Nguyễn
Đình Hách dịch
Câu
hỏi 1: Có phải tất cả mọi linh hồn được tạo ra cùng nhau như thuyết của Paul
Brunton, hoặc chúng được tạo ra ở những giai đoạn riêng biệt? Có phải đây là sự
khác biệt - sự khác biệt trong những giai đoạn của chúng - vì sự lựa chọn của chính
chúng hoặc đó là số phận chúng? Về vấn đề đầu thai thì mức độ lựa chọn mà chúng
ta có là gì?
Trước khi tôi có thể trả lời câu hỏi
này, hai hay ba điều phải được hiểu. Đầu tiên, yêu cầu tôn giáo khác về cơ bản
với yêu cầu khoa học. Với yêu cầu khoa học thì câu hỏi là quan trọng, nhưng với
yêu cầu tôn giáo thì người hỏi là quan
trọng - trạng thái tinh thần khi câu hỏi được hỏi – ai mới là có ý nghĩa. Về
câu hỏi khoa học, tâm trí bạn phải không ngừng tập trung vào câu hỏi. Về yêu cầu
tôn giáo thì câu hỏi chỉ là bục nhảy vào một cái gì đó chưa có trên bản đồ. Cho
nên hỏi câu hỏi và quên nó đi, bởi vì câu hỏi liên quan đến cái đã biết, và câu
trả lời chỉ có thể liên quan với cái chưa biết.
Khi chúng ta hình thành câu hỏi theo lối
rất công thức, thì công thức cơ bản dựa trên sự phỏng đoán trước, thuộc về tâm
trí của chúng ta, ký ức của chúng ta, kiến thức của chúng ta. Nhưng câu trả lời
buộc phải ở trong khía cạnh, trong tầm cỡ hoàn toàn khác. Ví dụ như câu hỏi
này. Chúng ta sẽ chia nó thành nhiều phần.
Câu hỏi
2: Có phải tất cả linh hồn được tạo ra cùng nhau, như thuyết của Paul Brunton,
hay chúng được tạo ra ở những giai đoạn riêng biệt?
Câu hỏi này có vẻ thích đáng. Con người
luôn quan tâm sâu sắc đến khái niệm sáng tạo: làm cách nào mọi thứ được tạo ra?
Khi nào? Tại sao? Bởi ai? Thậm chí liên quan đến những linh hồn, mọi người cũng
có nhiều câu hỏi: những linh hồn được tạo ra khi nào? Chúng được tạo ra như
nhau hay khác nhau? Và nếu chúng được tạo ra như nhau thì tại sao lại có sự
không công bằng?
Câu
hỏi 3: Có phải sự khác nhau này - sự khác nhau trong các giai đoạn của chúng -
vì chính sự lựa chọn của chúng, hay đó là số phận chúng?
Với chúng ta, hỏi về sự sáng tạo có vẻ
là quan trọng. Nhưng trong tồn tại, không có gì được sáng tạo; nó là liên tục
và là khởi đầu vô hạn. Đối với tồn tại thì khái niệm về chính sáng tạo là trẻ
con và vớ vẩn. Tồn tại đã luôn là vậy: nó chưa bao giờ được sáng tạo và cũng
chưa bao giờ có thể bị hủy diệt. “Sáng tạo” có nghĩa là từ cái không – và từ
cái không thì không gì có thể xuất hiện. Thế giới, sáng tạo ở trong sự thay đổi
không ngừng, nhưng không gì có thể được tạo ra hoặc bị hủy diệt.
Thay đổi là thực tại. Bằng sự thay đổi
tôi ngụ ý rằng, chỉ có hình dạng thay đổi còn thực chất cốt lõi không bao giờ
thay đổi. Nền tảng cơ bản vẫn luôn được giữ nguyên; chỉ có cách thức biểu hiện,
hình dạng là thay đổi. Và sự thay đổi này là liên tục; là bất tận. Cho nên mọi
thứ hoặc những linh hồn không được sáng tạo. Khi mọi thứ không được tạo ra thì
khái niệm về sáng tạo các linh hồn lại trở thành điều ngớ ngẩn. Một linh hồn được
tạo ra không thể là linh hồn; nếu một linh hồn có thể được tạo ra thì hẳn nó sẽ
trở thành một sự vật.
Nhưng đối với cái gọi là tâm trí tôn
giáo thì sáng tạo lại có vẻ có ý nghĩa, bởi vì chúng ta đã hình dung Thượng Đế
như là người sáng tạo, và không có sự sáng tạo thì người sáng tạo sẽ ở đâu? Thượng
Đế không phải là người sáng tạo, Thượng Đế chính là tồn tại. Thượng Đế không phải
là một cái gì đó riêng biệt mà là cốt lõi của thực tại; ngài không phải là người
sáng tạo thực tại mà chính là thực tại.
Sự lưỡng cực này - Thượng Đế và thế
gian, người sáng tạo và sự vật được sáng tạo - chỉ vì tư tưởng nhị nguyên của
chúng ta. Tâm trí chúng ta không ngừng tạo ra những lưỡng cực, nhưng thực tại
chỉ có một. Thượng Đế không phải là người sáng tạo mà là sự sáng tạo, là năng
lượng, là sức mạnh, là cốt lõi nền tảng của tất cả.
Hãy nhìn vào vấn đề này theo cách khác.
Không ai hỏi, “Ai tạo ra Thượng Đế?” bởi vì câu hỏi này có vẻ ngớ ngẩn. Nếu bạn
hỏi, “Ai tạo ra Thượng Đế?” thì câu hỏi dẫn bạn tới sự thoái lui trở lại; cùng
một câu hỏi có thể được hỏi lại về câu trả lời. Nếu A tạo ra B vậy thì chúng ta
có thể hỏi ai tạo ra A. Chúng ta có thể có vô hạn câu hỏi và không câu trả lời
nào được tìm ra. Mọi câu trả lời sẽ chỉ tạo ra những câu hỏi khác về cùng vấn đề
đó.
Chúng ta không thể nghĩ về Thượng Đế như
là thực thể được tạo ra, bởi vì nếu ngài được tạo ra vậy thì ngài không phải là
Thượng Đế; ngài trở thành một thực thể nào đó. Điều tương tự cũng đúng đối với
linh hồn: linh hồn không phải là hiện tượng được tạo ra. Và không chỉ linh hồn
- thậm chí vật chất cũng không phải là hiện tượng được tạo ra.
Hiện nay khoa học phát hiện ra rằng
không gì có thể được tạo ra và không gì có thể bị hủy diệt. Thậm chí, nếu vật
chất có thể biến đổi thành năng lượng và năng lượng biến đổi thành vật chất thì
đó cũng không phải là sáng tạo và hủy diệt. Định lượng vẫn giữ nguyên. Nếu vật
chất được biến đổi thành năng lượng thì chúng ta có thể nói rằng nó bị hủy diệt,
bởi vì vật chất đã biến mất. Nhưng nó không bị hủy diệt, bởi vì chính vật chất
là một dạng của năng lượng - bấy giờ nó ở dạng khác, nhưng năng lượng thì vẫn
giữ nguyên. Tổng định lượng của tồn tại luôn không đổi. Cho dù bạn đổi A thành
B hoặc B thành C thì cũng không làm cho tổng thay đổi; không một phần riêng rẽ
nào có thể được thêm vào tổng, và không một phần riêng rẽ nào có thể bị trừ đi.
Và tổng toàn bộ này là Thượng Đế.
Điều đầu tiên phải hiểu là không có gì
được tạo ra. Tồn tại là tồn tại. Tồn
tại hiện diện với không khởi đầu và không kết thúc, nhưng với nhiều thay đổi.
Tâm trí
chúng ta đã tạo ra lưỡng cực thứ hai: đó là vật chất và tinh thần, cơ thể và
linh hồn. Một lần nữa điều này lại là sự khác biệt do tâm trí tạo ra; thực tế
chỉ duy nhất tồn tại. Cơ thể là dạng của nó và linh hồn cũng là dạng của nó.
Chính
vì vậy mà vật chất có thể biến đổi thành năng lượng và năng lượng có thể biến đổi
thành vật chất, cơ thể được biến đổi liên tục thành ý thức và ý thức được biến
đổi liên tục thành cơ thể. Bạn không thể xuất hiện tại điểm nơi mà bạn có thể nói
cơ thể kết thúc và ý thức bắt đầu; không có sự phân chia ranh giới. Cơ thể và
linh hồn không phải là hai thứ mà là hai cực của cùng một tồn tại: ở một cực bạn
cảm nhận cơ thể và ở cực kia có ý thức.
Bạn là
tồn tại: một cực của nó là ý thức; cực kia là cơ thể. Nếu bạn trở nên ý thức
hơn, thức tỉnh hơn, bạn trở thành linh hồn; nếu bạn trở nên ít ý thức hơn, ít
thức tỉnh hơn, bạn trở thành cơ thể. Nếu Phật đang ngồi bên cạnh bạn, cả hai đều
có cơ thể, nhưng chỉ là sự biểu hiện bên ngoài. Phật không có cơ thể, người chỉ
là linh hồn. Bằng linh hồn tôi muốn ngụ ý rằng mọi phần tử tồn tại của người đã
trở nên nhận biết. Nói cách khác, khi bạn ngủ sâu, bạn chỉ là cơ thể mà không
phải là linh hồn.
Bạn
không có linh hồn - chỉ là khái niệm về linh hồn, chỉ là ý nghĩ, lý thuyết, triết
lý về linh hồn.
Có vẻ
hơi lạ nhưng Gurdjieff thường nói rằng không phải mọi người đều có linh hồn.
Ông ấy cũng đã từng nói rằng có linh hồn có nghĩa là đạt được; một ai đó đạt được
linh hồn là hiện tượng rất hiếm hoi. Ông ấy đúng. Quan niệm rằng mọi người có
linh hồn là lầm lạc. Có vẻ như linh hồn là một cái gì đó bạn đã có rồi, nhưng
không phải như vậy.
Đó là
khả năng, là tiềm năng... đó là sự nở hoa.
Bạn có
thể là linh hồn nhưng bạn cũng có thể bị lỡ. Nếu toàn bộ ý thức bạn trở thành thực
tại, nếu tiềm năng bạn trở thành trung tâm thực sự của nhận biết hoàn hảo vậy
thì sự quyến luyến với cơ thể sẽ bị mất. Với những người khác bạn sẽ xuất hiện
là cơ thể, nhưng với bạn sẽ không có cơ thể. Sự lưỡng cực này phải bị quẳng đi.
Cơ thể có nghĩa là năng lượng vô thức và linh hồn có nghĩa là năng lượng thức tỉnh.
Năng lượng là như nhau. Hãy nhìn theo cách này: vật chất có nghĩa duy nhất một
thứ, tiềm năng linh hồn và linh hồn có nghĩa duy nhất vật chất mà nó đã đạt tới
sự nở hoa. Hãy quên hoàn toàn khái niệm về sáng tạo và quên bất kỳ khái niệm
nào về lưỡng cực. Chỉ khi đó bạn mới có thể hướng sâu vào tồn tại như là nó vậy.
Các nhà
triết học và các nhà thần học sẽ không ích gì - tất cả là những sự sáng tạo tâm
thần. Bất kỳ điều gì tâm trí có thể sáng tạo thì cũng sẽ là dạng lưỡng cực. Bất
kỳ ở đâu có tâm trí thì buộc phải có lưỡng cực bởi vì tâm trí không thể hình
dung về cực đối nghịch là duy nhất.
Làm
cách nào mà tâm trí có thể hình dung cơ thể và linh hồn là một? Đó là điều
không thể. Chính vì vậy mà có hai loại người theo thuyết nhất nguyên.
Một dạng
theo thuyết nhất nguyên: họ cho rằng không có linh hồn, chỉ có vật chất và cơ
thể tồn tại. Tâm trí không thể hình dung có hai cực đối nghịch tồn tại bên
nhau. Chúng sẽ gặp mặt ở đâu? Và bằng cách nào? Tâm trí luôn yêu cầu làm cách
nào ý thức và vật chất có thể gặp mặt – cây cầu giữa hai sẽ là gì, và ai sẽ bắc
cầu cho chúng.
Câu hỏi
tồn tại vì tâm trí, bởi vì tâm trí đã chia chúng. Sau đó câu hỏi nảy sinh làm
cách nào chúng có khả năng vận hành song song cùng nhau trong thời gian lâu
dài. Nhưng chúng đã được bắc cầu. Ví dụ, nếu cơ thể cảm nhận tổn thương thì tâm
trí cũng bị tổn thương. Nếu có cái gai trong cơ thể thì bạn cũng cảm nhận nó
trong tâm trí bạn. Tậm trí bạn bị phiền muộn thì cơ thể bạn cũng trở nên phiền
muộn; tâm trí bạn cảm nhận niềm vui và toàn bộ cơ thể trở nên trẻ trung vui vẻ.
Chúng không hành xử như là hai, chúng hành xử như là một. Nhưng tâm trí chia
chúng cho nên nảy sinh rắc rối: làm cách nào bắt chúng phải hành xử như là một,
làm cách nào bắc cầu qua khoảng trống?
Ý thức
và vật chất là quá đối nghịch - dạng tương quan có thể tồn tại giữa chúng là
gì?
Người
theo thuyết nhất nguyên này có thể hoàn toàn từ chối linh hồn. Thế thì chỉ cơ
thể tồn tại, không có linh hồn - linh hồn chỉ là sự bịa đặt.
Hoặc có
dạng người khác theo thuyết nhất nguyên, như Shankara, ông ấy đã nói rằng không
có cơ thể mà chỉ có linh hồn. Những kết luận của họ là trái ngược nhau, nhưng
logic của họ, lý lẽ của họ, tư tưởng của họ là như nhau. Shankara nói rằng vật
chất chỉ là ảo ảnh, là mơ - nó không thể tồn tại - trong khi dạng thứ nhất nói
rằng linh hồn chỉ là ảo ảnh.
Rắc rối
đối với cả Shankara và Marx là thế này: đầu tiên họ tạo ra sự chia giữa cơ thể
và linh hồn sau đó họ không thể hợp nhất chúng. Thay vì họ loại cái này hoặc
cái kia thì họ lại hợp nhất chúng và rắc rối xảy ra.
Với
tôi, giải pháp cho toàn bộ rắc rối là xem xét hình thái khác. Đừng chia chúng.
Chúng không phải là hai, chúng đã là một – chúng đã luôn là một. Khi năng lượng
trở nên thức tỉnh thì nó là linh hồn, khi nó trở nên vô thức thì nó trở thành
cơ thể. Đôi khi bạn nhiều linh hồn hơn và ít cơ thể hơn, đôi khi bạn nhiều cơ
thể hơn và ít linh hồn hơn.
Sự dao động giữa cái này và cái kia diễn
ra liên tục. Có thể vào buổi sáng bạn nhiều linh hồn hơn, vào buổi tối bạn nhiều
cơ thể hơn. Khi bạn giận dữ bạn nhiều cơ thể hơn, khi bạn đang yêu bạn nhiều
linh hồn hơn. Mức độ thay đổi liên tục. Khi bạn thiền, ý thức bạn trải rộng và
cơ thể bạn co lại; khi bạn dùng chất gây ảo giác ý thức bạn co lại và cơ thể bạn
nở ra. Cơ thể và ý thức là hai cực của một hiện tượng.
Cho nên
hãy ghi nhớ: sự lưỡng cực thứ hai này chỉ là sự sáng tạo của tâm trí, tâm trí
hình dung. Nó không hiện hữu.
Tôi sẽ
không nói rằng những linh hồn được tạo ra. Không gì được tạo ra; mọi thứ đã
luôn có đó. Và khi tôi nói rằng những linh hồn không được tạo ra, thế thì tất
nhiên không có câu hỏi về việc chúng được tạo ra bình đẳng hoặc không bình đẳng.
Câu hỏi sẽ dẫn đến khía cạnh hoàn toàn khác.
Như tôi
nhìn thấy điều đó, mọi linh hồn đều bình đẳng về tiềm năng. Chúng đã luôn bình
đẳng về tiềm năng, nhưng thực tế chúng không bình đẳng. Và chúng có trách nhiệm
về điều đó mà không phải ai khác. Không ai khác ở đó để nhận trách nhiệm về điều
đó. Thượng Đế là khái niệm rất hữu ích - bạn có thể đổ hết trách nhiệm lên
ngài. Đó là công cụ tuyệt vời, một công cụ rất ranh ma: nếu có Thượng Đế và nếu
bạn không bình đẳng, vậy thì ngài sẽ chịu trách nhiệm về chuyện đó. Ngài tạo ra
bạn bất bình đẳng vậy nên bạn có thể làm gì? Không có Thượng Đế như vậy! Toàn bộ
tồn tại là Thượng Đế. Bạn tham dự vào toàn bộ, cho nên bạn cũng tham dự vào phần
trách nhiệm.
Bạn là
bình đẳng về tiềm năng. Điều đó có nghĩa bạn trở nên bình đẳng khi bạn nở hoa
toàn bộ. Phật nở hoa, Mahavira, Jesus, Mohammed - họ trở nên bình đẳng. Không
có sự khác biệt giữa họ. Nhưng khi sự nở hoa chỉ là tiềm năng thì họ không bình
đẳng. Trên hành trình tất cả chúng ta đều không bình đẳng.
Không
có ai khác chịu trách nhiệm bởi vì không còn ai khác. Chỉ có bạn tồn tại thôi.
Cho nên bạn là gì và bạn không là gì, đó là quyết định của bạn. Bất kỳ bạn là
gì thì đó cũng là quyết định của bạn. Nếu bạn không thay đổi thì đó cũng là quyết
định của bạn. Nếu bạn muốn thay đổi thì bạn có thể thay đổi tại thời điểm này.
Thời gian là không cần thiết, duy nhất quyết định của bạn thay đổi.
Nếu quyết
định của bạn không mạnh mẽ thì phải cần nhiều thời gian hơn. Nhưng nếu quyết định
của bạn là toàn bộ, vậy thì sự thay đổi có thể xảy ra tại chính thời điểm này.
Thời gian là không cần thiết - sự thay đổi có thể xuất hiện tại chính thời điểm
này. Thời gian là cần thiết chỉ bởi vì quyết tâm của bạn là không toàn bộ, quyết
định của bạn là không toàn bộ. Rắc rối cơ bản được tạo ra bởi bạn không sẵn
sàng thay đổi, và tâm trí bạn đã trở nên bị ám ảnh bởi khái niệm thay đổi.
Chúng
ta đã nhìn thấy Phật cho nên mới có thói hám danh lợi trong chúng ta. Làm cách
nào trở thành vị phật? Đây là thói hám danh, đây là sự thèm muốn, đây là ước
mong: làm cách nào trở thành vị phật - bình tĩnh và tự chủ, ánh sáng rọi lên
chính mình, im lặng sâu sắc mà không vướng bận, bông hoa không phải của thế giới
này. Thói hám danh lợi đã bắt đầu nhưng tâm trí chưa sẵn sàng. Chúng ta muốn
như Phật mà không giống Phật, bởi
vì tâm trí cũng muốn những điều khác. Những gì Phật từ bỏ thì chúng ta không sẵn
sàng từ bỏ, nhưng những gì Phật đã đạt được thì chúng ta đầy ham muốn đạt được.
Đây là rắc rối. Phần chủ yếu của tâm trí bạn không sẵn sàng thay đổi, không sẵn
sàng là linh hồn, dục vọng vẫn xuất hiện.
Trích từ
The Great Challenge
(Còn nữa)
No comments:
Post a Comment