July 2, 2019

GÁNH NẶNG THUỘC ĐỊA CỦA HOA KỲ (2)

Chương VI, tác phẩm Vạc Dầu Châu Á – Robert D. Kaplan (tiếp theo và hết)



Sự kiện Bãi cạn Scarborough đã giúp người Philippines nhận ra rằng họ cần liên minh quân sự bền vững với Hoa Kỳ. Điều này phù hợp với lịch sử của hơn một thế kỷ gần đây, nhưng lại khá mới khi xét đến sự lạnh nhạt giữa hai quốc gia trong suốt thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh. Tương tự như việc Hải quân Hoa Kỳ rút khỏi Vịnh Cam Ranh của Việt Nam trong tình thế bẽ bàng vào những năm 1970 và giờ lại đang được mời quay trở lại, Hải quân Hoa Kỳ cũng đã rút khỏi Vịnh Subic trên đảo Luzon vào hồi đầu những năm 1990 và bây giờ, cũng đang được mời quay trở lại. “Đòn bẩy duy nhất mà chúng tôi có là liên minh với Hoa Kỳ, và bản thân liên minh ấy cũng mang tính bất đối xứng đối, với lợi thế của thuộc về Hoa Kỳ,” Giáo sư Aileen Baviera , Đại học Philippines nhận xét. Các quốc gia khác trong khu vực cũng đang đi đến kết luận tương tự.


Theo quan điểm của Hoa Kỳ, tổng thống hiện nay của Philippines, tổng thống của Philippines, Benigno Simeon Aquino III, là cơ hội. Ông là con trai của Benigno Simeon Aquino Jr., chính trị gia nổi tiếng. Vụ ám sát ông năm 1983 đã làm bùng lên cuộc nổi dậy chống lại Marcos . Khác với những vị tổng thống Philippines sau khi Marcos sụp đổ, Aquino trẻ tuổi được coi là vừa không tham nhũng vừa không bất lực. Aquino là người theo chủ nghĩa dân tộc, ông muốn diệt tận gốc tệ nạn tham nhũng và xóa đói giảm nghèo bằng các khoản thu từ dầu khí trong khu vực Biển Đông. Chúc may mắn, có lẽ bạn sẽ nói vậy. Tuy nhiên, các quan chức Hoa Kỳ cảm thấy là họ phải khai thác nhiệm kỳ của Aquino, vì ai mà biết được loại lừagã bịp nào nào sẽ thay thế ông. “Hãy thể chế hóa một mối quan hệ mới khi ông ấy còn đang cầm quyền,” một quan chức Hoa Kỳ nói với tôi.

Mặc dù các căn cứ, di sản của Chiến tranh Lạnh, ở Clark và Subi đã bị đóng cửa, nhưng trên thực tế, sau sự kiện ngày 11/9, quân đội Hoa Kỳ đã tăng cường quan hệ với lực lượng vũ trang Philippines. Vì quần đảo Sulu ở phía nam Philippines chính là hang ổ của mạng lưới khủng bố Hồi giáo, có liên kết lỏng lẻo với al Qaeda, nên năm 2002, hàng trăm binh lính của Lực lượng Đặc biệt nhiệm Hoa Kỳ đã được điều động đến đây và đến Mindanao, nhằm tiến hành chiến lược chống nổi dậy, và sau một vài năm đã biến Jemaah Islamiyah và Abu Sayyaf thành những tên tội phạm hình sự rẻ tiền. Thách thức sau đó chính là việc đưa chính quyền Thiên Chúa giáo La Mã yếu kém và tham nhũng về Manila ở miền bắc (tức là về Luzon) nhằm chuyển hoạt động hỗ trợ phát triển cho những vùng Hồi giáo xa xôi nhất, gần Borneo, thường hay bị lãng quên. Việc chính quyền Philippines thiếu ý chí và năng lực cũng chính là nguyên nhân dẫn đến sự cuộc nổi dậy từ lâu và dai dẳng của Mặt trận Giải phóng Hồi giáo Moro ở Mindanao phía nam và Quân đội Nhân dân Mới của Cộng sản ở những khu vực khác trên quần đảo này. Nhưng, chuỗi đảo Sulu vẫn còn dễ đổ vỡ cả về mặt chính trị lẫn quân sự, ngay cả khi quân số đặc nhiệm Hoa Kỳ đang được giảm bớt từ 600 xuống còn 350 binh sĩ và con số về những tên khủng bố xuyên quốc gia được xếp vào hạng mục tiêu đầy giá trị cũng chỉ còn là một nhóm nhỏ, thì hiện nay, Washington vẫn phải thuyết phục chính quyền Philippines định vị lại quân đội của nước này từ chỗ là lực lượng bộ binh hướng nội thành lực lượng tập trung vào “ý thức lãnh thổ trên không gian hàng hải” hướng ngoại nhằm chống lại Trung Quốc. “Những phong trào nổi dậy này chiếm đến 90% nỗ lực quốc phòng của chúng tôi trong nhiều năm, và chúng vẫn chưa dừng lạibị tiêu diệt hoàn toàn,” Trợ lý bộ trưởng về đánh giá chiến lược, Raymund Jose Quilop , ở Manila nói như vậy.

Với việc tập trung quá nhiều vào lực lượng trên bộ, hiện nay không quân và hải quân chẳng có mấy việc để làm. Ví dụ, không quân Philippines có 1 hoặc 2 máy bay vận chuyển tải C-130 có thể thực sự bay và có lẽ 7 chiếc OV-10s, các cơ sở hỗ trợ không quân thì đã quá cũ. Trong mắt quân đội Mỹ, Philippines mới chỉ ở cấp độ “bắt đầu”. Hơn nữa, người Mỹ cũng không thể chuyển giao được nhiều công nghệ quốc phòng hiện đại cho Manila vì ở đây không hề có an ninh không gian mạng hay an ninh hoạt động. Vậy nên, từ thông dụng mà các chuyên gia quân sự Mỹ dùng để gọi Philippines chính là “nền quốc phòng có độ tin cậy tối thiểu” . Một sĩ quan Mỹ có nói với tôi: “Họ không cần quyết chiến với Trung Quốc. Philippines chỉ cần một con chó và một cái hàng rào ở sân trước để Trung Quốc phải do dự trước khi xâm lấn Philippineslà được rồi”. Khi Hoa Kỳ, trong những năm 1960, đẩy nhanh việc chuyển đổi tàu thì những con tàu bỏ đi của lực lượng Bảo vệ Bờ biển Hoa Kỳ trở thành niềm tự hào của hải quân Philippines, khiến nhiều người phải phì cười. Thế nhưng, người Mỹ lại hết sức nghiêm túc. Một người nói với tôi: “Chúng ta chỉ nâng hải quân Philippines từ tầm trong Thế chiến II lên tầm trong những năm 1960. Thế là tiến bộ rồi”. Người Mỹ đã nghĩ đến việc bán cho Philippines một tàu khu trục nhỏ thời cuối những năm 1980, nhưng với động cơ chạy bằng tua-bin, đối với họ thế đã là quá phức tạp, khó bảo dưỡng rồi. Do đó, Washington đang khuyến khích Manila đầu tư vào các tàu khu trục nhỏ ít phức tạp hơn, mua của Italy và tàu tuần tra nhỏ, mua của của Nhật Bản (Philippines đã nhận được những con tàu này). Vì đòi hỏi phải có trình độ công nghệ thành thạo, biện pháp đề phòng an ninh và chi phí lớn, nên lực lượng hải quân và không quân hiện đại chính là phép thử nhằm kiểm tra mức độ phát triển của văn hóa quốc gia và trình độ của Philippines còn khá thấp. Chính quyền Manila đã có thái độ nghiêm túc về việc thay đổi thành tích ấy, thể hiện qua 1,8 tỷ đô la mà nước này vừa mới bổ sung cho ngân sách quốc phòng: một con số đáng kể đối với một quốc gia có quy mô như thế.


Hoa Kỳ đã đang thúc đẩy những cải tiến khiêm tốn năng lực hải quân của Philippines bằng cách, hằng năm, đưa cả trăm tàu chiến và tàu tiếp tế của hải quân Hoa Kỳ, trong đó có cả tàu ngầm, tới thăm cảng Subic và các những cảng khác của Philippines. Về phần mình, Philippines đang nâng cấp các cơ sở sửa chữa bến tàu nhằm khuyến khích nhiều hơn nữa các chuyến ghé thăm của hải quân Mỹ. Hơn nữa, chủ tịch Hội đồng Tham mưu Liên quân Hoa Kỳ, chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ, chỉ huy Đội quân Thái Bình Dương và Lực lượng Biển/Thái Bình Dương, tất cả đang từ Washington và Honolulu sang thăm chính thức Manila. Về mặt dân sự, một nhóm các thứ trưởng nội cũng đang từ Washington tới thăm Manila. Theo lời của một quan chức Mỹ, ý tưởng chính là để mang đến cho Philippines sự che chở về chính trị và quân sự nhằm ngăn chặn việc Philippines trở trở thành tương tự như Ethiopia đối với Italy vào năm 1936: chín muồi để Trung Quốc ức hiếp. Tương tự như Vịnh Cam Ranh của Việt Nam, vịnh Subic sẽ không trở thành căn cứ chính thức của Mỹ một lần nữa; thay vào đó, người Mỹ lại hình dung sự hiện diện “luân phiên” thường xuyên của lực lượng hải quân Hoa Kỳ khắp các cảng của Philippines (và Việt Nam). Đồng thời, việc nạo vét Vịnh Ulugan trên đảo Palawan phía tây Philippines – đối diện Biển Đông và gần quần đảo Trường Sa – để làm căn cứ hải quân trong tương lai cũng đang được thảo luận.

Tuy nhiên, Trung Quốc lại cho thấy rất ít dấu hiệu sẽ rút lại lời đã nói. Trong một lần chuyến viếng thăm của tôi còn ởtới Philippines, Trung Quốc thậm chí còn công bố kế hoạch xây dựng một cầu tàu dài 1,61km (1 dặm) trên Dải đá ngầm Subi, chỉ các khu vực mà Philippines kiểm soát ở quần đảo Trường Sa gần đó có vài dặm, mặc dù khi triều lên thì cho Subi bị chìm dưới mặt nước. Sự thật là, việc chi phối Philippines là nhằm phục vụ cho mục đích của những nhóm dân tộc chủ nghĩa ở Bắc Kinh thì việc chi phối Việt Nam lại không nhằm mục đích ấy. Căm thù Việt Nam là cảm xúc mặc định bên trong đất nước Trung Quốc, do đó, nó không thúc đẩy bất kỳ thiện ý dân tộc chủ nghĩa nào của quan chức hoặc sĩ quan quân đội Trung Quốc; trái lại, vì Philippines là đồng minh hiệp ước chính thức của Hoa Kỳ nên việc ức hiếp Philippines sẽ gửi đi thông điệp là Trung Quốc đang đẩy lùi Hoa Kỳ. Và việc này rất dễ thực hiện do sự thiếu năng lực của chính quân đội Philippines. Bằng cách củng cố quan hệ quân sự song phương với Manila , Washington đang quyết định đặt cược – tức là, tăng cường đấu tranh với Trung Quốc.


Tất cả những sự thật rắc rối và khó chấp nhận này là nền tảng cho các những cuộc thảo luận của tôi tại Bộ Ngoại giao ở Manila, nơi mà giữa không gian ồn ào tiếng động cơ điều hòa chạy ngắt quãng, dưới ánh đèn huỳnh quang ảm đạm, với giọng điệu trấn an của các quan chức Philippines đang đeo bên mình con dao barong sáng lóa, tôi đã nghe được rất nhiều lập luận thực tế và ngang ngạnh, ngay cả khi chúng thể hiện sự yếu đuối. Luật pháp bảo vệ kẻ yếu bằng cách đối xử không thiên vị, nhưng về mặt này, hệ thống quốc tế lại theo quan điểm của Hobbes và sẽ không có con thủy quái (Leviathan) nào trừng phạt kẻ bất công; và do đó, luật pháp quốc tế hiện nay không quan trọng bằng thực tế địa chính trị. Những quan chức Philippines mà tôi phỏng vấn đều hiểu được điều này.

“Vấn đề thực sự ở đây chính là sự gia tăng sức mạnh từ từ của lực lượng hải quân Trung Quốc,” Henry P. Bensurto Jr., tổng thư ký ủy ban hàng hải và hải dương thuộc Bộ ngoại giao Philippines vừa nói vừa chỉ ra cho tôi tất cả những hoạt động của Trung Quốc trên nhiều dải đá ngầm và dải san hô khác nhau trong khu vực quần đảo Trường Sa mở rộng, gần với phần đất liền của Philippines. Ông nói, Trung Quốc đang thăm dò, đặt phao cứu hộ, và lên lập kế hoạch lập đồn trú ở bất kỳ điểm đất liền nào họ có thể tìm thấy trong vùng biển mà ông gọi là “Biển Tây Philippines”. Những cái tên như Đảo Phú Lâm, Bãi Cỏ Rong (Reed), Bãi ngầm Douglas, Bãi cạn Sa Bin và Bãi cạn Scarborough được ông nhắc đến rất nhiều lần trong bài thuyết trình của mình. Ông nói tiếp: “Trung Quốc sẽ tiếp tục gia tăng căng thẳng, sau đó dùng ngoại giao để giảm bớt, rồi lại gia tăng, để rồi sau bao cân nhắc,cuối cùng họ sẽ đã nuốt chửng cánh tay anh: họ muốn cùng khai thác ở những nơi mà các yêu sách của họ là hoàn toàn vô căn cứ”. Gần cuối bài thuyết trình của mình, ông nói: “Năng lực quân sự của Trung Quốc càng gia tăng thì sẽ càng kém linh hoạt”. Trong mắt của cả Hoa Kỳ và Trung Quốc, Philippines lại có vị trí chiến lược quan trọng, từ vị trí lợi thế của đất nước ông, đặc điểm địa lý đúng là một cơn ác mộng. Trên quần đảo Philippines có 7.100 hòn đảo cần được bảo vệ, trong đó, 70% các khu đô thị là nằm ở gần biển. Biển là tất cả và Trung Quốc thèm muốn Biển Đông theo tương tự như “Nga thèm muốn Biển Đen”. Công nghệ cũng không giúp được gì vì chi phí vận chuyển bằng đường hàng không quá cao, cho nên trong hàng thập kỷ tới, hàng chục nghìn con tầu vẫn đang sẽ tiếp tục vượt đi vào “Biển Tây Philippines [Biển Đông]”, khiến cho vùng biển này hỗn loạn vì các tàu chiến và những cuộc tập trận. Ông kết thúc bài nói bằng lời kêu gọi giúp đỡ từ luật pháp quốc tế - biểu hiện cuối cùng của sự yếu kém.

Gilberto G. B. Asuque, trợ lý bộ trưởng về các vấn đề biển, thì thẳng thừng hơn: “Đó là thềm lục địa của chúng tôi, họ muốn dầu khí của chúng tôi, đơn giản vậy thôi. Chúng tôi phải cho cả thế giới thấy rằng Trung Quốc không thể cái gì cũng nhét vào túi mình được”. Đằng sau lời nói đầy cảm xúc, không đặc trưng cho các nhà ngoại giao, này là một sự yếu đuối vô cùng nghiêm trọng. Bản thân Philippines có rất ít dầu khí. Trong 30 năm qua, quốc gia này đã khoan 263 giếng, trong khi đó, Malaysia và Indonesia khoan 400 giếng mỗi năm. Tập đoàn dầu khí đa quốc gia Hoa Kỳ Exxon Mobil đã từ bỏ quyền khai thác trên Biển Sulu vì ở đây không có đủ trữ lượng hydrocacbon. Khu khai thác khí gần Vịnh Manila thì tương đối nhỏ. Năm 2011, Philippines đã triển khai 15 giàn khai thác khí cách 64,37km (40 dặm) phía tây đảo Palawan - tức là 925,37km (575 dặm) phía đông nam Trung Quốc và 724.20km (40 dặm) phía đông Việt Nam. Song tất cả các giàn khai thác này đều nằm trong “đường lưỡi bò” của Trung Quốc và Trung Quốc đang khăng khăng rằng 2 trong số 15 giàn khai thác này đã là của Trung Quốc. “Chúng tôi có gần 100 triệu người, trữ lượng năng lượng của chúng tôi thì không những chưa được khai thác hết, mà còn đang bị tranh giành,” một quan chức than thở.

Thứ trưởng Edilberto P. Adan, người đứng đầu ủy ban về Hiệp định thăm viếng quân sự (VFA) nói một cách nhẹ nhàng và buồn bã về mối quan hệ quân sự đang ngày càng xấu đi giữa Mỹ và Philippines trong những năm gần đây, và cái giá mà Philippines phải trả. Ông nói, khi Clark và Subic còn là căn cứ thường trực của Hoa Kỳ, hằng năm Hoa Kỳ viện trợ quân sự cho Philippines 200 triệu USD. Sau khi các căn cứ bị đóng cửa, con số này rớt xuống bằng “0”. Kể từ giữa những năm 1990, khi Trung Quốc bắt đầu tiến hành “xâm nhập từ từ” vào Biển Đông, kết quả là năm 1999 có thỏa thuận mới về lực lượng vũ trang, hằng năm Mỹ viện trợ quân sự cho Philippines 35 triệu USD. “Chúng tôi mong muốn có được mối quan hệ hợp tác quốc phòng sâu rộng hơn với Hoa Kỳ, mặc dù chúng tôi còn chi 1,5 tỷ USD cho ngân sách quốc phòng, con số này còn thấp hơn nhiều so với giá một chiếc tàu ngầm của các ông.” Vị này còn cho biết, trong thời gian tôi ở đây, Philippines cũng đã ký thỏa thuận quân sự với Australia. Đây là bước tiến quan trọng vì nó cho thấy hiện nay, Philippines sẵn sàng cho phép lực lượng quân sự của một quốc gia nữa trong khu vực Thái Bình Dương thường xuyên hiện diện trên lãnh thổ nước này. Một lần nữa, cũng là do Trung Quốc mà ra. “Kể từ năm 1995, khi Trung Quốc đưa quân tới khu vực đá Vành Khăn, ý định của nước này vẫn không hề thay đổi: chỉ là bây giờ họ đã có sức mạnh để thực hiện điều đó. Chúng tôi cần các tầu hải quân Hoa Kỳ đến đây bổ sung, tiếp nhiên liệu và lảng vảng trong vùng nước của chúng tôi. Mô hình mẫu là của Singapore [và Việt Nam]: nếu anh xây dựng cơ sở trang thiết bị cho Hoa Kỳ, Hoa Kỳ sẽ đến.” Ông nhận xét rằng, mặc cho sự bất bình thường của đất nước, chủ nghĩa dân tộc đã ăn sâu bến rễ ở đây: hồi đầu thế kỷ XX, người Philippines đã chiến đấu chống lại Hoa Kỳ trong cuộc chiến tranh không chính quy, đầy cay đắng và sau đó, trong Thế chiến II, lại chiến đấu kiên cường không kém bên cạnh Hoa Kỳ nhằm chống lại quân chiếm đóng Nhật Bản.

Sau gần hai thế kỷ rối loạn nội bộ, trước việc Trung Quốc cuối cùng cũng đã trỗi dậy và tiến ra không gian hàng hải của châu Á, dường như, Philippines lại một lần nữa cần lôi kéo Hoa Kỳ vào cuộc. Một số quan chức bản địa, cả dân sự và quân sự, tin rằng chính sách hải quân bên miệng hố chiến tranh của Philippines sẽ đẩy Washington vào tình thế đối đầu với Bắc Kinh vì lợi ích chiến lược của Manila. Tuy nhiên, năm 2012, chính quyền Obama đã đặc biệt căn cảnh báo Manila phải đề phòng cách tiếp cận này. Tất nhiên, Hoa Kỳ sẽ chẳng được lợi gì khi Trung Quốc nắm quyền chi phối Biển Đông. Tuy nhiên, căn cứ vào rất nhiều mối quan hệ về tài chính và những mối quan hệ khác với Trung Quốc, Hoa Kỳ cũng sẽ chẳng được lợi gì khi bị lôi kéo vào cuộc xung đột với Trung Quốc vì chủ nghĩa dân tộc nôn nóng và dễ kích động ở những quốc gia như Philippines và Việt Nam. Nguyên tham mưu trưởng quân đội Philippines, Tướng Benjamin Defensor, nói với tôi rằng chính vì lý do này mà “Hoa Kỳ sẽ không hỗ trợ cho Philippines” vượt qua khỏi một giới hạn nhất định. Ông này và nhiều quan chức khác nói rằng, Philippines tốt hơn nên kiềm chế và kêu gọi sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế nếu chỉ vì mối đe dọa mới từ Trung Quốc không thể xóa bỏ đi những thách thức an ninh trong nước mà Manila sẽ tiếp tục phải đối mặt, đặc biệt là đối với quân Hồi giáo ở phía nam đất nước này.

Tôi có thể nhận thấy rõ là các quan chức quốc phòng và an ninh Philippines cảm thấy bị vây hãm: vây hãm bởi Trung Quốc; vây hãm bởi các cuộc nổi loạn nhỏ lẻ ở trong nước; và dù mơ hồ, nhưng quan trọng hơn, chính là bị vây hãm bởi nền văn hóa bảo thủ của chính đất nước mình.

Trên thực tế, sự tính bảo thủ ấy còn ảnh hưởng tới đến những cấp bậc chính trị cao nhất. Carolina G. Hernandez, nhà nghiên cứu chính trị tại Đại học Philippines nói với tôi: “Có rất ít lãnh đạo ở Philippines có tư duy chiến lược. Chế độ dân chủ với những nhiệm kỳ tổng thống đơn 6 năm, lại chỉ được bầu có 1 lần, không giúp ích được gì. Đơn giản, lãnh đạo của Philippines không thể nghĩ xa hơn khuôn khổ thời gian ấy. Vì chủ nghĩa thực dân [của người Mỹ] tạo ra sự lệ thuộc, nên nó cũng cản trở tư duy chiến lược. Thẳng thắn mà nói, chúng tôi không có khả năng phòng thủ bên ngoài. Trong giai đoạn sau khi quân nổi dậy Huk [cộng sản] thất bại, hồi đầu những năm 1950 và cho đến khi Quân đội Nhân dân Mới [cộng sản] nổi lên, hồi cuối những năm 1960, Philippines đã có thời gian để xây dựng một lực lượng quốc phòng đáng tin cậy. Nhưng người ta đã không làm”.

Vậy là, sau 115 năm, kinh nghiệm của Hoa Kỳ với Philippines vẫn đầy thách thức u ám: làm sao ổn định và chuẩn bị bảo vệ cho một quốc gia rộng lớn, đông dân nhưng có rất ít khả năng tự vệ này?

Thách thức này hiện lên một cách sinh động trước mắt tôi trong khi tôi tới Puerto Princesa, thủ phủ của Palawan. Đó là một hòn đảo dài, hẹp, hình lưỡi mác ở phía tây Philippines, ngay phía ngoài Biển Đông, gần quần đảo Trường Sa. Quần đảo Trường Sa được đặt tên vào năm 1843, theo tên của Richard Spratly, thuyền trưởng thuyền săn cá voi Cyrus South Seaman của Anh, trong giai đoạn 1836 – 1844. Tuy nhiên, người Philippines lại gọi nhóm đảo này là “Vùng đất tự do” hay Kalayaan, vì vào năm 1956, Tomás Cloma một người thích phiêu lưu và là ông trùm thủy sản cùng với vài chục nhân viên đã giành được quyền kiểm soát những đảo này và đã gọi chúng như thế. Mặc dù Kalayaan, nhìn chung, là nơi không thể cư trú và khó tiếp cận, song Kalayaan vẫn có thị trưởng là ông Eugenio Bitoonon. Văn phòng của ông này nằm Puerto Princesa .

Puerto Princesa là một ngôi làng um tùm cây cối: rất nhiều quầy hàng làm bằng tôn sóng, bán đủ mọi thứ, từ trái cây đến phụ tùng xe hơi, chen chúc giữa những hàng cây xanh sậm màu – chủ yếu là dừa, chuối và các những cây cối khác đang ra hoa – đẫm nước sau những cơn mưa nặng hạt suốt nhiều tháng trong năm. Văn phòng thị trưởng nằm sau một khu chợ, trong một tòa nhà xập xệ có lưới phên sắt. Bên trong văn phòng đầy những biểu đồ liên quan đến việc cung cấp nhu yếu phẩm cho khoảng trăm cư dân ở đảo Thị Tứ (Pagasa), hòn đảo lớn nhất trên quần đảo Trường Sa. Đảo Thị Tứ lấy làm kiêu hãnh về cái cầu tàu chỉ dài 1,61km (1 dặm) ngay bên ngoài hòn đảo, trên vùng đất được quân Nhật Bản khai hoang trong thời kỳ Thế chiến II. Thị trưởng ở Puerto Princesa vì Thị Tứ bị gió mùa và bão cô lập trong nhiều tuần, nhiều tháng. Hơn nữa, như ông nói với tôi thì cầu tàu đang bị thủng một lỗ và có thể phải mất rất nhiều ngày lênh đênh trên những con thuyền nhỏ, ông mới có thể tiếp cận được hòn đảo.

Thị trưởng lái xe đưa tôi đi qua khu rừng, trên một con đường lầy lội để đến trụ sở của trung tâm chỉ huy phía tây của quân đội Philippines, đặt cạnh các đầm đước ngay rìa biển Sulu. Giống như nhiều căn cứ quân sự trên khắp các quốc gia đang phát triển, căn cứ này cũng ngăn nắp và sạch sẽ hơn nhiều so với hầu hết những nơi có người ở khác trong khu vực, với những hàng cọ thẳng tắp, được chăm tỉa tốt, và một vài phòng làm việc, giống như văn phòng của viên thị trưởng, đầy những đống xem chừng như là hồ sơ, giấy tờ được sắp xếp gọn gàng.

“Chúng tôi cần máy bay dùng được trong mọi điều kiện thời tiết của Hoa Kỳ,” một sĩ quan Philippines nói như vậy ngay khi tôi bước vào phòng. Ông ta đang nói chuyện với một trung úy hải quân người Mỹ từ Gulfport, Mississippi, đến đây để sắp xếp cuộc tập trận quân sự trên biển giữa hai quốc gia sẽ diễn ra sau vài tháng nữa. Ngay lập tức tôi được đưa vào gặp Trung tướng Hải quân Juancho Sabban, chỉ huy trưởng trung tâm chỉ huy phía tây. Ông cho biết không chỉ việc liên lạc với khó khan với nhóm đảo mà lực lượng của ông phải bảo vệ, mà các khu vực biển xung quanh còn có rất nhiều vùng chưa được vẽ trên bản đồ, đồng nghĩa với việc các thuyền trưởng phải lái thuyền như người mù. Có lẽ chính điều này đã dẫn đến việc, ngay trước khi tôi đến, có một tàu khu trục nhỏ của hải quân Trung Quốc bị mắc cạn trên Bãi cạn Trăng Khuyết (Hasa- Hasa), chỉ cách 96,56 km (60 dặm) về phía tây đảo Palawan ở miền nam. “Thời tiết xấu cộng với những điều kiện thô sơ đã giúp chúng tôi có lợi thế so sánh so với Trung Quốc. Họ không thể sử dụng hiệu quả các thiết bị hải quân vượt trội của mình trong những vùng nước biển này”. Trong phần trình bày tóm tắt sau đó, ông và những sĩ quan khác đã nêu ra một danh sách dài những hành vi xâm phạm lãnh thổ của Trung Quốc “ở Kalayaan trong khu vực Biển Tây Philippines”: ba máy bay chiến đấu bay qua vùng không phận của Philippines trong khu vực này, một tàu hải quân được bố trí trái phép tại đây. Họ cho tôi biết, mô hình chính là gia tăng tần suất các hành vi xâm phạm, ngày càng tiến gần vào Palawan. Lại một lần nữa là điệp khúc:

“Chúng tôi cần nhiều máy bay, nhiều tàu hơn.”
“Chúng tôi cần nhiều đường băng hơn.”
“Chúng tôi cần nhiều năng lực mạng hơn.”

Một sĩ quan trẻ tuổi nói: “Điều quan trọng nhất chúng tôi phải làm với vai trò của một quốc gia chính là thăm dò dầu khí trong vùng Biển Tây Philippines, bởi vì chúng tôi là quốc gia nghèo nhất trong khu vực Tây Thái Bình Dương.”
Một sĩ quan khác lại nói: “Trung Quốc đang xây dựng hàng loạt xe tăng hạng trung để triển khai trên tàu biển, hòng xâm lược Palawan [thuộc quyền sở hữu của Philippines]”.

Đây chính là ảo tưởng kết hợp cùng với tình trạng bị ức hiếp, được củng cố thêm bởi sự kiện rằng là Trung Quốc vừa đặt quần đảo Trường Sa, cùng với Hoàng Sa và Bãi ngầm Macclesfield dưới thẩm quyền dân sự mới, được gọi là Tam Sa, với thị trưởng là người Trung Quốc. Vậy là hiện tại, quần đảo Trường Sa hay Kalayaan có hai thị trưởng, và mà thị trưởng người Trung Quốc lại có nhiều nguồn lực hơn hẳn.

Sau một giờ chạy xe xuyên qua khu rừng bạt ngàn đưa tôi từ bờ Biển Sulu, thuộc Palawan đến bờ Biển Đông. Tôi trông thấy Vịnh Ulugan: một màn khói xanh lam cuồn cuộn tiếp giáp với những cánh rừng thanh khiết và một vài t con đường xấu nhất mà tôi từng đi qua ở các nước đang phát triển. Âm thanh duy nhất là tiếng lá cây tắt dần trong gió. Căn cứ hải quân chỉ gồm một vài tòa nhà được quét vôi trắng trong khoảng rừng trống. Lực lượng Hải quân phía tây Philippines mới chuyển đến đây địa điểm này cách đây một năm và vẫn còn đang cải tạo cảnh quan. Một mặt, đây đúng là thiên đường của những ai yêu thích du lịch sinh thái. Mặt khác, đây chính là bãi đậu cho tàu chiến Hoa Kỳ: “Vịnh Ulugan: tương lai là ở đó”, tôi đã nghe một quan chức cấp cao của Mỹ thản nhiên nói như thế. Đây là vùng biển rộng lớn và được che chắn bảo vệ trên Biển Đông, đến quần đảo Trường Sa mất khoảng 36 giờ, chỉ bằng nửa khoảng đoạn đường từ Vịnh Subic. Đây cũng là cảng neo đậu thường xuyên của Gregorio del Pilar - kỳ hạm của hải quân Philippines, con tàu từ những năm 1960. Vì lý do môi trường nên không được nạo vét: việc nạo vét, mặc dù có thể cần thiết, nhưng lại đồng nghĩa với việc các tàu khu trục và hàng không mẫu hạm của Hoa Kỳ sẽ tập trung ở đây và làm xấu đi khung cảnh tinh khôi trước mắt tôi. Có lẽ đối với các nhà lập kế hoạch, Vịnh Ulugan có vị trí chiến lược quá quan trọng, họ không thể để nó rơi vào tay các nhà bảo vệ môi trường. Chiến tranh và chạy đua vũ trang không những mang lại bất hạnh mà còn làm mất mỹ quan.

Tôi hiểu rằng điều duy nhất có thể bảo vệ Vịnh Ulugan chính là không có tiền. Việc nạo vét và xây dựng cảng sẽ vô cùng tốn kém. Philippines tất nhiên là thiếu kinh phí. Nhưng với cuộc khủng hoảng ngân sách hiện nay ở Washington thì Pentagon cũng vậy.

Bản năng con người khiến tôi hỵ vọng rằng bờ biển tuyệt đẹp này sẽ vẫn giữ nguyên như thế. Song việc này phụ thuộc rất nhiều vào Trung Quốc. Hiện nay, sự phát triển không ngừng của Trung Quốc, theo lẽ thường, đang dẫn đến sự gia tăng ảnh hưởng về quân sự. Nhưng liệu nền kinh tế Trung Quốc có tiếp tục tăng trưởng hay không? Vì sự gia tăng ảnh quân sự của Trung Quốc đang buộc Hải quân Hoa Kỳ, nói riêng, nắm Philippines chặt hơn nữa. Sự phụ thuộc kiểu thuộc địa lại tiếp diễn.

Hết.

No comments:

Post a Comment