February 25, 2021

Thuật ngữ chính trị (132)

 


320. Manifesto – Tuyên ngôn. Tuyên ngôn thường được coi là tuyên bố chính thức về chính sách, mà người ta dự định thực hiện, do các đảng phái chính trị tung ta trong giai đoạn khởi đầu các chiến dịch vận động tranh cử. Trên thực tế, tuyên ngôn có thể có nghĩa rộng hơn, bao hồm tất cả các tuyên bố về chính trị mà người ta dự định thực hiện hoặc thậm chí một lời kêu gọi ủng hộ trong tình hình cách mạng, ví dụ, Tuyên ngôn Cộng sản do Marx và Engels chấp bút năm 1848. Các tuyên ngôn khác nhau khác nhau về độ dài, văn phong cách và mức độ quan trọng về chính trị, nhưng trước các cuộc bầu cử, hầu hết các đảng chính trị trong các hệ thống dân chủ đều tung ra một số văn kiện tương đương với bản tuyên ngôn. 

321. Manipulation – Lèo lái. Biến tình hình thành lợi thế. Nhất là sử dụng các biện pháp mang tính thủ tục, ví dụ, thay đổi trật tự trong chương trình nghị sự hoặc luật lệ bầu cử, hoặc đưa ra những đề nghị mới, không phải vì những đề nghị này có giá trị mà nhằm chia rẽ liên minh thắng cử. 

322. Maoism – Chủ nghĩa Mao. Chủ nghĩa Mao, chủ yếu là tuân theo những tư tưởng trong Mao Trạch Đông ngữ lục, gọi là Tư tưởng của Mao Chủ tịch, là phiên bản cấp tiến của chủ nghĩa cộng sản ở Trung Quốc trong giai đoạn nằm dưới quyền cai trị của ông ta. Chủ nghĩa Mao cũng được những người cấp tiến trên toàn thế giới quan tâm và vẫn tạo được ảnh hưởng đối với nhiều người theo phái cực tả ở Pháp, Đức và thậm chí ở Mỹ. Điểm quan trọng nhất của chủ nghĩa Mao là bác bỏ hoàn toàn quyền miễn trừ của đảng cộng sản cầm quyền trước những lời chỉ trích, và nhu cầu làm việc trực tiếp với và lắng nghe “nhân dân”. Chủ nghĩa Mao là học thuyết phản đối tầng lớp tinh hoa, bác bỏ không chỉ hệ thống cấp bậc trong tổ chức, mà còn bác bỏ ngay cả thẩm quyền của giới chuyên môn kỹ thuật. Do đó, chủ nghĩa Mao là Chủ nghĩa Marx dân túy, đối đầu trực tiếp với nguyên tắc tập trung dân chủ, và kêu gọi bác bỏ vĩnh viễn thẩm quyền. Chủ nghĩa Mao cỏn nhấn mạnh công xã và tổ chức các đơn vị kinh tế và xã hội quy mô nhỏ, thay cho các tổ chức quy mô lớn, trong đó đời sống cá nhân có tính riêng tư nhiều hơn. Đây là học thuyết có sức hấp dẫn đối với những người thiếu kiên nhẫn và vô chính phủ, không được những người muốn tiến dần từng bước một ưa chuộng, đấy là lý do vì sao nó lại được các sinh viên cách mạng ở Paris, năm 1968, ưa chuộng đến thế. Đối với Chủ nghĩa Cộng sản chính thống, Chủ nghĩa Mao là học thuyết cực kỳ nguy hiểm, giới lãnh đạo Trung Quốc, sau Mao và lãnh đạo các đảng cộng sản phương Tây và phương Đông đều tìm cách xóa bỏ nó. Về mặt kỹ thuật, đây là học thuyết không tưởng, nhưng hình thức diễn đạt của nó - do người viết sử dụng những câu cách ngôn cổ điển của văn hóa Trung Quốc - làm cho nó dễ thuộc, dễ nhớ hơn những biệt ngữ khó hiểu của chủ nghĩa Marx hiện đại. Vì Mao là người lãnh đạo cách mạng, muốn xây dựng chủ nghĩa cộng sản ở đất nước nông nghiệp, chưa công công nghiệp hóa, cho nên chủ nghĩa Mao tạo được ảnh hưởng sâu sắc tới phong trào cộng sản trong Thế giới thứ ba, và đặc biệt là ở Châu Á.

1 comment: