Dịch: Phạm Nguyên Trường
Chương 2
Công cuộc chuyển hóa thành công của Chile:
Từ tình trạng phân cực gay gắt sang dân chủ ổn định
Genaro Arriagada
Patricio Aylwin, tổng thống Chile giai đoạn
1990–1994
Năm 1970, Chile có khoảng chín triệu dân và đứng thứ ba về thu nhập bình quân đầu người ở Mỹ Latin. Đó là xã hội tiên tiến về chính trị và có hệ thống đảng phái khá phát triển, chia thành ba nhóm gần bằng nhau, thể hiện ảnh hưởng mạnh mẽ của châu Âu. Cánh tả có hai đảng theo đường lối Marxist-Lininist; đảng lớn hơn thân với Đảng Cộng sản Liên Xô, là đảng Cộng sản lớn thứ ba trong thế giới phương Tây, chỉ sau hai đảng ở Italy và Pháp. Lực lượng chiếm ưu thế trong phái trung dung là đảng Dân chủ Cơ đốc, ngả sang cánh tả hơn là những đối tác của họ ở châu Âu và có tầm quan trọng ngang với Đảng Dân chủ Cơ đốc ở Italy và Đức. Cánh hữu có truyền thống dân chủ, các đảng cánh hữu được tổ chức tốt hơn so với cánh hữu trong các nước Mỹ Latin khác. Từ lâu, các lực lượng vũ trang đã nằm dưới quyền kiểm soát của các quan chức dân sự.
Đây là bối cảnh của chiến thắng của Salvador Allende thuộc phong trào Đoàn kết Nhân dân (Unidad Popular) trong cuộc bầu cử 1970. Allende giành được chức tổng thống với 36% phiếu bầu, nhưng đảng của ông lại chiếm thiểu số trong cả hai viện Quốc hội. Các nhà quan sát vẫn không thống nhất được với nhau về bản chất thực sự của dự án của Allende. Những người gièm pha coi nó là nỗ lực nhằm thiết lập thêm một nước “xã hội chủ nghĩa” nữa. Còn đối với nhiều người đồng đảng với ông, thì đây là dự án chưa từng có, dự án này tìm cách xây dựng mô hình thay thế và đa nguyên để chuyển sang chủ nghĩa xã hội. Đối với những người khác, cuộc thí nghiệm của Chile không thể thoát khỏi “những qui luật của chủ nghĩa xã hội khoa học”, trong đó có sự tất yếu của thời kì “chuyên chính vô sản”. Dù mục đích của chính phủ Allende có là gì thì Chile cũng bắt đầu trượt dần theo hướng bất dung; xung đột (và bạo lực) chính trị và xã hội – cả trên lời nói lẫn trên đường phố - ngày càng trầm trọng thêm.
Vụ đổ vỡ năm 1973
Cuộc can thiệp quân sự của tướng Augusto Pinochet, kết thúc bằng vụ lật đổ và cái chết của Allende ngày 11 tháng 9 năm 1973, là vụ bạo động quá tàn ác. Mặc dù không có kháng cự bằng vũ lực, nhưng đã có khoảng 3.000 người bị giết trong những ngày đầu tiên, phần lớn là bị hành hình. Nhà tù chật ních chính trị phạm, một số trại tập trung được thiết lập. Không dưới 100.000 người đã bị buộc phải lưu vong ra nước ngoài. Hàng chục ngàn người làm việc trong các công sở, các trường đại học, trường học, các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân bị đuổi việc. Tra tấn đã trở thành công cụ quan trọng nhất của chế độ.
Chính phủ ra lệnh giải tán cơ quan lập pháp, công đoàn và các đảng phái chính trị. Chính phủ còn đốt bỏ danh sách cử tri và can thiệp vào các trường đại học, bổ nhiệm các sĩ quan tại ngũ làm hiệu trưởng các trường đại học. Chính phủ đóng cửa những tờ báo bị nghi ngại sẽ không ủng hộ chính phủ một cách vô điều kiện, và lập ra cơ quan kiểm duyệt báo chí và sách vở. Chính phủ yêu cầu tất cả tờ báo ra hàng ngày và tạp chí phải được bộ nội vụ chuẩn y. Chính phủ thi hành lệnh giới nghiêm trong hơn một thập kỉ.
Cuộc đảo chính với mức độ tàn bạo như thế đáng lẽ đã bị người dân của một nước với thành tích dân chủ như ở Chile bác bỏ. Nhưng chuyện đó đã không xảy ra. Trước đó, xã hội phân cực quá mạnh, lòng hận thù về chính trị và xã hội đã thấm vào toàn bộ cơ cấu xã hội. Rối loạn trên đường phố xảy ra hằng ngày, đấy là do tất cả các phía thường xuyên tổ chức những cuộc biểu tình lớn. Các xí nghiệp, trường đại học, và những vùng đất bị các nhóm muốn nhà nước quản lý hay những nhóm muốn cứu chúng khỏi sự can thiệp của nhà nước, chiếm giữ.
Phần đông dân chúng coi đảo chính quân sự là giải pháp - trở về trật tự - và ủng hộ nó vô giới hạn và bằng một con mắt (tức là, một mắt nhìn thấy trật tự và sự thịnh vượng nào đó về kinh tế, trong khi mắt kia không nhận ra những vụ vi phạm nhân quyền đang lan tràn khắp nơi). Tầng lớp doanh nhân ủng hộ đảo chính, họ tỏ ra hân hoan trước hết là vì đã lấy lại được các doanh nghiệp do nhà nước kiểm soát hay bị những người biểu tình chiếm giữ và sau đó là việc nhà nước áp dụng chính sách kinh tế tân tự do chính thống. Nhưng sẽ không chính xác nếu nói rằng sự ủng hộ của xã hội đối với chế độ kết thúc ở đây; sự ủng hộ lan rộng sang tất cả các tầng lớp xã hội, với mức độ khác nhau.
Con đường đầy chông gai của phe đối lập
Sự tàn bạo của cuộc đảo chính đã phá vỡ liên minh giữa quân đội và đảng Dân chủ Cơ đốc, tức là liên minh đối lập với Allende. Những vụ vi phạm nhân quyền tràn lan và sự hận thù mà chế độ độc tài dành cho các đảng phái chính trị đã dẫn đến sự kiện là cuối năm 1973 đảng Dân chủ Cơ đốc trở thành lực lượng đối lập với chế độ. Pinochet phản ứng lại bằng cách tuyên bố rằng đây là đảng bất hợp pháp và tịch thu tài sản cũng như văn phòng của đảng này. Nhưng hành động này đã không chấm dứt được mâu thuẫn giữa đảng Dân chủ Cơ đốc với liên minh những người Xã hội và những người Cộng sản; đúng hơn, cả hai bên vẫn tiếp tục cuộc bút chiến đầy hận thù về việc ai là người phải chịu trách nhiệm về sự sụp đổ của chế độ dân chủ. Và do đó, phe đối lập bị chia rẽ là đặc điểm của chế độ quân sự trong những năm đầu tiên: Đảng Dân chủ Cơ đốc là đảng mạnh nhất ở trong nước, trong khi Đảng Xã hội và Đảng Cộng sản lại là lực lượng giữ thế thượng phong trong kiều dân Chile ở nước ngoài.
Tuy nhiên, tình trạng đối đầu được nhiều người quan tâm giữa chính quyền quân sự và phe đối lập đã xuất hiện. Bộ máy tình báo quân sự - hoạt động mà không chịu bất kì sự giám sát nào về mặt đạo đức hay pháp luật – rất mạnh, nhưng ngày càng có nhiều tổ chức nhân quyền bắt đầu báo cáo về tội ác của họ. Chính phủ kiểm soát hoàn toàn các trường đại học, nhưng những cơ sở nghiên cứu (think tank) đối lập gia tăng nhanh chóng đã đưa phần lớn những người trong cộng đồng trí thức liên kết lại với nhau. Sau khi giải tán các công đoàn, chính phủ đứng ra thành lập “phong trào công đoàn vàng”, nhưng không thể loại bỏ được ảnh hướng của các nhà lãnh đạo của công nhân liên kết với phái tả và đảng Dân chủ Cơ đốc, những người được hoạt động hợp pháp ở Chile cũng như ở ngoài nước. Các đảng, mặc dù bị đàn áp bầm dập, vẫn duy trì một phần cơ cấu của họ. Giáo hội Công Giáo, được sự đồng ý của các giám mục và cha xứ tiếp tục bảo vệ các luật sư nhân quyền và những tổ chức khác nhau của xã hội dân sự.
Sau năm 1980, có một số yếu tố giúp phe đối lập tổ chức tốt hơn. Cuộc tranh luận về việc nhóm nào phải chịu trách nhiệm về sự đổ vỡ chế dân chủ được thay thế bằng việc các đảng phái công nhận lỗi lầm của chính mình; các nhà trí thức từ các nhóm khác nhau đã có nhiều đóng góp cho xu hướng này. Quan trọng nhất là, trong các tổ chức đấu tranh chống lại chế độ quân sự, những người từng là kẻ thù chính trị của nhau trong những thập niên 1960 và 1970 đã bắt đầu kết hợp với nhau. Những khác biệt về chính trị trong giai đoạn đầu, mặc dù vẫn tồn tại, đã phải nhường chỗ cho nhu cầu tiến hành những công việc cụ thể để bảo toàn mạng sống, để tố cáo những vụ vi phạm, để tổ chức những cuộc biểu tình chống chế độ, cung cấp tiền cho các bếp ăn công cộng dành cho những gia đình thất nghiệp.
Năm 1980, chế độ tổ chức trưng cầu dân ý - mà không dỡ bỏ tình trạng phong tỏa, không có danh sách cử tri, không tổ chức các diễn đàn, không tranh luận hay quảng bá – nhằm thông qua bản hiến pháp mới. Phe đối lập tố cáo toàn bộ quá trình là gian lận, nhưng sáng kiến của chính phủ đã cung cấp cơ hội thực sự cho Đảng Xã hội và Dân chủ Cơ đốc làm việc cùng nhau. Trong thời gian này, đã diễn ra một cuộc sắp xếp lại, cả ở Chile lẫn ở ngoài nước, làm thay đổi bản chất của phe đối lập. Phe đa số trong Đảng Xã hội đoạn tuyệt với phong trào “xã hội chủ nghĩa” quốc tế do Liên Xô dẫn dắt và phát triển mối quan hệ gần gũi hơn với các đảng Dân chủ Xã hội của châu Âu. Đồng thời, Đảng Cộng sản Chile cũng chuyển hướng, họ đề nghị xây dựng chủ nghĩa xã hội với hình thức tiên tiến, bằng các phương tiện chính trị cũng như các hoạt động bán quân sự và quân sự, trong đó có cả những hành động khủng bố. Trong phe đối lập, giữa các lực lượng đã xuất hiện tương quan mới. Một bên là Đảng Cộng sản; bên kia nền tảng chung ngày càng mở rộng giữa đảng Dân chủ Cơ đốc và Đảng Xã hội, những người khẳng định rằng phải đánh bại chế độ thông qua quá trình vận động xã hội một cách hòa bình và tổ chức tốt hơn của các đảng phái và xã hội dân sự để buộc chế độ phải thực hiện quá trình chuyển tiếp bằng đàm phán để tiến tới chế độ dân chủ.
Trong những điều kiện mới, phe ôn hòa trong lực lượng đối lập gia tăng gấp đôi hoạt động của mình, họ lập ra Liên minh dân chủ (Alianza Democratica) và Hội đồng xã hội dân sự (Asamblea de la Civilidad). Alianza là hiệp ước giữa một số đảng phái chính trị tập hợp xung quanh Đảng Xã hội và Dân chủ Cơ đốc. Asamblea là thỏa thuận về mặt xã hội giữa các hội nghề nghiệp, công đoàn, hiệp hội sinh viên và những nhóm các lợi ích của các doanh nghiệp nhỏ. Mấy năm sau, năm 1985, Giáo hội nhóm họp hội nghị Hòa hợp Dân tộc (National Accord), có cả một số đại diện của phái hữu, những người từng hợp tác với chế độ độc tài. Tất cả những sáng kiến này đã được tổ chức lại nhằm hỗ trợ cho cương lĩnh ôn hòa, có thể giành được sự ủng hộ rộng rãi nhất của xã hội, trừ phái cộng sản, những người tiếp tục đòi áp dụng “tất cả các hình thức đấu tranh”, kể cả bạo lực.
Trong nửa đầu những năm 1980, phe đối lập đã thu được những thành tích đáng kể, Nhưng họ không thể che giấu được hai thất bại lớn. Thứ nhất, không có khả năng lôi kéo được những nhóm quan trọng trong cánh hữu. Cánh hữu theo chủ nghĩa tự do, vốn là lực lượng thường xuyên hiện diện trong suốt lịch sử của nước cộng hòa Chile; sau cuộc đảo chính năm 1973, đã bị đẩy ra ngoài và đã được thay thế bằng một nhóm hổ lốn những người dân bình thường nhưng ủng hộ lực lượng quân phiệt và những người Công giáo có thái độ cởi mở (integristas), tức là những người không tin chế độ dân chủ, và một số người tân bảo thủ, với quan điểm là chỉ áp dụng chủ nghĩa tự do trong lĩnh vực kinh tế mà thôi. Khó khăn thứ hai là sự xung đột giữa chiến lược của Alianza Democratica và của Cộng sản, làm cho phe đối lập chia rẽ. Diễn ngôn của phe ôn hòa và lời kêu gọi giải pháp hòa bình cho cuộc khủng hoảng cũng liên tục mâu thuẫn với những hành vi bạo lực, trong đó có những hành vi như, quậy phá trong các cuộc biểu tình trên đường phố, phá các trạm biến áp và mưu sát.
Mâu thuẫn có hại này bùng nổ trong các protestas, tức là những cuộc biểu tình tổ chức mỗi tháng một lần, bắt đầu từ năm 1982. Các cuộc biểu tình hòa bình đã được tổ chức suốt ngày, còn lúc hoàng hôn thì các gia đình trong nhiều khu vực gõ nồi niêu xoong chảo, làm cho thành phố đầy những tiếng động đinh tai, nhức óc. Nhưng ban đêm, các nhóm cực đoan lại đụng độ với cảnh sát, dẫn đến nhiều vụ phá hoại và nhiều thanh niên chết, mà thường là những thanh niên xuất thân từ những khu vực nghèo nhất. Trong khi đó, dường như những người tả khuynh cực đoan đã tham gia vào việc giết hại cảnh sát, đặt bom trong tàu điện ngầm và thực hiện những hành động phá hoại. Chính phủ phản ứng một cách tàn bạo: ám sát, trong đó có vụ ám sát nhà lãnh đạo công đoàn, Tucapel Jimenez; ba giáo sư, đảng viên cộng sản bị cắt cổ; và trong một ngày biểu tình, hai sinh viên bị nhóm cảnh sát tuần tra phun xăng vào người và sau đó thì bị thiêu sống. Những nhóm cấp tiến nhất của chế độ hân hoan chào đón bầu không khí đầy bạo lực này, đấy chính là những nhóm tìm cách biện minh cho “giải pháp bàn tay sắt” (la mano dura), coi đó là hình thức duy nhất trong việc lập lại sự tuân phục và trật tự, đồng thời coi phe đối lập (không cần phân biệt phái nào) là lực lượng vô chính phủ.
Mặc cho môi trường như thế, phe đối lập ôn hòa tiếp tục theo đuổi những nỗ lực của mình để thống nhất và thông qua những thỏa thuận bao quát hơn. Ngược lại, chiến lược của Đảng Cộng sản đã gặp thất bại thảm hại. Nửa sau năm 1986, người ta đã phát hiện được một kho vũ khí khổng lồ trên bãi biển hẻo lánh ở miền bắc Chile, đây là số vũ khí do Frente Patriotico Manuel Rodriguez (FPMR), cánh vũ trang của Đảng Cộng sản, nhập lậu từ Cuba. Một tháng sau, FPMR tìm cách ám sát Pinochet. Vụ mưu sát thất bại, nhưng năm hay sáu vệ sĩ của nhà độc tài đã thiệt mạng. Như vậy là, năm 1986 đã kết thúc bằng sự kiện là chế độ được củng cố, Pinochet kiểm soát toàn diện và tuyệt đối quân đội, và các chiến lược của Cộng sản bị phá sản. Nhưng liên minh giữa Đảng Xã hội và Dân chủ Cơ đốc, mặc dù phải bơi ngược trào lưu phân cực và bạo lực, đã đủ mạnh để có thể tiếp tục chiến lược vận động xã hội với sự ủng hộ của xã hội dân sự và những đảng phái chính trị đã hồi sinh.
Khởi đầu công cuộc chuyển hóa
Năm 1987, chế độ độc tài bước sang năm thứ 14, bức tranh ngày càng trở nên phức tạp hơn. Chính phủ và phe đối lập đã đạt tới điểm cân bằng quyền lực tạm thời. Sức mạnh của Pinochet vẫn còn rất lớn; chủ yếu là quyền lực nhà nước và sức mạnh quân sự. Ông ta là người đứng đầu nhà nước, đồng thời là tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang, mà ông ta nắm quyền lực tuyệt đối: Một lực lượng đoàn kết, vâng lời, không can thiệp vào chính trị, và trung thành với tổng tư lệnh. Ông ta cũng được tầng lớp thượng lưu và giới doanh nhân ủng hộ.
Nhưng bên phe đối lập, tình hình cũng không đến nỗi tệ. Một trong những đặc điểm nổi bật của phe đối lập là sức mạnh của các thiết chế của nó, có nghĩa là lãnh đạo của phe đối lập có tính tập thể chứ không tập trung vào những cá nhân có khả năng lôi cuốn quần chúng. Sức mạnh của nó nằm trong lĩnh vực chính trị, xã hội và quốc tế. Các đảng, mặc dù hoạt động bất hợp pháp, được tổ chức tốt, đủ sức kêu gọi các cuộc biểu tình, huy động được hàng trăm ngàn người tham gia. Phe đối lập cũng dựa vào các tổ chức độc lập với nhà nước, ví dụ, nhà thờ, công đoàn, các tổ chức của sinh viên, các tổ chức nghề nghiệp, các tổ chức phụ nữ và hội đồng hương. Phe đối lập được sự đồng tình của của dư luận quốc tế và sự cảm thông gần như nhất trí tuyệt đối của các chính phủ ở châu Âu, ở Bắc và Nam Mỹ. Phe đối lập cũng mạnh thêm nhờ có những nhân vật đầy uy tín, những người có vai trò quan trọng trong việc đưa lực lượng đối lập lại với nhau và thiết kế chiến lược hoạt động cho nó. Đấy là Patricio Aylwin và Ricardo Lagos, cả hai người đều nổi lên như những nhân vật chủ chốt trong phe đối lập với Pinochet và giúp xây dựng được sự hợp tác giữa phái trung tâm và cánh tả; sau khi chế độ dân chủ được khôi phục, cả hai ông này đều trở thành tổng thống Chile.
Trong những năm 1980, Chile rơi vào trạng thái cân bằng đầy tai họa. Pinochet vẫn đủ mạnh để có thể duy trì quyền lực, nhưng không đủ mạnh để có thể đè bẹp các đối thủ. Đến lượt mình, phe đối lập cũng đủ mạnh – mặc dù có những áp lực dữ dội, trong đó có tình trạng bị bao vây – có thể tiếp tục kiểm soát xã hội dân sự và tình hình chính trị, nhưng chưa đủ mạnh để có thể thay đổi chính phủ.
Trong nửa sau của những năm 1980, ban lãnh đạo chính trị khéo léo của phe đối lập tìm cách xác định chương trình nghị sự và không chấp nhận chuyển mục tiêu. Phe đối lập quyết định phản đối cuộc trưng cầu dân ý mà hiến pháp Pinochet đặt ra vào cuối năm 1988 nhằm gây ra cuộc đối đầu mang tính quyết định. Phiếu “có” sẽ kéo dài chế độ độc tài thêm tám năm nữa; còn “không” thì sẽ phải tổ chức bầu cử. Mặc dù thời hạn trưng cầu dân ý đã được chấp nhận là năm 1988, phe đối lập kiên cường đấu tranh nhằm thay thế trưng cầu dân ý bằng cuộc tổng tuyển cử công khai. Nhưng khi chính phủ khẳng định rằng chỉ có thể là trưng cầu dân ý, phe đối lập đã chấp nhận điều kiện của chính phủ, vì họ sợ rằng cuộc bầu cử có tính cạnh tranh sẽ tạo ra những thách thức mà họ chưa chuẩn bị đầy đủ để đối phó (ví dụ, thỏa thuận một ứng cử viên và cương lĩnh tranh cử duy nhất), và do đó, cơ hội tốt nhất của sự thống nhất sẽ là “Nói không” với việc tiếp tục nắm quyền của Pinochet. Nhưng, phe đối lập cũng cảnh báo, nếu không có những điều kiện tối thiểu cho cuộc trưng cầu dân ý công bằng thì họ sẽ rút lui và lên án cuộc trưng cầu dân ý - ở Chile và trên trường quốc tế - là trò gian lận.
Tiếp đến là tổ chức chiến dịch “Nói KHÔNG”, đòi hỏi phải lôi kéo được nhiều lực lượng chính trị và xã hội lại với nhau. Chiến dịch này chấp nhận các khái niệm chuyển hóa một cách hòa bình tới dân chủ, tức là khái niệm tách biệt khỏi tư tưởng cách mạng hay đối đầu và không tìm cách “chiến thắng hoàn toàn” mà cam kết xây dựng “quê hương dành cho tất cả mọi người” (una todos patria para), trong đó, tất cả mọi người (trừ những người đã phạm tội) sẽ có “chỗ đứng dưới ánh mặt trời”, nghĩa là tất cả mọi người đều có những quyền như nhau và phẩm giá của họ được tôn trọng.
Ngày 5 Tháng 10 năm 1988, phe đối lập chiến thắng. Chiến dịch “Nói KHÔNG” giành được 56% phiếu, đấy là khởi đầu quá trình đếm ngược thời gian cầm quyền của chế độ độc tài. Tháng 12 năm 1989, trong cuộc bầu cử công khai, người đứng đầu nhà nước và hai viện quốc hội, Patricio Aylwin đã được bầu làm tổng thống nước cộng hòa. Mười năm sau, Ricardo Lagos được bầu làm tổng thống.
Quá trình chuyển hóa khó khăn (nhưng thắng lợi)
Quá trình chuyển hóa của Chile cho thấy một mâu thuẫn kì lạ. Sự khởi đầu khó khăn đến mức dường như chỉ có thể giành được kết quả không đáng kể; nhưng, hiện nay, đây được coi là một trong những vụ chuyển hóa thành công nhất.
Về chính trị, thời điểm khởi đầu rất bất lợi. Năm 1988, mặc dù Pinochet đã bị thua, ông ta vẫn giành được 44% số phiếu. Chế độ cũ đã rời bỏ quyền lực với một đội quân thống nhất, trung thành đứng đằng sau nhà độc tài, và cùng sự ủng hộ quyết liệt của hai đảng chính trị, cũng giành được 44% phiếu trong cuộc bầu cử cơ quan lập pháp đầu tiên. Phái hữu cũng được giới kinh doanh - một trong những nhóm bảo thủ nhất ở Mỹ Latin - ủng hộ gần như tuyệt đối. Mặc dù được sự hỗ trợ mạnh mẽ của các phe phái của mình, chế độ quân sự đã bị đẩy lùi, sau khi đã tạo được thành công về kinh tế; Chile đi theo mô hình của cuộc cải cách kinh tế theo đường lối tân tự do.
Khung thiết chế thậm chí còn tồi tệ hơn. Theo hiến pháp, Pinochet sẽ tiếp tục làm tổng tư lệnh Lục quân trong vòng tám năm nữa, gấp đôi nhiệm kỳ tổng thống của Aylwin. Hệ thống bầu cử “cặp” (binomal)[1] đảm bảo mối ràng buộc giữa chính phủ và phe đối lập trong cơ quan đại diện, chỉ có thể phá vỡ mối liên kết này trong các đơn vị bầu cử, trong đó một trong những liên minh giành được gấp đôi số phiếu bầu so với liên minh kia (ví dụ, ít nhất 67% số phiếu bầu). Ràng buộc trong quốc hội bị phá vỡ ở thượng viện theo hướng có lợi cho các lực lượng của chế độ cũ, đấy là do Pinochet bổ nhiệm tám thượng nghị sĩ suốt đời trong số những người thuộc phe đảng của ông ta. Ngoài ra, hiến pháp còn đòi hỏi phải có đủ số đại biểu được qui định mới được thông qua những bộ luật quan trọng, làm cho việc sửa đổi luật pháp là bất khả thi, nếu không được sự chấp nhận của phe đối lập. Trong năm cuối cùng, chế độ quân sự bổ nhiệm 14 trong số 17 thành viên của Tòa án Tối cao và ân xá những tội ác đã phạm liên quan đến nhân quyền.
Nếu hoạt động chính trị chỉ còn là làm những việc trong khuôn khổ thiết chế cho phép, thì quá trình chuyển hóa của Chile có thể đã chết ngay từ trong trứng nước. Trong cuộc đấu tranh nhằm “gỡ bỏ” cái khuôn khổ được thừa kế đó, chất lượng, sự đoàn kết, và sức mạnh của Concertación (tên đầy đủ: Concertación de Partidos por la Democracia, nghĩa là Liên minh các đảng vì dân chủ, là liên minh các đảng trung tâm và cánh tả ở Chile, được thành lập năm 1988 – ND) - công cụ chính trị của quá trình chuyển hóa – là nền tảng. Concertación thành công vì nó tạo ra liên minh chính trị quan trọng nhất mà Chile từng chứng kiến trong hơn một thế kỉ. Đó là liên minh chính phủ sống lâu nhất ở Chile, đã đưa được bốn người sau đây: Patricio Aylwin, Eduardo Frei, Ricardo Lagos và Michelle Bachelet - thông qua bầu cử - lần lượt lên làm tổng thống. Concertación đã tham gia, đoàn kết, trong tất cả các cuộc bầu cử tổng thống, cơ quan lập pháp và hội đồng thành phố trong suốt 20 năm. Các nhà lãnh đạo của phong trào này, từ tổng thống nước Cộng hòa cho tới các cơ sở, cùng chia sẻ một chương trình chính trị duy nhất và cùng chia sẻ cách tiếp cận với nó, tạo điều kiện cho các chính phủ kế tiếp nhau tiếp tục thực hiện những hành động cần thiết nhất của quá trình chuyển hóa tới (và sau đó là củng cố) dân chủ.
Đối với những vụ vi phạm nhân quyền trong quá khứ, mục tiêu to lớn trước hết là công nhận chúng, đòi phải có sự công nhận chính thức rằng đã xảy ra những vụ vi phạm như thế trên thực tế. Ủy ban Sự thật và Hòa giải do tổng thống Aylwin lập ra có vai trò vô cùng quan trọng. Cơ quan này đã tập hợp được tài liệu nói lên qui mô khủng khiếp của những tội ác mà chế độ độc tài đã phạm để cả nước biết những sự kiện đã từng xảy ra. Mấy năm sau, tổng thống Lagos lập ra Ủy ban về tù chính trị và tra tấn, Ủy ban này đã ghi nhận 30.000 trường hợp vi phạm nhân quyền. Tác động của những bản báo cáo này là rất lớn và đã tạo ra sự ủng hộ về mặt đạo đức đối với chính quyền dân chủ.
Một cố gắng tương tự đã được thực hiện nhằm loại bỏ các “ốc đảo độc tài” được tạo ra với mục đích rõ ràng là chống lại nguyên tắc đa số bằng cách biến Concertación – được nhiều cử tri ủng hộ hơn hẳn so với lực lượng của chế độ cũ - thành thiểu số mang tính thiết chế. Dưới thời Aylwin và trong những năm đầu tiên của người kế nhiệm ông là Eduardo Frei, người ta đã đệ trình ba dự thảo tu chính hiến pháp. Cả ba đều bị bác bỏ. Mặc dù cánh hữu đã thành công trong việc ngăn chặn những tu chính này, nhưng cũng rõ ràng là tính chính danh của các “ốc đảo” đó đã bị suy giảm. Họ buộc phải chấp nhận những sửa đổi sau đây: Bãi bỏ điều khoản đưa Đảng Cộng sản ra ngoài vòng pháp luật; giảm số lượng đại biểu được qui định trong thủ tục thông qua luật pháp, và giảm dần quyền lực của Hội đồng An ninh; theo hiến pháp của Pinochet, cơ quan này cho phép hai tư lệnh quân chủng bác bỏ thẩm quyền của tổng thống. Cuối cùng, năm 2005, dưới chính quyền của Lagos, người ta đã thực hiện được những cuộc cải cách có ý nghĩa nhất, chấm dứt điều khoản các thượng nghị sĩ được chỉ định và cấm tổng thống bãi chức tổng tư lệnh quân đội và cảnh sát trong nhiệm kì kéo dài bốn năm của những người này.
Việc Pinochet tiếp tục làm tổng tư lệnh Lục quân sau năm 1990 làm cho Concertación khó giành được ngành tư pháp trong giai đoạn chuyển hóa. Dưới thời Aylwin, Pinochet đưa quân đội ra các đường phố nhằm giành những vị trí có thể đe dọa chính quyền dân sự. Quyết định của chính quyền Frei (trong khi Pinochet vẫn còn là tổng tư lệnh) bỏ tù tướng Manuel Contreras, đứng đầu lực lượng cảnh sát chính trị mật của chế độ độc tài trong những năm đàn áp khốc liệt nhất, cũng bị chống đối.
Từ Aylwin trở đi, các chính phủ của Concertación dứt khoát buộc các lực lượng vũ trang phải nằm dưới quyền các quan chức dân sự và chấp hành chế độ pháp quyền. Họ tôn trọng các sĩ quan chuyên nghiệp tại ngũ trước đây không dính líu với chính trị hay những vụ vi phạm nhân quyền và họ cung cấp đầy đủ kinh phí cho các lực lượng vũ trang. Nhưng đồng thời, cấm quân đội can thiệp vào chính trị. Hai quyết định này bổ sung cho nhau: Tôn trọng nghề nghiệp của các quân nhân đòi hỏi họ phải tuân thủ quyền chỉ huy của chính quyền dân sự.
Các chính sách kinh tế trong quá trình chuyển hóa ở Chile cũng đã mang lại thành công. Tăng, đầu tư, xuất khẩu, cân bằng kinh tế vĩ mô và các chính sách xã hội đều được quản lí tốt. Chile có thể học hỏi từ những quá trình chuyển hóa ở các nước khác, trong đó, một số nước đã thực hiện những chính sách dân túy, tạo ra lạm phát phi mã. Từ những ngày đầu tiên dưới chính quyền Aylwin đến những ngày cuối cùng dưới chính quyền Bachelet, kỉ luật tài chính của Concertación đã không ngăn cản những hành động mạnh mẽ nhằm giải quyết những đòi hỏi về mặt xã hội - nhiều đòi hỏi đã được tích tụ dưới chế độ độc tài - của những khu vực nghèo nhất. Aylwin nhấn mạnh tư tưởng “tăng trưởng đi đôi với công bằng”; “phát triển đi đôi với bình đẳng”, sau này sẽ là những khẩu hiệu quan trọng nhất trong chiến dịch tranh cử tổng thống của Lagos. Trong vòng 20 năm, chính quyền của Concertación đã đạt được thành tựu lớn là giảm được tỉ lệ người sống dưới mức nghèo đói từ 44% xuống còn 13,7%. Chính quyền của Aylwin đã thông qua và thực hiện chiến lược kinh tế mới: Xác định rõ luật chơi, trấn an giới doanh nhân để họ không tìm cách làm hồi sinh liên minh của họ với các lực lượng vũ trang, và lập ra thỏa thuận giữa doanh nghiệp và công nhân nhằm thúc đẩy công cuộc cải cách thuế khóa và lao động. Nhiều hiệp định thương mại tự do đã được đàm phán nhằm tạo điều kiện thuận lợi sự bùng nổ trong xuất khẩu. Sản xuất, đầu tư và việc làm gia tăng với tốc độ bền vững và có đóng góp vào sự thành công của quá trình chuyển hóa.
Các nhà lãnh đạo Concertación đã tỏ ra thận trọng nhằm giữ gìn uy tín về mặt đạo đức song hành với việc họ leo lên những chức vụ cao hơn trong chính quyền. Họ thực hiện các chính sách với ý thức về sự cân đối và công bằng, khoan dung và tìm kiếm thỏa hiệp. Các quyết định của Concertación thường dựa trên nguyên tắc trách nhiệm chứ không phải là quy kết; họ dành ưu tiên cho kết quả. Các nhà lãnh đạo coi chính trị là công cụ để tiến tới tự do, an ninh và thịnh vượng cho toàn bộ xã hội, chứ không phải là phương tiện cứu rỗi linh hồn, chữa trị lương tâm, hay liều thuốc điều trị tình trạng mệt mỏi và khó chịu.
Vào giai đoạn cuối của các chính quyền của Concertación – kéo dài 20 năm sau khi quá trình chuyển hóa bắt đầu - Chile dường như là nước phát triển nhất và ổn định nhất ở Mỹ Latin. Thu nhập bình quân đầu người gia tăng gấp ba lần và trở thành cao nhất trong khu vực; tốc độ tăng trưởng trung bình trong bốn chính quyền của Concertación gấp đôi tốc độ tăng trưởng trung bình trong 17 năm dưới chế độ quân phiệt. Tốc độ tăng trưởng cao như thế trong giai đoạn này đã tạo ra những thay đổi mạnh mẽ trong xã hội Chile. Chile có chỉ số phát triển con người (HDI) tốt nhất Mỹ Latin. Tỉ lệ dân số sống dưới mức nghèo khổ thấp nhất khu vực. Theo Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International), đây là một trong những nước ít tham nhũng nhất trên thế giới. Cùng với Uruguay và Costa Rica, nước này nằm trong nhóm có vị trí cao nhất trong bảng xếp hạng của Freedom House – xem xét cả sự tuân thủ trên thực tế và chất lượng của các quyền chính trị và tự do dân sự. Và nếu chúng ta khảo sát những cách đánh giá phức tạp hơn (ví dụ, của Ngân hàng Thế giới hay Bertelsmann Stiftung), tức là cố gắng đánh giá việc chấp hành pháp luật, khả năng quản lí, các quyền tự do chính trị, và chất lượng của nhà nước, thì một lần nữa, Chile lại được là coi là tốt nhất ở Mỹ Latin.
Vụ đổ vỡ năm 1973
Cuộc can thiệp quân sự của tướng Augusto Pinochet, kết thúc bằng vụ lật đổ và cái chết của Allende ngày 11 tháng 9 năm 1973, là vụ bạo động quá tàn ác. Mặc dù không có kháng cự bằng vũ lực, nhưng đã có khoảng 3.000 người bị giết trong những ngày đầu tiên, phần lớn là bị hành hình. Nhà tù chật ních chính trị phạm, một số trại tập trung được thiết lập. Không dưới 100.000 người đã bị buộc phải lưu vong ra nước ngoài. Hàng chục ngàn người làm việc trong các công sở, các trường đại học, trường học, các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân bị đuổi việc. Tra tấn đã trở thành công cụ quan trọng nhất của chế độ.
Chính phủ ra lệnh giải tán cơ quan lập pháp, công đoàn và các đảng phái chính trị. Chính phủ còn đốt bỏ danh sách cử tri và can thiệp vào các trường đại học, bổ nhiệm các sĩ quan tại ngũ làm hiệu trưởng các trường đại học. Chính phủ đóng cửa những tờ báo bị nghi ngại sẽ không ủng hộ chính phủ một cách vô điều kiện, và lập ra cơ quan kiểm duyệt báo chí và sách vở. Chính phủ yêu cầu tất cả tờ báo ra hàng ngày và tạp chí phải được bộ nội vụ chuẩn y. Chính phủ thi hành lệnh giới nghiêm trong hơn một thập kỉ.
Cuộc đảo chính với mức độ tàn bạo như thế đáng lẽ đã bị người dân của một nước với thành tích dân chủ như ở Chile bác bỏ. Nhưng chuyện đó đã không xảy ra. Trước đó, xã hội phân cực quá mạnh, lòng hận thù về chính trị và xã hội đã thấm vào toàn bộ cơ cấu xã hội. Rối loạn trên đường phố xảy ra hằng ngày, đấy là do tất cả các phía thường xuyên tổ chức những cuộc biểu tình lớn. Các xí nghiệp, trường đại học, và những vùng đất bị các nhóm muốn nhà nước quản lý hay những nhóm muốn cứu chúng khỏi sự can thiệp của nhà nước, chiếm giữ.
Phần đông dân chúng coi đảo chính quân sự là giải pháp - trở về trật tự - và ủng hộ nó vô giới hạn và bằng một con mắt (tức là, một mắt nhìn thấy trật tự và sự thịnh vượng nào đó về kinh tế, trong khi mắt kia không nhận ra những vụ vi phạm nhân quyền đang lan tràn khắp nơi). Tầng lớp doanh nhân ủng hộ đảo chính, họ tỏ ra hân hoan trước hết là vì đã lấy lại được các doanh nghiệp do nhà nước kiểm soát hay bị những người biểu tình chiếm giữ và sau đó là việc nhà nước áp dụng chính sách kinh tế tân tự do chính thống. Nhưng sẽ không chính xác nếu nói rằng sự ủng hộ của xã hội đối với chế độ kết thúc ở đây; sự ủng hộ lan rộng sang tất cả các tầng lớp xã hội, với mức độ khác nhau.
Con đường đầy chông gai của phe đối lập
Sự tàn bạo của cuộc đảo chính đã phá vỡ liên minh giữa quân đội và đảng Dân chủ Cơ đốc, tức là liên minh đối lập với Allende. Những vụ vi phạm nhân quyền tràn lan và sự hận thù mà chế độ độc tài dành cho các đảng phái chính trị đã dẫn đến sự kiện là cuối năm 1973 đảng Dân chủ Cơ đốc trở thành lực lượng đối lập với chế độ. Pinochet phản ứng lại bằng cách tuyên bố rằng đây là đảng bất hợp pháp và tịch thu tài sản cũng như văn phòng của đảng này. Nhưng hành động này đã không chấm dứt được mâu thuẫn giữa đảng Dân chủ Cơ đốc với liên minh những người Xã hội và những người Cộng sản; đúng hơn, cả hai bên vẫn tiếp tục cuộc bút chiến đầy hận thù về việc ai là người phải chịu trách nhiệm về sự sụp đổ của chế độ dân chủ. Và do đó, phe đối lập bị chia rẽ là đặc điểm của chế độ quân sự trong những năm đầu tiên: Đảng Dân chủ Cơ đốc là đảng mạnh nhất ở trong nước, trong khi Đảng Xã hội và Đảng Cộng sản lại là lực lượng giữ thế thượng phong trong kiều dân Chile ở nước ngoài.
Tuy nhiên, tình trạng đối đầu được nhiều người quan tâm giữa chính quyền quân sự và phe đối lập đã xuất hiện. Bộ máy tình báo quân sự - hoạt động mà không chịu bất kì sự giám sát nào về mặt đạo đức hay pháp luật – rất mạnh, nhưng ngày càng có nhiều tổ chức nhân quyền bắt đầu báo cáo về tội ác của họ. Chính phủ kiểm soát hoàn toàn các trường đại học, nhưng những cơ sở nghiên cứu (think tank) đối lập gia tăng nhanh chóng đã đưa phần lớn những người trong cộng đồng trí thức liên kết lại với nhau. Sau khi giải tán các công đoàn, chính phủ đứng ra thành lập “phong trào công đoàn vàng”, nhưng không thể loại bỏ được ảnh hướng của các nhà lãnh đạo của công nhân liên kết với phái tả và đảng Dân chủ Cơ đốc, những người được hoạt động hợp pháp ở Chile cũng như ở ngoài nước. Các đảng, mặc dù bị đàn áp bầm dập, vẫn duy trì một phần cơ cấu của họ. Giáo hội Công Giáo, được sự đồng ý của các giám mục và cha xứ tiếp tục bảo vệ các luật sư nhân quyền và những tổ chức khác nhau của xã hội dân sự.
Sau năm 1980, có một số yếu tố giúp phe đối lập tổ chức tốt hơn. Cuộc tranh luận về việc nhóm nào phải chịu trách nhiệm về sự đổ vỡ chế dân chủ được thay thế bằng việc các đảng phái công nhận lỗi lầm của chính mình; các nhà trí thức từ các nhóm khác nhau đã có nhiều đóng góp cho xu hướng này. Quan trọng nhất là, trong các tổ chức đấu tranh chống lại chế độ quân sự, những người từng là kẻ thù chính trị của nhau trong những thập niên 1960 và 1970 đã bắt đầu kết hợp với nhau. Những khác biệt về chính trị trong giai đoạn đầu, mặc dù vẫn tồn tại, đã phải nhường chỗ cho nhu cầu tiến hành những công việc cụ thể để bảo toàn mạng sống, để tố cáo những vụ vi phạm, để tổ chức những cuộc biểu tình chống chế độ, cung cấp tiền cho các bếp ăn công cộng dành cho những gia đình thất nghiệp.
Năm 1980, chế độ tổ chức trưng cầu dân ý - mà không dỡ bỏ tình trạng phong tỏa, không có danh sách cử tri, không tổ chức các diễn đàn, không tranh luận hay quảng bá – nhằm thông qua bản hiến pháp mới. Phe đối lập tố cáo toàn bộ quá trình là gian lận, nhưng sáng kiến của chính phủ đã cung cấp cơ hội thực sự cho Đảng Xã hội và Dân chủ Cơ đốc làm việc cùng nhau. Trong thời gian này, đã diễn ra một cuộc sắp xếp lại, cả ở Chile lẫn ở ngoài nước, làm thay đổi bản chất của phe đối lập. Phe đa số trong Đảng Xã hội đoạn tuyệt với phong trào “xã hội chủ nghĩa” quốc tế do Liên Xô dẫn dắt và phát triển mối quan hệ gần gũi hơn với các đảng Dân chủ Xã hội của châu Âu. Đồng thời, Đảng Cộng sản Chile cũng chuyển hướng, họ đề nghị xây dựng chủ nghĩa xã hội với hình thức tiên tiến, bằng các phương tiện chính trị cũng như các hoạt động bán quân sự và quân sự, trong đó có cả những hành động khủng bố. Trong phe đối lập, giữa các lực lượng đã xuất hiện tương quan mới. Một bên là Đảng Cộng sản; bên kia nền tảng chung ngày càng mở rộng giữa đảng Dân chủ Cơ đốc và Đảng Xã hội, những người khẳng định rằng phải đánh bại chế độ thông qua quá trình vận động xã hội một cách hòa bình và tổ chức tốt hơn của các đảng phái và xã hội dân sự để buộc chế độ phải thực hiện quá trình chuyển tiếp bằng đàm phán để tiến tới chế độ dân chủ.
Trong những điều kiện mới, phe ôn hòa trong lực lượng đối lập gia tăng gấp đôi hoạt động của mình, họ lập ra Liên minh dân chủ (Alianza Democratica) và Hội đồng xã hội dân sự (Asamblea de la Civilidad). Alianza là hiệp ước giữa một số đảng phái chính trị tập hợp xung quanh Đảng Xã hội và Dân chủ Cơ đốc. Asamblea là thỏa thuận về mặt xã hội giữa các hội nghề nghiệp, công đoàn, hiệp hội sinh viên và những nhóm các lợi ích của các doanh nghiệp nhỏ. Mấy năm sau, năm 1985, Giáo hội nhóm họp hội nghị Hòa hợp Dân tộc (National Accord), có cả một số đại diện của phái hữu, những người từng hợp tác với chế độ độc tài. Tất cả những sáng kiến này đã được tổ chức lại nhằm hỗ trợ cho cương lĩnh ôn hòa, có thể giành được sự ủng hộ rộng rãi nhất của xã hội, trừ phái cộng sản, những người tiếp tục đòi áp dụng “tất cả các hình thức đấu tranh”, kể cả bạo lực.
Trong nửa đầu những năm 1980, phe đối lập đã thu được những thành tích đáng kể, Nhưng họ không thể che giấu được hai thất bại lớn. Thứ nhất, không có khả năng lôi kéo được những nhóm quan trọng trong cánh hữu. Cánh hữu theo chủ nghĩa tự do, vốn là lực lượng thường xuyên hiện diện trong suốt lịch sử của nước cộng hòa Chile; sau cuộc đảo chính năm 1973, đã bị đẩy ra ngoài và đã được thay thế bằng một nhóm hổ lốn những người dân bình thường nhưng ủng hộ lực lượng quân phiệt và những người Công giáo có thái độ cởi mở (integristas), tức là những người không tin chế độ dân chủ, và một số người tân bảo thủ, với quan điểm là chỉ áp dụng chủ nghĩa tự do trong lĩnh vực kinh tế mà thôi. Khó khăn thứ hai là sự xung đột giữa chiến lược của Alianza Democratica và của Cộng sản, làm cho phe đối lập chia rẽ. Diễn ngôn của phe ôn hòa và lời kêu gọi giải pháp hòa bình cho cuộc khủng hoảng cũng liên tục mâu thuẫn với những hành vi bạo lực, trong đó có những hành vi như, quậy phá trong các cuộc biểu tình trên đường phố, phá các trạm biến áp và mưu sát.
Mâu thuẫn có hại này bùng nổ trong các protestas, tức là những cuộc biểu tình tổ chức mỗi tháng một lần, bắt đầu từ năm 1982. Các cuộc biểu tình hòa bình đã được tổ chức suốt ngày, còn lúc hoàng hôn thì các gia đình trong nhiều khu vực gõ nồi niêu xoong chảo, làm cho thành phố đầy những tiếng động đinh tai, nhức óc. Nhưng ban đêm, các nhóm cực đoan lại đụng độ với cảnh sát, dẫn đến nhiều vụ phá hoại và nhiều thanh niên chết, mà thường là những thanh niên xuất thân từ những khu vực nghèo nhất. Trong khi đó, dường như những người tả khuynh cực đoan đã tham gia vào việc giết hại cảnh sát, đặt bom trong tàu điện ngầm và thực hiện những hành động phá hoại. Chính phủ phản ứng một cách tàn bạo: ám sát, trong đó có vụ ám sát nhà lãnh đạo công đoàn, Tucapel Jimenez; ba giáo sư, đảng viên cộng sản bị cắt cổ; và trong một ngày biểu tình, hai sinh viên bị nhóm cảnh sát tuần tra phun xăng vào người và sau đó thì bị thiêu sống. Những nhóm cấp tiến nhất của chế độ hân hoan chào đón bầu không khí đầy bạo lực này, đấy chính là những nhóm tìm cách biện minh cho “giải pháp bàn tay sắt” (la mano dura), coi đó là hình thức duy nhất trong việc lập lại sự tuân phục và trật tự, đồng thời coi phe đối lập (không cần phân biệt phái nào) là lực lượng vô chính phủ.
Mặc cho môi trường như thế, phe đối lập ôn hòa tiếp tục theo đuổi những nỗ lực của mình để thống nhất và thông qua những thỏa thuận bao quát hơn. Ngược lại, chiến lược của Đảng Cộng sản đã gặp thất bại thảm hại. Nửa sau năm 1986, người ta đã phát hiện được một kho vũ khí khổng lồ trên bãi biển hẻo lánh ở miền bắc Chile, đây là số vũ khí do Frente Patriotico Manuel Rodriguez (FPMR), cánh vũ trang của Đảng Cộng sản, nhập lậu từ Cuba. Một tháng sau, FPMR tìm cách ám sát Pinochet. Vụ mưu sát thất bại, nhưng năm hay sáu vệ sĩ của nhà độc tài đã thiệt mạng. Như vậy là, năm 1986 đã kết thúc bằng sự kiện là chế độ được củng cố, Pinochet kiểm soát toàn diện và tuyệt đối quân đội, và các chiến lược của Cộng sản bị phá sản. Nhưng liên minh giữa Đảng Xã hội và Dân chủ Cơ đốc, mặc dù phải bơi ngược trào lưu phân cực và bạo lực, đã đủ mạnh để có thể tiếp tục chiến lược vận động xã hội với sự ủng hộ của xã hội dân sự và những đảng phái chính trị đã hồi sinh.
Khởi đầu công cuộc chuyển hóa
Năm 1987, chế độ độc tài bước sang năm thứ 14, bức tranh ngày càng trở nên phức tạp hơn. Chính phủ và phe đối lập đã đạt tới điểm cân bằng quyền lực tạm thời. Sức mạnh của Pinochet vẫn còn rất lớn; chủ yếu là quyền lực nhà nước và sức mạnh quân sự. Ông ta là người đứng đầu nhà nước, đồng thời là tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang, mà ông ta nắm quyền lực tuyệt đối: Một lực lượng đoàn kết, vâng lời, không can thiệp vào chính trị, và trung thành với tổng tư lệnh. Ông ta cũng được tầng lớp thượng lưu và giới doanh nhân ủng hộ.
Nhưng bên phe đối lập, tình hình cũng không đến nỗi tệ. Một trong những đặc điểm nổi bật của phe đối lập là sức mạnh của các thiết chế của nó, có nghĩa là lãnh đạo của phe đối lập có tính tập thể chứ không tập trung vào những cá nhân có khả năng lôi cuốn quần chúng. Sức mạnh của nó nằm trong lĩnh vực chính trị, xã hội và quốc tế. Các đảng, mặc dù hoạt động bất hợp pháp, được tổ chức tốt, đủ sức kêu gọi các cuộc biểu tình, huy động được hàng trăm ngàn người tham gia. Phe đối lập cũng dựa vào các tổ chức độc lập với nhà nước, ví dụ, nhà thờ, công đoàn, các tổ chức của sinh viên, các tổ chức nghề nghiệp, các tổ chức phụ nữ và hội đồng hương. Phe đối lập được sự đồng tình của của dư luận quốc tế và sự cảm thông gần như nhất trí tuyệt đối của các chính phủ ở châu Âu, ở Bắc và Nam Mỹ. Phe đối lập cũng mạnh thêm nhờ có những nhân vật đầy uy tín, những người có vai trò quan trọng trong việc đưa lực lượng đối lập lại với nhau và thiết kế chiến lược hoạt động cho nó. Đấy là Patricio Aylwin và Ricardo Lagos, cả hai người đều nổi lên như những nhân vật chủ chốt trong phe đối lập với Pinochet và giúp xây dựng được sự hợp tác giữa phái trung tâm và cánh tả; sau khi chế độ dân chủ được khôi phục, cả hai ông này đều trở thành tổng thống Chile.
Trong những năm 1980, Chile rơi vào trạng thái cân bằng đầy tai họa. Pinochet vẫn đủ mạnh để có thể duy trì quyền lực, nhưng không đủ mạnh để có thể đè bẹp các đối thủ. Đến lượt mình, phe đối lập cũng đủ mạnh – mặc dù có những áp lực dữ dội, trong đó có tình trạng bị bao vây – có thể tiếp tục kiểm soát xã hội dân sự và tình hình chính trị, nhưng chưa đủ mạnh để có thể thay đổi chính phủ.
Trong nửa sau của những năm 1980, ban lãnh đạo chính trị khéo léo của phe đối lập tìm cách xác định chương trình nghị sự và không chấp nhận chuyển mục tiêu. Phe đối lập quyết định phản đối cuộc trưng cầu dân ý mà hiến pháp Pinochet đặt ra vào cuối năm 1988 nhằm gây ra cuộc đối đầu mang tính quyết định. Phiếu “có” sẽ kéo dài chế độ độc tài thêm tám năm nữa; còn “không” thì sẽ phải tổ chức bầu cử. Mặc dù thời hạn trưng cầu dân ý đã được chấp nhận là năm 1988, phe đối lập kiên cường đấu tranh nhằm thay thế trưng cầu dân ý bằng cuộc tổng tuyển cử công khai. Nhưng khi chính phủ khẳng định rằng chỉ có thể là trưng cầu dân ý, phe đối lập đã chấp nhận điều kiện của chính phủ, vì họ sợ rằng cuộc bầu cử có tính cạnh tranh sẽ tạo ra những thách thức mà họ chưa chuẩn bị đầy đủ để đối phó (ví dụ, thỏa thuận một ứng cử viên và cương lĩnh tranh cử duy nhất), và do đó, cơ hội tốt nhất của sự thống nhất sẽ là “Nói không” với việc tiếp tục nắm quyền của Pinochet. Nhưng, phe đối lập cũng cảnh báo, nếu không có những điều kiện tối thiểu cho cuộc trưng cầu dân ý công bằng thì họ sẽ rút lui và lên án cuộc trưng cầu dân ý - ở Chile và trên trường quốc tế - là trò gian lận.
Tiếp đến là tổ chức chiến dịch “Nói KHÔNG”, đòi hỏi phải lôi kéo được nhiều lực lượng chính trị và xã hội lại với nhau. Chiến dịch này chấp nhận các khái niệm chuyển hóa một cách hòa bình tới dân chủ, tức là khái niệm tách biệt khỏi tư tưởng cách mạng hay đối đầu và không tìm cách “chiến thắng hoàn toàn” mà cam kết xây dựng “quê hương dành cho tất cả mọi người” (una todos patria para), trong đó, tất cả mọi người (trừ những người đã phạm tội) sẽ có “chỗ đứng dưới ánh mặt trời”, nghĩa là tất cả mọi người đều có những quyền như nhau và phẩm giá của họ được tôn trọng.
Ngày 5 Tháng 10 năm 1988, phe đối lập chiến thắng. Chiến dịch “Nói KHÔNG” giành được 56% phiếu, đấy là khởi đầu quá trình đếm ngược thời gian cầm quyền của chế độ độc tài. Tháng 12 năm 1989, trong cuộc bầu cử công khai, người đứng đầu nhà nước và hai viện quốc hội, Patricio Aylwin đã được bầu làm tổng thống nước cộng hòa. Mười năm sau, Ricardo Lagos được bầu làm tổng thống.
Quá trình chuyển hóa khó khăn (nhưng thắng lợi)
Quá trình chuyển hóa của Chile cho thấy một mâu thuẫn kì lạ. Sự khởi đầu khó khăn đến mức dường như chỉ có thể giành được kết quả không đáng kể; nhưng, hiện nay, đây được coi là một trong những vụ chuyển hóa thành công nhất.
Về chính trị, thời điểm khởi đầu rất bất lợi. Năm 1988, mặc dù Pinochet đã bị thua, ông ta vẫn giành được 44% số phiếu. Chế độ cũ đã rời bỏ quyền lực với một đội quân thống nhất, trung thành đứng đằng sau nhà độc tài, và cùng sự ủng hộ quyết liệt của hai đảng chính trị, cũng giành được 44% phiếu trong cuộc bầu cử cơ quan lập pháp đầu tiên. Phái hữu cũng được giới kinh doanh - một trong những nhóm bảo thủ nhất ở Mỹ Latin - ủng hộ gần như tuyệt đối. Mặc dù được sự hỗ trợ mạnh mẽ của các phe phái của mình, chế độ quân sự đã bị đẩy lùi, sau khi đã tạo được thành công về kinh tế; Chile đi theo mô hình của cuộc cải cách kinh tế theo đường lối tân tự do.
Khung thiết chế thậm chí còn tồi tệ hơn. Theo hiến pháp, Pinochet sẽ tiếp tục làm tổng tư lệnh Lục quân trong vòng tám năm nữa, gấp đôi nhiệm kỳ tổng thống của Aylwin. Hệ thống bầu cử “cặp” (binomal)[1] đảm bảo mối ràng buộc giữa chính phủ và phe đối lập trong cơ quan đại diện, chỉ có thể phá vỡ mối liên kết này trong các đơn vị bầu cử, trong đó một trong những liên minh giành được gấp đôi số phiếu bầu so với liên minh kia (ví dụ, ít nhất 67% số phiếu bầu). Ràng buộc trong quốc hội bị phá vỡ ở thượng viện theo hướng có lợi cho các lực lượng của chế độ cũ, đấy là do Pinochet bổ nhiệm tám thượng nghị sĩ suốt đời trong số những người thuộc phe đảng của ông ta. Ngoài ra, hiến pháp còn đòi hỏi phải có đủ số đại biểu được qui định mới được thông qua những bộ luật quan trọng, làm cho việc sửa đổi luật pháp là bất khả thi, nếu không được sự chấp nhận của phe đối lập. Trong năm cuối cùng, chế độ quân sự bổ nhiệm 14 trong số 17 thành viên của Tòa án Tối cao và ân xá những tội ác đã phạm liên quan đến nhân quyền.
Nếu hoạt động chính trị chỉ còn là làm những việc trong khuôn khổ thiết chế cho phép, thì quá trình chuyển hóa của Chile có thể đã chết ngay từ trong trứng nước. Trong cuộc đấu tranh nhằm “gỡ bỏ” cái khuôn khổ được thừa kế đó, chất lượng, sự đoàn kết, và sức mạnh của Concertación (tên đầy đủ: Concertación de Partidos por la Democracia, nghĩa là Liên minh các đảng vì dân chủ, là liên minh các đảng trung tâm và cánh tả ở Chile, được thành lập năm 1988 – ND) - công cụ chính trị của quá trình chuyển hóa – là nền tảng. Concertación thành công vì nó tạo ra liên minh chính trị quan trọng nhất mà Chile từng chứng kiến trong hơn một thế kỉ. Đó là liên minh chính phủ sống lâu nhất ở Chile, đã đưa được bốn người sau đây: Patricio Aylwin, Eduardo Frei, Ricardo Lagos và Michelle Bachelet - thông qua bầu cử - lần lượt lên làm tổng thống. Concertación đã tham gia, đoàn kết, trong tất cả các cuộc bầu cử tổng thống, cơ quan lập pháp và hội đồng thành phố trong suốt 20 năm. Các nhà lãnh đạo của phong trào này, từ tổng thống nước Cộng hòa cho tới các cơ sở, cùng chia sẻ một chương trình chính trị duy nhất và cùng chia sẻ cách tiếp cận với nó, tạo điều kiện cho các chính phủ kế tiếp nhau tiếp tục thực hiện những hành động cần thiết nhất của quá trình chuyển hóa tới (và sau đó là củng cố) dân chủ.
Đối với những vụ vi phạm nhân quyền trong quá khứ, mục tiêu to lớn trước hết là công nhận chúng, đòi phải có sự công nhận chính thức rằng đã xảy ra những vụ vi phạm như thế trên thực tế. Ủy ban Sự thật và Hòa giải do tổng thống Aylwin lập ra có vai trò vô cùng quan trọng. Cơ quan này đã tập hợp được tài liệu nói lên qui mô khủng khiếp của những tội ác mà chế độ độc tài đã phạm để cả nước biết những sự kiện đã từng xảy ra. Mấy năm sau, tổng thống Lagos lập ra Ủy ban về tù chính trị và tra tấn, Ủy ban này đã ghi nhận 30.000 trường hợp vi phạm nhân quyền. Tác động của những bản báo cáo này là rất lớn và đã tạo ra sự ủng hộ về mặt đạo đức đối với chính quyền dân chủ.
Một cố gắng tương tự đã được thực hiện nhằm loại bỏ các “ốc đảo độc tài” được tạo ra với mục đích rõ ràng là chống lại nguyên tắc đa số bằng cách biến Concertación – được nhiều cử tri ủng hộ hơn hẳn so với lực lượng của chế độ cũ - thành thiểu số mang tính thiết chế. Dưới thời Aylwin và trong những năm đầu tiên của người kế nhiệm ông là Eduardo Frei, người ta đã đệ trình ba dự thảo tu chính hiến pháp. Cả ba đều bị bác bỏ. Mặc dù cánh hữu đã thành công trong việc ngăn chặn những tu chính này, nhưng cũng rõ ràng là tính chính danh của các “ốc đảo” đó đã bị suy giảm. Họ buộc phải chấp nhận những sửa đổi sau đây: Bãi bỏ điều khoản đưa Đảng Cộng sản ra ngoài vòng pháp luật; giảm số lượng đại biểu được qui định trong thủ tục thông qua luật pháp, và giảm dần quyền lực của Hội đồng An ninh; theo hiến pháp của Pinochet, cơ quan này cho phép hai tư lệnh quân chủng bác bỏ thẩm quyền của tổng thống. Cuối cùng, năm 2005, dưới chính quyền của Lagos, người ta đã thực hiện được những cuộc cải cách có ý nghĩa nhất, chấm dứt điều khoản các thượng nghị sĩ được chỉ định và cấm tổng thống bãi chức tổng tư lệnh quân đội và cảnh sát trong nhiệm kì kéo dài bốn năm của những người này.
Việc Pinochet tiếp tục làm tổng tư lệnh Lục quân sau năm 1990 làm cho Concertación khó giành được ngành tư pháp trong giai đoạn chuyển hóa. Dưới thời Aylwin, Pinochet đưa quân đội ra các đường phố nhằm giành những vị trí có thể đe dọa chính quyền dân sự. Quyết định của chính quyền Frei (trong khi Pinochet vẫn còn là tổng tư lệnh) bỏ tù tướng Manuel Contreras, đứng đầu lực lượng cảnh sát chính trị mật của chế độ độc tài trong những năm đàn áp khốc liệt nhất, cũng bị chống đối.
Từ Aylwin trở đi, các chính phủ của Concertación dứt khoát buộc các lực lượng vũ trang phải nằm dưới quyền các quan chức dân sự và chấp hành chế độ pháp quyền. Họ tôn trọng các sĩ quan chuyên nghiệp tại ngũ trước đây không dính líu với chính trị hay những vụ vi phạm nhân quyền và họ cung cấp đầy đủ kinh phí cho các lực lượng vũ trang. Nhưng đồng thời, cấm quân đội can thiệp vào chính trị. Hai quyết định này bổ sung cho nhau: Tôn trọng nghề nghiệp của các quân nhân đòi hỏi họ phải tuân thủ quyền chỉ huy của chính quyền dân sự.
Các chính sách kinh tế trong quá trình chuyển hóa ở Chile cũng đã mang lại thành công. Tăng, đầu tư, xuất khẩu, cân bằng kinh tế vĩ mô và các chính sách xã hội đều được quản lí tốt. Chile có thể học hỏi từ những quá trình chuyển hóa ở các nước khác, trong đó, một số nước đã thực hiện những chính sách dân túy, tạo ra lạm phát phi mã. Từ những ngày đầu tiên dưới chính quyền Aylwin đến những ngày cuối cùng dưới chính quyền Bachelet, kỉ luật tài chính của Concertación đã không ngăn cản những hành động mạnh mẽ nhằm giải quyết những đòi hỏi về mặt xã hội - nhiều đòi hỏi đã được tích tụ dưới chế độ độc tài - của những khu vực nghèo nhất. Aylwin nhấn mạnh tư tưởng “tăng trưởng đi đôi với công bằng”; “phát triển đi đôi với bình đẳng”, sau này sẽ là những khẩu hiệu quan trọng nhất trong chiến dịch tranh cử tổng thống của Lagos. Trong vòng 20 năm, chính quyền của Concertación đã đạt được thành tựu lớn là giảm được tỉ lệ người sống dưới mức nghèo đói từ 44% xuống còn 13,7%. Chính quyền của Aylwin đã thông qua và thực hiện chiến lược kinh tế mới: Xác định rõ luật chơi, trấn an giới doanh nhân để họ không tìm cách làm hồi sinh liên minh của họ với các lực lượng vũ trang, và lập ra thỏa thuận giữa doanh nghiệp và công nhân nhằm thúc đẩy công cuộc cải cách thuế khóa và lao động. Nhiều hiệp định thương mại tự do đã được đàm phán nhằm tạo điều kiện thuận lợi sự bùng nổ trong xuất khẩu. Sản xuất, đầu tư và việc làm gia tăng với tốc độ bền vững và có đóng góp vào sự thành công của quá trình chuyển hóa.
Các nhà lãnh đạo Concertación đã tỏ ra thận trọng nhằm giữ gìn uy tín về mặt đạo đức song hành với việc họ leo lên những chức vụ cao hơn trong chính quyền. Họ thực hiện các chính sách với ý thức về sự cân đối và công bằng, khoan dung và tìm kiếm thỏa hiệp. Các quyết định của Concertación thường dựa trên nguyên tắc trách nhiệm chứ không phải là quy kết; họ dành ưu tiên cho kết quả. Các nhà lãnh đạo coi chính trị là công cụ để tiến tới tự do, an ninh và thịnh vượng cho toàn bộ xã hội, chứ không phải là phương tiện cứu rỗi linh hồn, chữa trị lương tâm, hay liều thuốc điều trị tình trạng mệt mỏi và khó chịu.
Vào giai đoạn cuối của các chính quyền của Concertación – kéo dài 20 năm sau khi quá trình chuyển hóa bắt đầu - Chile dường như là nước phát triển nhất và ổn định nhất ở Mỹ Latin. Thu nhập bình quân đầu người gia tăng gấp ba lần và trở thành cao nhất trong khu vực; tốc độ tăng trưởng trung bình trong bốn chính quyền của Concertación gấp đôi tốc độ tăng trưởng trung bình trong 17 năm dưới chế độ quân phiệt. Tốc độ tăng trưởng cao như thế trong giai đoạn này đã tạo ra những thay đổi mạnh mẽ trong xã hội Chile. Chile có chỉ số phát triển con người (HDI) tốt nhất Mỹ Latin. Tỉ lệ dân số sống dưới mức nghèo khổ thấp nhất khu vực. Theo Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International), đây là một trong những nước ít tham nhũng nhất trên thế giới. Cùng với Uruguay và Costa Rica, nước này nằm trong nhóm có vị trí cao nhất trong bảng xếp hạng của Freedom House – xem xét cả sự tuân thủ trên thực tế và chất lượng của các quyền chính trị và tự do dân sự. Và nếu chúng ta khảo sát những cách đánh giá phức tạp hơn (ví dụ, của Ngân hàng Thế giới hay Bertelsmann Stiftung), tức là cố gắng đánh giá việc chấp hành pháp luật, khả năng quản lí, các quyền tự do chính trị, và chất lượng của nhà nước, thì một lần nữa, Chile lại được là coi là tốt nhất ở Mỹ Latin.
Còn tiếp
No comments:
Post a Comment