Nguyễn Trung Kiên trích dịch
*
Vào đầu thế kỷ XX, có 400 triệu người sống tại Trung Quốc, với diện tích 11 triệu km vuông. Nhiều vùng lãnh thổ khác từng thuộc Trung Quốc đã bị thôn tính trong các cuộc xâm lược liên tiếp của nước ngoài. Với việc ký kết Hiệp ước Nam Kinh năm 1842, người Anh đã được nhượng lại Hồng Kông, được biết đến với cái tên Hương Cảng. Các “hiệp ước bất bình đẳng khác”, vốn dẫn đến việc hình thành các Khu nhượng địa – toàn bộ vùng đất thuộc các thành phố lớn thuộc sở hữu của “những người mũi lõ”, cũng như việc bị các cường quốc nước ngoài áp đặt đền bù thiệt hại do chiến tranh, đã tàn phá nền kinh tế Trung Quốc.
Năm 1900, tại Bắc Kinh, các tòa công sứ của nước ngoài đã bị bao vây trong suốt Phong trào Nghĩa Hòa Đoàn, một cái tên do các nhà báo nước ngoài đặt. Đến cuối cuộc vây hãm kéo dài năm mươi lăm ngày, cuộc nổi dậy đã bị nghiền nát bởi một lực lượng viễn chinh quốc tế, và Từ Hi Thái hậu, một đồng minh của Nghĩa Hòa Đoàn, đã bị lật đổ. Hoàng đế Mãn Châu cuối cùng, Phổ Nghi, bị buộc phải thoái vị khi mới lên sáu tuổi vào năm 1912. Một Trung Hoa dân quốc mới, đứng đầu là nhà lãnh tụ theo chủ nghĩa dân tộc Tôn Dật Tiên, đã nhanh chóng trở thành một chế độ độc tài dưới ách thống trị của Viên Thế Khải – vị tư lệnh phương Bắc.
Lịch sử tình báo hiện đại của Trung Quốc bắt đầu từ mười năm sau những sự kiện này, trong Khu tô giới Thượng Hải thuộc Pháp, một hải cảng trên sông Hoàng Phố, một nhánh của sông Dương Tử. Ba trăm nghìn người Trung Quốc đã sống trong Khu tô giới. Thật vậy, câu chuyện về chủ nghĩa cộng sản Trung Quốc và hoạt động tình báo bí mật của nó là một phần của chủ nghĩa cộng sản tại Pháp; vào những năm 1920, Thượng Hải có biệt danh là 'Paris của phương Đông'.
Người Pháp không phải là người phương Tây duy nhất đã giành được nhượng địa từ các hoàng đế Mãn Thanh. Khu tô giới quốc tế tại Thượng Hải thuộc về người Anh và người Mỹ, những người có quyền hạn với 750.000 người dân Trung Quốc sống tại đó, trong khi một triệu người khác sống ở các khu dân cư thuộc tầng lớp lao động Trung Quốc là Hạp Bắc và Nam Đao. Không cần đến bàn tính để chỉ ra rằng chỉ có 30.000 người phương Tây – “lũ bạch quỷ”, với lực lượng cảnh sát, quân đội và hệ thống pháp lý của riêng họ đã áp đặt luật lệ của họ lên một nửa cư dân thành phố.
Các luật này có thể thay đổi, bởi các cường quốc phương Tây, giống như giai cấp tư sản Trung Quốc, đã làm ngơ trước việc Thượng Hải thời đó không chỉ là một trong những thành phố sôi động nhất thế giới, cả về kinh tế và văn hóa; mà nó còn là thiên đường của cờ bạc, vũ khí và buôn bán thuốc phiện, và là trung tâm buôn bán gái mại dâm phương Tây, các hoạt động gián điệp và vô số hoạt động lừa đảo và đồi bại khác.
Một người dàn xếp đầy quyền năng của thế giới ngầm đặc biệt này: Vu Xảo Khanh, Chủ tịch Phòng Thương mại Trung Quốc, đồng thời là một doanh nhân lớn và là một nhân vật cấp cao trong ‘Thanh Bang’ (青帮), một tổ chức bí mật toàn năng, là người giật dây cho toàn bộ các hoạt động đáng kinh ngạc này tại Thượng Hải. Người đứng đầu tổ chức tội phạm này, Đỗ Nguyệt Sênh, có một người anh em “chí cốt”, Félix Bouvier: chủ sở hữu của cả Canidrom, trường đua chó xám của Thượng Hải, và sòng bạc Grand Monde, nơi các công chúa Nga, những kẻ buôn bán vũ khí từ Mỹ và các gián điệp Nhật Bản chơi những canh bạc lớn, hệt như trong bộ phim bất hủ năm 1932, 'Shanghai Express'.
“Ngài Đỗ”, bố già trong giới mafia của Thượng Hải, cũng đã gia nhập vào nhóm những nhân vật có ảnh hưởng này, giống như vị tướng trẻ tuổi theo chủ nghĩa dân tộc và nhà lãnh đạo tương lai của Trung Hoa Dân quốc, Tưởng Giới Thạch, cùng Étienne Fiori - người trước đây từng làm điệp viên tại Ma-rốc, và hiện cả hai người đứng đầu Cục Cảnh sát đặc biệt trong Khu nhượng địa của Pháp và tích cực trong các hoạt động tội phạm của nhóm mafia Corsican, vốn cũng đang thông đồng với Thanh Bang.
Fiori trông thấp bé, tóc tai bờm xờm và nụ cười móm mém, hoạt động tội phạm chính của hắn là sự tham gia vào nhóm “Grande Combine”, một mạng lưới nô lệ da trắng bao gồm các cô gái trẻ người Pháp tại đảo Corse của Pháp bị bắt cóc và đưa đến nhà thổ lớn nhất thế giới tại Thượng Hải, để đổi lấy những viên thuốc phiện được “Ngài Đỗ” gửi tới Marseille. Nhưng thương vụ này hầu như không dành cho thị trường xuất khẩu. Một khối lượng thuộc phiện khổng lồ đã được tiêu thụ trong 800 tiệm thuốc phiện tại Thượng Hải, trong đó khách hàng được phục vụ bởi khoảng 3.000 ‘kẻ du đãng’, như cách người ta gọi những kẻ đầu sai của Thanh Bang.
Thế giới bệnh hoạn và đồi bại này đã bắt đầu có khả năng miễn dịch với mọi sự trấn áp. Bị ảnh hưởng bởi Cách mạng Nga và các giáo sư của họ, những thanh niên Trung Quốc trẻ tuổi - những sinh viên tại Đại học Aurora và các thành viên của Nghiệp đoàn Phu xe kéo tay mới thành lập đã xác định rằng phương Đông sẽ sớm chuyển sang màu đỏ của cách mạng.
MAO LẨN TRÁNH CẢNH SÁT PHÁP
Vào tháng Bảy năm 1921, mười hai đại biểu đại diện cho năm mươi bảy chiến binh từ các tỉnh khác nhau trên khắp Trung Quốc đã gặp nhau tại một địa điểm được cho là bí mật, trong nhà người họ hàng của một đại biểu: số nhà 160 đường 160 Wantz trong Khu nhượng địa của Pháp.
Trong phòng khách nhỏ, dưới ánh sáng lờ mờ, khói thuốc lá mù mịt, gạt tàn được truyền qua truyền lại và trà được phục vụ trước khi những người tham dự tranh luận với hai đại diện của Quốc tế Cộng sản, “Maring” và “Nikolsky”. “Maring”, một người đàn ông Hà Lan tên là Henricus Sneevliet, đã truyền đạt lập trường của Moscow: ý tưởng thành lập một đảng cộng sản thật tuyệt vời, nhưng điều quan trọng là nó phải liên kết với Quốc dân Đảng, đảng quốc gia do Tiến sĩ Tôn Dật Tiên thành lập, để thực hiện cuộc cách mạng dân chủ bắt đầu mười năm trước với sự lật đổ hoàng đế Mãn Thanh cuối cùng. Sau ba ngày thảo luận đầu tiên kéo dài đến tận khuya, họ chuyển đến ký túc xá của trường nữ sinh trên đường August Auguste-Boppe, nơi các đại biểu cuối cùng đã ngủ lại sau những buổi họp mệt mỏi này (các nữ sinh đang nghỉ hè).
Vào buổi tối trong ngày thứ tư của cuộc tranh luận nảy lửa, một người đàn ông tướng mạo kỳ dị gõ cửa trước, nói rằng ông đang tìm kiếm một người tên là Lý hoặc Trương, hai cái tên rất phổ biến. Sau đó, ông xin lỗi vì đã nhầm địa chỉ, rồi quay gót và rời đi.
Đó là một trong những sĩ quan cảnh sát của Fiori. Theo lời khuyên của đặc phái viên Maring, các đại biểu đầu trốn chạy vội vàng, “hệt như bầy chuột, tay ôm lấy tai”, như cách diễn đạt của người Trung Quốc. Bản năng của họ thật chính xác: mười phút sau cảnh sát Trung Quốc, do một sĩ quan Pháp dẫn đầu, đã xông vào nhà.
Lịch sử của Đảng Cộng sản Trung Quốc hầu như chưa bắt đầu và nó đã phơi bày một mạng lưới ngầm gồm những kẻ chỉ điểm, cảnh sát mật và gián điệp.
Người Trung Quốc có xu hướng hướng tin theo thuyết định mệnh hơn là lựa chọn sự chán nản. Ngày hôm sau, không có hai đại diện của Quốc tế Cộng sản, các đại biểu đã di chuyển cuộc họp của họ đến một chiếc thuyền du lịch, họ đi thuyền quanh một hồ nước ở Chiết Giang, một tỉnh ở phía tây nam Thượng Hải. Nói mà không làm thì cũng như không, như một câu cách ngôn của đạo Khổng; họ tranh luận với nhau trong khi ngắm những con sếu hoang bay lượn và dáng đi thanh tú của những quý bà thanh lịch mang theo ô trong buổi dạo chiều.
Trong khung cảnh quyến rũ đó, họ đã phê chuẩn các quyết định của mình trong ngày họp thứ năm này, và quyết định đặt tên cho cho tổ chức mới của họ là Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ, hoặc Gongowderang trong Bính âm). Dựa trên mô hình của Nga, biến thể non trẻ hơn này đã áp dụng một chương trình đơn giản: thành lập quân đội cộng sản, lật đổ giai cấp tư sản và thiết lập một chế độ của giai cấp vô sản, trong đó sự khác biệt về tài sản và giai cấp sẽ bị bãi bỏ. Như đồng chí ‘Lý Ninh’ (Lenin) đã khẳng định, mỗi đảng cộng sản phải được tổ chức theo nguyên tắc “tập trung dân chủ”, trong đó không tồn tại các phe phái, và các nhà cách mạng chuyên nghiệp sẽ bị ràng buộc bởi một khuôn khổ kỷ luật sắt.
Lãnh tụ của những người Bolshevik Trung Quốc này là một tổng thư ký vừa được bầu, một trí thức thông minh được truyền cảm hứng từ triết lý Khai sáng và Cách mạng Pháp năm 1789: Trần Độc Tú. Trong số các đại biểu trẻ tuổi, có một người đàn ông đến từ Trường Sa, thủ phủ tỉnh Hồ Nam, được biết đến với trí thông minh và sự dè dặt. Trong tương lai, ông sẽ được biết đến với cái tên Mao Trạch Đông, “Mặt Trời Đỏ”, và chỉ một chút nữa thôi là ông đã bị giam trong một nhà tù Pháp.
Quốc tế Cộng sản sẽ thích ĐCSTQ đã chọn một người linh hoạt hơn so với vị diễn giả huyên hoang trẻ tuổi này, ví dụ như ai đó bắt đâu ý tưởng về một “mặt trận thống nhất” với Quốc dân Đảng. Tuy nhiên, Moscow đã đồng ý thỏa mãn các nhu cầu và việc học tập của đảng mới vì đảng này phù hợp với Moscow. Trong khi đó, vào cuối năm 1921, Maring, vốn ít nhiều nghi ngờ nhóm trí thức này, đã gặp Tôn Dật Tiên - người đã thành lập chính quyền của mình ở miền Nam, tại Canton (Quảng Châu ngày nay). Ông đề nghị Tiến sĩ Tôn tiếp nhận sự viện trợ của Moscow, và thậm chí không hỏi ý kiến của Tôn về các đồng chí Trung Quốc trong ĐCSTQ. Điều này đánh dấu sự khởi đầu của mối quan hệ thân mật giữa Quốc dân Đảng với nhà nước Liên Xô sắp được thành lập. Mục tiêu tiếp theo, theo Lenin, là thống nhất thành một đất nước Trung Quốc lớn hơn, vốn đã bị tàn phá bởi các lãnh chúa, thông qua một chính phủ cánh tả, mà với sự liên minh với Moscow sẽ phá vỡ sự cô lập chính trị đang tàn phá Liên Xô mới hình thành.
ĐCSTQ mặc dù có chút lo lắng, đang háo hức bắt đầu cuộc cách mạng, và sau đó, đã lùi lại bởi họ được khích lệ bằng lời hứa về một tương lai tươi sáng hơn. Tuy nhiên, có một khoảnh khắc mà dường như sẽ không bao giờ được sang tỏ. Ai là người đã phản bội cuộc họp tuyên bố thành lập của Đảng? Và làm thế nào để giải quyết bí ẩn này, ngoài việc thiết lập một cuộc điều tra và tạo ra một mạng lưới gián điệp nhỏ? Cuốn sách này sẽ kể câu chuyện về việc một ngày nào đó cấu trúc phôi thai này sẽ trở thành mạng lưới tình báo bí mật lớn nhất thế giới.
La Nghĩa Nông, một sinh viên trẻ đến từ Hồ Nam giống như Mao, sau đó sẽ được gửi đến Moscow để được đào tạo về nghề gián điệp và việc tiến hành cách mạng, chịu trách nhiệm điều tra về việc cuộc họp thành lập Đảng bị bại lộ. Điều này tiết lộ rằng sự xâm nhập của cảnh sát Pháp có một lời giải thích đơn giản, và Quốc tế Cộng sản chính là manh mối. Dường như hai sứ giả trẻ tuổi đến từ Tổ chức Thanh niên của Quốc tế Cộng sản, mang các trợ cấp tới cho các đồng chí Trung Quốc của họ, đã bị các đặc vụ của Fiori theo dõi kể từ khi họ đến Thượng Hải. Theo như những gì có thể xác định, họ là Henri Lozeray và Jacques Doriot, cả hai đều đến từ Saint-Denis, một vùng ngoại ô phía Bắc Paris. Nhận ra rằng họ đang bị cảnh sát bám đuôi, các chàng trai trẻ cẩn thận chọn một đường vòng ngoắt nghéo để tham gia cùng các đại biểu khác trong cuộc họp. Nhưng hẳn là các liên lạc viên của họ đã ít thận trọng hơn.
Sau khi trở về Pháp, qua ngả Moscow, hai người này đã giúp thành lập chi bộ Paris của ĐCSTQ, và, như chúng ta sẽ thấy, họ đã giúp đỡ một chiến binh nổi tiếng, người sáng lập thực sự của mạng lưới tình báo của những người cộng sản Trung Quốc. Nhưng chúng ta hãy tiếp tục dõi theo họ, khi họ lên một con tàu đến Vladivostok và sau đó bắt một chuyến tàu tàu tốc hành xuyên Siberia đến Paris, qua ngả Moscow và Berlin.
CÁC MẠNG LƯỚI NGƯỜI TRUNG QUỐC CỦA NHỮNG NGƯỜI XÔ-VIẾT
Trong khi đó, như chúng ta sẽ thấy, những người Xô-viết đã không ngồi yên. Tại Moscow, cơ quan tình báo bí mật của họ, Cheka, được thành lập bởi một người gốc Ba Lan, Felix Dzerjinsky, với biểu tượng là thanh kiếm và lá chắn của đấu sĩ. Lưỡi kiếm sắc bén của thanh kiếm đại diện cho cơ quan tình báo nước ngoài đầy hiệu quả của Cheka, INO. Tấm khiên đại diện cho cảnh sát chính trị, có nhiệm vụ là loại bỏ những kẻ phản cách mạng và những gián điệp của các đế quốc tại Nga, bắt đầu với những điệp viên thuộc Cơ quan Tình báo Anh và Phòng Nhì (cơ quan tình báo quân sự nước ngoài của Pháp). Cheka đang tiến hành một cuộc chiến đầy tàn nhẫn chống lại cả hai cơ quan tình báo này, vốn được cho là đang đe dọa tới sự sống còn của nhà nước cách mạng, với một một nhóm chống lại những người Bolshevik ngày càng hoạt động kín đáo.
Kể từ đầu thập niên 1920, Cheka, được đổi tên thành GPU vào năm 1922, đã hoạt động rất mạnh tại Trung Quốc, với hai mục tiêu. Đầu tiên là tuyển mộ các đặc vụ người Trung Quốc để thông báo cho Moscow về ý định của các vị lãnh chúa, các đế quốc đang nắm những khu nhượng địa, những người Nga da trắng bị lưu đày chuẩn bị về nước, những người theo chủ nghĩa dân tộc trong Quốc dân Đảng và những người chỉ điểm vốn đã trở thành những kẻ phản cách mạng. Đó là một kế hoạch khổng lồ. Việc Cheka tài trợ cho các hoạt động tình bảo của cả ĐCSTQ non trẻ lẫn Quốc dân đảng cũng là một chiến lược để kiểm soát cả hai đảng này.
Cheka không phải là tổ chức duy nhất hoạt động sau hậu trường. Đồng thời, cơ quan tình báo của Hồng quân, Razvedoupr (hay còn gọi là GRU), do Tướng Arvid Seibot đứng đầu, cũng đang hoạt động. Ở mọi quốc gia trên thế giới, GRU đang theo dõi tiềm năng quân sự cũng như giám sát các bộ phận quân sự của các đảng cộng sản, vốn được hình thành từ Hồng quân. Jan Berzin, người gốc Latvia, giám đốc Cục Ba (phụ trách tình báo), đã sớm trở thành người đứng đầu GRU, và sẽ tiếp tục tăng cường hoạt động ở châu Á. Tại Trung Quốc, theo thỏa thuận với Tôn Trung Sơn, mạng lưới tình báo quy mô lớn này vẫn còn hoạt động cho đến ngày nay, dưới cùng một cái tên đó - cũng tham gia giám sát thông qua các hoạt động tư vấn cho Học viện quân sự Hoàng Phố, được thành lập bởi những người Quốc Dân đảng Trung Quốc. Năm 1927, tùy viên quân sự của Đại sứ quán Liên Xô tại Quảng Đông là Đại tá Semion Aralov - người từng lãnh đạo GRU vào năm 1918, dưới thời Trotsky.
Chúng ta đã nghe nói về tổ chức thứ ba của Nga hoạt động tại Trung Quốc, ít liên quan tới các hoạt động chính trị so với Cheka hay GRU: Quốc tế Cộng sản, được thành lập năm 1919 để thúc đẩy cuộc cách mạng thế giới. Các hoạt động bí mật của nó được tổ chức bởi bộ phận Tình báo Liên lạc Quốc tế (OMS), do một nhà cách mạng cũ tên là I. Rum Piatnitsky tổ chức. Những hoạt động này bao gồm chuyển tiền và tài trợ cho các đảng, công đoàn và ủy ban, và đào tạo các đặc vụ về kỹ năng bí mật, bao gồm mã hóa và truyền tin nhắn không dây, giả mạo tài liệu và tham gia đào tạo các điệp viên bí mật.
Tổ chức hoạt động gián điệp của Liên Xô tại Trung Quốc đã hình thành. Điệp viên nước ngoài thường trú đầu tiên của Cheka ở Bắc Kinh, Aristarkh Rylski (tên thật là Aristarkh Riguin), được thay thế vào năm 1922 bởi nhà ngoại giao-điệp viên gốc Armenia, Yakov Davtian, người từng thực hiện nhiều điệp vụ tại Pháp dưới cái tên “Jean Jan”. Không lâu sau khi đến Bắc Kinh, Davtian đã phàn nàn với Meyer Trilisser, người đứng đầu INO tại Moscow, rằng ông đang chịu áp lực lớn bởi khối lượng công việc khổng lồ mà mình phải giải quyết. Mặc dù cực kỳ thú vị nhưng khối lượng công việc vô cùng nặng nề và đầy thách thức. Người ta phải thể hiện tinh thần trách nhiệm cao. Khoảng cách từ Moscow, chất lượng kém của các liên lạc viên, thiếu sự thấu hiểu lẫn nhau giữa ông và Cheka đã khiến mọi thứ trở nên phức tạp. “Tôi chưa bao giờ làm việc chăm chỉ như vậy trong đời - ngay cả tại INO - khi tôi làm việc ở đây, thần kinh của tôi chưa bao giờ bị căng thẳng như vậy”.
Nhưng đồng chí Davtian đã tỏ ra dung cảm một cách đầy miễn cưỡng, bởi vì như Trung Quốc, như ông nói, “là trung tâm của nền chính trị thế giới, không chỉ là điểm yếu của chủ nghĩa đế quốc toàn cầu mà còn cả của chúng ta”. Và ngay cả khi Riguin và Davtian không hoạt động tốt, các “khu dân cư” của INO - hay các trạm tình báo, ở Bắc Kinh, Thiên Tân, Thẩm Dương, Trường Xuân, Cáp Nhĩ Tân, Quảng Châu và Thượng Hải đã phát triển mạnh, như đã được chứng thực bởi một bản báo cáo đáng khích lệ của Davtian một năm sau khi ông đến Trung Quốc: “Công việc đang diễn ra tốt đẹp. Nếu các đồng chí theo dõi các tài liệu mà tôi đã gửi, các đồng chí sẽ thấy rằng tôi đã thành công trong việc mở rộng mạng lưới của chúng ta trên khắp Trung Quốc, có nghĩa là không có gì quan trọng có thể xảy ra mà chúng ta không được cảnh báo. Mạng lưới liên lạc của chúng ta đang mở rộng. Nhìn chung, tôi có thể nói rằng không ai trong số những người Nga da trắng sống ở Viễn Đông mà không bị theo dõi. Tôi biết mọi thứ xảy ra, thường là ngay cả trước khi nó thực sự diễn ra”.
Vào ngày 11 tháng Hai năm 1923, Davtian đã gửi một thông điệp về các trụ sở tình báo tại Moscow: “Tôi đã mở rộng đáng kể các hoạt động của chúng tôi. Bây giờ chúng tôi có mạng lưới điệp viên thích hợp ở Thượng Hải, Thiên Tân, Bắc Kinh và Thẩm Dương. Tôi đã thiết lập một bộ máy quản trị quan trọng ở Cáp Nhĩ Tân. Chúng tôi có kế hoạch thâm nhập vào hoạt động tình báo tại Nhật Bản và một mạng lưới chỉ điểm viên rộng rãi ở Thượng Hải”.
Tại Bắc Kinh, tình báo quân sự Liên Xô (GRU) được đại diện chính thức bởi Tướng Anatoli Gekker, người là tùy viên quân sự của Đại sứ quán Liên Xô tại đó cho đến năm 1925. Một trong những nhiệm vụ chính thức của Gekker lúc đó là giúp các cố vấn quân sự Nga làm việc chặt chẽ với quân đội Quốc dân Đảng nhằm giám sát việc thành lập một đoàn huấn luyện tình báo quốc gia, và giám sát một điệp vụ tình báo có biệt danh là “Trường trung học” (中学), được điều hành bởi một nhân vật cấp cao ở Quốc dân Đảng, một người từng là giáo viên tên là Đàm Phẩm Tam. Vì thế, Liên Xô đã giám sát cả cơ quan tình báo non trẻ của những người cộng sản Trung Quốc và của Quốc dân Đảng, mà lãnh đạo của họ, Tôn Trung Sơn, tiếp tục ủng hộ một liên minh với Moscow cho đến khi ông qua đời vào tháng Ba năm 1925.
Bộ máy quân sự hiện tại chính thức này chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Trong thực tế, phần lớn hoạt động tình báo của GRU ở Trung Quốc, giốn như hoạt động tình báo của Cheka/GPU ở Liên Xô, đã được tiến hành bởi những các đặc vụ bí mật ‘ngoài ngành’, dù họ tạm trú hay thường trú ở đó. Dấu vết của họ có thể được tìm thấy trong hàng trăm báo cáo tình báo Pháp mà tôi đã tham khảo, qua đó tôi đã có thể tạo ra một ‘Bản Danh sách’ các gián điệp Nga thực sự tại Trung Quốc trong những thập niên 1920 và 1930. Đây là một công việc khá phức tạp, vì chúng ta đang nói về một thế giới nơi mọi người đều có nhiều bí danh, tên giả và hộ chiếu giả mạo, vốn từng có rất nhiều trong kho lưu trữ của các lãnh sự quán Pháp ở Thượng Hải và Thiên Tân trong thời kỳ chiến tranh.
Không phải chỉ có ở Trung Quốc, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã thiết lập mạng lưới điệp viên ngầm trong các khu nhượng địa của Pháp và các khu tô giới quốc tế tại Thượng Hải và Hồng Kông. Ở Paris cũng vậy, các chiến binh trẻ trong chương trình vừa học vừa làm đã được học về các nghiệp vụ bí mật. Họ đã phải dũng cảm đối mặt với lực lượng cảnh sát Pháp, với hoạt động phản gián và cơ quan tình báo quân sự nước ngoài vốn đã được chỉ thị để trừ khử họ tận gốc. Từng được trao các huy chương trong Thế chiến thứ Nhất, Cảnh sát trưởng Louis Ducloux và Charles Faux-Pas-Bidet từ Sûreté (cơ quan an ninh của Pháp) và Đại tá Henri Lainey, người đứng đầu cơ quan tình báo và phản gián (SCR), đã phải chuyển trọng tâm công việc của họ để chống lại làn sóng đang lên của chủ nghĩa Bôn-sê-vích và các điệp viên của nó. Cái gọi là “mối nguy hiểm màu vàng” vẫn đang tiếp tục, nhưng tình trạng bất ổn chính trị ở Trung Quốc và Đông Dương đòi hỏi sự cảnh giác cao độ và là một vấn đề rất được quan tâm đối với Đế quốc Pháp tại châu Á. Đối với các chiến binh từ Viễn Đông, học cách cắt đuôi và tránh cạm bẫy của các điệp viên bậc thầy trên đường phố Paris, Lyon và Marseille có nghĩa là họ đã đóng một vai trò trong cuộc chiến trong bóng tối này.
NGƯỜI KHÁCH GIA CỦA CHU ÂN LAI ĐẾN PARIS
Người Khách Gia của Trung Quốc từng là tộc người di cư; do đó, tên của tên của họ có nghĩa là “những gia đình làm khách”. Trải qua nhiều thế kỷ, họ chạy trốn khỏi người Mông Cổ và tìm nơi ẩn náu: trên vùng đồng bằng miền trung Trung Quốc, phía nam sông Hoàng Hà, bên sông Ngọc ở Hồng Kông, tại Quảng Châu và những nơi khác. Họ dũng cảm trong chiến tranh hệt như trong các cuộc phiêu lưu của mình. Nhiều người đã rời khỏi Trung Quốc. Họ tạo thành một nhóm dân tộc riêng biệt, với phương ngữ bất khả xâm phạm, và các biểu tượng và nghi lễ rất khác biệt so với những người còn lại của cộng đồng người Hoa di cư. Trong triều đại nhà Thanh (1644-1912), mái tóc dày của họ là sự minh chứng cho việc họ từ chối việc bày tỏ lòng trung thành với những người chinh phạt Mãn Châu thông qua việc cạo đầu và chỉ giữ một bím tóc. Phụ nữ có quyền ngang với nam giới, ít nhất là quyền làm việc trên cánh đồng. Một tộc người Khách Gia không cúi đầu trước bất cứ ai. Một tộc người Khách Gia bất khuất.
Một dấu hiệu của điều này là, không giống như các dân tộc thiểu số khác tại Trung Quốc khác, những người cha Khách Gia đã không ép buộc con gái mình phải bó chấn và bị teo để biến chúng thành đối tượng của sự ham muốn. Khi đến tuổi trưởng thành, những người con gái Khách Gia chỉ kết hôn với những con trai Khách Gia khác, bởi họ coi giới tư sản Thượng Hải, quan lại Bắc Kinh và nông dân Trường Sa là gớm ghiếc, với đôi chân “khổng lồ” của họ. Người Khánh Gia là một dân tộc đầy kiêu hãnh. Hồng Tú Toàn huyền thoại, vị thủ lĩnh hừng hực lửa chiến đấu của cuộc nổi loạn Thái Bình (1850-1864), là một người Khách Gia. Tầm nhìn của Hồng là sự thành lập một vương quốc hòa bình trên trái đất. Tia lửa cách mạng này đã gây ra một cuộc nội chiến; theo anh em Élisée và Onésime Reclus, những nhà địa lý Pháp nổi tiếng nhất vào thời điểm đó, sự đàn áp sau đó đã khiến 12 đến 15 triệu người Trung Quốc bị chết. Trường thiên tiểu thuyết về Thái Bình Thiên Quốc đã làm kinh hoàng cả thế giới và truyền cảm hứng cho Jules Verne tạo ra một nhân vật tên là Vương, một triết gia, trong tác phẩm ‘The Tribations of a Chinaman in China’.
Không biết những đặc vụ của Pháp trong chiến tranh và các các sĩ quan tình báo quân sự thực sự đã đọc các tác phẩm anh em nhà Reclus theo chủ nghĩa không chính phủ hay các tác phẩm của Jules Verne hay chưa? Chúng ta không thể biết, nhưng họ chắc chắn đã theo dõi những khổ nạn của người Hoa ở Pháp vào tháng Bảy năm 1922. Trong khi không nghi ngờ gì về lịch sử phức tạp của người Khánh Gia, các thám tử đã liên tục theo dõi thế giới đầy sôi nổi của các sinh viên và công nhân Trung Quốc tại Pháp. Nhiều sinh viên Trung Quốc đã tham gia tuyên truyền trong cộng đồng di cư để bảo vệ tự do học thuật, và họ đã tham gia cả Quốc dân Đảng theo chủ nghĩa dân tộc do Tôn Dật Tiên lãnh đạo – chính ông cũng là người Khách Gia, và một nhóm mới đã thâm nhập vào họ: Đảng Cộng sản Trung Quốc, được thành lập ở Thượng Hải với tiền từ Moscow và sự giúp đỡ của các nhà cộng sản Doriot và Lozeray.
Dưới các tên giả, những thanh niên Trung Quốc ở Paris này tham gia vào các hoạt động bí mật, hoạt động trong các phòng giam bí mật. Một trong những người Khách Gia đó là cậu bé “Thập” đến từ Tứ Xuyên, với khuôn mặt trẻ trung và mái tóc đen huyền bay trong gió, anh không ai khác chính là Đặng Tiểu Bình, người làm việc trong nhà máy của Renault và được đặt biệt danh là “Ngài Rô-nê-ô”, bởi ông đã dành buổi tối để in ‘Tuổi trẻ mới’ và ‘Bình minh Đỏ’, những cuốn sách nhỏ bằng tiếng Hoa. Ai có thể tưởng tượng rằng ông sẽ trở thành Chủ tịch của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào sáu mươi năm sau? Hay, trong số những người Khách Gia trong nhóm cộng sản Paris, có không dưới ba nguyên soái tương lai của Quân đội Giải phóng Nhân dân? Bộ ba này sẽ đóng một vai trò trong mọi giai đoạn của lịch sử các điệp vụ bí mật: Trần Nghị, Diệp Kiếm Anh và Chu Đức.
Theo báo cáo của cảnh sát bí mật của Pháp, các nhà cộng sản trẻ tuổi người Khách Gia gặp nhau lần đầu tiên vào mùa Xuân năm 1922, tại căn hộ của Henri Lozeray, bí danh “Gardon”: số 15 đường Goncourt, tại Quận 11 ở Paris. Lozeray, người làm công việc sắp chữ, là người đứng đầu các vấn đề thuộc địa trong Liên Đoàn Thanh niên Cộng sản [thuộc Quốc tế Cộng sản (ND), và mặc dù vừa bỏ lỡ sự ra đời của ĐCSTQ tại Thượng Hải, ông đã là người tham gia đầu tiên vào sự thành lập phân bộ của Đảng ở châu Âu. Cuộc họp trong căn hộ của ông được tổ chức bởi một nhân viên khác của Renault, một người vận hành máy tiện có biệt danh là ‘Ngô Nhất’. Vị lãnh tụ tương lai của Việt Nam, Hồ Chí Minh, cũng ở đó, dưới bí danh của ông, Nguyễn Ái Quốc; cảnh sát đã xây dựng một hồ sơ đồ sộ về ông , kể từ khi ông tham dự cuộc họp thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Ông làm công việc chỉnh sửa các bức ảnh và sửa chữa đồ sứ, và dùng bí danh “Ferandand”. Trên thực tế, ông là một đặc vụ của Quốc tế Cộng sản, và tình bạn của ông với Breton Jean Cremet, một ngôi sao đang lên trong Đảng Cộng sản Pháp, đã không che giấu được các nhà đương cục về sự tham gia bí mật của ông vào cuộc đấu tranh này.
Các mật thám Pháp cũng đã khoanh vùng một tòa nhà ở số 17 đường Godefroy, cạnh vùng Gobelins của Paris, gần Place d'Italie, nơi một khu phố Tàu nhỏ đang phát triển. Một thanh niên trẻ tuổi tự xưng là Stephen Knight, ăn mặc như một quý ông người Anh và mang hộ chiếu Anh, sống ở tầng hai. Anh tự nhận là một doanh nhân đến từ Hồng Kông. Mô tả của anh khớp với Ngô Nhất, người đã ở căn hộ của Lozeray, và họ thực sự là một người: con trai của một quan chức từ Chiết Giang, phía tây nam Thượng Hải, một chàng trai trẻ mang tinh thần cấp tiến từ rất sớm. Tên thật của anh là Chu Ân Lai. Sau từ bỏ gia đình, anh đã sống ở Nhật Bản một thời gian trước khi đến châu Âu. Vào tháng 11 năm 1920, Chu, bí danh Ngô Nhất, đã đến Marseille trên tàu Bordeaux, một tàu buôn của Pháp. Với bản năng tự nhiên trong hoạt động bí mật, trong hai năm, ông điều hành các nhóm cộng sản Trung Quốc ở Pháp, Bỉ và Đức. Sau khi các sinh viên đóng giả công nhân này chiếm đóng Tòa Công sứ Trung Quốc tại Paris, cảnh sát đã bắt giữ anh, nhưng, không biết danh tính thực sự của anh, chỉ quyết định áp tải anh đến Marseille, nơi anh sẽ bị trục xuất khỏi Pháp để trở về Trung Quốc. Anh xoay xở để bí mật nhảy khỏi đoàn tàu khi nó đang di chuyển qua vùng nông thôn rộng lớn, và do đó thoát khỏi những kẻ áp giải anh. Vị “quan cách mạng” này đã chứng tỏ mình là một người có kỹ năng thoát hiểm đầy khéo léo hệt như một họa sĩ.
Chu hoạt động bên cạnh các đồng chí người Khách Gia trung thành, vốn cũng có năng khiếu trong hoạt động bí mật, và trở nên thân thiết với một chàng trai trẻ tên là Nhiếp Vinh Trăn, người quê Tứ Xuyên như Đặng Tiểu Bình. Ông đã học với Đặng tại Đại học Grenoble và sau đó tại Charleroi ở Bỉ, nơi ông chịu ảnh hưởng của các nhà nhà xã hội Bỉ. Được Chu dùng bởi có đầu óc khoa học, ông là chuyên gia về mã hóa và nhắn tin không dây. Ông làm kỹ sư tại Creusot và Renault. Sau này, ông trở thành một nguyên soái trong Quân đội Giải phóng Nhân dân, và là một trong những người sáng chế ra bom nguyên tử.
Điều đáng nhớ là những người Khách Gia và các vị nguyên soái tương lai này, cùng với phần còn lại của nhóm được hình thành xung quanh Chu, với những đứa con của họ, sẽ tiếp tục góp mặt trong câu chuyện liên tục này, cho đến tận ngày nay.
Phản gián Pháp không chỉ phụ thuộc vào những người chỉ điểm. Các nhân viên bàn giấy ở Bộ Nội vụ tại Paris đã đưa ra những ước tính sắc sảo. Họ nhận ra rằng Moscow hẳn phải đang trợ cấp cho người Trung Quốc, với các đặc vụ Quốc tế Cộng sản người Pháp đóng vai trò trung gian.
Một người cấp tiến dày dạn kinh nghiệm tên Suzanne Girault chịu trách nhiệm chuyển tiền. Sinh ra ở Thụy Sĩ, nơi lần đầu tiên cô gặp Lenin, cô đã từng làm giáo viên tiểu học ở Nga, nơi cô được tuyển vào Ban Liên lạc Quốc tế của Quốc tế Cộng sản (OMS) vào năm 1919. Đó là lý do để cô được giao nhiệm vụ bàn giao các khoản tiền khá lớn cho các nhóm cách mạng khác nhau, bao gồm cả người Trung Quốc, như được thể hiện trong các tài liệu bị cảnh sát Pháp thu giữ khi khám xét nhà của cô, sau khi một ổ gián điệp do Jean Cremet dẫn đầu bị phát hiện vào năm 1927.
Mùa hè năm 1924, Chu Ân Lai trở về Trung Quốc. Mãi đến khi tới Hồng Kông, cảnh sát Pháp mới phát hiện ra ai là người ẩn đằng sau bí danh Stephen Knight, và quý ông người Anh và người lao động Trung Quốc Ngô Nhất chỉ là một người.
*
VỀ TÁC GIẢ
Roger Faligot là nhà báo điều tra và là tác giả của nhiều chuyên khảo về tình báo châu Âu và châu Á.
*
Nguồn: Roger Faligot (2019). 'Chinese Spies: From Chairman Mao to Xi Jinping'. London: Hurst, 2019.
Lịch sử tình báo hiện đại của Trung Quốc bắt đầu từ mười năm sau những sự kiện này, trong Khu tô giới Thượng Hải thuộc Pháp, một hải cảng trên sông Hoàng Phố, một nhánh của sông Dương Tử. Ba trăm nghìn người Trung Quốc đã sống trong Khu tô giới. Thật vậy, câu chuyện về chủ nghĩa cộng sản Trung Quốc và hoạt động tình báo bí mật của nó là một phần của chủ nghĩa cộng sản tại Pháp; vào những năm 1920, Thượng Hải có biệt danh là 'Paris của phương Đông'.
Người Pháp không phải là người phương Tây duy nhất đã giành được nhượng địa từ các hoàng đế Mãn Thanh. Khu tô giới quốc tế tại Thượng Hải thuộc về người Anh và người Mỹ, những người có quyền hạn với 750.000 người dân Trung Quốc sống tại đó, trong khi một triệu người khác sống ở các khu dân cư thuộc tầng lớp lao động Trung Quốc là Hạp Bắc và Nam Đao. Không cần đến bàn tính để chỉ ra rằng chỉ có 30.000 người phương Tây – “lũ bạch quỷ”, với lực lượng cảnh sát, quân đội và hệ thống pháp lý của riêng họ đã áp đặt luật lệ của họ lên một nửa cư dân thành phố.
Các luật này có thể thay đổi, bởi các cường quốc phương Tây, giống như giai cấp tư sản Trung Quốc, đã làm ngơ trước việc Thượng Hải thời đó không chỉ là một trong những thành phố sôi động nhất thế giới, cả về kinh tế và văn hóa; mà nó còn là thiên đường của cờ bạc, vũ khí và buôn bán thuốc phiện, và là trung tâm buôn bán gái mại dâm phương Tây, các hoạt động gián điệp và vô số hoạt động lừa đảo và đồi bại khác.
Một người dàn xếp đầy quyền năng của thế giới ngầm đặc biệt này: Vu Xảo Khanh, Chủ tịch Phòng Thương mại Trung Quốc, đồng thời là một doanh nhân lớn và là một nhân vật cấp cao trong ‘Thanh Bang’ (青帮), một tổ chức bí mật toàn năng, là người giật dây cho toàn bộ các hoạt động đáng kinh ngạc này tại Thượng Hải. Người đứng đầu tổ chức tội phạm này, Đỗ Nguyệt Sênh, có một người anh em “chí cốt”, Félix Bouvier: chủ sở hữu của cả Canidrom, trường đua chó xám của Thượng Hải, và sòng bạc Grand Monde, nơi các công chúa Nga, những kẻ buôn bán vũ khí từ Mỹ và các gián điệp Nhật Bản chơi những canh bạc lớn, hệt như trong bộ phim bất hủ năm 1932, 'Shanghai Express'.
“Ngài Đỗ”, bố già trong giới mafia của Thượng Hải, cũng đã gia nhập vào nhóm những nhân vật có ảnh hưởng này, giống như vị tướng trẻ tuổi theo chủ nghĩa dân tộc và nhà lãnh đạo tương lai của Trung Hoa Dân quốc, Tưởng Giới Thạch, cùng Étienne Fiori - người trước đây từng làm điệp viên tại Ma-rốc, và hiện cả hai người đứng đầu Cục Cảnh sát đặc biệt trong Khu nhượng địa của Pháp và tích cực trong các hoạt động tội phạm của nhóm mafia Corsican, vốn cũng đang thông đồng với Thanh Bang.
Fiori trông thấp bé, tóc tai bờm xờm và nụ cười móm mém, hoạt động tội phạm chính của hắn là sự tham gia vào nhóm “Grande Combine”, một mạng lưới nô lệ da trắng bao gồm các cô gái trẻ người Pháp tại đảo Corse của Pháp bị bắt cóc và đưa đến nhà thổ lớn nhất thế giới tại Thượng Hải, để đổi lấy những viên thuốc phiện được “Ngài Đỗ” gửi tới Marseille. Nhưng thương vụ này hầu như không dành cho thị trường xuất khẩu. Một khối lượng thuộc phiện khổng lồ đã được tiêu thụ trong 800 tiệm thuốc phiện tại Thượng Hải, trong đó khách hàng được phục vụ bởi khoảng 3.000 ‘kẻ du đãng’, như cách người ta gọi những kẻ đầu sai của Thanh Bang.
Thế giới bệnh hoạn và đồi bại này đã bắt đầu có khả năng miễn dịch với mọi sự trấn áp. Bị ảnh hưởng bởi Cách mạng Nga và các giáo sư của họ, những thanh niên Trung Quốc trẻ tuổi - những sinh viên tại Đại học Aurora và các thành viên của Nghiệp đoàn Phu xe kéo tay mới thành lập đã xác định rằng phương Đông sẽ sớm chuyển sang màu đỏ của cách mạng.
MAO LẨN TRÁNH CẢNH SÁT PHÁP
Vào tháng Bảy năm 1921, mười hai đại biểu đại diện cho năm mươi bảy chiến binh từ các tỉnh khác nhau trên khắp Trung Quốc đã gặp nhau tại một địa điểm được cho là bí mật, trong nhà người họ hàng của một đại biểu: số nhà 160 đường 160 Wantz trong Khu nhượng địa của Pháp.
Trong phòng khách nhỏ, dưới ánh sáng lờ mờ, khói thuốc lá mù mịt, gạt tàn được truyền qua truyền lại và trà được phục vụ trước khi những người tham dự tranh luận với hai đại diện của Quốc tế Cộng sản, “Maring” và “Nikolsky”. “Maring”, một người đàn ông Hà Lan tên là Henricus Sneevliet, đã truyền đạt lập trường của Moscow: ý tưởng thành lập một đảng cộng sản thật tuyệt vời, nhưng điều quan trọng là nó phải liên kết với Quốc dân Đảng, đảng quốc gia do Tiến sĩ Tôn Dật Tiên thành lập, để thực hiện cuộc cách mạng dân chủ bắt đầu mười năm trước với sự lật đổ hoàng đế Mãn Thanh cuối cùng. Sau ba ngày thảo luận đầu tiên kéo dài đến tận khuya, họ chuyển đến ký túc xá của trường nữ sinh trên đường August Auguste-Boppe, nơi các đại biểu cuối cùng đã ngủ lại sau những buổi họp mệt mỏi này (các nữ sinh đang nghỉ hè).
Vào buổi tối trong ngày thứ tư của cuộc tranh luận nảy lửa, một người đàn ông tướng mạo kỳ dị gõ cửa trước, nói rằng ông đang tìm kiếm một người tên là Lý hoặc Trương, hai cái tên rất phổ biến. Sau đó, ông xin lỗi vì đã nhầm địa chỉ, rồi quay gót và rời đi.
Đó là một trong những sĩ quan cảnh sát của Fiori. Theo lời khuyên của đặc phái viên Maring, các đại biểu đầu trốn chạy vội vàng, “hệt như bầy chuột, tay ôm lấy tai”, như cách diễn đạt của người Trung Quốc. Bản năng của họ thật chính xác: mười phút sau cảnh sát Trung Quốc, do một sĩ quan Pháp dẫn đầu, đã xông vào nhà.
Lịch sử của Đảng Cộng sản Trung Quốc hầu như chưa bắt đầu và nó đã phơi bày một mạng lưới ngầm gồm những kẻ chỉ điểm, cảnh sát mật và gián điệp.
Người Trung Quốc có xu hướng hướng tin theo thuyết định mệnh hơn là lựa chọn sự chán nản. Ngày hôm sau, không có hai đại diện của Quốc tế Cộng sản, các đại biểu đã di chuyển cuộc họp của họ đến một chiếc thuyền du lịch, họ đi thuyền quanh một hồ nước ở Chiết Giang, một tỉnh ở phía tây nam Thượng Hải. Nói mà không làm thì cũng như không, như một câu cách ngôn của đạo Khổng; họ tranh luận với nhau trong khi ngắm những con sếu hoang bay lượn và dáng đi thanh tú của những quý bà thanh lịch mang theo ô trong buổi dạo chiều.
Trong khung cảnh quyến rũ đó, họ đã phê chuẩn các quyết định của mình trong ngày họp thứ năm này, và quyết định đặt tên cho cho tổ chức mới của họ là Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ, hoặc Gongowderang trong Bính âm). Dựa trên mô hình của Nga, biến thể non trẻ hơn này đã áp dụng một chương trình đơn giản: thành lập quân đội cộng sản, lật đổ giai cấp tư sản và thiết lập một chế độ của giai cấp vô sản, trong đó sự khác biệt về tài sản và giai cấp sẽ bị bãi bỏ. Như đồng chí ‘Lý Ninh’ (Lenin) đã khẳng định, mỗi đảng cộng sản phải được tổ chức theo nguyên tắc “tập trung dân chủ”, trong đó không tồn tại các phe phái, và các nhà cách mạng chuyên nghiệp sẽ bị ràng buộc bởi một khuôn khổ kỷ luật sắt.
Lãnh tụ của những người Bolshevik Trung Quốc này là một tổng thư ký vừa được bầu, một trí thức thông minh được truyền cảm hứng từ triết lý Khai sáng và Cách mạng Pháp năm 1789: Trần Độc Tú. Trong số các đại biểu trẻ tuổi, có một người đàn ông đến từ Trường Sa, thủ phủ tỉnh Hồ Nam, được biết đến với trí thông minh và sự dè dặt. Trong tương lai, ông sẽ được biết đến với cái tên Mao Trạch Đông, “Mặt Trời Đỏ”, và chỉ một chút nữa thôi là ông đã bị giam trong một nhà tù Pháp.
Quốc tế Cộng sản sẽ thích ĐCSTQ đã chọn một người linh hoạt hơn so với vị diễn giả huyên hoang trẻ tuổi này, ví dụ như ai đó bắt đâu ý tưởng về một “mặt trận thống nhất” với Quốc dân Đảng. Tuy nhiên, Moscow đã đồng ý thỏa mãn các nhu cầu và việc học tập của đảng mới vì đảng này phù hợp với Moscow. Trong khi đó, vào cuối năm 1921, Maring, vốn ít nhiều nghi ngờ nhóm trí thức này, đã gặp Tôn Dật Tiên - người đã thành lập chính quyền của mình ở miền Nam, tại Canton (Quảng Châu ngày nay). Ông đề nghị Tiến sĩ Tôn tiếp nhận sự viện trợ của Moscow, và thậm chí không hỏi ý kiến của Tôn về các đồng chí Trung Quốc trong ĐCSTQ. Điều này đánh dấu sự khởi đầu của mối quan hệ thân mật giữa Quốc dân Đảng với nhà nước Liên Xô sắp được thành lập. Mục tiêu tiếp theo, theo Lenin, là thống nhất thành một đất nước Trung Quốc lớn hơn, vốn đã bị tàn phá bởi các lãnh chúa, thông qua một chính phủ cánh tả, mà với sự liên minh với Moscow sẽ phá vỡ sự cô lập chính trị đang tàn phá Liên Xô mới hình thành.
ĐCSTQ mặc dù có chút lo lắng, đang háo hức bắt đầu cuộc cách mạng, và sau đó, đã lùi lại bởi họ được khích lệ bằng lời hứa về một tương lai tươi sáng hơn. Tuy nhiên, có một khoảnh khắc mà dường như sẽ không bao giờ được sang tỏ. Ai là người đã phản bội cuộc họp tuyên bố thành lập của Đảng? Và làm thế nào để giải quyết bí ẩn này, ngoài việc thiết lập một cuộc điều tra và tạo ra một mạng lưới gián điệp nhỏ? Cuốn sách này sẽ kể câu chuyện về việc một ngày nào đó cấu trúc phôi thai này sẽ trở thành mạng lưới tình báo bí mật lớn nhất thế giới.
La Nghĩa Nông, một sinh viên trẻ đến từ Hồ Nam giống như Mao, sau đó sẽ được gửi đến Moscow để được đào tạo về nghề gián điệp và việc tiến hành cách mạng, chịu trách nhiệm điều tra về việc cuộc họp thành lập Đảng bị bại lộ. Điều này tiết lộ rằng sự xâm nhập của cảnh sát Pháp có một lời giải thích đơn giản, và Quốc tế Cộng sản chính là manh mối. Dường như hai sứ giả trẻ tuổi đến từ Tổ chức Thanh niên của Quốc tế Cộng sản, mang các trợ cấp tới cho các đồng chí Trung Quốc của họ, đã bị các đặc vụ của Fiori theo dõi kể từ khi họ đến Thượng Hải. Theo như những gì có thể xác định, họ là Henri Lozeray và Jacques Doriot, cả hai đều đến từ Saint-Denis, một vùng ngoại ô phía Bắc Paris. Nhận ra rằng họ đang bị cảnh sát bám đuôi, các chàng trai trẻ cẩn thận chọn một đường vòng ngoắt nghéo để tham gia cùng các đại biểu khác trong cuộc họp. Nhưng hẳn là các liên lạc viên của họ đã ít thận trọng hơn.
Sau khi trở về Pháp, qua ngả Moscow, hai người này đã giúp thành lập chi bộ Paris của ĐCSTQ, và, như chúng ta sẽ thấy, họ đã giúp đỡ một chiến binh nổi tiếng, người sáng lập thực sự của mạng lưới tình báo của những người cộng sản Trung Quốc. Nhưng chúng ta hãy tiếp tục dõi theo họ, khi họ lên một con tàu đến Vladivostok và sau đó bắt một chuyến tàu tàu tốc hành xuyên Siberia đến Paris, qua ngả Moscow và Berlin.
CÁC MẠNG LƯỚI NGƯỜI TRUNG QUỐC CỦA NHỮNG NGƯỜI XÔ-VIẾT
Trong khi đó, như chúng ta sẽ thấy, những người Xô-viết đã không ngồi yên. Tại Moscow, cơ quan tình báo bí mật của họ, Cheka, được thành lập bởi một người gốc Ba Lan, Felix Dzerjinsky, với biểu tượng là thanh kiếm và lá chắn của đấu sĩ. Lưỡi kiếm sắc bén của thanh kiếm đại diện cho cơ quan tình báo nước ngoài đầy hiệu quả của Cheka, INO. Tấm khiên đại diện cho cảnh sát chính trị, có nhiệm vụ là loại bỏ những kẻ phản cách mạng và những gián điệp của các đế quốc tại Nga, bắt đầu với những điệp viên thuộc Cơ quan Tình báo Anh và Phòng Nhì (cơ quan tình báo quân sự nước ngoài của Pháp). Cheka đang tiến hành một cuộc chiến đầy tàn nhẫn chống lại cả hai cơ quan tình báo này, vốn được cho là đang đe dọa tới sự sống còn của nhà nước cách mạng, với một một nhóm chống lại những người Bolshevik ngày càng hoạt động kín đáo.
Kể từ đầu thập niên 1920, Cheka, được đổi tên thành GPU vào năm 1922, đã hoạt động rất mạnh tại Trung Quốc, với hai mục tiêu. Đầu tiên là tuyển mộ các đặc vụ người Trung Quốc để thông báo cho Moscow về ý định của các vị lãnh chúa, các đế quốc đang nắm những khu nhượng địa, những người Nga da trắng bị lưu đày chuẩn bị về nước, những người theo chủ nghĩa dân tộc trong Quốc dân Đảng và những người chỉ điểm vốn đã trở thành những kẻ phản cách mạng. Đó là một kế hoạch khổng lồ. Việc Cheka tài trợ cho các hoạt động tình bảo của cả ĐCSTQ non trẻ lẫn Quốc dân đảng cũng là một chiến lược để kiểm soát cả hai đảng này.
Cheka không phải là tổ chức duy nhất hoạt động sau hậu trường. Đồng thời, cơ quan tình báo của Hồng quân, Razvedoupr (hay còn gọi là GRU), do Tướng Arvid Seibot đứng đầu, cũng đang hoạt động. Ở mọi quốc gia trên thế giới, GRU đang theo dõi tiềm năng quân sự cũng như giám sát các bộ phận quân sự của các đảng cộng sản, vốn được hình thành từ Hồng quân. Jan Berzin, người gốc Latvia, giám đốc Cục Ba (phụ trách tình báo), đã sớm trở thành người đứng đầu GRU, và sẽ tiếp tục tăng cường hoạt động ở châu Á. Tại Trung Quốc, theo thỏa thuận với Tôn Trung Sơn, mạng lưới tình báo quy mô lớn này vẫn còn hoạt động cho đến ngày nay, dưới cùng một cái tên đó - cũng tham gia giám sát thông qua các hoạt động tư vấn cho Học viện quân sự Hoàng Phố, được thành lập bởi những người Quốc Dân đảng Trung Quốc. Năm 1927, tùy viên quân sự của Đại sứ quán Liên Xô tại Quảng Đông là Đại tá Semion Aralov - người từng lãnh đạo GRU vào năm 1918, dưới thời Trotsky.
Chúng ta đã nghe nói về tổ chức thứ ba của Nga hoạt động tại Trung Quốc, ít liên quan tới các hoạt động chính trị so với Cheka hay GRU: Quốc tế Cộng sản, được thành lập năm 1919 để thúc đẩy cuộc cách mạng thế giới. Các hoạt động bí mật của nó được tổ chức bởi bộ phận Tình báo Liên lạc Quốc tế (OMS), do một nhà cách mạng cũ tên là I. Rum Piatnitsky tổ chức. Những hoạt động này bao gồm chuyển tiền và tài trợ cho các đảng, công đoàn và ủy ban, và đào tạo các đặc vụ về kỹ năng bí mật, bao gồm mã hóa và truyền tin nhắn không dây, giả mạo tài liệu và tham gia đào tạo các điệp viên bí mật.
Tổ chức hoạt động gián điệp của Liên Xô tại Trung Quốc đã hình thành. Điệp viên nước ngoài thường trú đầu tiên của Cheka ở Bắc Kinh, Aristarkh Rylski (tên thật là Aristarkh Riguin), được thay thế vào năm 1922 bởi nhà ngoại giao-điệp viên gốc Armenia, Yakov Davtian, người từng thực hiện nhiều điệp vụ tại Pháp dưới cái tên “Jean Jan”. Không lâu sau khi đến Bắc Kinh, Davtian đã phàn nàn với Meyer Trilisser, người đứng đầu INO tại Moscow, rằng ông đang chịu áp lực lớn bởi khối lượng công việc khổng lồ mà mình phải giải quyết. Mặc dù cực kỳ thú vị nhưng khối lượng công việc vô cùng nặng nề và đầy thách thức. Người ta phải thể hiện tinh thần trách nhiệm cao. Khoảng cách từ Moscow, chất lượng kém của các liên lạc viên, thiếu sự thấu hiểu lẫn nhau giữa ông và Cheka đã khiến mọi thứ trở nên phức tạp. “Tôi chưa bao giờ làm việc chăm chỉ như vậy trong đời - ngay cả tại INO - khi tôi làm việc ở đây, thần kinh của tôi chưa bao giờ bị căng thẳng như vậy”.
Nhưng đồng chí Davtian đã tỏ ra dung cảm một cách đầy miễn cưỡng, bởi vì như Trung Quốc, như ông nói, “là trung tâm của nền chính trị thế giới, không chỉ là điểm yếu của chủ nghĩa đế quốc toàn cầu mà còn cả của chúng ta”. Và ngay cả khi Riguin và Davtian không hoạt động tốt, các “khu dân cư” của INO - hay các trạm tình báo, ở Bắc Kinh, Thiên Tân, Thẩm Dương, Trường Xuân, Cáp Nhĩ Tân, Quảng Châu và Thượng Hải đã phát triển mạnh, như đã được chứng thực bởi một bản báo cáo đáng khích lệ của Davtian một năm sau khi ông đến Trung Quốc: “Công việc đang diễn ra tốt đẹp. Nếu các đồng chí theo dõi các tài liệu mà tôi đã gửi, các đồng chí sẽ thấy rằng tôi đã thành công trong việc mở rộng mạng lưới của chúng ta trên khắp Trung Quốc, có nghĩa là không có gì quan trọng có thể xảy ra mà chúng ta không được cảnh báo. Mạng lưới liên lạc của chúng ta đang mở rộng. Nhìn chung, tôi có thể nói rằng không ai trong số những người Nga da trắng sống ở Viễn Đông mà không bị theo dõi. Tôi biết mọi thứ xảy ra, thường là ngay cả trước khi nó thực sự diễn ra”.
Vào ngày 11 tháng Hai năm 1923, Davtian đã gửi một thông điệp về các trụ sở tình báo tại Moscow: “Tôi đã mở rộng đáng kể các hoạt động của chúng tôi. Bây giờ chúng tôi có mạng lưới điệp viên thích hợp ở Thượng Hải, Thiên Tân, Bắc Kinh và Thẩm Dương. Tôi đã thiết lập một bộ máy quản trị quan trọng ở Cáp Nhĩ Tân. Chúng tôi có kế hoạch thâm nhập vào hoạt động tình báo tại Nhật Bản và một mạng lưới chỉ điểm viên rộng rãi ở Thượng Hải”.
Tại Bắc Kinh, tình báo quân sự Liên Xô (GRU) được đại diện chính thức bởi Tướng Anatoli Gekker, người là tùy viên quân sự của Đại sứ quán Liên Xô tại đó cho đến năm 1925. Một trong những nhiệm vụ chính thức của Gekker lúc đó là giúp các cố vấn quân sự Nga làm việc chặt chẽ với quân đội Quốc dân Đảng nhằm giám sát việc thành lập một đoàn huấn luyện tình báo quốc gia, và giám sát một điệp vụ tình báo có biệt danh là “Trường trung học” (中学), được điều hành bởi một nhân vật cấp cao ở Quốc dân Đảng, một người từng là giáo viên tên là Đàm Phẩm Tam. Vì thế, Liên Xô đã giám sát cả cơ quan tình báo non trẻ của những người cộng sản Trung Quốc và của Quốc dân Đảng, mà lãnh đạo của họ, Tôn Trung Sơn, tiếp tục ủng hộ một liên minh với Moscow cho đến khi ông qua đời vào tháng Ba năm 1925.
Bộ máy quân sự hiện tại chính thức này chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Trong thực tế, phần lớn hoạt động tình báo của GRU ở Trung Quốc, giốn như hoạt động tình báo của Cheka/GPU ở Liên Xô, đã được tiến hành bởi những các đặc vụ bí mật ‘ngoài ngành’, dù họ tạm trú hay thường trú ở đó. Dấu vết của họ có thể được tìm thấy trong hàng trăm báo cáo tình báo Pháp mà tôi đã tham khảo, qua đó tôi đã có thể tạo ra một ‘Bản Danh sách’ các gián điệp Nga thực sự tại Trung Quốc trong những thập niên 1920 và 1930. Đây là một công việc khá phức tạp, vì chúng ta đang nói về một thế giới nơi mọi người đều có nhiều bí danh, tên giả và hộ chiếu giả mạo, vốn từng có rất nhiều trong kho lưu trữ của các lãnh sự quán Pháp ở Thượng Hải và Thiên Tân trong thời kỳ chiến tranh.
Không phải chỉ có ở Trung Quốc, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã thiết lập mạng lưới điệp viên ngầm trong các khu nhượng địa của Pháp và các khu tô giới quốc tế tại Thượng Hải và Hồng Kông. Ở Paris cũng vậy, các chiến binh trẻ trong chương trình vừa học vừa làm đã được học về các nghiệp vụ bí mật. Họ đã phải dũng cảm đối mặt với lực lượng cảnh sát Pháp, với hoạt động phản gián và cơ quan tình báo quân sự nước ngoài vốn đã được chỉ thị để trừ khử họ tận gốc. Từng được trao các huy chương trong Thế chiến thứ Nhất, Cảnh sát trưởng Louis Ducloux và Charles Faux-Pas-Bidet từ Sûreté (cơ quan an ninh của Pháp) và Đại tá Henri Lainey, người đứng đầu cơ quan tình báo và phản gián (SCR), đã phải chuyển trọng tâm công việc của họ để chống lại làn sóng đang lên của chủ nghĩa Bôn-sê-vích và các điệp viên của nó. Cái gọi là “mối nguy hiểm màu vàng” vẫn đang tiếp tục, nhưng tình trạng bất ổn chính trị ở Trung Quốc và Đông Dương đòi hỏi sự cảnh giác cao độ và là một vấn đề rất được quan tâm đối với Đế quốc Pháp tại châu Á. Đối với các chiến binh từ Viễn Đông, học cách cắt đuôi và tránh cạm bẫy của các điệp viên bậc thầy trên đường phố Paris, Lyon và Marseille có nghĩa là họ đã đóng một vai trò trong cuộc chiến trong bóng tối này.
NGƯỜI KHÁCH GIA CỦA CHU ÂN LAI ĐẾN PARIS
Người Khách Gia của Trung Quốc từng là tộc người di cư; do đó, tên của tên của họ có nghĩa là “những gia đình làm khách”. Trải qua nhiều thế kỷ, họ chạy trốn khỏi người Mông Cổ và tìm nơi ẩn náu: trên vùng đồng bằng miền trung Trung Quốc, phía nam sông Hoàng Hà, bên sông Ngọc ở Hồng Kông, tại Quảng Châu và những nơi khác. Họ dũng cảm trong chiến tranh hệt như trong các cuộc phiêu lưu của mình. Nhiều người đã rời khỏi Trung Quốc. Họ tạo thành một nhóm dân tộc riêng biệt, với phương ngữ bất khả xâm phạm, và các biểu tượng và nghi lễ rất khác biệt so với những người còn lại của cộng đồng người Hoa di cư. Trong triều đại nhà Thanh (1644-1912), mái tóc dày của họ là sự minh chứng cho việc họ từ chối việc bày tỏ lòng trung thành với những người chinh phạt Mãn Châu thông qua việc cạo đầu và chỉ giữ một bím tóc. Phụ nữ có quyền ngang với nam giới, ít nhất là quyền làm việc trên cánh đồng. Một tộc người Khách Gia không cúi đầu trước bất cứ ai. Một tộc người Khách Gia bất khuất.
Một dấu hiệu của điều này là, không giống như các dân tộc thiểu số khác tại Trung Quốc khác, những người cha Khách Gia đã không ép buộc con gái mình phải bó chấn và bị teo để biến chúng thành đối tượng của sự ham muốn. Khi đến tuổi trưởng thành, những người con gái Khách Gia chỉ kết hôn với những con trai Khách Gia khác, bởi họ coi giới tư sản Thượng Hải, quan lại Bắc Kinh và nông dân Trường Sa là gớm ghiếc, với đôi chân “khổng lồ” của họ. Người Khánh Gia là một dân tộc đầy kiêu hãnh. Hồng Tú Toàn huyền thoại, vị thủ lĩnh hừng hực lửa chiến đấu của cuộc nổi loạn Thái Bình (1850-1864), là một người Khách Gia. Tầm nhìn của Hồng là sự thành lập một vương quốc hòa bình trên trái đất. Tia lửa cách mạng này đã gây ra một cuộc nội chiến; theo anh em Élisée và Onésime Reclus, những nhà địa lý Pháp nổi tiếng nhất vào thời điểm đó, sự đàn áp sau đó đã khiến 12 đến 15 triệu người Trung Quốc bị chết. Trường thiên tiểu thuyết về Thái Bình Thiên Quốc đã làm kinh hoàng cả thế giới và truyền cảm hứng cho Jules Verne tạo ra một nhân vật tên là Vương, một triết gia, trong tác phẩm ‘The Tribations of a Chinaman in China’.
Không biết những đặc vụ của Pháp trong chiến tranh và các các sĩ quan tình báo quân sự thực sự đã đọc các tác phẩm anh em nhà Reclus theo chủ nghĩa không chính phủ hay các tác phẩm của Jules Verne hay chưa? Chúng ta không thể biết, nhưng họ chắc chắn đã theo dõi những khổ nạn của người Hoa ở Pháp vào tháng Bảy năm 1922. Trong khi không nghi ngờ gì về lịch sử phức tạp của người Khánh Gia, các thám tử đã liên tục theo dõi thế giới đầy sôi nổi của các sinh viên và công nhân Trung Quốc tại Pháp. Nhiều sinh viên Trung Quốc đã tham gia tuyên truyền trong cộng đồng di cư để bảo vệ tự do học thuật, và họ đã tham gia cả Quốc dân Đảng theo chủ nghĩa dân tộc do Tôn Dật Tiên lãnh đạo – chính ông cũng là người Khách Gia, và một nhóm mới đã thâm nhập vào họ: Đảng Cộng sản Trung Quốc, được thành lập ở Thượng Hải với tiền từ Moscow và sự giúp đỡ của các nhà cộng sản Doriot và Lozeray.
Dưới các tên giả, những thanh niên Trung Quốc ở Paris này tham gia vào các hoạt động bí mật, hoạt động trong các phòng giam bí mật. Một trong những người Khách Gia đó là cậu bé “Thập” đến từ Tứ Xuyên, với khuôn mặt trẻ trung và mái tóc đen huyền bay trong gió, anh không ai khác chính là Đặng Tiểu Bình, người làm việc trong nhà máy của Renault và được đặt biệt danh là “Ngài Rô-nê-ô”, bởi ông đã dành buổi tối để in ‘Tuổi trẻ mới’ và ‘Bình minh Đỏ’, những cuốn sách nhỏ bằng tiếng Hoa. Ai có thể tưởng tượng rằng ông sẽ trở thành Chủ tịch của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào sáu mươi năm sau? Hay, trong số những người Khách Gia trong nhóm cộng sản Paris, có không dưới ba nguyên soái tương lai của Quân đội Giải phóng Nhân dân? Bộ ba này sẽ đóng một vai trò trong mọi giai đoạn của lịch sử các điệp vụ bí mật: Trần Nghị, Diệp Kiếm Anh và Chu Đức.
Theo báo cáo của cảnh sát bí mật của Pháp, các nhà cộng sản trẻ tuổi người Khách Gia gặp nhau lần đầu tiên vào mùa Xuân năm 1922, tại căn hộ của Henri Lozeray, bí danh “Gardon”: số 15 đường Goncourt, tại Quận 11 ở Paris. Lozeray, người làm công việc sắp chữ, là người đứng đầu các vấn đề thuộc địa trong Liên Đoàn Thanh niên Cộng sản [thuộc Quốc tế Cộng sản (ND), và mặc dù vừa bỏ lỡ sự ra đời của ĐCSTQ tại Thượng Hải, ông đã là người tham gia đầu tiên vào sự thành lập phân bộ của Đảng ở châu Âu. Cuộc họp trong căn hộ của ông được tổ chức bởi một nhân viên khác của Renault, một người vận hành máy tiện có biệt danh là ‘Ngô Nhất’. Vị lãnh tụ tương lai của Việt Nam, Hồ Chí Minh, cũng ở đó, dưới bí danh của ông, Nguyễn Ái Quốc; cảnh sát đã xây dựng một hồ sơ đồ sộ về ông , kể từ khi ông tham dự cuộc họp thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Ông làm công việc chỉnh sửa các bức ảnh và sửa chữa đồ sứ, và dùng bí danh “Ferandand”. Trên thực tế, ông là một đặc vụ của Quốc tế Cộng sản, và tình bạn của ông với Breton Jean Cremet, một ngôi sao đang lên trong Đảng Cộng sản Pháp, đã không che giấu được các nhà đương cục về sự tham gia bí mật của ông vào cuộc đấu tranh này.
Các mật thám Pháp cũng đã khoanh vùng một tòa nhà ở số 17 đường Godefroy, cạnh vùng Gobelins của Paris, gần Place d'Italie, nơi một khu phố Tàu nhỏ đang phát triển. Một thanh niên trẻ tuổi tự xưng là Stephen Knight, ăn mặc như một quý ông người Anh và mang hộ chiếu Anh, sống ở tầng hai. Anh tự nhận là một doanh nhân đến từ Hồng Kông. Mô tả của anh khớp với Ngô Nhất, người đã ở căn hộ của Lozeray, và họ thực sự là một người: con trai của một quan chức từ Chiết Giang, phía tây nam Thượng Hải, một chàng trai trẻ mang tinh thần cấp tiến từ rất sớm. Tên thật của anh là Chu Ân Lai. Sau từ bỏ gia đình, anh đã sống ở Nhật Bản một thời gian trước khi đến châu Âu. Vào tháng 11 năm 1920, Chu, bí danh Ngô Nhất, đã đến Marseille trên tàu Bordeaux, một tàu buôn của Pháp. Với bản năng tự nhiên trong hoạt động bí mật, trong hai năm, ông điều hành các nhóm cộng sản Trung Quốc ở Pháp, Bỉ và Đức. Sau khi các sinh viên đóng giả công nhân này chiếm đóng Tòa Công sứ Trung Quốc tại Paris, cảnh sát đã bắt giữ anh, nhưng, không biết danh tính thực sự của anh, chỉ quyết định áp tải anh đến Marseille, nơi anh sẽ bị trục xuất khỏi Pháp để trở về Trung Quốc. Anh xoay xở để bí mật nhảy khỏi đoàn tàu khi nó đang di chuyển qua vùng nông thôn rộng lớn, và do đó thoát khỏi những kẻ áp giải anh. Vị “quan cách mạng” này đã chứng tỏ mình là một người có kỹ năng thoát hiểm đầy khéo léo hệt như một họa sĩ.
Chu hoạt động bên cạnh các đồng chí người Khách Gia trung thành, vốn cũng có năng khiếu trong hoạt động bí mật, và trở nên thân thiết với một chàng trai trẻ tên là Nhiếp Vinh Trăn, người quê Tứ Xuyên như Đặng Tiểu Bình. Ông đã học với Đặng tại Đại học Grenoble và sau đó tại Charleroi ở Bỉ, nơi ông chịu ảnh hưởng của các nhà nhà xã hội Bỉ. Được Chu dùng bởi có đầu óc khoa học, ông là chuyên gia về mã hóa và nhắn tin không dây. Ông làm kỹ sư tại Creusot và Renault. Sau này, ông trở thành một nguyên soái trong Quân đội Giải phóng Nhân dân, và là một trong những người sáng chế ra bom nguyên tử.
Điều đáng nhớ là những người Khách Gia và các vị nguyên soái tương lai này, cùng với phần còn lại của nhóm được hình thành xung quanh Chu, với những đứa con của họ, sẽ tiếp tục góp mặt trong câu chuyện liên tục này, cho đến tận ngày nay.
Phản gián Pháp không chỉ phụ thuộc vào những người chỉ điểm. Các nhân viên bàn giấy ở Bộ Nội vụ tại Paris đã đưa ra những ước tính sắc sảo. Họ nhận ra rằng Moscow hẳn phải đang trợ cấp cho người Trung Quốc, với các đặc vụ Quốc tế Cộng sản người Pháp đóng vai trò trung gian.
Một người cấp tiến dày dạn kinh nghiệm tên Suzanne Girault chịu trách nhiệm chuyển tiền. Sinh ra ở Thụy Sĩ, nơi lần đầu tiên cô gặp Lenin, cô đã từng làm giáo viên tiểu học ở Nga, nơi cô được tuyển vào Ban Liên lạc Quốc tế của Quốc tế Cộng sản (OMS) vào năm 1919. Đó là lý do để cô được giao nhiệm vụ bàn giao các khoản tiền khá lớn cho các nhóm cách mạng khác nhau, bao gồm cả người Trung Quốc, như được thể hiện trong các tài liệu bị cảnh sát Pháp thu giữ khi khám xét nhà của cô, sau khi một ổ gián điệp do Jean Cremet dẫn đầu bị phát hiện vào năm 1927.
Mùa hè năm 1924, Chu Ân Lai trở về Trung Quốc. Mãi đến khi tới Hồng Kông, cảnh sát Pháp mới phát hiện ra ai là người ẩn đằng sau bí danh Stephen Knight, và quý ông người Anh và người lao động Trung Quốc Ngô Nhất chỉ là một người.
*
VỀ TÁC GIẢ
Roger Faligot là nhà báo điều tra và là tác giả của nhiều chuyên khảo về tình báo châu Âu và châu Á.
*
Nguồn: Roger Faligot (2019). 'Chinese Spies: From Chairman Mao to Xi Jinping'. London: Hurst, 2019.
chơi với TQ rất ớn
ReplyDelete