March 18, 2020

Chuyển hóa dân chủ: Đối thoại với các nhà lãnh đạo thế giới (kỳ 5)

Biên tập: Sergio Bitar và Abraham F. Lowenthal, Viện Quốc tế Hỗ trợ Bầu cử và Dân chủ (IDEA), Stockholm

Phạm Nguyên Trường dịch

Chương 1

Brazil

Công cuộc chuyển hóa của Brazil: Từ tự do hóa có giới hạn tới chế độ dân chủ đầy sức sống (tiếp theo và hết)

 Kết quả hình ảnh cho Fernando Henrique Cardoso
 Fernando Henrique Cardoso, Tổng thống thứ 34 của Brasil (1995-2003)

Frances Hagopian

Huy động xã hội

Các phong trào xã hội - các cộng đồng Công giáo, các luật sư, công nhân, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, phụ nữ - có quan hệ như thế nào với các đảng phái chính trị thực hiện quá trình chuyển hóa? Và đã xảy ra chuyện gì sau khi chuyển sang cuộc bầu cử tổng thống trực tiếp? Các tổ chức xã hội có suy yếu đi?


Trong quá trình chuyển hóa, toàn bộ xã hội dân sự hoạt động rất tích cực, và các đảng tìm cách tiếp xúc với tất cả các nhóm. Sau đó, các đảng đã tìm cách kiểm soát các nhóm này. Đảng PT đã làm như thế, và họ kiểm soát các phong trào chặt chẽ đến mức giết chết các phong trào đó. Nhiều nhóm xã hội dân sự đã trở nên lệ thuộc vào dự án chính trị của đảng, trở thành một phần của bộ máy đảng và quan liêu hóa. Khi đảng PT giành thắng lợi trong cuộc bầu cử tổng thống, họ thu được nhiều nguồn lực xã hội hơn, nhưng cái giá phải trả là các phong trào này bị mất quyền tự chủ. Một số các tổ chức đã trở thành gần như là tổ chức của nhà nước. Phong trào Phong trào Công nhân không có đất (Movimento dos Trabalhadores sem Terra) trở nên cấp tiến hơn, phần nào là một ngoại lệ.

Công đoàn không còn khả năng động viên quần chúng, đặc biệt là trong khu vực tư nhân - một phần vì cơ cấu, và một phần vì họ đã bị nhà nước nuốt gọn. Lula có điều kiện tăng cường quyền tự chủ của công đoàn trước sức mạnh của nhà nước. Khi ông nổi lên như một nhà lãnh đạo công đoàn, khẩu hiệu chính của ông là bãi bỏ khoản thuế công đoàn bắt buộc và quy định buộc công đoàn phải được nhà nước công nhận thì mới có thể tồn tại một cách chính thức. Khi trở thành tổng thống, ông vẫn giữ khoản thuế công đoàn bắt buộc, và dành một phần của khoản thu này làm ngân sách cho các liên hiệp công đoàn, và biến Bộ lao động thành công cụ gặt hái sự ủng hộ về chính trị qua việc công nhận những tổ chức công đoàn mới.

Phong trào phụ nữ có vai trò gì trong quá trình chuyển đổi hay không?

Có, phụ nữ có vai trò quan trọng, chủ yếu là trong các chiến dịch đòi ân xá và bầu cử trực tiếp. Nhiều nghệ sĩ và trí thức là phụ nữ tham gia. Nhưng có ít phụ nữ trong các đảng chính trị và tổ chức công đoàn trong khu vực tư nhân. Các công đoàn công nhân công nghiệp chủ yếu là đàn ông.

Hiện nay, các đảng đều tìm cách phản ánh tốt hơn vai trò của phụ nữ trong xã hội. Ngày càng có nhiều chủ hộ gia đình là phụ nữ và số phụ nữ tham gia vào lực lượng lao động đã và đang gia tăng đáng kể. Luật pháp đòi hỏi rằng các đảng chính trị phải có tỉ lệ tối thiểu phụ nữ trong danh sách các ứng cử viên đại biểu quốc hội.

Tuy nhiên, chính sách và pháp luật thay đổi chậm, chậm hơn rất nhiều so với những thay đổi trong xã hội. Tổng thống Rousseff có thể đẩy nhanh quá trình thay đổi bằng tấm gương của chính mình và vì bà đã bổ nhiệm nhiều phụ nữ vào các chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước.

Những cuộc chuyển hóa trong giai đoạn hiện nay

Ông thấy xu hướng dân chủ hóa hiện nay, trong thế giới Ả Rập và các những khu vực khác như thế nào? Các công nghệ truyền thông mới có ảnh hưởng như thế nào? Ông thấy các động lực chủ yếu đang tác động tới các cuộc chuyển hóa hiện nay như thế nào? Và nhìn về tương lai, đâu là những bài học hữu ích?

Các công nghệ mới tạo điều kiện cho người ta tự thể hiện. Vấn đề là người ta có thể dễ dàng huy động nó để phá hủy, nhưng để xây dựng lại thì khó hơn nhiều. Các công nghệ mới, tự bản thân chúng, chưa phải là điều kiện đủ để đi những bước tiếp theo. Cần phải có các thiết chế, cùng với khả năng hiểu biết, xử lý, và lãnh đạo, việc này phải duy trì thường xuyên. Chưa rõ muốn xây dựng một cái gì đó mới mẻ thì phải sử dụng công nghệ mới như thế nào. Khi đất nước bế quan tỏa cảng và nằm dưới chế độ độc tài, lại gặp nhiều khó khăn về kinh tế, thì dễ dàng huy động quần chúng. Với chúng tôi, truyền hình là cốt tử. Khi kênh truyền hình Globo bắt đầu phát sóng chương trình động viên quần chúng đòi bầu cử trực tiếp, thì tất cả mọi thứ đều thay đổi. Bây giờ không cần truyền hình nữa; Internet hiện nay làm cho việc huy động trở nên dễ dàng hơn. Nhưng sau đó phải làm gì?

Đây là thời điểm phức tạp, vì chúng ta đang chứng kiến cuộc khủng hoảng lớn trong hệ thống tư bản chủ nghĩa dân chủ, với chiều sâu và quá trình phục hồi khác nhau. Người ta mê mô hình Trung Quốc, đó là chế độ độc tài. Trung Quốc, tổng thống Chavez, v.v., tất cả đều là đại diện cho trường phái cho rằng nhà nước phải quản lí tất. Tổng thống Chavez không phải là hệ thống độc đảng, nhưng ông ta rất muốn chỉ có một đảng. Do đó, không có mô hình duy nhất. Có những người nghĩ rằng chế độ tư sản phương Tây đến lúc sụp đổ rồi. Tôi không nghĩ như thế, không chỉ vì tôi đánh giá cao chủ nghĩa tự do chính trị, mà còn vì tôi tin rằng sự phục hồi kinh tế là kết quả của quá trình mở cửa để đón các nguồn đầu tư mới, công nghệ mới và cách tân. Tôi tin rằng hiện nay, Mỹ có nhiều tiềm năng sang tạo và đổi mới hơn hẳn châu Âu hay Trung Quốc. Nhưng, trước khi nền kinh tế khởi sắc, các chính phủ độc tài đang giành được mức độ tin cậy nào đó.

Ở Brazil có sự thụt lùi nhất định về hướng tập quyền hơn, ít tin tưởng xã hội dân sự hơn, tin tưởng vào nhà nước nhiều hơn. Quản lí bao giờ cũng cần, nhưng có khi nó trở thành can thiệp chính trị, thế thì có hại. Argentina là trường hợp điển hình.

Tôi không nghĩ rằng rao giảng về dân chủ là đủ. Có lẽ vấn đề lớn là công lí và bình đẳng. Sẽ đến lúc, khi khoảng cách giữa các chính trị gia có chức có quyền và nhân dân trở nên quá lớn, lúc đó sẽ xảy ra bất ổn toàn diện. Tình hình còn tồi tệ hơn nếu có những khác biệt về văn hóa và dân tộc. Ở Brazil, chúng tôi đã có thể giảm đáng kể tình trạng đói nghèo và bất bình đẳng cũng giảm ở mức độ nào. Ở một số nước không có gì thay đổi, và khó có thể thúc đẩy dân chủ mà không tôn trọng những người khác hơn nữa, không tôn trọng quyền công dân và quyền bình đẳng hơn nữa.

Theo cách nhìn này, tình hình ở châu Phi khá rắc rối. Mặc dù châu lục này đang cải thiện rất nhiều về kinh tế, nhưng trong những lĩnh vực khác thì còn nhiều việc phải làm. Những việc đang xảy ra ở Nam Phi làm tôi sợ vì nạn phân biệt đối xử với người da đen, tham nhũng khủng khiếp, và bộ tộc chủ nghĩa. Mandela là ngoại lệ vì ông có khả năng lãnh đạo nhân dân, và có thể tạo ra hệ thống tôn trọng quyền của người thiểu số da trắng, mặc dù thiểu số đó đã bị mất quyền.

Con đường dẫn tới tiến bộ và dân chủ chưa được khai sáng. Thoát khỏi chế độ độc tài dễ hơn là thiết lập nền văn hóa và thực hành dân chủ đích thực.

Những nguyên tắc nền tảng

Nếu, ví dụ, một người Nga nào đó muốn thúc đẩy dân chủ và đến nói chuyện với ông. Người đó nói: “Có nhiều người Nga chúng tôi người thực sự tin tưởng chắc chắn vào các tư tưởng dân chủ tự do, với hi vọng có một tương lai tốt đẹp hơn; ông sẽ cho chúng tôi lời khuyên nào để chúng tôi có thể cải thiện cơ hội để làm được những việc mà các vị đã làm được ở Brazil?”, ông sẽ nói gì với họ?

Cần phải kiên nhẫn và nhận thức được rằng thay đổi diễn ra từng bước một, vì phải có thời gian để cho dân chủ đứng vững và thị trường trở nên hoàn thiện hơn. Vấn đề là ở Nga, kinh tế tăng trưởng đi cùng với nạn độc quyền và nhóm lợi ích, và càng về sau, tình hình có thể càng xấu đi. Khó có thể tiên đoán bước đi của lịch sử; nhìn nó hiện nay, người ta có cảm tưởng rằng tất cả các cánh cửa đều đóng sập lại rồi, nhưng chúng ta phải nhớ lại rằng người Liên Xô vẫn hi vọng rằng tình hình có thể tốt hơn. Ai có thể tưởng tượng được những sự kiện diễn ra trong thế giới Ả Rập thời gian gần đây?

Về nước Nga, tôi không nghĩ rằng không nên ảo tưởng rằng cả thế giới sẽ trở thành dân chủ tự do. Sai lầm của Bush là tiến về phía trước khi phải dừng lại, khi cần phải ngăn chặn hơn là tìm cách thúc đẩy. Đấy không phải là lúc thúc đẩy sự nghiệp dân chủ tự do, mà là bảo vệ nó.

Với sự đa dạng quá lớn trong những quá trình chuyển hóa khác nhau và những tính cách cá nhân khác nhau tham gia vào quá trình đó, ông cho rằng có thể rút ra được những bài học nào từ những vụ chuyển hóa trước đây, ý là những bài học có liên quan với hiện tại và tương lai?

Tại Brazil, thay đổi đã không xảy ra một cách đột ngột. Không có D-Day (ngày phán quyết – ND), mà là một quá trình. Nó là cuộc chuyển hóa theo thỏa thuận, không có thỏa thuận chính thức, mà bằng đàm phán. Chúng tôi đã tiến hành đấu tranh chính trị và đàm phán, chúng tôi hiện diện trong xã hội và trong cơ chế chính trị, đối đầu với chế độ và xích lại gần những khối bất mãn với chế độ. Chúng tôi bắt đầu như mặt trận đối lập duy nhất. Trên đường đi, mặt trận bị chia rẽ, kết thúc bằng nền chính trị lưỡng đảng. Chúng tôi có thể hội tụ xung quanh những mục tiêu chính, mặc dù sự đa dạng về quan điểm và quyền lợi của các đảng đối lập khác nhau đang ngày càng gia tăng. Bằng cách đó, nền văn hóa đàm phán và đối thoại được củng cố, đấy có thể coi là một khía cạnh của chế độ dân chủ Brazil. Nhưng nó có thể bị thoái hóa thành hấp thụ lẫn nhau và dàn xếp quyền lợi, làm suy yếu nền chính trị dân chủ, làm nản lòng các công dân, và đe dọa khả năng của nhà nước trong việc tham gia vào những hoạt động trên bình diện cả nước. Cách thức chuyển hóa quyết định nền quản trị dân chủ, có thể tốt hơn mà cũng có thể xấu hơn.

Ảnh hưởng quốc tế

Các nhân tố quốc tế có ảnh hưởng như thế nào tới quá trình chuyển hóa ở Brazil?

Ban đầu, Tây Ban Nha là nguồn tham khảo chính. Sau đó là Chile, đúng lúc cần củng cố nền quản trị dân chủ. Chúng tôi đã quan sát những sự kiện xảy ra với Concertación (Concertación là liên minh các đảng trung tả ở Chile , hình thành năm 1988, xem phần sau – ND) ở nước này. Ở Brazil, chúng tôi không có liên minh rộng rãi, duy nhất như Concertación, nhưng đảng PT và đảng PSDB nhận ra, dưới chính quyền của tôi, rằng cả hai đều là một phần của một quá trình dân chủ hóa và hiện đại hóa duy nhất, mặc dù họ có thể đấu tranh rất nhiều với nhau. Ai đã xuất hiện như những hiện tượng mới sau khi chế độ độc tài sụp đổ? Lula và tôi. Đảng của chúng tôi đã chiến đấu để giành cái gì đó rất đơn giản: Một trong hai người, ai sẽ nắm quyền. Đây là cuộc đấu tranh chính trị; nó diễn ra xoay quanh câu hỏi: Ai sẽ kiểm soát nhánh hành pháp?

Các đảng đã đấu tranh với nhau về con đường cần phải theo – cách thức đối phó với toàn cầu hóa và hiện đại hóa Brazil một cách tốt nhất?

Có, ở mức độ nhất định. Có một số khác biệt, ví dụ, đảng PT có quan điểm lấy nhà nước làm trung tâm và đảng là trung tâm. Chúng tôi, trong đảng PSDB, đa nguyên hơn và ít tôn ti trật tự hơn. Nhưng, trong cả hai đảng đều có khuynh hướng dân chủ xã hội khá mạnh mẽ. Cũng như đối với những vấn đề kinh tế vĩ mô, không có khác biệt căn bản. Họ cáo buộc chúng tôi là những người tân-tự do, nhưng chúng tôi không bao giờ là tân-tự do hết; chúng tôi cáo buộc họ là những người theo chủ nghĩa Stalin, mặc dù họ chưa bao giờ là những người như thế.

Thật là xấu hổ khi Lula để cho mình bị nền văn hóa chính trị truyền thống của Brazil lôi cuốn đi. Ông dễ ngả nghiêng theo các xu hướng chính trị. Tôi, xuất thân từ khung cảnh truyền thống, đã cố gắng nhằm thay đổi văn hóa chính trị. Khi tôi rời chính phủ, các nhóm chính trị đầu sỏ đã yếu đi; Sarney và Antonio Carlos Magalhaes đã yếu đi và trước đó họ đã chiến đấu với tôi. Lula đưa họ trở lại chính trường và khi nhiệm kỳ thứ hai của ông kết thúc, ông đã đi Sao Paulo trên cùng một máy bay với Sarney, mà Sarney từng là biểu tượng của nền chính trị đầu sỏ. Có sự thụt lùi trong nhiệm kì tổng thống của ông này, là theo nghĩa đó. Nhưng chế độ dân chủ ở Brazil thì vẫn còn, nó sẽ không quay trở lại chế độ độc tài.

Những mốc chính

Tháng 3 năm 1964: Trong khi đang diễn ra các cuộc biểu tình quần chúng và lạm phát cao, Tổng thống Joao Goulart công bố “cải cách cơ bản” về tái phân phối làm cho các phe phái chính trị bảo thủ - trong đó có nhiều quân nhân - nổi giận. Đáp lại, quân đội làm đảo chính chống lại Goulart vào ngày 31 tháng 3.

Tháng 10 năm 1965: Quân đội tổ chức bầu cử thống đốc bang nhưng thực hiện kém hơn so với dự kiến. Những quân nhân theo đường lối cứng rắn cấm các đảng phái đang hiện diện vào thời điểm đó và thành lập Phong trào Dân chủ Brazil (MDB), như là đảng đối lập hợp pháp duy nhất.

Tháng 3 năm 1967: Tướng Artur da Costa e Silva, theo đường lối cứng rắn, được cơ quan lập pháp mà giới quân nhân chiếm ưu thế - với sự giúp đỡ của đảng bán chính thức có tên là National Renewal Alliance Party (ARENA) - bầu làm tổng thống. Ông này sau đó được thay thế bằng một người cứng rắn khác, tướng Emilio Garrastazu Medici. Đàn áp đạt cực điểm dưới thời hai nhà lãnh đạo này.

Tháng 12 năm 1968: Chính phủ quân sự ban hành luật gọi là AI-5, cho Tổng thống quyền lực buộc các cơ quan lập pháp cấp quốc gia và cấp bang nghỉ họp, để nắm quyền lập pháp, quyền kiểm duyệt báo chí, và đình chỉ habeas corpus (lệnh buộc phải đem người bị bắt ra toà để xem nhà nước có quyền giam giữ người ấy hay không) đối với những tội “có động cơ chính trị”.

Tháng 3 năm 1974: Cơ quan lập pháp bầu tướng Ernesto Geisel, một người ôn hòa, làm tổng thống. Ông tuyên bố distensão (tự do hóa chính trị hạn chế).

Tháng 11 năm 1974: Nhờ vận động về các vấn đề kinh tế, đảng MDB giành 16 trong số 22 ghế được đem ra tranh cử ở thượng viện, giành 44% ghế trong hạ viện, và thêm 5 cơ quan lập pháp bang. Điều này chứng thực cho quyết định tham gia cuộc bầu cử từng gây tranh cãi của họ.

Tháng 10 năm 1975: Nhà báo Vladimir Herzog chết trong nhà giam quân đội, sau khi bị tra tấn. Các nhà lãnh đạo tôn giáo tổ chức tang lễ chung, rồi biến thành cuộc biểu tình đầu tiên với tinh thần chống chế độ quân sự. Geisel hạ lệnh giảm bớt đàn áp và cho viên tướng chịu trách nhiệm trước cái chết của Herzog thôi việc.

Tháng 4 năm 1977: Chính phủ kích hoạt chính sách gọi là “April paskage” (Gói tháng tư), chấm dứt cuộc bầu cử trực tiếp một phần ba ghế trong thượng viện, hạn chế đối lập tiếp cận với các phương tiện truyền thông trước khi bầu cử diễn ra, và đưa thêm dại diện của các bang có tinh thần ủng hộ chính phủ mạnh mẽ vào quốc hội.

Tháng 5 năm 1978: Phong trào lao động có tên là Novo Sindicalismo, Luiz Inacio (Lula) da Silva nằm trong ban lãnh dạo, tổ chức cuộc đình công lớn nhằm thách thức chế độ và hệ thống lao động.
Tháng 11 năm 1978: Cuộc bầu cử Quốc hội được tổ chức. Phe đối lập thắng phiếu phổ thông
trong thượng viện, nhưng không giành được quyền kiểm soát cả thượng lẫn hạ viện vì “April paskage”.

Tháng 3 năm 1979: Tướng Joao Figueiredo, một người ôn hòa, được cử tri đoàn do quân đội chiếm ưu thế bổ nhiệm là tổng thống. Nhà bất đồng chính kiến, tướng Euller Bentes Monteiro vận động chống lại Figueiredo, cho thấy sự rạn nứt bên trong quân đội. Sau khi nhậm chức,
Figueiredo liền thúc đẩy chính sách abertura (mở cửa).

Tháng 8 năm 1979: Figueiredo tuyên bố lệnh ân xá, kể cả những tội ác do quân đội gây ra. Các lãnh đạo đối lập phải sống lưu vong bắt đầu trở về nước.

Tháng 11 năm 1979: Chính phủ chấm dứt hệ thống bầu cử lưỡng đảng, cho phép tất cả các đảng cạnh tranh với nhau. MDB đổi tên thành Đảng Phong trào Dân chủ Brazil (PMDB), và ARENA trở thành Đảng Dân chủ Xã hội (PDS). Các đảng mới xuất hiện, trong đó có Đảng Công nhân (PT) cánh tả do Lula và những người khác từ phong trào Novo Sindicalismo chuyển sang.

Tháng 12 năm 1980: Một nhóm khá đông nông dân không mảnh đất cắm dùi chiếm và đòi tái phân phối đất nông nghiệp. Đây là mầm mống của Phong trào Nông dân Không có Ruộng, phong trào sau đó đã hợp nhất thành đoàn thể và phát triển nhanh chóng trong hai thập kỉ tới.

Tháng 8 năm 1982: Cuộc khủng hoảng ngân hàng Mexico lan tới Brazil, gây thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế, làm cho xã hội nổi giận và gây ra nạn lạm phát mà nhiều nhiệm kỳ chính phủ kế tiếp nhau phải vật lộn nhằm kiểm soát.

Tháng 11 năm 1982: Tổng tuyển cử, phe đối lập giành được đa số phiếu phổ thông ở hạ viện và chính quyền các bang quan trọng nhất, buộc chế độ phải thương lượng về lập pháp. Phe đối lập không giành được quyền kiểm soát thượng viện hay cử tri đoàn.

Tháng 1 năm 1984: Phong trào Diretas Já (Bầu cử trực tiếp ngay bây giờ) vận động cho cuộc bầu cử tổng thống trực tiếp, tổ chức cuộc những biểu tình kéo dài suốt năm đó và thường được các vị thống đốc đối lập ủng hộ. Tu chính hiến pháp cho việc tiến hành những cuộc bầu cử trực tiếp không giành được đa số cần thiết trong quốc hội.

Tháng 1 năm 1985: Một phái trong đảng PDS li khai ngay trong cuộc bầu cử gián tiếp tổng thống và lập ra Đảng Mặt trận Tự do (PFL), và liên minh với đảng PMDB để bầu nhà lãnh đạo phong trào Diretas Já và chính trị gia được mọi người kính trọng, xuất thân từ bang Minas Gerais, ông Tancredo Neves làm tổng thống và Jose Sarney của PFL làm phó tổng thống.

Tháng 3 năm 1985: Neves ốm nặng ngay trước lễ nhậm chức. Sarney tuyên thệ nhậm chức quyền tổng thống và trở thành tổng thống khi Neves chết ngay sau đó.

Tháng 5 năm 1985: Quốc hội thông qua luật bầu cử tổng thống trực tiếp, mở rộng quyền bầu cử cho những công dân mù chữ và nới lỏng thủ tục đăng kí cho các đảng chính trị.

Tháng 11 năm 1986: Bầu cử cả hai viện quốc hội, hai viện ngồi lại với nhau để tạo thành lập Hội đồng lập hiến. Đảng PMDB giành được đa số ghế.

Tháng 10 năm 1988: Hội đồng Lập hiến, với Thượng nghị sĩ Fernando Henrique Cardoso, xuất thân từ Sao Paulo làm báo cáo viên, ban hành hiến pháp mới sau hơn một năm thảo luận. Bản hiến pháp này mở rộng các quyền chính trị và xã hội, phân cấp quyền lực, hạn chế vai trò của quân đội trong lĩnh vực an ninh nội bộ, lập ra những tòa án có nhiều thẩm quyền và tiếp tục theo chế độ tổng thống.

Tháng 12 năm 1989: Fernando Collor de Mello, thống đốc một bang nhỏ được giới kinh doanh và các phương tiện truyền thông đại chúng ủng hộ, đánh bại Lula của đảng PT trong cuộc bầu cử tổng thống trực tiếp. Collor de Mello tung ra chính sách kiềm chế lạm phát, nhưng thu được rất ít thành công.
Tháng 12 năm 1992: Collor de Mello từ chức, nếu không có thể phải đối mặt với vụ luận tội vì nghi ngờ tham nhũng trong chính quyền của ông. Phó tổng thống Itamar Franco lên thay.

Tháng 4 năm 1993: Tiến hành trưng cầu dân ý, cử tri ủng hộ tiếp tục duy trì chế độ tổng thống chứ không áp dụng chế độ đại nghị.

Tháng 12 năm 1993: Franco và Bộ trưởng tài chính, Fernando Henrique Cardoso tung ra kế hoạch gọi là Real Plan, chính sách kinh tế vĩ mô mới, thu được thành công trong việc kiềm chế lạm phát.
Tháng 10 năm 1994: Cardoso được bầu làm tổng thống, được Franco ủng hộ, giành được 54% phiếu bầu và đánh bại Lula thuộc đảng PT, ông này chỉ nhận được 27% phiếu bầu.

Tháng 12 năm 1995: Cardoso kí đạo luật thừa nhận vai trò của chính phủ trong những vụ chết người hồi chế độ quân sự và thành lập ủy ban đặc biệt điều tra những vụ giết người và mất tích vì lí do chính trị để bồi thường cho các gia đình nạn nhân.

Tháng 6 năm 1997: Quốc hội hội thông qua tu chính hiến pháp, cho phép tổng thống tái tranh cử. Cardoso kiên trì vận động quốc hội ban hành tu chính này.

Tháng 10 năm 1998: Cardoso tái đắc cử với 53% số phiếu bầu. Lula, đối thủ chính của ông chỉ được 32% phiếu bầu.

Tháng 7 năm 1999: Cardoso thành lập bộ quốc phòng hợp nhất nằm dưới quyền kiểm soát của quan chức dân sự, bãi bỏ các bộ do giới quân sự kiểm soát.

Tháng 4 năm 2001: Chính phủ liên bang chấp nhận chương trình Bolsa Escola, chương trình phúc lợi xã hội được nhiều người ca ngợi, chương trình này cung cấp cho các gia đình nghèo tiền để họ có thể cho con đi học.

Tháng 10 năm 2002: Tiến hành bầu cử tổng thống, Lula đánh bại ứng cử viên được Cardoso ủng hộ và thu được 61% phiếu bầu. Trong khi tiến hành chiến dịch vận động, Lula đã làm dịu bớt một số quan điểm trước đó, ví dụ, kế hoạch áp đặt các điều kiện về thanh toán những khoản nợ nước ngoài.

Đọc thêm
Cardoso, Fernando Henrique. “Entrepreneurs and the Transition Process: The Brazilian Case.” In Transitions from Authoritarian Rule: Comparative Perspectives, edited by Guillermo O’Donnell, Philippe Schmitter, and Laurence Whitehead. Baltimore, Md.: Johns Hopkins University Press, 1986.

———. A Arte da Politica: A História que Vivi [The art of politics: The history that I lived].
Rio de Janeiro: Civilizacao Brasileira, 2006.

———. “Reconciling the Brazilian Military with Democracy: The Power of Alfred Stepan’s
Ideas.” In Problems Confronting Contemporary Democracy: Essays in Honor of Alfred Stepan, edited by Douglas Chalmers and Scott Mainwaring. Notre Dame, Ind.: University of Notre Dame Press, 2012.

Cardoso, Fernando Henrique, and Brian Winter. The Accidental President of Brazil: A Memoir. New York: Public Aff airs, 2006.

D’Incao, Maria Angela, and Herminio Martins, eds. Democracia, Crise, e Reforma: Estudos Sobre a Era Fernando Henrique Cardoso [Democracy, crisis, and reform: Studies on the age of Fernando Henrique Cardoso]. Sao Paolo: Paz e Terra, 2009. See especially chapters by Hurrell and Whitehead.
Fishlow, Albert. Starting Over: Brazil since 1985. Washington, D.C.: Brookings Institution Press, 2011.

Gaspari, Elio. A Ditadura Derrotada [A dictatorship defeated]. Sao Paolo: Companhia das Letras, 2004. Fourth volume in an authoritative history of military regime, covering distensão and abertura.
Hagopian, Frances. Traditional Politics and Regime Change in Brazil. Cambridge: Cambridge University Press, 1996.

Hunter, Wendy. Eroding Military Infl uence in Brazil. Chapel Hill: University of North Carolina Press, 1997.

———. The Transformation of the Workers’ Party in Brazil, 1989–2009. New York: Cambridge University Press, 2010.

Hurrell, Andrew. “The International Dimension of Democratization in Latin America: The Case of Brazil.” In The International Dimensions of Democratization: Europe and the Americas, edited by Laurence Whitehead. Oxford: Oxford University Press, 1996.

Kingstone, Peter R., and Timothy J. Power, eds. Democratic Brazil: Actors, Institutions, and Processes. Pittsburgh, Pa.: University of Pittsburgh Press, 2000.

Lamounier, Bolivar, and Rachel Meneguello. Partidos Políticos e Consolidação Democrática: O Caso Brasileiro [Political parties and democratic transition: The Brazilian case]. Sao Paolo: Editora Brasiliense, 1986.

Moises, Jose Alvaro. Os Brasileiros ea Democracia: Bases Sócio-Políticas da Legitimidade Democrática [Brazilians and democracy: Socio-political bases of democratic legitimacy]. Sao Paolo: Attica Press, 1995.

Payne, Leigh A. “Working Class Strategies in the Transition to Democracy in Brazil.” Comparative Politics, 23, no. 2 (1991): 221–38.

Skidmore, Thomas. The Politics of Military Rule in Brazil, 1965–1985. New York: Oxford University Press, 1988.

Sola, Lourdes. “The State, Structural Reform, and Democratization in Brazil.” In Democracy, Markets, and Structural Reform in Latin America: Argentina, Bolivia, Brazil, Chile, and Mexico, edited by William C. Smith, Carlos H. Acuna, and Eduardo A. Gamarra. Boulder, Colo.: Lynne Rienner, 1994.

Stepan, Alfred. Rethinking Military Politics: Brazil and the Southern Cone. Princeton, N.J.: Princeton University Press, 1988.

———, ed. Democratizing Brazil: Problems of Transition and Consolidation. New York: Oxford University Press, 1989.

Weyland, Kurt. Democracy without Equity: Failures of Reform in Brazil. Pittsburgh, Pa.: University of Pittsburgh Press, 1996.

No comments:

Post a Comment