Giới thiệu chung
Chính
Bắc (2007) là cuốn cẩm
nang hướng dẫn khám phá chiếc la bàn bên trong bạn, giúp bạn trung thực với
chính mình, đồng thời phát triển các kỹ năng mà bạn cần để trở thành lãnh đạo
đích thực. Bằng cách khám phá các giá trị và động lực của mình, bạn sẽ có những
công cụ cần thiết nhằm xây dựng sự nghiệp phù hợp với con người bạn.
Về tác giả
Bill
George là giáo sư về thực hành quản lý tại Trường Kinh doanh Harvard (Harvard
Business School) và hiện là thành viên ban giám đốc của ExxonMobil, Goldman
Sachs và Novartis. Ông cũng là tác giả của cuốn sách bán chạy nhất Authentic
Leadership (Khả Năng Lãnh Đạo Đích Thực).
Peter Sims là người
thành lập khóa học “Quan điểm lãnh đạo” tại Trường Kinh doanh Sau đại học
Stanford (Stanford Graduate School of Business) và là đồng sáng lập văn phòng
London của công ty đầu tư toàn cầu Summit Partners.
Giới thiệu
Tôi sẽ học được gì từ
cuốn sách này? Tìm được Chính Bắc của bạn và để nó định hướng bạn trở thành
người lãnh đạo hoàn hảo hơn.
Đôi
khi cảm thấy như các nhà lãnh đạo vĩ đại của thế giới được hướng dẫn bởi một
bàn tay siêu phàm. Họ dường như quá tập trung, quá thông minh, luôn luôn quá
đúng trong việc đưa ra quyết định, chứ không như tất cả chúng ta, liệu có phải
thế không?
Không
nhất thiết như thế.
Các
tác giả của cuốn sách này đã phỏng vấn khoảng 125 nhà lãnh đạo vĩ đại và thấy
rằng họ không quá khác biệt so với tất cả chúng ta. Họ có những phẩm chất độc
đáo, không thể tóm tắt trong một vài câu nói sáo rỗng về khả năng lãnh đạo đơn
giản về “tầm nhìn” hay “tài năng”.
Thay
vào đó, những nhà lãnh đạo này cố gắng tập trung vào những điều đúng đắn; họ
biết vấn đề nào là quan trọng nhất và luôn luôn tập trung vào đó. Họ làm thế
nào? Họ đi theo Chính Bắc của mình, nghĩa là đi theo cái la bàn thể hiện con
người thực sự của họ và hướng họ trở thành những nhà lãnh đạo tốt nhất có thể.
Như
những tia sách này cho thấy, khi thế giới xung quanh bạn dường như hỗn loạn
hoặc cảm thấy như nó đang vượt khỏi tầm kiểm soát, thì Chính Bắc của chính bạn
có thể giúp bạn đi đúng hướng, truyền cảm hứng và trung thực với chính mình.
Hãy tìm Chính Bắc của mình để bạn có thể trở thành một nhà lãnh đạo xuất sắc,
đích thực.
Trong
những tia sách này, bạn sẽ học
- làm
sao mà chuyến đi câu cá lại bất ngờ tái tạo được động lực cho chủ tịch
công ty The Gap;
- cảm
hứng đầy nước mắt nào đã thay đổi cách tiếp cận phương pháp lãnh đạo của
Oprah; và
- vì
sao các nhà lãnh đạo vĩ đại có khả năng tự nhận thức để nhìn thấy những
thiếu sót của chính mình.
Tia sách 1
Lấy cảm hứng và niềm
đam mê lãnh đạo từ câu chuyện về cuộc đời của bạn.
Tất
cả chúng ta đều có những câu chuyện độc đáo về cuộc đời được định hình bởi các
mối quan hệ và sự kiện trong quá khứ. Tuy nhiên, so với tất cả chúng ta, những
nhà lãnh đạo đích thực gặt hái được nhiều lợi ích hơn từ những trải nghiệm này.
Các
nhà lãnh đạo đích thực là những người chân thật - nghĩa là trung thực với mình
và với niềm tin của mình - những người có khả năng khuyến khích người khác thực
hiện công việc với khả năng tốt nhất của họ. Cuối cùng, họ quan tâm đến việc
phục vụ người khác hơn là thành công của mình hoặc được mọi người công nhận.
Hiểu
ý nghĩa của các sự kiện quan trọng trong câu chuyện độc đáo của bạn sẽ giúp bạn
đi đúng hướng và tìm ra và tập trung vào kim chỉ nam của mình. Từ đó, nó sẽ đưa
bạn bước lên con đường trở thành một nhà lãnh đạo đích thực.
Một
trường hợp điển hình là Howard Schultz, người sáng lập Starbucks. Lúc đó, một
tai nạn đã làm cho cha của anh mất việc, cả gia đình không còn bảo hiểm y tế.
Mẹ của Schultz đang mang thai và không thể đi làm, vì vậy bố mẹ anh đã phải đi
vay tiền và phải trốn tránh mặt những người thu tiền.
Schultz
thề sẽ tạo ra thực tại khác cho người lao động nếu có cơ hội, và do đó, ông đã
biến Starbucks trở thành công ty đầu tiên ở Hoa Kỳ cung cấp bảo hiểm y tế cho
những nhân viên bán thời gian, chỉ cần làm việc 20 giờ một tuần trở lên.
Trong
trường hợp này, trải nghiệm và ký ức của Schultz về bố mình đã đưa ông đến con
đường trở thành nhà lãnh đạo đích thực.
Những
câu chuyện của các nhà lãnh đạo đích thực còn cho chúng ta biết bối cảnh trong
đời sống của họ, cũng như nguồn cảm hứng nhằm tạo ra ảnh hưởng trên thế giới.
Hãy
cùng suy nghĩ về trường hợp Reatha Clark King, cựu chủ tịch của Quỹ General
Mills. Là người phụ nữ da đen, nghèo, lớn lên ở Georgia trong những năm 1940,
nghèo đói và phân biệt đối xử là những rào cản thường trực trong cuộc đời của
King. Tuy nhiên, bà đã giành được học bổng và cuối cùng lấy được bằng tiến sĩ
về nhiệt hóa học.
Mục
tiêu của King là tạo ra nhiều cơ hội hơn cho người nghèo và giúp những người
khác vượt qua rào cản phân biệt chủng tộc và giới tính. Bà đã lấy cảm hứng từ
câu chuyện của chính mình để luôn trung thực với con người mình – và tiếp tục
đi theo kim chỉ nam của mình.
Tiền
bạc và thành công không làm cho những nhà lãnh đạo đích thực quên đi những
người yếu thế hơn, mà chúng thúc đẩy tinh thần trách nhiệm để giúp đỡ những
người này.
Tia sách 2
Tự coi mình là trung
tâm có thể làm cho bạn đánh mất chiếc la bàn bên trong con người mình.
Khi
bạn bắt đầu được mọi người hoan nghênh, bạn sẽ có nhiều nguy cơ lạc ra khỏi con
đường trở thành lãnh đạo đích thực.
Có
năm nhà lãnh đạo nguyên mẫu dễ dàng đánh mất Chính Bắc của mình: Kẻ mạo danh,
Kẻ hợp lý hóa, Kẻ tìm kiếm vinh quang, Kẻ cô độc và Những vì sao băng.
Những
kẻ mạo danh thiếu nhận thức về bản thân và lòng tự trọng. Họ thành công là do
tính xảo quyệt và hiếu chiến. Họ có đầu óc chính trị, và khi giành được quyền
lực, họ ít quan tâm đến cách người khác nhìn nhận mình.
Những
người hợp lý hóa thường đi chệch khỏi những giá trị mà mình từng coi trọng. Đây
là những người quản lý không bao giờ chịu nhận trách nhiệm, nhưng làm mọi thứ
có thể để giành được phần của mình. Những người hợp lý hóa hy sinh tương lai
lâu dài của công ty nhằm giành bằng được lợi ích ngắn hạn của chính mình.
Còn
những người tìm kiếm vinh quang rất nhiều xung quanh chúng ta. Họ làm việc vì
và được thúc đẩy bởi những mục tiêu thành công bên ngoài, như tiền bạc, danh
tiếng, vinh quang, quyền lực và những lời ngợi ca.
Lỗ
hổng chết người của những người cô đơn là họ không thể phát triển những cơ cấu
hỗ trợ mang tính cá nhân, chẳng hạn như các quan hệ thân thiết hoặc cố vấn dầy
dạn kinh nghiệm. Xin hãy tưởng tượng một người nào đó nghĩ rằng họ có thể – và
phải – trở thành con sói đơn độc. Quá tập trung vào mục tiêu của mình, họ có
thể không biết rằng hành vi của mình làm cho mình trở thành người cô độc.
Sao
băng không có cuộc sống toàn diện. Họ vươn lên quá nhanh, nên không học hỏi
được từ những sai lầm của mình và họ không bao giờ có thời gian dành cho gia
đình hay bạn bè. Vươn tới quyền lực một cách đột ngột thường làm cho họ choáng
ngợp bởi các vấn đề cá nhân và nghề nghiệp.
Ví
dụ trong đời thực tế về một nguyên mẫu - kẻ mạo danh - là Philip Purcell, cựu
Giám đốc điều hành của Morgan Stanley, với nhiệm vụ là tạo ra gã khổng lồ dịch
vụ tài chính bằng cách kết hợp ngân hàng đầu tư với kinh doanh môi giới.
Purcell đã xây dựng cơ sở quyền lực của mình bằng cách thao túng một cách xảo
trá hội đồng quản trị và loại bỏ những người nghi ngờ khả năng lãnh đạo của ông
ta. Nhiều người thất vọng với phong cách “lãnh đạo” của ông ta, và một số ngươi
có tài đã ra đi.
Mặc
dù người nào cũng có thể lầm đường lạc lối, nhưng bạn có thể trở lại đúng hướng
bằng cách hiểu rằng khả năng lãnh đạo không phải là về bạn, mà là trao quyền
cho những người khác để họ lãnh đạo.
Tia sách 3
Lãnh đạo đích thực là
trao quyền cho người khác trên hành trình của họ.
Một
số nhà lãnh đạo nghĩ rằng sức mạnh của họ nằm ở khả năng động viên những người
khác đi theo mình – nhưng đó là chuyện hoang đường. Trở thành một nhà lãnh đạo
đích thực không phải là có những người ủng hộ để họ giúp bạn tiến lên; đó là về
việc động viên người khác phát huy hết tiềm năng của họ.
Cần
phải có trải nghiệm mang tính kích hoạt thì bạn mới nhận thức được mục đích cực
kỳ quan này trong vai trò lãnh đạo của mình.
Ví
dụ, trong chương trình của mình, Oprah Winfrey đã phỏng vấn một người phụ nữ
tên là Trudy Chase, đã bị lạm dụng tình dục ngay từ khi còn nhỏ. Trong cuộc
phỏng vấn, Winfrey đã nhớ lại những trải nghiệm đau đớn của chính mình từ thời
trẻ và bị cảm xúc lấn át.
Kể
từ cuộc phỏng vấn có tính bước ngoặt đó, bà hiểu rằng sứ mệnh của mình không
chỉ là theo đuổi thành công cá nhân mà tập trung chủ yếu vào việc trao quyền
cho người dân trên khắp thế giới, đặc biệt là phụ nữ.
Câu
chuyện của Winfrey minh họa cho những sự kiện có tính chất chuyển hóa mà hầu
hết các nhà lãnh đạo đích thực đều trải qua. Thường thì trong những khoảnh khắc
khó khăn đó, bạn mới nhận ra rằng lãnh đạo đích thực không phải là đưa mình lên
hay thúc đẩy lợi ích của mình; mà là truyền cảm hứng cho những người khác để họ
phát huy hết khả năng của mình.
Sau
khi trải qua quá trình chuyển hóa như thế, bạn sẽ từ bỏ niềm tin cho rằng mình
là người hùng trong cuộc hành trình của mình nhằm dẫn dắt những người khác tới
sứ mệnh cao cả hơn.
Steve
Rothschild là ví dụ về trường hợp như thế. Là phó chủ tịch của General Mills
khi mới ngoài 30, ông cảm thấy chơi vơi, không hài lòng về việc lãnh đạo nhóm
của mình. Một năm sau, ông quyết định rời General Mills, đấy là khi ông nhận ra
niềm đam mê của mình là giúp đỡ những người nghèo khó, những người bị thiệt
thòi để họ được cung cấp đầy đủ về tài chính và xây dựng gia đình vững mạnh
hơn.
Cho
nên, ông bắt đầu sứ mệnh cung cấp cho người chủ doanh nghiệp những công nhân
lành nghề bằng cách đào tạo những người trưởng thành thất nghiệp hoặc thiếu
việc làm bằng cách thành lập tổ chức Twin Cities RISE!
Mục
đích của công việc lãnh đạo của bạn là Chính Bắc của bạn. Tia sách sau đây sẽ
xem xét kỹ hơn cái la bàn sẽ đưa bạn tới đó.
Tia sách 4
Tự nhận thức sẽ giúp
bạn đi đúng hướng.
Biết
mình là lời khuyên đã có từ xa xưa, nhưng làm theo lời khuyên này không phải là
việc dễ. Rốt cuộc, chúng ta là những con người phức tạp, tính cách của chúng ta
có nhiều khía cạnh khác nhau.
Đó
là lý do vì sao bạn cần một chiếc la bàn – nó sẽ giúp bạn điều chỉnh những hành
động của mình sao cho khả năng lãnh đạo của bạn luôn luôn phù hợp với cách sống
mà bạn mong muốn. Khi la bàn của bạn hoạt động, nó sẽ giúp bạn đi đúng về chính
Bắc của mình.
Tự
nhận thức nằm ở trung tâm của la bàn. Bạn cần biết bạn giỏi nhất trong vai trò
nào, cùng với những điểm mạnh và sở thích tự nhiên của bạn.
Điều
quan trọng mà tự nhận thức làm được là giúp bạn tìm được sự tự tin thực sự. Xin
xem xét trường hợp Bruce Chizen, Giám đốc điều hành của Adobe; ông cảm thấy
không an tâm khi làm việc trong lĩnh vực công nghệ, vì ông không phải là kỹ sư,
nhưng ông biết mình có kỹ năng kinh doanh và tiếp thị sản phẩm cũng như có thể
học hỏi về kỹ thuật. Đánh giá như thế về các kỹ năng và khả năng của mình đã
giúp ông tự tin để vươn lên và trở thành Giám đốc điều hành.
Một
lý do khác làm cho việc tự nhận thức trở thành quan trọng là nó giúp bạn lấp
đầy khoảng trống về kỹ năng của mình bằng cách cộng tác với những đồng nghiệp
có thể bổ sung những kỹ năng này. Ned Barnholt, cựu Giám đốc điều hành của
Agilent, cho rằng tự nhận thức tạo điều kiện cho các nhà lãnh đạo thấy được
những thiếu sót của chính mình, giúp họ xây dựng được đội ngũ mạnh mẽ hơn.
Barnholt
có khả năng tự nhận thức để biết rằng kế toán không phải mặt mạnh của mình. Vì
vậy, xung quanh ông bao giờ cũng có những người xuất sắc trong lĩnh vực tài
chính.
Mặt
khác, không có tự nhận thức có thể dẫn đến những vấn đề lớn. Ví dụ, David
Pottruck, cựu Giám đốc điều hành của Charles Schwab, là ngưởi làm việc cực kỳ
chăm chỉ, nhưng đơn giản là không thể hiểu vì sao đồng nghiệp lại bực bội với
mình. Dễ hiểu là ông đã bị sốc khi lãnh đạo đánh giá ông là người không thật
đáng tin– lý do: đồng nghiệp của ông cho rằng ông là người tự tư tự lợi.
Pottruck
phải làm việc chăm chỉ để có kiến thức về những lĩnh vực mà mình chưa biết và
hiểu được quan điểm của người khác về mình. Và đã được đền đáp. Sau khi được
các đồng nghiệp ủng hộ, cuối cùng ông đã đưa công ty tới thành công làm vượt
trội.
Tia sách 5
Thực hành các giá trị
và nguyên tắc của bạn.
Sau
khi đã đặt một cách vững chắc tự nhận thức vào trung tâm của chiếc la bàn của
bạn, giờ đây bạn phải khám phá được các giá trị và nguyên tắc định hướng công
việc lãnh đạo của bạn. Điều gì là quan trọng nhất đối với bạn? Có phải là nó
duy trì tính chính trực của bạn? Hoặc có lẽ giúp đỡ người khác?
Một
khi bạn biết cái gì là quan trọng trong đời sống của mình, bạn sẽ được trang bị
đầy đủ kiến thức nhằm thiết lập các nguyên tắc lãnh đạo, tức là các nguyên tắc
sẽ xác định phong cách lãnh đạo của bạn. Về bản chất, những nguyên tắc lãnh đạo
này là những giá trị của bạn được chuyển thành hành động.
Dễ
dàng để sống theo giá trị của bạn trong những giai đoạn thuận lợi. Nhưng khi
bạn phải chịu áp lực – chẳng hạn như khi thành công, sự nghiệp hoặc cuộc sống
của bạn bị đe dọa – thì những giá trị đó sẽ được thử thách một cách nghiêm túc
và thậm chí có thể thay đổi.
Ví
dụ, David Gergen, cựu cố vấn của các tổng thống Richard Nixon, Gerald Ford,
Ronald Reagan và Bill Clinton, muốn sống cuộc đời nhất quán với những giá trị
mà gia đình ông đã truyền lại cho ông.
Nhưng
khi Vụ bê bối Watergate nổi lên, Gergen cảm thấy mình không thể từ chức, vì ông
không muốn bị người ta coi là con chuột đang rời khỏi con tàu đắm. Mặc dù chính
ông không tham nhũng, nhưng ông vẫn rơi tình huống có khả năng chấm dứt sự
nghiệp.
Và
sau khi thấy Nixon hoàn toàn thiếu minh bạch, cả trước khi vụ nổ ra vụ bê bối
và sau khi ông lừa dối công chúng, Gergen nhận ra rằng nguyên tắc lãnh đạo quan
trọng nhất của ông là minh bạch.
Các
giá trị và la bàn đạo đức của bạn có thể được thử thách theo mọi cách mà ta có
thể tưởng tượng được. Nhưng khi bạn đã khám phá ra chính Bắc của mình, bạn có
thể tiếp tục trung thực với các giá trị của mình mà không bị lạc hướng.
Xin
xem xét trường hợp Narayana Murthy, người sáng lập Infosys. Narayana Murthy
muốn cho thế giới thấy rằng có thể điều hành doanh nghiệp ở Ấn Độ mà không tham
nhũng, đồng thời tạo ra của cải một cách hợp pháp và có đạo đức.
Ví
dụ, vì ông không chịu hối lộ, Infosys phải chở một năm mới lắp đặt được đường
dây điện thoại! Mặc dù ban đầu điều này làm cho việc phát triển gặp khó khăn,
nhưng nguyên tắc trung thực trong lãnh đạo của Murthy đã trở thành kỷ luật
trong toàn công ty – đây là điều mà mọi người cùng làm việc với họ đều đánh giá
cao.
Theo
Murthy, có mối liên hệ trực tiếp giữa hệ thống giá trị của công ty của ông và
thành công mà họ đã đạt được trong suốt 24 năm qua
Tia sách 6
Tìm động lực phù hợp
để tận dụng tối đa khả năng của bạn.
Bên
cạnh tự nhận thức và giá trị, nhà lãnh đạo đích thực cũng cần tìm được động lực
đúng đắn. Tất nhiên, để làm được điều đó, trước hết bạn cần biết cái gì thúc
đẩy bạn.
Có
hai loại động lực: bên ngoài và bên trong. Động lực bên ngoài, chẳng hạn như
được đánh giá cao, danh hiệu hoặc mức lương cao, được do thế giới bên ngoài
đánh giá.
Mặt
khác, các động lực bên trong bắt nguồn từ cảm nhận của chính bạn về ý nghĩa
trong cuộc đời bạn – nói cách khác, chính Bắc thực sự của bạn. Những động lực
này thường liên kết chặt chẽ với câu chuyện về cuộc đời bạn và có thể là những
thứ như phát triển cá nhân, hài lòng khi làm công việc tốt hoặc trung thành với
những niềm tin của bạn.
Động
lực nội xuất phát từ bên trong bạn, và do đó tinh tế hơn động lực bên ngoài.
Trên thực tế, nhiều người không bao giờ sử dụng được những động lực mạnh mẽ
này. Thật vậy, việc xã hội quan tâm quá nhiều vào lợi ích vật chất và những áp
lực xã hội kèm theo làm cho nhiều nhà lãnh đạo tìm kiếm những lời ca ngợi trên
trường quốc tế chứ không làm những điều mà họ được thúc đẩy từ bên trong.
Ví
dụ, nhiều nhà lãnh đạo trẻ nhận công việc lương cao để trả nợ hoặc xây tổ ấm.
Họ tin rằng, sau mười năm hoặc xung quanh đó, họ có thể chuyển sang làm công
việc mà họ cảm thấy thỏa mãn. Thay vào đó, họ trở thành nghiện lối sống của
mình và ngày càng trở nên nhụt chí và không hạnh phúc.
Chìa
khóa để phát triển thành nhà lãnh đạo đích thực không phải là loại bỏ tất cả
các động cơ bên ngoài, mà là làm cho chúng cân bằng với các động cơ bên trong.
Bob
Fischer, chủ tịch của The Gap, cung cấp cho chúng ta ví dụ tuyệt vời về biện
pháp cân bằng những động lực này. Khoảng 25 tuổi, ông đi câu cá ở ngã ba phía
bắc của sông Feather và bắt gặp một phần thiết bị khai thác vàng đã rỉ sét.
Điều nhìn thấy đã truyền cảm hứng cho sự quan tâm sâu sắc của ông về môi
trường.
Nhận
thức về môi trường như thế đã dẫn đến động lực nội tại mới trong con người
Fischer. Ông tập hợp các nhân viên của mình để cùng nhau xem xét những việc
công ty có thể tái chế và tham gia hội đồng của Hội đồng Bảo vệ Tài nguyên
Thiên nhiên (NRDC). Sáng kiến của ông không chỉ giúp ích cho môi trường (động
lực bên trong), mà còn có ích cho danh tiếng của công ty (động lực bên ngoài).
Tia sách 7
Xây dựng nhóm hỗ trợ
của bạn bằng cách đầu tư vào các mối quan hệ lâu dài.
Mọi
người đều cần hỗ trợ và được đánh giá cao - ngay cả những giám đốc điều hành
cao cấp, dường như hoàn toàn tự tin. Các nhà lãnh đạo vĩ đại hiểu được tâm lý
này và kết quả là họ xây dựng các nhóm hỗ trợ rất có ích đối với họ.
Thật
vậy, nhiều nhà lãnh đạo đích thực có cố vấn dày dạn kinh nghiệm, làm thay đổi
cuộc đời họ bằng cách giúp họ phát triển các kỹ năng để trở thành nhà lãnh đạo
giỏi hơn, cũng như sự tự tin để lãnh đạo đích thực.
Những
cố vấn dày dạn kinh nghiệm không nhất thiết khiến bạn cảm thấy hài lòng với
mình, nhưng họ "yêu cho roi cho vọt", nhưng nghiêm khắc, rất cần
thiết nhằm giúp bạn học được những bài học quan trọng.
Đừng
ngại tiếp cận những người cố vấn tiềm năng. Luôn luôn có nhiều điều để học hỏi
từ những người dày dạn kinh nghiệm, những người sẵn sàng giúp đỡ bạn và thách
thức bạn để bạn tiến bộ.
Khi
mới ngoài 20, Dave Dillon đã được bổ nhiệm làm phó chủ tịch bán hàng của siêu
thị Fry, một chi nhánh của công ty Dillons do gia đình làm chủ. Một ngày nọ,
anh nhận được cuộc gọi từ Chuck Fry, người đã bán Fry's cho Dillons. Fry đề
nghị dẫn anh ta qua một cửa hàng của Fry; kể từ đó, họ nói chuyện với nhau ít
nhất một giờ mỗi ngày, Fry dạy Dillon về những biện pháp nhằm tối đa hóa tiềm
năng của công ty.
Tương
tự như cố vấn, các nhóm hỗ trợ cá nhân cũng có thể là nguồn trí tuệ và lời
khuyên đầy sức mạnh, giúp bạn phát triển với tư cách là một nhà lãnh đạo.
Các
nhóm hiệu quả nhất là những nhóm do các đồng nghiệp lập ra, thường xuyên gặp gỡ
và trò chuyện về những điều quan trọng nhất trong đời sống của họ.
Một
trong các tác giả, Bill George, sáng thứ Tư nào cũng gặp trong 75 phút với một
nhóm đàn ông được thành lập cách đây 30 năm. Trên thực tế, ông và các thành
viên khác trong nhóm đều coi nhóm là một trong những yếu tố quan trọng nhất
trong cuộc đời của mình. Nó tạo điều kiện cho họ làm rõ niềm tin, giá trị và
hiểu biết về các vấn đề quan trọng, đồng thời cung cấp ý kiến phản hồi trung
thực, nếu cần.
Bạn
thậm chí không cần phải rời khỏi văn phòng để tìm nhóm hỗ trợ – hãy tìm kiếm
ngay bên trong công ty của bạn. Đồng nghiệp của bạn sẽ phải đứng trước những
thách thức tương tự và sẽ cung cấp cho bạn hiểu biết sâu sắc về những thứ bạn
không nhìn thấy.
Xây
dựng nhóm hỗ trợ không chỉ với các nhóm hỗ trợ cá nhân hay cố vấn; bạn đời, gia
đình và bạn thân của bạn cũng là một phần của mạng lưới hỗ trợ này.
Trở
thành nhà lãnh đạo có thể cô đơn và cách ly với những người khác, vì vậy, hãy
tiếp tục nuôi dưỡng các mối quan hệ tốt đẹp của bạn.
Tia sách 8
Tích hợp tất cả các
khía cạnh của đời sống của bạn để bạn luôn luôn là chính mình.
Như
chúng ta đã thấy, lãnh đạo đích thực không chỉ là địa vị của bạn ở văn phòng.
Muốn tận dụng tối đa chính Bắc đích thực của mình, bạn phải có đời sống tích
hợp.
Đời
sống tích hợp là đời sống đưa được những yếu tố chính trong cuộc sống cá nhân
và nghề nghiệp của bạn lại với nhau, trong đó có công việc, gia đình và bạn bè,
sao cho bạn có thể thực sự là cùng một người trong từng môi trường đó.
Nhiều
người tự hỏi liệu có thể có cùng một lúc đời sống cá nhân phong phú và sự
nghiệp đỉnh cao hay không. Vấn đề là ở chỗ đó! Chỉ cần công nhận rằng bạn không
thể có mặt khắp mọi nơi vì tất cả mọi người. Đôi khi bạn cần phải đánh đổi.
Xin
xem xét trường hợp Kris Johnson, người từng là ngôi sao đang lên tại Medtronic.
Sau khi được đưa lên làm người đứng đầu bộ phận kinh doanh toàn cầu của
Medtronic, Johnson nhận thấy rằng bà đã dành quá nhiều thời gian cho những
chuyến công du ngoại quốc, xa gia đình, làm bà kiệt sức.
Bà
đã rời Medtronic's để đến một công ty đầu tư mạo hiểm tầm trung để có thể dành
nhiều thời gian hơn cho mấy cô con gái của mình. Thực chất, bà đã tìm được tự
do để có sự cân bằng phù hợp giữa công việc và gia đình. Muốn cân bằng thì bà
phải hy sinh tiềm năng trong lĩnh vực nghề nghiệp, để có nhiều thời gian hơn
cho gia đình.
Hơn
nữa, những nhà lãnh đạo đích thực luôn luôn nhận thức vai trò quan trọng của
đời sống thực tế – nó giúp họ không tự mãn khi “lên voi” và quên mất địa vị của
mình khi “xuống chó”.
Một
phương pháp để làm việc này là tìm nơi mà bạn có thể quay lại để giúp bạn giữ
vững lập trường. Nhiều nhà lãnh đạo đích thực có địa chỉ đặc biệt mà họ có thể
tới cùng gia đình nhằm khôi phục lại mình và trở lại với quan điểm của mình.
Akshata
Murthy, con gái của Giám đốc điều hành Infosys, Narayana Murthy, lớn lên ở
Bangalore và thường xuyên trở lại Ấn Độ để gặp những người bạn cũ và đại gia
đình của cô ấy, đồng thời cam kết một ngày nào đó sẽ tạo được ảnh hưởng ở đó.
Khi
làm lãnh đạo, bạn không thể tránh khỏi bị căng thẳng, nhưng bạn có thể duy trì
sự cân bằng giữa cuộc sống cá nhân và nghề nghiệp của mình.
Kết luận
Tóm tắt cuối cùng
Thông
điệp chính của cuốn sách này:
Không phải tất cả các lãnh đạo đều là nhà lãnh đạo đích thực,
tức là người đi theo “Chính Bắc” của mình và dẫn dắt sứ mệnh chính trực. Bằng
cách khám phá những khía cạnh khác nhau trong tính cách và động lực của mình,
bạn có thể phát triển chiếc la bàn bên trong, luôn luôn giúp bạn đi đúng hướng.
Lời
khuyên khả thi:
Làm bài kiểm tra của New York Times.
Trước
khi đưa ra bất kỳ quyết định nào có thể có những câu hỏi khó về mặt đạo đức,
hãy tự hỏi: Tôi sẽ cảm thấy thế nào nếu toàn bộ tình huống này, bao gồm cả bản
ghi lại các cuộc thảo luận của chúng tôi với tất cả các chi tiết hấp dẫn, được
đăng trên trang nhất tờ New York Times? Nếu ý nghĩ đó làm cho bạn sợ hãi, thì
xin hãy suy nghĩ lại về hành động của mình. Nếu nó khiến bạn rạng rỡ với niềm
tự hào, thì hãy tiếp tục, ngay cả sau đó có những người chỉ trích hành động của
bạn.
No comments:
Post a Comment