Nguyễn
Đình Hách dịch
Câu hỏi 1: Tại sao
hiện nay các xã hội phương Tây đang trở nên quan tâm đến tôn giáo Ấn Độ?
Tôi cho
rằng tôn giáo trở thành sự xa xỉ cuối cùng. Chỉ khi một xã hội trở nên giàu có
thì tôn giáo mới trở nên ý nghĩa. Và hiện nay, lần đầu tiên phần lớn nhân loại
không còn nghèo nữa. Đặc biệt nước Mỹ là xã hội đầu tiên trong lịch sử loài
người đạt tới sự giàu có đó. Trở nên tôn giáo hoặc trở nên quan tâm đến câu hỏi
tối thượng của cuộc đời, con người cần được thực sự thỏa mãn tất cả những mong
muốn và nhu cầu tầm thường. Cho nên đối với tôi, một xã hội nghèo không thể là
tôn giáo. Ấn Độ là tôn giáo chỉ khi nó đạt tới đỉnh cao của sự thịnh vượng. Ví
dụ, trong thời kỳ của Phật, Ấn Độ giống như nước Mỹ ngày nay. Trong thời kỳ đó,
Ấn Độ là vùng đất giàu có nhất. Tôn giáo mà chúng ta có ở Ấn Độ ngày nay chỉ là
phần còn lại của những ngày đó.
Có sự khác
biệt cơ bản giữa tôn giáo của người giàu và tôn giáo của người nghèo. Nếu người
nghèo trở nên quan tâm đến tôn giáo thì đó sẽ chỉ là sự thay thế. Thậm chí nếu
người nghèo cầu nguyện Thượng Đế thì họ cũng sẽ cầu xin những lợi ích kinh tế;
rắc rối cơ bản của con người sẽ hãy còn chưa xuất hiện vì ngài. Cho nên Marx đã
đúng khi ông nói rằng tôn giáo là thuốc phiện cho con người. Điều ông ấy nói
toàn hoàn chính xác với người nghèo: họ không thể có những nhu cầu cơ bản cho
cuộc sống của họ, cho nên họ thay thế bằng cầu nguyện, thiền, yoga và tôn giáo.
Nhưng đối với người giàu thì có sự thay đổi cơ bản về tầm mức. Bấy giờ họ không
yêu cầu những lợi ích kinh tế, họ yêu cầu ý nghĩa của cuộc đời.
Krishna,
Mahavira, Phật, hai mươi bốn vị tirthankara của Jain, hai mươi bốn vị hóa thân
của Hindu đều là những người giàu có: sinh ra trong gia đình hoàng gia, con
trai của các vị vua. Ấn Độ không có vị hóa thân nào là người nghèo.
Câu hỏi 2: Có phải Jesus là vị hóa thân?
Người
Hindu không cho rằng ông ấy là một hóa thân. Nhưng vậy thì bạn có thể cho rằng
bất kỳ ai cũng là hóa thân. Gandhi được cho là hóa thân bởi những người theo
Gandhi, những người theo Ramakrishna coi Ramakrishna là hóa thân. Có rất nhiều
hóa thân - nhưng đó không phải là vấn đề.
Hindu giáo
có hai mươi bốn vị hóa thân; hai mươi ba vị đã xuất hiện và một vị nữa sẽ xuất
hiện. Phật tử và Jain tử cũng có hai mươi bốn phật và tirthankara. Tất cả đều
là con của những vị vua; không có ai nghèo khổ. Đó là một trong những khác biệt
giữa tôn giáo Ấn Độ với nhiều tôn giáo trên thế.
Câu hỏi 3: Có phải
những trải nghiệm đích thực luôn không như nhau?
Chúng là
như nhau, nhưng những trải nghiệm tâm linh đó là như nhau khi chúng là những
trải nghiệm cá thể. Câu hỏi liên quan đến xã hội chứ không liên quan đến cá
nhân các nhà huyền môn. Những gì tôi đang nói là người nghèo có thể trở thành
nhà huyền môn, nhưng xã hội nghèo không thể trở nên tôn giáo. Một người giàu
không cần thiết phải là tôn giáo, nhưng một xã hội thịnh vượng sẽ trở nên thèm
khát tôn giáo. Thời điểm mà xã hội trở nên giàu có thì những rắc rối mới nảy
sinh. Những rắc rối đó không liên quan đến những thể chất và những nhu cầu vật
chất; chúng mang tính tâm lý nhiều hơn.
Nếu người
nghèo đổ bệnh thì bệnh tật ít nhiều cũng liên quan đến cơ thể. Nếu người giàu
đổ bệnh thì bệnh tật ít nhiều cũng liên quan tới tâm trí. Hiện nay nước Mỹ cần
nhiều nhà tâm lý và những phép chữa bệnh phân tâm học, bởi vì ở nước Mỹ số
người bị điên là nhiều nhất. Các nhà tâm lý Mỹ nói rằng ít nhất có ba trong bốn
người mất trí, không bình thường.
Những nhu
cầu của tâm trí bạn nảy sinh lần đầu khi nhu cầu của cơ thể bạn được thỏa mãn.
Tôn giáo là nhu cầu của tâm trí mà không phải của cơ thể. Chính vì vậy mà thú
vật có thể sống không cần tôn giáo, nhưng con người thì không thể - tâm trí đã
lên nắm quyền.
Khi bạn
giàu có, chín mươi chín phần trăm mối quan tâm của bạn là bởi tâm trí. Một cá
nhân giàu có thể không là tôn giáo, và một cá nhân nghèo khó có thể là tôn giáo,
nhưng toàn bộ một xã hội nghèo thì có thể có tôn giáo chỉ như là sự thay thế
cho sự sung túc về kinh tế. Sự cầu nguyện của nó là không đích thực bởi vì sự
cầu nguyện đó cố đòi hỏi để có được một cái gì đó.
Ở nước Mỹ
tôn giáo sẽ trở nên rất quan trọng và ý nghĩa - Nước Mỹ và tất cả các nước khác
đang trở nên ngày càng thịnh vượng hơn hàng ngày. Trong thời gian tới chủ nghĩa
cộng sản sẽ trở nên ý nghĩa ở những quốc gia nghèo và tôn giáo sẻ trở nên ý
nghĩa ở những quốc gia giàu. Trong vòng hai mươi năm tới, tất cả những quốc gia
nghèo sẽ trở thành cộng sản.
Trung Hoa
đã là quốc gia tôn giáo; nước Nga cũng đã là quốc gia tôn giáo, như bất kỳ quốc
gia nào khác. Trung Hoa đã từng là đất nước Phật giáo - cả hai, Đạo giáo và
Phật giáo đã bắt rễ rất sâu ở đó.
Câu hỏi 4: Nhưng ở
đó, các chính quyền chống lại tôn giáo. Điều đó dường như không bao giờ xảy ra
ở Ấn Độ.
Đó không
phải là điều quan trọng. Tôn giáo, cho dù chính phủ có ngăn cản hoặc khuyến
khích thì cũng không phải là vấn đề. Tình trạng ở Ấn Độ như vậy thì tôn giáo
không thể trở nên ý nghĩa. Ở một quốc gia nghèo thì hình thái của nó là gì
không thành vấn đề - bạn có thể gọi nó là xã hội chủ nghĩa hoặc bất kỳ tên gì
khác – cộng sản sẽ trở thành tôn giáo. Ở nước Nga, tôn giáo sẽ lại trở nên ý
nghĩa trong hai mươi năm tới. Bây giờ nước Nga không phải là một nước nghèo và
thời điểm mà xã hội trở nên giàu có thì bạn không thể thoát khỏi tôn giáo. Đó
là điều không thể.
Câu hỏi 5: Chỉ giao
phó tôn giáo cho người giàu, điều đó có đúng không?
Với tôi đó
không phải là vấn đề đúng hay sai, đó là vấn đề như thế nào là tình trạng phù
hợp. Người ốm sẽ đến bệnh viện và người không ốm sẽ không đến. Đó chỉ là dòng
chảy của lịch sử - vẫn thường thấy theo cách như vậy. Cũng theo cách như vậy, một
quốc gia thịnh vượng buộc phải thu hút tới tôn giáo.
Ở nước Nga
nhiều điều đã thay đổi trong vòng mười hay mười lăm năm qua. Bây giờ họ có
nhiều nhà khoa học nhất đang nghiên cứu và làm việc với những dự án về cận tâm
lý học trên khắp thế giới. Những phát hiện của họ rất lý thú!
Cho nên đó
không phải là vấn đề đúng hay sai, đó chỉ là con đường mà lịch sử trải qua.
Trong một thời kỳ dài, cộng sản mang đến một sự sung túc nào đó, thế rồi tôn
giáo có thể trở nên ý nghĩa.
Câu
hỏi 6: Có phải vì loài người cần những điều mới mẻ?
Chỉ có
giới trẻ mới trở nên quan tâm đến những cái mới. Người già đã có sự đầu tư vào
những điều xưa cũ đến mức họ không thể quan tâm đến những cái mới. Người trẻ tuổi
luôn cảm nhận tương lai trong huyết quản của mình chứ không phải là người già.
Quá khứ là ngôi nhà của người già; tương lai là căn hộ của người trẻ. Bởi vì
người trẻ sẽ sống trong tương lai, họ quan tâm nhiều đến những phát triển mới,
đến những cái mới.
Người trẻ
luôn không thỏa mãn – luôn luôn. Sự không thỏa mãn nằm trong chính trái tim họ;
nếu không họ không thể là trẻ. Nếu sự lãng mạn được thỏa mãn tuyệt đối thì họ
hẳn không chỉ già đi mà còn thực sự chết. Họ luôn không cảm thấy bằng lòng,
không thỏa mãn, bất ổn bên trong. Đó là tín hiệu tốt. Vì sự bất ổn bên trong mà
họ sẵn sàng di chuyển vào những bình diện mới, tầm mức mới.
Câu hỏi 7: Tại sao
ngày nay những người trẻ tuổi lại quá nổi loạn?
Có nhiều
nhân tố. Nhân tố đầu tiên là giáo dục đại học: lần đầu tiên thế hệ trẻ trên thế
giới được giáo dục tốt. Và đối với tâm trí được giáo dục thì những nền tảng cũ
nhìn có vẻ ngớ ngẩn và lỗi thời - bám rễ sâu vào quá khứ và tất nhiên là không
với tương lai.
Thứ hai, sự
phát triển khoa học của thế giới và sự đào tạo khoa học cho thế hệ trẻ, về cơ
bản bao hàm một sự đào tạo cho phép nghi ngờ. Vì tất cả các nền văn hóa và văn
minh cũ cơ bản dựa trên niềm tin cho nên mới có khoảng trống. Thế hệ trẻ được
huấn luyện cho phép nghi ngờ, trong khi tất cả các tôn giáo và các nền văn hóa
đều yêu cầu niềm tin, cho nên sự đào tạo đó trở thành điều không thể. Ngày nay
thế hệ trẻ sẵn sàng tìm kiếm một niềm tin mà nó có thể trở thành khoa học, niềm
tin quá sống động đến mức nó có thể cho phép nghi ngờ, một niềm tin không sợ
nghi ngờ.
Cuộc sống
là phức tạp, và mọi thứ đều tồn tại cùng với cực đối nghịch của nó. Các nhà
khoa học bắt đầu với nghi ngờ và kết thúc bởi niềm tin, trong khi người mộ đạo
- người tôn giáo cũ - bắt đầu với niềm tin: đó là sự khác biệt duy nhất. Và như
tôi nhìn thấy, niềm tin bắt đầu với nghi ngờ thì sâu sắc hơn, bởi vì nó không
sợ nghi ngờ.
Nghi ngờ
không chống lại niềm tin, đó là con đường đi tới niềm tin; nó có thể được sử
dụng như là công cụ. Nếu bạn có thể nghi ngờ một cách hợp lý, bạn sẽ tới niềm
tin, và thế thì niềm tin của bạn sẽ là một nền tảng tốt; nó sẽ không phải là
niềm tin mù quáng. Điều thứ ba, thế giới đã trở thành một. Hiện nay nó đã trở
nên quá gần gũi nhau đến mức những truyền thống địa phương không thể tiếp tục.
Chúng ta cần con người văn hóa, cần con người văn minh; những gì chúng ta có chính
là nhiều nền văn hóa, nhiều nền văn minh và điều đó lại tạo ra sự bối rối.
Từ xa xưa,
mọi người đã khép kín trong thế giới địa phương của riêng của mình. Hindu là
Hindu mà không còn nhận biết về điều gì khác nữa. Không thể hình dung rằng bất
kỳ điều gì cũng có thể là một tu luyện luân phiên. Nhưng ngày nay chúng ta đã
quen với sự đa lựa chọn; thế giới đã trở thành một thế giới mở. Bây giờ không còn
ai bám rễ vào văn hóa địa phương mình, điều đó lại gây ra sự bất ổn. Theo cách
như vậy, chúng ta bị mất gốc. Chúng ta phải xây dựng một nền văn hóa thế giới.
Nhưng
trước khi nền văn hóa thế giới này có thể trở thành hiện thực thì các nền văn
hóa địa phương sẽ phải suy tàn. Chính vì vậy mà thế hệ trẻ ngày nay xuất hiện
như là nổi loạn. Thực sự, không phải thế hệ trẻ là nổi loạn, đó là sự ngăn cản
của nền tảng già cỗi đối với thế giới mới, điều đó tạo ra sự nổi loạn.
Điều thứ
tư, lần đầu tiên chúng ta đã tạo ra vũ khí nguyên tử. Bây giờ có hai sự lựa
chọn: chúng ta sẽ phải học cách sống cùng nhau hoặc chết cùng nhau - tự sát chung
hoặc một xã hội chung. Vì có khả năng chiến tranh nguyên tử nên thế hệ trẻ
không yên ổn, tương lai không rõ ràng. Có vẻ như không có tương lai - chiến
tranh nguyên tử có thể nổ ra bất kỳ thời điểm nào, có thể không còn thời gian
để sống - cho nên chính thời điểm này trở nên rất ý nghĩa.
Có sự
tương quan sâu sắc giữa ý thức-thời gian và sự bất ổn: xã hội càng ý thức-thời
gian hơn thì càng trở nên bất ổn hơn. Nhưng xã hội luôn mãn nguyện nếu không có
ý thức-thời gian. Ở phương Đông, trong nhiều thế kỷ chúng ta đã sống những cuộc
đời rất mãn nguyện chỉ bởi thuyết tái sinh: “Thời gian là vô hạn. Nếu cuộc đời
này bị lỡ thì không có gì bị lỡ”. Nhưng đối với Cơ đốc giáo thì chỉ có một cuộc
đời: “Thời gian rất ngắn ngủi và con người phải sống thật nhiều”. Thời gian quá
ngắn ngủi đến mức con người trở nên không yên ổn.
Vì sự đe
doạ của chiến tranh nguyên tử mà không còn nhiều thời gian cho tương lai. Có vẻ
như toàn bộ hành tinh có thể bị hủy diệt vào bất kỳ ngày nào. Lần đầu tiên,
tuổi trẻ quan tâm nhiều hơn đến thời điểm hiện tại - sống và hưởng thụ thời
điểm hiện tại - bởi vì có vẻ như không có tương lai.
Cho nên đó
là những lý do. Nhưng với tôi tất cả chúng đều là tín hiệu tốt, bởi vì thông
qua chúng mà chúng ta có thể tạo ra thế giới mới, và tâm trí con người mới có
thể được sinh ra. Khẩu hiệu của hippie là rất hay: “Hãy yêu và không chiến
tranh”. Điều đó là tốt! Sau năm 1984, hoặc là sẽ không còn thế giới, hoặc là
một thế giới tuyệt đối khác. Và tôi hy vọng điều thứ hai.
Câu hỏi 8: Tại sao
hầu hết các phương pháp thiền lại không hiệu quả nhiều trong việc giúp ích cho
mọi người?
Có rất
nhiều phương pháp thiền và mỗi phương pháp có ý nghĩa đối với mỗi loại tâm trí
cụ thể. Vậy thì cũng chắc chắn có những phương pháp có ý nghĩa trong thời đại
cụ thể.
Tất cả mọi
phương pháp truyền thống của chúng ta về cơ bản dựa trên sự tĩnh lặng của con
người. Phương pháp thiền Động của tôi kết thúc trong tĩnh lặng nhưng lại khởi
đầu bởi sự thanh tẩy, bởi vì ở thời đại của chúng ta, điều đầu tiên tâm trí
chúng ta cần là sự thanh tẩy sâu; chỉ khi đó họ mới có thể trở nên tĩnh lặng.
Phương
pháp này cần đến chỉ bởi vì tâm trí hiện đại - cho dù có là Cơ đốc hay không Cơ
đốc, Hindu hay không Hindu - là sản phẩm phụ của thái độ kìm nén thái quá đối
với những ước vọng, những suy nghĩ, những bản năng... mọi thứ. Chúng ta đã sống
trong nhiều thế kỷ với thái độ kìm nén thái quá đối với cuộc sống. Đầu tiên sự
kìm nén phải bị quẳng đi, chỉ khi đó bạn mới có thể vào trung tâm của mình.
Cho nên, theo
cách đó thì phương pháp của tôi là mới - không phải chỉ bởi những kết quả của
nó mà bởi phương pháp luận. Đầu tiên bạn phải quẳng sự điên khùng của bạn ra
ngoài; chỉ có thế bạn mới có thể đi vào bên trong.
Câu hỏi 9: Quan niệm của thầy về sannyas là
gì?
Quan niệm của
tôi về sannyas là hoàn toàn khác, hoặc đúng hơn là hoàn toàn ngược lại với quan
niệm cũ về sannyas. Qua niệm cũ về sannyas là con người rút chính
mình khỏi thế gian. Quan niệm của tôi chỉ là nhận lấy thái độ bên trong mà
không cần bất kỳ sự rút lui bên ngoài nào. Bạn vẫn trên thế gian, bạn tiếp tục
làm việc như bạn đã làm. Nhưng bây giờ bạn không nghiêm trọng về nó. Bây giờ đó
chỉ là một hoạt động. Bạn đang ở giữa một cuộc chơi, thế thôi.
Không cần
phải rút lui - tôi không khuyến khích bất kỳ sự rút lui nào, bởi vì nếu bạn
không đến thế gian một cách nghiêm trọng thì bạn có thể ở trong nó và ở trên
nó.
Cho nên
hãy ở trong thế gian nhưng không cho phép thế gian ở trong bạn. Đó là sannyas.
Trên đường tìm đạo mục đích để tỉnh thức giác ngộ thì kinh sách, đạo sư… là những thiện tri thức không thể thiếu. Với lòng thành tâm muốn quý bạn cùng tiến trên đường Đạo, tôi xin được trân trọng giới thiệu trang web phapdonngo.com. Các bạn có thể vào Paltalk ( z Phap Don Ngo z ) để tiếp xúc trực tiếp với một người kiến tánh ( sư huynh Quang Liêm )
ReplyDeleteTrên đường tìm đạo mục đích để tỉnh thức giác ngộ thì kinh sách, đạo sư… là những thiện tri thức không thể thiếu. Với lòng thành tâm muốn quý bạn cùng tiến trên đường Đạo, tôi xin được trân trọng giới thiệu trang web phapdonngo.com. Các bạn có thể vào Paltalk ( z Phap Don Ngo z ) để tiếp xúc trực tiếp với một người kiến tánh ( sư huynh Quang Liêm )
ReplyDelete