
Bệnh
nhân:
Bây giờ tôi là người Công giáo, tôi đã cải đạo theo Công giáo. Cha mẹ tôi, một người
theo phái Tin lành Baptist và một người theo phái Giám lý (Methodist).
Bác
sĩ:
Làm sao anh lại trở thành người Công giáo?
Bệnh
nhân:
Nó dường như phù hợp với tư tưởng của tôi về tôn giáo
Bác
sĩ:
Anh cải đạo vào lúc nào?
Bệnh
nhân:
Khi các con tôi còn nhỏ. Chúng học ở các trường Công giáo. Đầu những năm 50,
tôi nghĩ thế.
Bác
sĩ:
Nó có liên quan gì đến căn bệnh của anh hay không?
Bệnh
nhân:
Không, lúc đó da không làm tôi tôi khó chịu nhiều lắm và tôi nghĩ ngay sau khi ổn
định và đi khám bác sĩ, thì sẽ giải quyết được, chị biết không?
Bác
sĩ:
À
Bệnh
nhân:
Nhưng không bao giờ xảy ra chuyện đó.
Bác
sĩ:
Vợ anh có là tín đồ Công giáo hay không?
Bệnh
nhân:
Vâng, cô ấy là tín đồ. Cô ấy cũng cải đạo cùng thời với tôi.
Bác
sĩ:
Hôm qua anh đã nói với tôi một chuyện gì đó. Tôi không biết anh có muốn nói lại
một lần nữa. Tôi nghĩ nó sẽ có ích. Khi tôi hỏi anh làm sao chịu đựng được tất
cả những chuyện này, anh đã cho tôi biết toàn bộ khả năng mà một người đàn ông
làm - kết thúc tất cả và nghĩ đến việc tự tử, và tại sao anh lại không thể làm
thế. Anh cũng đã nói đến cách tiếp cận dẫn đến chết người, anh có thể nhắc lại
một lần nữa?
Bệnh
nhân:
Vâng, tôi nói rằng đã có bác sĩ nói với tôi, “Tôi không thể, tôi không biết anh
chịu đựng như thế nào. Tôi sẽ tự sát”
Bác
sĩ:
Một bác sĩ đã nói như thế?
Bệnh
nhân:
Vâng. Thế rồi tôi nói, tự sát là bất khả thi vì tôi quá nhút nhát, không thể tự
sát được. Nó loại bỏ một khả năng mà tôi không phải nghĩ tới. Cuối cùng tôi đã
loại bỏ được những vướng mắc trong tâm trí, cho nên tôi ngày càng ít phải suy
nghĩ hơn. Vì vậy, tôi đã loại bỏ ý tưởng tự sát bằng quá trình loại bỏ cái chết.
Sau đó, tôi đi đến kết luận rằng, tốt, bây giờ mày đang ở đây. Bây giờ mày có
thể quay mặt vào tường hoặc có thể khóc. Hoặc mày có thể tìm cách đạt được bất
kỳ niềm vui nho nhỏ nào trong cuộc sống, tùy thuộc vào tình trạng của mày. Và
những sự kiện chắc chắn sẽ xảy ra. Mày có thể xem chương trình truyền hình hay
nghe một cuộc trò chuyện thú vị và sau vài phút, mày không còn cảm thấy ngứa
ngáy và khó chịu nữa. Tất cả những thứ nhỏ nhặt này tôi gọi là phần thưởng và
tôi hình dung ra rằng, nếu tôi có thể có đủ phần thưởng vào một trong những
ngày này thì mọi thứ sẽ là tiền thưởng và nó sẽ kéo dài đến vô cùng tận và mỗi
ngày sẽ là một ngày tốt đẹp. Vì vậy, tôi không lo lắng quá nhiều. Khi tôi có những
cảm giác khốn khổ, không ít thì nhiều tôi đều làm cho mình phân tâm hoặc cố gắng
ngủ. Bởi vì, nói cho cùng, giấc ngủ là liều thuốc tốt nhất mà con người đã phát
minh được. Đôi khi tôi thậm chí không ngủ, và tôi chỉ nằm một cách yên lặng. Học
cách chịu đựng những thứ này, còn có thể làm gì khác? Có thể nhảy lên, la hét
và có thể đập đầu vào tường, nhưng khi làm tất cả những điều đó, thì vẫn ngứa,
vẫn khổ.
Bác
sĩ:
Ngứa dường như là khó chịu nhất trong căn bệnh của anh. Anh có bị đau không?
Bệnh
nhân:
Cho đến nay, ngứa là khó chịu nhất, nhưng đau ngay dưới lòng bàn chân của tôi,
đến mức tôi cảm thấy như bị tra tấn khi bị bất kỳ cái gì nằng nặng đè lên. Cho
nên, tôi nói rằng cho đến nay ngứa, khô và đóng vảy là vấn đề lớn nhất của tôi.
Tôi phải chiến đấu trên quy mô như thế. Thật buồn cười. Chị chất đầy vảy trên
giường của mình và chị chải như thế, và thường thì, các mảnh vụn sẽ bay đi ngay
lập tức. Những chiếc vảy này nhảy lên nhảy xuống như thể chúng có móng vuốt và
đó là một nỗ lực điên rồ.
Bác
sĩ:
Để thoát khỏi chúng?
Bệnh
nhân:
Để thoát khỏi chúng, bởi vì chúng chiến đấu đến cùng. Chị sẽ kiệt sức và chị sẽ
nhìn, còn chúng vẫn ở đó. Vì vậy, tôi thậm chí còn nghĩ về một chiếc máy hút bụi
nhỏ, để giữ cho mình sạch sẽ. Giữ cho mình sạch sẽ trở thành ám ảnh, vì khi đi
tắm và bôi tất cả những thứ này lên người, chị vẫn không cảm thấy sạch sẽ. Vì vậy,
ngay lập tức chị cảm thấy cần tắm một lần nữa. Chị có thể mất cả đời chỉ để vào
và ra khỏi bồn tắm.
Bác
sĩ:
Ai là người giúp đỡ nhiều nhất khi anh gặp những rắc rối này? Khi anh còn ở
trong bệnh viện?
Bệnh
nhân:
Ai là người giúp đỡ nhiều nhất? Tôi muốn nói rằng chị có thể gặp bất kỳ người
nào ở quanh đây, mọi người, họ đoán trước được nhu cầu của tôi và giúp đỡ. Họ
làm rất nhiều việc mà tôi thậm chí không hề nghĩ tới. Một cô gái thấy ngón tay
của tôi bị đau và tôi gặp rắc rối khi châm điếu thuốc. Tôi nghe thấy cô ấy nói
với những cô gái khác, “Khi các bạn đi qua đây, hãy để ý đến ông ấy và xem ông ấy
có muốn hút thuốc không”. Tuyệt vời quá rồi còn gì hơn thế nữa.
Bác
sĩ:
Họ thực sự quan tâm.
Bệnh
nhân:
Chị biết đấy, đó là cảm giác tuyệt vời, bất cứ nơi nào tôi có mặt và trong suốt
cuộc đời mình, mọi người đều thích tôi. Tôi vô cùng biết ơn. Tôi biết ơn một
cách khiêm tốn. Tôi không bao giờ đi chệch khỏi con đường của mình, tôi không
nghĩ là cần trở thành người làm việc thiện. Nhưng tôi có thể tìm được rất nhiều
người trong thành phố này có thể chỉ ra những lần tôi giúp họ trong những công
việc khác nhau. Tôi thậm chí không biết tại sao, nhưng tạo điều kiện cho người
nào đó thoải mái về mặt tinh thần là một phần trong con người tôi. Tôi cố gắng
giúp người đó tự điều chỉnh. Tôi có thể tìm được rất nhiều người và họ nói với
những người khác rằng tôi đã giúp họ như thế nào. Nhưng đồng thời, tất cả những
người tôi từng biết đều đã giúp đỡ tôi. Tôi không tin là trên đời này mình lại
có kẻ thù. Tôi không tin rằng mình biết có người trên thế gian này mong muốn
tôi bị tổn thương. Bạn cùng phòng của tôi từ thời sinh viên cách đây vài năm
cũng đã ở đây. Chúng tôi nói về những ngày cùng nhau đi học. Chúng tôi nhớ ký
túc xá, bất kỳ giờ nào trong ngày cũng có thể có người đề nghị rằng, chúng ta
cùng đi và làm náo loạn phòng của đứa nào đó. Rồi họ đi và ném tay kia ra
ngoài, ném ra khỏi phòng của hắn. Vui đùa vô tư, thô bạo, nhưng vui vẻ. Và anh
bạn kể cho con trai mình nghe chúng tôi thường dựng họ lên và xếp họ như những
khúc gỗ. Cả hai chúng tôi đều mạnh mẽ, chúng tôi đều là người cứng rắn. Chúng
tôi thực sự xếp họ trong hành lang đó, họ không bao giờ lôi chúng tôi ra khỏi
phòng. Chúng tôi còn một người bạn cùng phòng, hắn ở trong đội điền kinh và chạy
hàng trăm thước. Trước khi năm người bước vào phòng, tay này có thể đã ra khỏi
cửa và chạy theo hành lang dài khoảng bảy mươi thước. Không ai có thể bắt được
hắn khi hắn bắt đầu chạy. Vì vậy, mãi sau hắn mới quay lại, chúng tôi đã lập lại
trật tự và căn phòng sẽ được dọn dẹp và mọi thứ, và tất cả chúng tôi cùng đi ngủ
Bác
sĩ:
Đây là một trong những phần thưởng mà anh nghĩ tới, có phải thế không?
Bệnh
nhân:
Tôi nhìn lại và nghĩ về những chuyện dại dột mà chúng tôi đã làm. Một số thằng
tới vào ban đêm và căn phòng khá lạnh. Chúng tôi tự hỏi ai có khả năng chịu lạnh
giỏi nhất và tự nhiên là tất cả mọi người trong chúng tôi đều biết rằng, mình
là người chịu lạnh giỏi nhất. Vì vậy, chúng tôi quyết định mở cửa sổ. Không có
lò sưởi hay bất cứ thứ gì khác, còn nhiệt độ bên ngoài là âm 17 độ C. Tôi nhớ
mình đã đội một chiếc mũ len, mặc hai bộ đồ ngủ, áo choàng và đi hai đôi tất.
Tôi ngờ rằng những người khác cũng mặc tương tự như thế. Nhưng khi thức dậy vào
buổi sáng, mọi thứ, tất cả cốc chén và mọi thứ khác trong căn phòng đều đông cứng.
Và tất cả những bức tường có thể chạm tay vào, nó có thể làm cho tay dính chặt
tường, tường đã bị đông cứng lại. Phải mất bốn ngày để làm tan băng trong phòng
ngủ đó và làm cho nó ấm lên. Tôi muốn nói rằng, đó là việc làm ngu ngốc, chị biết
đấy. Và đôi khi có người nhìn tôi và thấy tôi đang mỉm cười, và nghĩ rằng anh
chàng này thật sự điên rồi, anh ta hỏng hẳn rồi. Nhưng đây chỉ là một trường hợp
mà tôi nghĩ tới, nó làm cho tôi cảm thấy vui. Hôm qua, chị đã hỏi tôi đâu là
công việc chính mà các bác sĩ và y tá có thể làm để giúp đỡ bệnh nhân. Nó phụ
thuộc rất nhiều vào bệnh nhân. Nó phụ thuộc rất nhiều vào bệnh tình của người ốm.
Nếu thực sự bị bệnh người đó hoàn toàn không muốn bị làm phiền. Người ta chỉ muốn
nằm yên và không muốn ai sờ vào người, đo huyết áp hay nhiệt độ. Ý tôi là, dường
như mỗi khi người ta thư giãn thì một người nào phải làm gì đó cho họ. Tôi nghĩ
các bác sĩ và y tá càng ít làm phiền bệnh nhân thì càng tốt. Bởi vì ngay khi
người ta cảm thấy tốt hơn, người đó sẽ ngẩng đầu lên và quan tâm đến mọi thứ.
Và đó là lúc để bạn bè đi vào và bắt đầu cổ vũ và dỗ dành người bệnh.
Bác
sĩ:
Nhưng thưa anh J., khi những người bệnh quá nặng bị bỏ lại một mình, chẳng phải
họ càng đau khổ và sợ hãi hơn sao?
Bệnh
nhân:
Tôi không nghĩ thế. Vấn đề không phải là để họ một mình, tôi không có ý cách ly
những bệnh nhân này hay bất cứ cái gì tương tự như thế. Ý tôi là người bệnh
đang ở trong phòng và đang nghỉ ngơi thoải mái, thì một người nào đó làm cho
cái gối đầy lên, trong khi người đó không muốn gối của mình bị làm phồng lên. Đầu
của bệnh nhân đang được nghỉ ngơi một cách an hòa. Tất cả họ đều có ý tốt, cho
nên chị đồng ý với họ. Sau đó, một người khác tới và nói, “Anh có muốn uống nước
không?” Vì sao, thực sự nếu muốn uống nước, bệnh nhân có thể xin, nhưng họ sẽ
rót cho bệnh nhân một cốc nước. Họ làm là do muốn làm cho bệnh nhân thoải mái
hơn. Trong khi đó, trong một số hoàn cảnh nhất định, nếu mọi người lờ người đó đi
– thì đây chính là lúc người ta cảm thấy tốt hơn hẳn.
Bác
sĩ:
Bây giờ anh cũng thích được ở một mình chứ?
Bệnh
nhân:
Không, không nhiều lắm, tuần trước thì có
Bác
sĩ:
Ý tôi là bây giờ, trong cuộc phỏng vấn này. Nó cũng làm anh mệt mỏi phải không?
Bệnh
nhân:
Ồ, tôi nói mệt, ý tôi là tôi không có gì để làm ngoài việc đi về và nghỉ ngơi.
Nhưng, tôi không thấy kéo dài hơn thì được lợi gì, vì sau một lúc, chị sẽ lặp
đi lặp lại.
Bác
sĩ:
Anh có lo lắng về chuyện này trong ngày hôm qua.
Bệnh
nhân:
Vâng, tôi có lý do để lo lắng vì một tuần trước, nếu chị gặp tôi, chị thậm chí
sẽ không coi tôi là đối tượng cho cuộc phỏng vấn vì tôi nói nửa câu, tôi nói nửa
suy nghĩ. Tôi không biết tên mình. Nhưng, tôi đã khỏi.
Cha
tuyên úy:
Anh cảm thấy thế nào về những sự kiện đã xảy ra trong tuần qua? Đây có phải là
một phần thưởng khác của anh hay không?
Bệnh
nhân:
Vâng, tôi rất mong nó xảy ra như thế này, nó chuyển động theo chu kỳ, tương tự
như cái bánh xe lớn. Nó diễn ra khắp nơi và với loại thuốc mới mà họ thử với
tôi, tôi hy vọng sẽ giảm bớt những cảm giác khác nhau này. Lúc đầu tôi kỳ vọng
có cảm giác thực sự tốt hay thực sự xấu. Tôi đã trải qua giai đoạn xấu và bây
giờ sẽ là giai đoạn tốt và tôi sẽ cảm thấy khá tốt vì nó diễn ra như thế. Ngay
cả khi tôi không dùng bất kỳ loại thuốc nào, nếu tôi buông bỏ mọi thứ.
Bác
sĩ:
Vì vậy, bây giờ anh đang bước vào chu kỳ tốt, đúng không?
Bệnh
nhân:
Tôi nghĩ thế.
Bác
sĩ:
Tôi nghĩ bây giờ chúng tôi sẽ đưa anh trở lại phòng của anh.
Bệnh
nhân:
Xin cảm ơn.
Bác
sĩ:
Cảm ơn anh J. đã đến.
Bệnh
nhân: Xin
cảm ơn các vị.
Ông J., bị bệnh tới hai mươi năm và đau khổ
đã làm cho ông ta trở thành triết gia, có nhiều dấu hiệu chứng tỏ thái độ phẫn
nộ được che dấu. Những điều ông ta thực sự nói trong cuộc phỏng vấn này là:
“Tôi là người rất tốt, tại sao tôi lại bị căn bệnh này?” Ông ta nói mình đã trải
qua những năm tháng tuổi trẻ cứng rắn và mạnh mẽ đến mức nào, đã chịu đựng lạnh
giá và gian khổ đến mức nào; chăm sóc con cái và gia đình như thế nào, làm việc
chăm chỉ như thế nào và không bao giờ để bạn bè xấu cám dỗ mình. Sau tất cả những
cố gắng như thế, các con của ông ta đã lớn và ông hy vọng sẽ được sống mấy năm
tốt đẹp, được đi du lịch, được nghỉ mát, được hưởng thành quả lao động của
mình. Ở một mức độ nào đó, ông ta biết rằng những hy vọng này là vô ích. Giờ
đây, ông ta phải dồn hết sức lực để tỉnh táo, để chống lại cảm giác ngứa ngáy,
khó chịu, đau đớn mà ông ấy đã mô tả rất đầy đủ.
Ông ta nhìn lại cuộc vật lộn này, và loại
bỏ từng bước những ý nghĩ lướt qua đầu mình. Tự tử là “hết”, giai đoạn nghỉ hưu
đầy hứng thú cũng không cần nghĩ tới nữa. Căn bệnh ngày càng nặng thêm thì lĩnh
vực mà ông ta có khả năng làm cũng ngày càng nhỏ đi. Kỳ vọng và đòi hỏi của ông
ta cũng ngày càng nhỏ hơn và cuối cùng ông ấy chấp nhận sự kiện là phải sống từ
đợt thuyên giảm này đến đợt thuyên giảm khác. Ông ấy cảm thấy rất khó chịu, ông
ta muốn được ở một mình, xa lánh mọi người và cố gắng ngủ.
Khi cảm thấy khá lên, ông ta sẽ cho mọi
người biết rằng mình sẵn sàng giao tiếp trở lại và trở nên hòa đồng hơn. “Mày
phải gặp may”, có nghĩa là ông ấy vẫn hy vọng rằng sẽ có một đợt thuyên giảm
khác. Ông ấy cũng hy vọng rằng có thể tìm ra một số phương pháp chữa trị, một số
loại thuốc mới được phát triển kịp thời để giảm bớt đau khổ cho mình.
Ông ấy đã nuôi hy vọng này cho đến ngày cuối
cùng.
No comments:
Post a Comment