December 12, 2024

CỐT LÕI TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ (11)

CỐT LÕI TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ  

 


Karen A. Mingst và

Ivan M. Arrenguin-Toft

 Phạm Nguyên Trường dịch

Lưu ý: Tôi không thể đưa các bản đồ và hình minh hoạ lên Blog, bạn nào muốn nghiên cứu sâu có thể dowload link này để xem xét thêm và đối chiếu: https://oceanofpdf.com/?s=Karen+A.+Mingst+

Chương 11

Những vấn đề xuyên quốc gia: Môi trường, sức khỏe và tội ác toàn cầu

 

Chú thích ảnh: Chỉ cao hơn mực nước biển chưa tới 4 mét (12 foot), thủ đô Dhaka của Bangladesh thường xuyên bị lũ lụt và bão tấn công. Ước tính, do hiện tượng ấm nóng toàn cầu, nước biển sẽ dâng lên và khoảng 20 triệu người sẽ phải di dời. Những người đàn ông này và gia đình họ có thể sẽ phải ra đi.

 

Hiện tượng biến đổi khí hậu đã bắt đầu ảnh hưởng đến một số nhóm người. Ở các quốc đảo nhỏ và những vùng trũng trong một số quốc gia, mực nước biển dâng lên đã nhấn chìm đất đai dành cho nông nghiệp. Bangladesh là một trong những quốc gia dễ bị tổn thương nhất. Ước tính có tới 1,5 triệu người ở thủ đô Dhaka đã di rời khỏi khu vực gần vịnh Bengal; thủy triều dâng cao đã ảnh hưởng tới đồng bằng ven sông và các dòng sông mang theo nước mặn đang tàn phá những cánh đồng trồng lúa. Các chính phủ trên những hòn đảo ở Thái Bình Dương, như Kiribati và Fiji, đã đưa dân chúng khỏi các hòn đảo xa xôi sau khi nước mặn phá hủy mùa màng và nguồn cung cấp nước ngọt bị ô nhiễm. Còn ở Alaska, 30 ngôi làng của người bản địa sắp biến mất khi các tảng băng trên biển và các khối băng vĩnh cửu tan chảy. Năm 2015, Tổng thống Barack Obama từng nhận xét: “Khí hậu đang thay đổi nhanh hơn những nỗ lực nhằm giải quyết của chúng ta”[1].

Các quốc gia và người dân liên kết với nhau và phụ thuộc lẫn nhau ở một mức độ chưa từng có trước đây. Phần lớn là nhờ các công nghệ mới. Biến đổi khí hậu là một ví dụ. Toàn cầu hóa kinh tế là ví dụ khác. Nhân quyền, được coi là chuẩn mực và luật pháp quốc tế mới xuất hiện, là ví dụ khác nữa. Khi thế giới bị thu hẹp lại và dân số ngày càng gia tăng, các vấn đề về môi trường, sức khỏe và tội phạm (và giải pháp), có thời từng bị giới hạn trong không gian địa lý, và khí hậu đang ngày càng trở thành những vấn đề chung hay còn gọi là “xuyên quốc gia”.

Trong chương này, chúng tôi giới thiệu ba vấn đề xuyên quốc gia nổi bật: môi trường, sức khỏe toàn cầu và tội phạm xuyên quốc gia. Đối với mỗi vấn đề, chúng tôi đều nhấn mạnh sự liên kết, sự tương tác giữa các tác nhân quốc tế khác nhau và tác động của những thay đổi này lên các khái niệm cốt lõi và nghiên cứu quan hệ quốc tế. Cái mới là đây là những lợi ích toàn cầu và chúng thường đòi hỏi phản ứng trên bình diện toàn cầu. Làm sao chúng ta có thể tư duy về các vấn đề xuyên quốc gia theo lối khái niệm? Những vấn đề này giao thoa với các quan niệm truyền thống về chủ quyền, an ninh và kinh tế như thế nào? Ai là tác nhân có quyền lợi trong những vấn đề này? Những người theo phái hiện thực, phái tự do, phái cấp tiến và phái kiến tạo giải quyết những vấn đề này như thế nào?

Đối tượng nghiên cứu

- Giải thích cái gì làm cho môi trường, sức khỏe và tội phạm trở thành những vấn đề xuyên quốc gia.

- Phân tích cách thức các khái niệm về hàng hóa tập thể và tính bền vững giúp chúng ta suy nghĩ về những vấn đề môi trường.

- Phân tích cách thức các vấn đề môi trường có thể dẫn đến xung đột vũ trang.

- Xác định các yếu tố làm cho các bệnh truyền nhiễm trở thành vấn đề xuyên quốc gia cực kì khó quản lý.

- Mô tả những công nghệ tạo điều kiện cho tội ác xuyên quốc gia lan tràn.

- Giải thích những biện pháp mà lý thuyết về quan hệ quốc tế có thể cung cấp nhằm xoay chuyển hậu quả bất lợi của các mối đe dọa xuyên quốc gia.

Môi trường – bảo vệ tài sản chung toàn cầu

Môi trường ảnh hưởng mạnh mẽ đến chất lượng của đời sống cá nhân và đời sống tập thể của chúng ta. Mọi người, không phụ thuộc vào tuổi tác, dân tộc, văn hóa hay trình độ học vấn, đều cần tiếp cận với không khí và nước sạch, và ngoài ra, cần được tiếp cận với không gian vật lý để có thể sống và thịnh vượng. Dù sống ở đâu, con người cũng chuyển một phần thế giới tự nhiên thành năng lượng hoặc đồ dùng. Nhiều tài nguyên thiên nhiên, ví dụ như gỗ, có thể tái tạo và những tài nguyên khác, như một số kim loại, có thể tái chế; nhưng một số khác – cụ thể là dầu mỏ - không thể tái tạo: hết là hết. Xét rằng tất cả chúng ta đều phụ thuộc vào môi trường, môi trường vừa để sống vừa là nguồn lực cho đời sống sung túc hơn, làm sao môi trường lại bị đe dọa nặng nề như vậy và vì sao các nỗ lực của các cá nhân, nhà nước và các tổ chức quốc tế nhằm bảo vệ môi trường không thu được nhiều thành công hơn nữa? Nếu quan tâm chung của các quốc gia là hòa bình có thể làm cho xác suất xảy ra chiến tranh và mức độ tàn phá của chiến tranh giữa các quốc gia giảm đi trông thấy, tại sao quan tâm chung của họ là môi trường trong lành lại không thể làm cho việc tiêu thụ hay phá hoại môi trường giảm đi? Trong chương này, chúng ta thấy các vấn đề ô nhiễm, biến đổi khí hậu, tài nguyên thiên nhiên, thay đổi dân số và năng lượng đều là những vấn đề liên kết chặt chẽ với nhau, đến mức xu hướng ở một trong những lĩnh vực này sẽ ảnh hưởng đến xu hướng trong tất cả các lĩnh vực khác. Các chính sách tốn kém nhằm giải quyết một vấn đề có thể gây ra những hậu quả không lường trước được. Mức độ phức tạp của hệ sinh thái toàn cầu và khó khăn trong việc dự đoán tương tác giữa nhiều bộ phận của nómột phần của câu trả lời cho câu hỏi vì sao nhiều việc chưa được làm nhằm làm chậm lại hoặc đảo ngược tác hại đối với môi trường toàn cầu.

Những quan điểm mang tính khái niệm

Hai quan điểm mang tính khái niệm giúp chúng ta phân tích mối liên hệ giữa các vấn đề môi trường. Những quan điểm này bổ sung cho nhau. Thứ nhất, khái niệm hàng hóa tập thể (Xem Chương 7). Hàng hóa tập thể giúp chúng ta hiểu rằng muốn đạt được lợi ích chung thì phải vượt qua được những lợi ích xung đột với nhau của các cá nhân. Làm sao thuyết phục được những người chăn nuôi gia súc trong đồng cỏ của cộng đồng tiết chế quyền lợi cá nhân của chính mình (lợi ích của mỗi người là tăng đàn gia súc mà người đó cho ăn trên đồng cỏ của cộng đồng) nhằm giữ gìn đồng cỏ của tập thể? Làm sao thuyết phục những người gây ô nhiễm không khí và nước để họ tiết chế lợi ích cá nhân nhằm bảo tồn những tài sản chung này cho tập thể? Một trong những khó khăn là các lý thuyết kinh tế có ảnh hưởng nhất của chúng ta được sinh ra trong những giai đoạn khi mà không khí, biển và tài nguyên thiên nhiên trên thế giời dường như là vô hạn. Ví dụ, tác phẩm Của cải của các quốc gia (Wealth of Nations) của Adam Smith, xuất bản năm 1776, cho rằng lợi ích cá nhân vận động như thể “một bàn tay vô hình” trong việc biến hàng hóa tập thể thành hàng tiêu dùng rẻ hơn và phong phú hơn. Tuy nhiên, đến cuối thế kỷ XIX, nguồn cung cấp không gian và tài nguyên tưởng như vô tận này đã chạm ngưỡng. Từ sau Thế chiến II, chúng ta đã hiểu rằng chính hành tinh của chúng ta là tài sản chung, và như tài sản chung, chúng ta phải đánh giá lại lợi ích cá nhân của mình tác động tới tập thể như thế nào. Lý thuyết về hàng hóa tập thể giúp chúng ta hiểu những vấn đề này, đồng thời, gợi ý các giải pháp.

Thứ hai, tính bền vững hay phát triển bền vững, được nhắc tới trong Chương 9. Tính bền vững là quan điểm quan trọng vì nó giúp chúng ta suy nghĩ về việc cải thiện khả năng sống sót và phúc lợi của mình mà không gây ra những thiệt hại lâu dài cho môi trường và làm thiệt hại cho sức khỏe và phúc lợi của con cháu chúng ta. Tính bền vững - quan điểm mang tính khái niệm này nhắc nhở chúng ta rằng coi trọng chất lượng tương lai của không khí, nước và đất là công việc có thể làm, đáng làm và thậm chí là cần phải làm. Cả hai quan điểm đều nhấn mạnh vấn đề căn bản nhất đang đứng trước những người cam kết làm chậm lại và cuối cùng là đảo ngược được những thiệt hại đã gây ra cho hệ sinh thái toàn cầu: Vì, chỉ một ít người được lợi khi gây ra ô nhiểm và tiêu thụ tài nguyên theo lối không bền vững, còn thiệt hại cho môi trường thì lan tỏa theo cả không gian lẫn thời gian, cho nên mỗi nước, mỗi công ty hoặc mỗi cá nhân đều rất thích “hưởng thụ miễn phí” và hy vọng những người khác sẽ chịu chi phí nhằm ngăn chặn hậu quả do mình gây ra. Logic nguy hiểm ăn sâu bén rễ: Mình không làm thì người khác cũng làm, Nếu chúng ta áp dụng các biện pháp kiểm soát ô nhiễm, nhưng các đối thủ của chúng ta không áp dụng thì họ sẽ giành được lợi thế cạnh tranh. Hơn nữa, rất khó phát hiện và giám sát “hưởng thụ miễn phí” và gian lận; tệ hơn nữa, ảnh hưởng của việc làm gian dối có thể kéo dài trong nhiều năm, ngay cả sau khi đã bị phát hiện và ngăn chặn.

Nhưng, như ví dụ về việc chăn thả gia súc trên đồng cỏ chung, bằng chứng về tác hại đã buộc những người “nông dân” hiện nay phải nhận thức được lợi ích trong việc làm chậm hoặc ngăn chặn không gây ra thêm thiệt hại đối với không khí, nước và đất - những tài sản chung của chúng ta. Những bằng chứng này là lý do vì sao các nguyên tắc và chuẩn mực liên quan đến môi trường đã tiến hóa đáng kể trong luật tục quốc tế (customary international law) trong vài thập kỷ qua. Một trong những nguyên tắc cốt lõi là nguyên tắc không gây hại đáng kể, nghĩa là quốc gia này không được khởi động các chính sách gây thiệt hại đáng kể về môi trường cho một quốc gia khác. Một nguyên tắc khác là nguyên tắc lân bang có thái độ hợp tác tốt. Ngoài ra, còn có những nguyên tắc luật-mềm, thường được thể hiện trong các hội nghị, tuyên bố hoặc nghị quyết, mặc dù hiện nay là không ràng buộc, thường nêu ra một cách không chính thức các chuẩn mực hành vi chấp nhận được. Đấy là nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền, nguyên tắc phòng ngừa (phải thực hiện hành động dựa trên các cảnh báo khoa học, trước khi xảy ra tác hại không thể đảo ngược được) và nguyên tắc hành động phòng ngừa (các quốc gia phải hành động dựa trên quyền tài phán của mình). Các nguyên tắc mới xuất hiện này bao gồm phát triển bền vững và bình đẳng giữa các thế hệ, gắn cả kinh tế lẫn môi trường với các thế hệ tương lai.

Mức độ quan tâm đối với môi trường được thể hiện trong các điều ước và thỏa thuận quốc tế, được phê chuẩn về một loạt các vấn đề khác nhau. Trong đó có bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, ví dụ, các loài động vật và thực vật hoang dã đang bị đe dọa, rừng cây nhiệt đới, đường thủy và hồ tự nhiên, các loài động vật hoang dã di cư và đa dạng sinh học nói chung, cũng như chống ô nhiễm biển, đất liền và không khí. Mỗi điều ước đều đặt ra các tiêu chuẩn cho hành vi của nhà nước và một số điều ước đưa ra các cơ chế giám sát. Trong khi đó, những điều ước và thỏa thuận này gây ra nhiều tranh cãi vì chúng ảnh hưởng đến những lợi ích cốt lõi về chính trị, kinh tế và nhân quyền, và vì, cuối cùng, các quốc gia riêng lẻ phải bảo đảm thực hiện, ngay cả trong khi tuân thủ hiệp ước có nghĩa là mất chi phí trong ngắn hạn hoặc bỏ lỡ cơ hội.

Bằng cách nghiên cứu ba chủ đề môi trường quan trọng: ô nhiễm và biến đổi khí hậu, tài nguyên thiên nhiên và dân số - chúng ta có thể thấy lợi ích trong phát triển kinh tế, thúc đẩy quyền con người và bảo vệ môi trường thường xung đột với nhau như thế nào. Mặc dù mỗi chủ đề có thể được xử lý riêng, và người ta thường làm như thế, tất cả các chủ đề này đều liên quan với nhau, và mỗi chủ đề đều gây ra hậu quả xuyên quốc gia.

Ô nhiễm và biến đổi khí hậu

Áp lực lên tài sản chung trên toàn cầu càng gia tăng, thì chất lượng của không gian địa lý sẽ càng giảm. Trong những năm 1950 và 1960, một số sự kiện đã bất ngờ cho dân chúng thấy chất lượng của các tài sản chung đang suy giảm. Nhà hải dương học Jacques Cousteau cảnh báo về sự xuống cấp của đại dương - được đưa ra trước sự cố tràn dầu ở Torrey Canyon ngoài khơi Anh quốc, năm 1967. Năm 1962, cuốn sách bán chạy nhất của Rachel Carson nhan đề Mùa xuân vắng lặng (Silent Spring) cảnh báo về ảnh hưởng của thuốc trừ sâu và các hóa chất khác đối với môi trường[2]. Carson nhấn mạnh những tác dụng trái ngược nhau của thuốc trừ sâu, ví dụ, DDT có thể làm giảm đáng kể sự lây lan bệnh tật, ví dụ, bệnh sốt rét, nhưng đồng thời lại làm sai lệch chu kỳ sinh sản của chim hoang dã và cuối cùng, gây ra bệnh ung thư ở người. Hàng triệu người Mỹ và nhiều người khác trên toàn thế giới, những người chưa bao giờ nghĩ tới liên hệ giữa thuốc trừ sâu, hệ sinh thái và sức khỏe của con người đột nhiên nhận thức được những mối liên hệ này và lo lắng về thiệt hại. Nhiều người nhận thức được rằng hoạt động của con người liên quan tới sản xuất nông nghiệp và công nghiệp đang làm cho thế giới tự nhiên xuống cấp và con người không sống tách biệt với thế giới tự nhiên. Quá trình phát triển nông nghiệp và công nghiệp gây ra tác động ngoại ứng tiêu cực – hậu quả không lường trước được - cũng như ảnh hưởng tích cực đối với tất cả mọi người.

Mặc dù nhiều ngoại ứng tiêu cực có thể chỉ có tính chất cục bộ, một số ngoại ứng có ảnh hưởng trên bình diện quốc gia và quốc tế. Xin xem xét lĩnh vực năng lượng. Để đáp ứng nhu cầu về dầu mỏ đang gia tăng, Mỹ và Trung Quốc đã chuyển sang cát dầu (oil sand) ở Alberta, Canada. Trong lúc giá dầu cao, biến cát thành dầu để tinh chế thành xăng dầu là có lợi về mặt kinh tế. Các tập đoàn đa quốc gia đã đầu tư rất nhiều tiền của vào lĩnh vực này. Tuy nhiên, tác động mang tính phá hoại đối với môi trường ngày càng trở thành rõ ràng hơn. Ví dụ, quá trình khai thác đòi hỏi phải hút rất nhiều nước, làm xáo trộn quần thể cá và ảnh hưởng xấu đến chất lượng nước. Hồ chứa dư lượng khai thác độc hại gia tăng, gây nguy hiểm cho đời sống hoang dã. Và các khu rừng bị đốn hạ - chính những khu rừng này là nơi hút chất carbon, giúp làm chậm lại quá trình ấm nóng toàn cầu.

Cách nửa vòng trái đất, cơn khát năng lượng của Trung Quốc làm cho người ta ngày càng sử dụng nhiều than đá hơn. Các nhà máy điện sử dụng than đá thải ra muội than, các hóa chất và khí độc. Thời tiết luân chuyển, các chất thải gây ô nhiễm không khí không chỉ ở Trung Quốc và các lân bang như Hàn Quốc và Nhật Bản mà còn gây ô nhiễm vùng bờ biển phía tây nước Mỹ. Khí thải SO (diôxit lưu huỳnh) mang theo những rủi ro về sức khỏe mà người ta đã biết, trong đó có bệnh về đường hô hấp và bệnh tim mạch và một số bệnh ung thư. Trung Quốc hiện đang tiến hành thay thế các nhà máy gây ô nhiễm, nhưng vẫn phải thưởng xuyên cảnh báo ô nhiễm không khí trong các thành phố lớn.

Ngoài ra, các con sông giúp thuyền bè đi lại và vận chuyển hành hóa cũng như cung cấp nước cho sản xuất công nghiệp và tiêu dùng có thể mang chất ô nhiễm đi qua ranh giới giữa các quốc gia. Ví dụ, ngày 4 tháng 10 năm 2010 bờ ao chứa “bùn đỏ” độc hại, ở gần thị trấn Kolontar, Hungary bị vỡ, và một lượng bùn đỏ khổng lồ, ăn da tràn qua các thị trấn gần đó – làm bốn người thiệt mạng và hơn 100 người bị thương - trước khi đổ vào con sông chảy qua khu vực. Khi xuống nước, bùn làm chết cá và nước uống trên con sông này bị nhiễm độc. Hungary đã nhanh chóng phản ứng nhằm ngăn chặn thiệt hại, nhưng trong ba ngày, bùn bị pha loãng đã chảy vào sông Danube, tuyến đường thủy lớn của châu Âu nối Hungary với Croatia, Slovenia, Romania và Bulgaria. Như vậy , tai nạn trong ngành công nghiệp ở một nước đã trở thành mối đe dọa đối với sức khỏe và thịnh vượng của ít nhất bốn nước nằm ở hạ lưu dòng sông này.

Tình trạng suy giảm tầng ozone và nóng lên toàn cầu là những vấn đề ô nhiễm nh hưởng nhất tới trái đất của chúng ta trong thế kỷ XXI. Hai vấn đề có một số đặc điểm chung. Cả hai đu liên quan đến ô nhiễm trong không gian không phải của một quốc gia duy nhất nào đó. Cả hai đều là kết quả của các ngoại ứng tiêu cực liên quan đến trình độ phát triển kinh tế ngày càng gia tăng. Cả hai đều làm cho nhóm quốc gia này chống lại nhóm quốc gia kia. Cả hai đã và đang là đối tượng của các cuộc đàm phán quốc tế.

Hiện tượng suy giảm tầng ozone và ấm nóng toàn cầu

Năm 1975, suy giảm tầng ozone được đưa vào chương trình nghị sự quốc tế; đây là minh họa cho câu chuyện thành công một cách tương đối trong hợp tác quốc tế. Các quốc gia đã công nhận vấn đề này là do phát thải khí chlorofluorocarbons (CFC), trước khi nó trở thành khủng hoảng, và đã phản ứng bằng những biện pháp ngày càng mạnh mẽ hơn. Cả các nước đã phát triển và các nước đang phát triển đều tham gia, các nước đang phát triển được các nước đã phát triển hỗ trợ tài chính để tài trợ cho quá trình chuyển đổi công nghệ. Người ta đã tìm được các chất thay thế và cuối cùng, các tập đoàn đa quốc gia đã ủng hộ điều khoản cấm CFC trong Nghị định thư Montreal năm 1987 về các chất làm suy giảm tầng ozone (Montreal Protocol on Substances that Deplete the Ozone Layer). Kết quả, tầng ozone không những không còn suy giảm mà đã dầy thêm. Đây là câu chuyện thành công; sau Nghị định thư Montreal, việc sử dụng các chất làm suy giảm tầng ozone đã giảm 75%. Ở bên ngoài các vùng cực, tầng ozone đang phục hồi, nhưng ở các vùng cực, độ dày của tầng ozone lúc lên lúc xuống. Sau khi tác hại đã chấm dứt, có thể phải mất nhiều thập kỷ mới phục hồi được hoàn toàn.

Vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu cho thấy mức độ phức tạp hơn hẳn. Không có những sản phẩm thay thế rẻ tiền cho qui trình sản xuất nông nghiệp, truyền thông và công nghiệp phát thải khí nhà kính; chi phí để giảm phát thải khá cao và phải thanh toán ngay bây giờ, trong khi lợi ích thì nhiều người được hưởng và phải sau nhiều thập kỷ mới thấy được. Nhưng dữ kiện khoa học là không thể chối cãi. Khí thải nhà kính chủ yếu từ qui trình đốt nhiên liệu hóa thạch ở các nước công nghiệp nằm ở Bắc Bán Cầu, Trung Quốc và Ấn Độ cũng ngày càng sử dụng nhiều nhiên liệu hóa thạch hơn. Các nước đang phát triển cũng thải ra nhiều khí nhà kính, đáng chú ý nhất là từ nạn phá rừng nhiệt đới để lấy đất sản xuất nông nghiệp và lấy gỗ. (Xem Bảng 11.1.) Phát thải khí nhà kính đã gây ra hậu quả.

Trái đất đang nóng lên, đến cuối thế kỷ XXI nhiệt độ có thể tăng từ 1,9 đến 30C, so với nhiệt độ ghi được từ năm 1986 đến 2005. “Không khí và nước ở các đại dương đã ấm lên, băng và tuyết giảm dần, mực nước biển dâng cao và nồng độ khí nhà kính gia tăng”, năm 1973, Hội đồng liên chính phủ về biến đổi khí hậu (Intergovernmental Panel on Climate Change) báo cáo như thế. Một năm sau, tổ chức này khẳng định một lần nữa rằng ảnh hưởng của con người đối với biến đổi khí hậu là rõ ràng[3]. Cộng đồng các nhà khoa học đã tìm được bằng chứng đầy thuyết phục.

 

Bảng 11. 1                                                          Phát thải khí CO2  theo khu vực

                                                                                    (Tính bằng triệu tấn)

Khu vực

2010

2015

2020*

2030*

2040*

Thay đổi trung bình theo năm (%)

OECD châu Mỹ

6.657  

6.480

6.880

6.627

7.283

0,3

Mỹ

5.608  

5.381

5.454

5.523

5.691

0,0

Canada

546

551

574

609

645

0,6

Mexico/Chile

503

548

599

749

937

2,1

OECD châu Âu

4.223

4.054

4.097

4.151

4.257

0,0

OECD châu Á

2.200

2.287

2.296

2.341

2.358

0,2

Nhật Bản

1.176

1.243

1.220

1.215

1.150

-0,1

Nam Hàn

581

600

627

666

730

0,8

Australia/New Zealand

443

444

449

460

478

0,3

Tổng cộng OECD

13.079

12.821

13.020

13.373

13.897

0,2

Ngoài OECD, châu Âu và Á-Âu

2.645  

2.750

2.898

3.250

3.256

1,0

Nga

1,595

1.650

1.749

1.945

2.018

0,8

Những nước khác

1,050  

1.100

1.149

1.340

1,508

1,2

Nước nằm ngoài OECD, châu Á

11.538

13.859

15.812

19.392

21.668

2,1

Trung Quốc

7.885

10.022

11.532

14.028

14.911

2,1

Ấn Độ

1.695

1.856

2.109

2.693

3.326

2,3

Những nước khác

1.958

1.981

2.171

2.671

3.431

1,9

Trung Đông

1.649

1.959

2.126

2.419

2.756

1,7

Châu Phi

1.070

1.223

1.224

1.474

1.815

1,8

Trung và Nam Mỹ

1.202

1.306

1.366

1.556

1.793

1,3

Brazil

450

506

547

632

771

1,8

Những nước khác

752

800

819

924

1.022

1,0

Tổng các nước nằm ngoài OECD

18.104

20.996

23.426

28.092

31.558

1,9

Tổng cộng toàn thế giới

31.183

33.817

36.446

41.464

45.455

1,3

*Ước tính.

 

Ghi chú: Số liệu của Mỹ bao gồm lượng khí thải carbon dioxide do sản xuất điện sử dụng chất thải rắn, không có nguồn gốc sinh học của các đô thị và năng lượng địa nhiệt.

 

Nguồn: History: U.S. Energy Information Administration (EIA), International Energy Statistics Database (as of November 2012), www.eia.gov/ies. Projections: EIA, Annual Energy Outlook 2013, DOE/EIA- 0383(2013) (Washington, DC: April 2013); AEO2013 National Energy Modeling System, run REF2013. D102312A, www.eia.gov/aeo; and World Energy Projection System Plus (2013).

 

Mặc dù các nhà khoa học ngày càng đồng ý về vấn đề này - các quy trình sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và truyền thông hiện nay đã và đang làm cho trái đất nóng lên một cách nhanh chóng - các chính trị gia và các nhà kinh tế học phải vật lộn hòng tìm ra giải pháp. Cuộc đấu tranh này không làm ai ngạc nhiên, vì lợi ích của các bên khác nhau mâu thuẫn với nhau. Các nước đã công nghiệp hóa muốn tiếp tục tăng trưởng còn các nước Nam Bán Cầu muốn trở thành những nước công nghiệp hóa và được hưởng thụ lối sống của người tiêu dùng Bắc Bán Cầu; muốn hai cái này trở thành khả thi thì phải biến dầu và khí thành năng lượng. Các bên bất đồng với nhau về việc liệu các biện pháp hạn chế tự nguyện hay phản ứng dựa trên cơ sở thị trường sẽ là đủ để cả hai “thế giới” đều đạt được các mục tiêu kinh tế của mình, đồng thời, giảm được lượng phát thải khí nhà kính (nghĩa là đạt được tăng trưởng bền vững). Nếu phản ứng toàn cầu là không đủ, thì có thể phải cần các quy định của cơ quan có thẩm quyền, và nếu như thế, cơ quan nào sẽ làm nhiệm giám sát và buộc các bên phải tuân thủ - trên bình diện quốc tế, quốc gia, khu vực hay thậm chí là địa phương?

Cộng đồng quốc tế có một số nỗ lực nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu thông qua hành động đã được thỏa thuận giữa các quốc gia. Một trong những nỗ lực đó là Nghị định thư Kyoto năm 1997 (Kyoto Protocol of 1997), quy định về việc ổn định nồng độ khí nhà kính và đặt ra các mục tiêu quốc tế về giảm khí thải vào năm 2010. Nghị định thư này có hiệu lực vào năm 2005, được 156 quốc gia phê chuẩn, trong đó có Nga, Canada, Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản, nhưng Mỹ không phê chuẩn. Chính quyền George W. Bush khẳng định rằng giá phải trả cho việc chuyển đổi nền kinh tế dựa trên nhiên liệu hóa thạch sẽ là quá cao và số lượng việc làm ở Mỹ bị mất sẽ cao tới mức không thể chấp nhận được. Hơn nữa, các quốc gia phát triển Bắc Bán Cầu sẽ buộc phải tuân thủ các biện pháp hạn chế, trong khi các nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng như Ấn Độ và Trung Quốc không bị bắt buộc tuân theo Nghị định thư Kyoto, sẽ giành được lợi thế kinh tế bất công. Thị trường sẽ là biện pháp tốt nhất có thể mang lại những thay đổi cần thiết, giá cao hơn sẽ làm giảm tiêu thụ và, có thể, thành lập hệ thống mua bán hạn ngạch phát thải. Nhưng quan điểm của Mỹ bắt đầu thay đổi khi khu vực tư nhân nhận thức được rằng biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng tới hoạt động của họ và quân đội Mỹ công nhận rằng an ninh ngày càng bị đe dọa, đấy là do nước biển dâng cao làm cho người dân và nguồn cung cấp lương thực thực phẩm dễ bị tổn thương hơn trước. Cn một số cách tiếp cận mới.

Các nước châu Âu và Nhật Bản đã ký Nghị định thư Kyoto và thành lập Hệ thống Giao dịch Phát thải Liên minh châu Âu (European Union Emission Trading System), coi đây là biện pháp giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực công nghiệp. Các nước sử dụng ít hơn mức qui định cho họ có thể bán phần dư thừa cho những nước phát thải nhiều hơn mức qui định đối với họ. Tuy nhiên, cùng với suy thoái kinh tế và cuộc khủng hoảng Eurozone, nhu cầu mua đã giảm và cung trên thị trường mua bán quyền phát thải khí CO2 đã vượt cầu.

Từ những khó khăn do Nghị định thư với Kyoto gây ra đã xuất hiện ba luồng suy nghĩ mới. Thứ nhất, có thể do muốn tìm kiếm một hiệp ước toàn diện cho toàn thế giới, mà các cá nhân, các nhóm người, các quốc gia và liên minh các quốc gia tìm cách làm giảm tốc độ, ngăn chặn và đảo ngược sự nóng lên toàn cầu đã đặt ra mục tiêu quá cao. Như Robert Keohane và David Victor khẳng định, có lẽ cần phải có hình thức trung dung: một “loạt chế độ” dành cho biến đổi khí hậu, nhắm tới các thành phần chính của biến đổi khí hậu chứ không phải nhắm tới toàn bộ vấn đề[4]. Nhiều người đi đến kết luận nói rằng, tìm cách thực hiện đồng thời nhiều mục tiêu là không thực tế và sẽ gặp nhiều trục trặc. Do đó, các nhà đàm phán đã nghiên cứu riêng rẽ từng vấn đề trong suốt một thập kỷ. Năm 2008, rừng là ưu tiên, với các quốc gia đồng ý nhận các khoản tín dụng nhằm cứu những cánh rừng của mình; người ta đã lập ra một quỹ nhằm giúp các nước nghèo thích nghi. Công nghệ và tài chính là chủ đề dành cho năm 2009, các bên đồng ý tập trung vào các công nghệ mới và gia tăng các khoản tài trợ nhằm giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.

Cách tiếp cận thứ hai là đưa ba nước đứng đầu thế giới về phát thải khí nhà kính là Trung Quốc (đứng đầu), Mỹ và Ấn Độ tham gia thỏa thuận này. Năm 2013, Ấn Độ đã đồng ý thực hiện các nghĩa vụ ràng buộc về mặt pháp lý, nhưng phải sau năm 2020 vì sợ rằng việc thực hiện nghĩa vụ sẽ kìm hãm tốc độ phát triển. Cuối năm 2014, lần đầu tiên Trung Quốc đồng ý rằng năm 2030 họ sẽ ngăn chặn việc gia tăng khí thải và Mỹ đã công bố các mục tiêu mới trong việc giảm khí thải CO2. Những cam kết này là động lực quan trọng cho những cam kết của các quốc gia khác trong các cuộc đàm phán về biến đổi khí hậu do Liên Hợp Quốc tiến hành vào năm 2015.

Đối với những người khác, thực tế của quá trình nóng lên toàn cầu và nhiều khả năng là những nỗ lực làm chậm hoặc chặn đứng hiện tượng này sẽ tiếp tục thất bại, cách tiếp cận thứ ba là chuyển các nguồn lực sang cho việc chuẩn bị ứng phó và khắc phục hiệu ứng của nó. Ví dụ, 80% dân số thế giới sống gần bờ biển và một số nước đã nằm trong tình trạng dễ bị tổn thương, vì vậy các nỗ lực nhằm giảm thiểu tác động của hiện tượng ấm nóng toàn cầu phải là ưu tiên chính. Tuy nhiên, các cam kết tài chính của các nước giàu có rõ ràng là chưa đủ.

Tháng 12 năm 2015, sau hai tuần đàm phán tích cực, 195 nước tham gia các cuộc đàm phán về biến đổi khí hậu ở Paris đã đạt được thỏa thuận thay thế Nghị định thư Kyoto. Trong một vụ mặc cả lớn, bao gồm nhiều thỏa hiệp, các nước đồng ý với mục tiêu duy trì gia tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu “thấp hơn hẳn 20C” và thực hiện các nỗ lực nhằm hạn chế mức độ gia tăng là 1,50C. Thỏa thuận này khác với thỏa thuận Kyoto ở một số điểm. Thứ nhất, mục tiêu mang tính khát vọng, đòi hỏi phải cắt giảm đáng kể lượng khí thải và gia tăng các nguồn năng lượng tái tạo được. Thứ hai, các nước đồng ý tiến tới cân bằng giữa khí nhà kính và bồn hấp thụ CO2, ví dụ, trồng rừng. Và thứ ba, và có lẽ là quan trọng nhất, các quốc gia đồng ý công bố các kế hoạch khí hậu, 5 năm một lần, kể từ năm 2020. Tất cả các nước đều phải trình kế hoạch này, nhưng đáp ứng các mục tiêu không phải là ràng buộc mang tính pháp lý. Thứ tư, các nước phát triển chủ chốt phải đi đầu. Cuối cùng, bước đột phá là Mỹ và Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận trước khi diễn ra các cuộc họp ở Paris.

Thỏa thuận này không giải quyết được hiện tượng ấm nóng toàn cầu và biến đổi khí hậu, nhưng những người ủng hộ khẳng định đã có cơ cấu để giải quyết vấn đề một cách hiệu quả. Biến đổi khí hậu rõ ràng sẽ tiếp tục nằm ở vị trí ưu tiên cao trên phổ các lợi ích quốc gia, trong đó có phát triển kinh tế và an ninh quốc gia. Trong thế kỷ XXI, biến đổi khí hậu là vấn đề tạo ra cả những mối đe dọa cũng như cơ hội rất thực tế, và thay đổi sẽ diễn ra khá chậm.

 

Đằng sau tiêu đề báo chí 

Biến đổi khí hậu tác động tới con người 

Nếu khí hậu tiếp tục thay đổi, các quốc đảo nhỏ và các quốc gia gần biển và nằm ở độ cao sát mặt nước biển có thể sẽ chứng kiến đất đai của họ bị ngập và lãnh thổ quốc gia bị thu hẹp. Dân chúng các nước này có thể dễ bị mắc các bệnh phát sinh từ nước - do nhiệt độ tăng và lượng mưa thay đổi. Nhiều quốc gia trong khu vực nhiệt đới, nơi các loại bệnh như sốt xuất huyết, bệnh sán máng và sốt rét lan tràn. Không có gì ngạc nhiên khi gần đây chúng ta đã thấy các những tiêu đề trên báo như: “Khi nước biển dâng lên, hàng triệu người bị bệnh tật hiểm nghèo và sống bám vào vùng đất chết”a. Có khả năng là chúng ta sẽ còn thấy nhiều tiêu đề như thế. 

Biến đổi khí hậu có thể có tác động quá sức chịu đựng đối với các quốc đảo nhỏ. Nền kinh tế của họ thường phụ thuộc nhiều vào du lịch (ví dụ ở Maldives, 95% lực lượng lao động tham gia vào lĩnh vực du lịch, ở Bahamas là 70%), khi các bãi biển bị xói mòn, các rạn san hô bị ô nhiễm và chất lượng nước uống suy giảm, du khách sẽ không tới nữa. 

Chú thích ảnh: Hàng ngày 10.000 dân trên đảo Tuvalu, Nam Thái Bình Dương, xếp hàng lấy nước đã được khử muối. Mực nước biển dâng cao, nước ngầm bị ô nhiễm, dẫn đến tình trạng thiếu nước. Các chính phủ Australia, New Zealand và Mỹ cung cấp các khoản hỗ trợ tài chính cho các nhà máy khử muối. 

Một số quốc gia đã bắt đầu nỗ lực nhằm giảm thiểu tác động. Kiribati đã mua những vùng đất trên các hòn đảo của lân bang Fiji nhằm bảo vệ nguồn cung cấp lương thực thực phẩm và có thể di dân. Chính phủ Panama đang lập kế hoạch di dân khỏi các hòn đảo ngoài khơi, mặc dù những nhóm người này đang phản đối. Các nước khác, như Antigua và Barbuda và Saint Kitts và Nevis, đang theo dõi một cách thận trọng hơn, trong khi các quốc gia khác có nhiều tài nguyên hơn, như Liên bang Micronesia và Malta, đã bắt đầu khử mặn nước biển. Những hòn đảo ở vùng biển Caribe như Barbados, Grenada và Saint Lucia thể hiện sự quan tâm đặc biệt tới công tác bảo vệ các cơ sở du lịch. 

Tuy nhiên, đối với hầu hết khoảng 40 quốc đảo nhỏ, hầu như không thể chặn đứng được tác động của biến đổi khí hậu. Là một nhóm quốc gia, họ có chung những đặc điểm làm cho họ đặc biệt dễ bị tổn thương: tài nguyên thiên nhiên hạn chế; mật độ dân số cao và các hoạt động kinh tế-xã hội đều diễn ra trên vùng ven biển; dễ bị ảnh hưởng bởi bão nhiệt đới và sóng biển tràn vào; diện tích đất hạn chế, không cho phép triển khai một số chiến lược thích ứng; và thiếu các nguồn tài chính. 

Các quốc đảo nhỏ này đã liên kết lại trong Liên minh các quốc đảo nhỏ (Alliance of Small Island States) nhằm giải quyết những thách thức chung. Mặc dù không có điều lệ hoặc thiết chế chính thức, họ đã trở thành một nhóm đầy sức mạnh trong trong việc vận động những hành động cụ thể ở Liên Hợp Quốc có trụ sở ở New York. Nhưng, mặc dù trong các cuộc thảo luận hàng năm về biến đổi khí hậu, các nước phát triển đã cam kết viện trợ kinh tế và kỹ thuật cho các quốc gia này, khoảng cách giữa nhu cầu của các quốc gia nhỏ và cam kết giúp đỡ của các nước phát triển vẫn còn rất lớn.

 

 

Câu hỏi cho phân tích mang tính phê phán

1. Hiệp định Paris 2015 về biến đổi khí hậu đã dành các quốc gia đang phát triển bị ảnh hưởng tiêu cực bởi biến đổi khí hậu những cam kết tài chính nào?

2. Liên minh các quốc đảo nhỏ có những nguồn lực nào?

3. Mỹ đã bắt đầu thực hiện những nỗ lực giảm thiểu nào?

a. Gardiner Harris, “As Seas Rise, Millions Cling to Borrowed Time and Dying Land,” New York Times, March 29, 2014.

 Vấn đề nguồn lực tự nhiên

Trong suốt phần lớn lịch sử loài người, người ta đã tin rằng tài nguyên thiên nhiên là vô hạn. Niềm tin này không phải là không có lí, vì người dân di cư đến những vùng đất không có người ở hoặc dân cư thưa thớt. Mua bán tài nguyên thiên nhiên đã trở thành hoạt động kinh tế chính khi người ta nhận ra rằng tài nguyên thiên nhiên được phân phối không đồng đều. Các nhà tư tưởng cấp tiến theo đường lối Marxist đã thách thức giả định về khả năng cung cấp vô hạn những nguồn lực kinh tế quan trọng. Theo Lenin, một trong những lý do xuất hiện chủ nghĩa đế quốc là cuộc tìm kiếm các nguồn tài nguyên mới. Nhà nước tư bản phụ thuộc vào thị trường và tài nguyên ở nước ngoài, vì tài nguyên được phân phối không đồng đều. Từ khẳng định này, Lenin cũng đưa ra lý do vì sao chủ nghĩa đế quốc chắc chắn sẽ dẫn đến chiến tranh: Các nước tư bản buộc phải sử dụng vũ lực để bảo đảm nguốn tài nguyên thiên nhiên mà các nhà máy của họ cần.

Ngày nay, chúng ta nhận thức sâu sắc rằng tài nguyên thiên nhiên là có hạn và các quốc gia cạnh tranh để giành tài nguyên. Ví dụ về nước ngọt, liên quan đến ô nhiễm, biến đổi khí hậu và dân số, giúp làm nổi bật tầm quan trọng của tài nguyên thiên nhiên như một vấn đề xuyên quốc gia.

Có lẽ vấn đề tài nguyên xuyên quốc gia quan trọng nhất là nước ngọt, vì nó cần thiết cho tất cả các sinh vật - con người, động vật và thực vật. Chỉ còn 3% nước trên trái đất là nước ngọt (giảm một phần ba so với năm 1970). Nước ngọt là vấn đế chính trị vì phân bố không đều; đến năm 2025, hai phần ba số người trên thế giới sẽ sống trong những các quốc gia có vấn đề thiếu nước một cách vừa phải hoặc trầm trọng. Những người khác sống ở các quốc gia có nguồn cung cấp dồi dào. Nước được sử dụng không đồng đều: nông nghiệp chiếm khoảng hai phần ba, công nghiệp chiếm khoảng một phần tư và con người tiêu thụ chưa tới một phần mười lượng nước được sử dụng. Nhưng 1,1 tỷ người không được tiếp cận với nước uống đã được lọc và một phần ba trong số đó là người châu Phi. Biến đổi khí hậu có thể làm cho tình hình tồi tệ thêm vì 70% tổng nguồn cung nước ngọt trên thế giới đang tan khỏi các tảng băng ở Bắc và Nam cực. Và một số công nghệ mới có thể sử dụng nhiều nước ngọt hơn so với tốc độ bù đắp, dẫn đến hậu quả không thể lường được. Sử dụng nước cho quá trình khai thác khí đốt và dầu mỏ (thường gọi là fracking) có thể làm cho một số khu vực lâm vào trình trạng thiếu nước và tạo ra vấn đề ô nhiễm.

Có ba ví dụ cho thấy các cuộc tranh cãi trên bình diện quốc tế và hậu quả của việc không có đủ nguồn cung cấp nước ngọt. Từ lâu, Trung Đông đã là khu vực diễn ra những tranh chấp về nguồn nước ngọt. Từ những năm 1960, Israel đã áp dụng các phương pháp nhằm bảo tồn nguồn nước ngọt khan hiếm, bằng cách áp dụng tưới theo kiểu nhỏ giọt, tái sử dụng nước thải gia đình đã được xử lý cho sản xuất nông nghiệp và làm đường ống dẫn nước từ phía bắc đến bờ biển khô hạn Địa Trung Hải. Israel cũng là quốc gia hàng đầu trong việc khử muối: Hiện nay, một nửa nước uống của quốc gia này là nước biển đã được khử muối. Ngoài các quốc gia vùng Vịnh giàu có như Saudi Arabia, Kuwait và Qatar, tức là những nước đã xây dựng được các nhà máy khử muối, các quốc gia khác vẫn lẽo đẽo ở phía sau. Ngân hàng Thế giới dự đoán rằng trong thế kỷ XXI, nước có thể là vấn đề chính trị lớn giữa Israel và Jordan, vì chính quyền Israel kiểm soát nguồn nước khan hiếm ở Bờ Tây sông Jordan. Cuộc chiến giữa Israel và Palestine nhằm giành nguồn nước làm trầm trọng thêm cuộc xung đột giữa hai dân tộc này. Israel cho phép những người định cư của mình được tiếp cận, nhưng lại hạn chế người Palestine ở Bờ Tây đang bị Israel chiếm đóng tiếp cận với nguồn tài nguyên này, và đôi khi còn cắt nguồn cung cấp nước nhằm thể hiện sự bất mãn về chính trị. Tại Dải Gaza, dân số ở đây tăng 4,6% một năm, các nguồn tài nguyên đã cạn kiệt và nước bị ô nhiễm, làm gia tăng cuộc xung đột với Israel. Không thể có giải pháp cho cuộc khủng hoảng nước ở Bờ Tây hay Dải Gaza mà không có sự tham gia của Israel.

Một cuộc xung đột khác về nước diễn ra xung quanh đập nước gọi là Grand Renaissance Dam, đang được xây dựng ở Ethiopia, cội nguồn sông Nile. Khi hoàn thành vào năm 2018 hoặc năm 2019, đây sẽ là đập thủy điện lớn nhất châu Phi, rộng tới 685 dặm vuông (1 dặm vuông = 2.590m2). Ai Cập, quốc gia ở hạ lưu, phụ thuộc hoàn toàn vào nước sông Nile, tỏ ra không hài lòng với dòng chảy mà người ta dự đoán là sẽ giảm đi. Khi nền nông nghiệp bị đe dọa, Ai Cập sẽ coi việc tiếp cận với nước con sông này là vấn đề an ninh quốc gia. Theo thỏa thuận có từ thời kỳ thuộc địa, Ai Cập và Sudan sử dụng hầu hết nước sông Nile cho mục đích của mình. Grand Renaissance Dam sẽ làm thay đổi sự phân bổ mang tính lịch sử đó. Không có gì ngạc nhiên khi biết rằng trong các cuộc đàm phán vào năm 2013 về vấn đề này, chính quyền Ai Cập nói rằng Ai Cập bỏ ngỏ tất cả các lựa chọn. Trong khi không kêu gọi chiến tranh, Ai Cập nói rõ rằng không ai được quyền xâm phạm an ninh về nguồn cung cấp nước của mình.

Câu chuyện này cũng tương tự như ở Trung Á, hai quốc gia thượng nguồn ở đây, Tajikistan và Kyrgyzstan, có những vùng đất không màu mỡ, nhưng lại là nguồn cung cấp nước cho những khu vực hạ lưu màu mỡ hơn. Dưới thời Liên Xô cũ, nước được cung cấp miễn phí cho người dân sống ở hạ lưu. Hiện nay, xung đột xảy ra vì các hệ thống cung cấp nước đã nằm trong tình trạng suy sụp và nhưng không có hệ thống phân bổ nước mới nào được được xây dựng. Tranh chấp về nguồn cung cấp nước ngọt có liên quan đến xu hướng phát triển dân số.

Vấn đề dân số

Dân số thế giới là vấn đề tiềm tàng đã xuất hiện từ mấy thế kỷ trước. Năm 1798, Thomas Malthus đã đưa ra một mối quan hệ quan trọng. Nếu không kiểm soát được mức tăng dân số thì dân số sẽ tăng theo cấp số nhân (1, 2, 4, 8, ..), trong khi nguồn cung thực phẩm sẽ tăng theo cấp số cộng (1, 2, 3, 4, ..). Ông nói rằng chẳng bao lâu nữa dân số sẽ vượt xa sản lượng lương thực. Kịch bản này được gọi là nan đề Malthus. Mặc dù Malthus không nghĩ rằng sản lượng sẽ đuổi kịp đà tăng dân số, nhưng ông công nhận rằng chiến tranh, nạn đói hoặc những hạn chế mang tính đạo đức là những biện pháp ngăn chặn, không để dân số gia tăng quá mức[5]. Ba thế kỷ sau, Những giới hạn đối với tăng trưởng (The Limits to Growth), một báo cáo độc lập do Câu lạc bộ Rome (Club of Rome) đưa ra vào năm 1972, đã nghiên cứu một cách hệ thống những xu hướng trong dân số, sản xuất nông nghiệp, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và sản xuất công nghiệp, cũng như ô nhiễm và các vòng phản hồi phức tạp liên kết các xu hướng này lại với nhau. Kết luận được đưa ra là rất bi quan: Chẳng bao lâu nữa trái đất sẽ đạt đến giới hạn tự nhiên đối với sự gia tăng dân số[6].

Thực tế cho thấy cả Malthus và Câu lạc bộ Rome đều sai. Malthus đã không dự đoán được những thay đổi công nghệ, làm gia tăng nhanh chóng sản lượng lương thực, và ông cũng không tiên đoán được quá trình dịch chuyển nhân khẩu học – sẽ có những biện pháp kiểm soát tốc độ gia tăng dân số. Mặc dù những tiến bộ trong phát triển kinh tế lúc đầu đã làm giảm tỷ lệ tử vong và do đó làm cho dân số tăng lên, nhưng theo thời gian, khi cuộc sống của con người được cải thiện, phụ nữ trở thành những người có học thức hơn, nhiều người chuyển tới thành phố và tỷ lệ sinh giảm đáng kể. Việc phát minh ra công nghệ kiểm soát sinh đẻ an toàn, đáng tin cậy, cũng dẫn đến tỷ lệ sinh giảm. Tương tự như thế, những dự đoán của Câu lạc bộ Rome cũng tỏ ra quá bi quan; báo cáo năm 1972 nói rằng những thay đổi về công nghệ sẽ kéo các nguồn lực vượt khỏi mọi giới hạn chịu đựng.

Mặc dù Malthus và Câu lạc bộ Rome đã bỏ qua một số xu hướng chính, nhưng dự đoán của họ rằng dân số thế giới sẽ gia tăng đáng kể tỏ ra là đúng. Dân số đã tăng từ 800 triệu, năm 1776, lên 7,3 tỷ, năm 2015. Liên Hợp Quốc ước tính rằng cuối thế kỷ XXI, dân số trên toàn thế giới sẽ là 11,2 tỷ người. (Xem Bảng 11.2.) Trên thực tế, tốc độ gia tăng tương đối trên thế giới đã giảm, giảm nhanh hơn hẳn so với dự kiến.

Một ghi nhận quan trọng làm cho tốc độ tăng dân số và dân số trở thành vấn đề đáng quan ngại. Thứ nhất, gia tăng dân số diễn ra không đồng đều. Năm 2013, tính trung bình phụ nữ ở các nước thu nhập thấp đẻ 4,8 lần; ở khu vực thu nhập trung bình, số lần sinh nở là 2,4 còn ở các có thu nhập cao, sinh nở trung bình là 1,7 lần. Đấy là kết quả của quá trình chuyển đổi nhân khẩu học. Có sự khác biệt đáng kể giữa các khu vực có thu nhập thấp và trung bình, từ 1,9 lần sinh nở ở Đông Á và Thái Bình Dương; 2,7 lần sinh nở ở Trung Đông và Bắc Phi; tới 5,1 lần sinh nở ở các nước phía nam sa mạc Sahara. Rõ ràng là, có sự khác biệt đáng kể về nhân khẩu học giữa những nước giàu với tỷ lệ tăng dân số thấp và các nước nghèo hơn, đặc biệt là ở châu Phi, với tỷ lệ tăng dân số cao hơn. Sự khác biệt này tạo những hậu quả khá nhạy cảm về mặt chính trị - các quốc gia nghèo oằn lưng dưới gánh nặng của bùng nổ dân số trong khi tìm cách đáp ứng các tiêu chuẩn tiêu thụ sản phẩm kinh tế như các nước giàu có ở Bắc Mỹ và Châu Âu.

Những người theo phái hiện thực nhận thấy hai mối đe dọa nổi lên từ những xu hướng nhân khẩu học này có thể phá vỡ cân bằng quyền lực. Thứ nhất, các quốc gia với dân số đang gia tăng nhưng không có đủ lương thực có thể tìm cách bành trướng lãnh thổ hoặc dùng chiến tranh để giành giật lương thực thực phẩm. Thứ hai, những người đàn ông không tìm được vợ, mà nếu không biết cách xử lí, có thể trở thành tội phạm ở trong nước hoặc làm cho quốc gia bất ổn từ bên trong, có thể được đưa vào quân đội quốc gia và được “dùng” trong những cuộc chiến tranh giữa các quốc gia. Cả những người theo phái tự do lẫn phái cấp tiến đều nhận thấy những nguy cơ này khi khẳng định rằng Nam Bán Cầu cần phát triển kinh tế không chỉ vì những nhu cầu vật chất đơn thuần. Vì ở đâu mà đời sống kinh tế được cải thiện (đặc biệt là khi cải thiện xuất phát từ cơ hội lớn hơn trong giáo dục và tại nơi làm việc dành cho phụ nữ), phụ nữ đều có xu hướng sinh ít con hơn và con cái khỏe mạnh hơn, nhiều đứa trẻ sống đến tuổi trưởng thành hơn. Khi điều kiện kinh tế của nhà nước được cải thiện, tiếp cận với y tế và kế hoạch hóa gia đình cũng được cải thiện theo. Một nền giáo dục tốt hơn cho những người làm cha làm mẹ và con cái của họ, đến lượt nó, mở ra nhiều cơ hội kinh tế hơn và thế hệ sau càng có điều kiện tốt hơn thế hệ trước. Như vậy, đối với các lý thuyết gia này, việc thu hẹp khoảng cách phát triển sẽ đưa việc cải thiện về kinh tế và cân bằng nhân khẩu học vào vòng xoáy trôn ốc ngày càng được củng cố thêm.

 

Bảng 11.2    Dân số thế giới và những khu vực chính những năm  2015 2030 2050 2100 Theo   tài liệu Medium-Variant Project (triệu người)

Khu vực chính

2015

2030

2050

2100

Thế giới          

7.349

8.501

9.725

11.213

Châu Phi        

1.186

1.679

2.478

4.387

Châu Á           

4.393

4.923

5.267

4.889

Châu Âu         

738

734

707

646

Mỹ Latin và Caribbe           

634

721

784

721

Bắc Mỹ          

358

396

433

500

Châu Đại Dương           

39

47

57

71

 

Ngoài ra, cả tốc độ gia tăng dân số nhanh và mức phát triển kinh tế cao có nghĩa là cần nhiều tài nguyên thiên nhiên hơn, đặc biệt là đất trồng trọt và nước ngọt. Đối với các quốc gia đông dân, như Trung Quốc, Ấn Độ và Bangladesh, vấn đề là rất nghiêm trọng. Ở Bangladesh và Nepal, dân số gia tăng buộc phải vào vùng đất biên thùy. Ở Nepal, các khu định cư ở vùng núi cao hơn dẫn đến nạn phá rừng, đấy là do người ta chặt cây làm củi, dẫn đến xói mòn các sườn đồi, sạt lở đất và các thảm họa “thiên nhiên” khác. Ở Bangladesh, áp lực dân số đã dẫn việc thành lập các khu định cư trên vùng đồng bằng châu thổ, dễ bị lũ lụt vì gió mùa; những khu định cư này làm trôi lớp đất trên bề mặt, giảm sản lượng nông nghiệp và đặc biệt là cùng với mực nước biển dâng cao, hàng triệu người phải dời đi nơi khác.

Trong thế giới đã phát triển, nhu cầu về tài nguyên thiên nhiên cũng gia tăng nhanh chóng. Khi dân số giảm (thậm chí giảm nhẹ) thì người dân trở nên giàu có hơn về kinh tế, ngày càng đòi hỏi nhiều năng lượng và tài nguyên hơn để có mức sống cao hơn. Mọi người đòi nhiều không gian sống hơn, những ngôi nhà to hơn và nhiều đường cao tốc hơn, tạo ra nhiều nhu cầu về năng lượng và tài nguyên hơn. Những người giàu hơn, đặc biệt là người Mỹ, mỗi người cũng tạo ra nhiều rác hơn so với người dân ở các nước đang phát triển, và phần lớn không được tái chế, cần nhiều bãi rác ở trong nước và dẫn đến một loại hình kinh doanh có lãi: Xuất khẩu rác sang các nước đang phát triển.

Dân số gia tăng nhanh chóng dẫn đến nhiều tình huống khó xử về mặt đạo đức đối với các nhà hoạch định chính sách quốc gia và quốc tế. Làm sao kiềm chế tốc độ gia tăng dân số mà không vi phạm quyền sinh sản của cá nhân? Làm sao vượt qua được các rào cản văn hóa trong việc kiểm soát sinh sản hoặc tư tưởng trọng nam khinh nữ? Làm sao các nước đã phát triển có thể khuyến khích tỷ lệ sinh thấp hơn trong các nước đang phát triển mà không tạo ra cảm giác phân biệt chủng tộc hay vị chủng? Làm sao có được những chính sách có thể cải thiện được mức sống cho những người đang sống và đảm bảo các tiêu chuẩn sống cao như thế và cải thiện được mức sống cho những thế hệ sau?

Dân số trở thành một vấn đề hàng hóa tập thể kinh điển. Một cặp vợ chồng ở các nước đang phát triển có lý do để có nhiều con: Con cái là lực lượng lao động có giá trị và thường kiếm được tiền khi đi làm thuê, góp phần làm cho gia đình sung túc hơn. Con cái là mạng lưới an sinh xã hội cho những gia đình sống trong xã hội mà chính phủ không có chương trình an sinh như thế. Nhưng cái hợp lý về kinh tế cho mỗi cặp vợ chồng lại là tác nhân không bền vững về môi trường đối với tập thể. Đất công (đất công ở đây được hiểu là đồng cỏ chăn nuôi gia súc, rừng, sông hồ… - ND) bình quân đầu người giảm đi, chất lượng tổng thể của tài nguyên cũng suy giảm. Theo thời gian, các nguồn tài nguyên hữu hạn của cộng đồng giúp con người làm ăn sinh sống giảm dần: “Bàn tay vô hình” nổi tiếng của Adam Smith, khi được xem xét trong bối cảnh đất công, có thể không dẫn đến lợi ích tập thể mà dẫn tới thảm họa tập thể.

Có thể làm gì với dân số nhằm giảm bớt những tình huống tiến thoái lưỡng nan này? Giải pháp của nhà sinh vật học Garrett Hardin: Sử dụng những biện pháp cưỡng chế cấm sinh đẻ, vừa khó về chính trị vừa khó khả thi, như Trung Quốc đã cho thấy với chính sách một con của nước này. Dựa vào áp lực nhóm nhằm buộc người ta thay đổi hành vi cá nhân cũng khó có tác dụng trong các quốc gia đông dân[7]. Không sử dụng các biện pháp ép buộc, ngay cả khi các cá nhân mong muốn gia đình nhỏ hơn cũng không chắc đã tìm được phương pháp kế hoạch hóa gia đình. Nhưng, tương tự như môi trường toàn cầu, các mối liên hệ, nguyên nhân và hậu quả của quá trình gia tăng và suy giảm dân số toàn cầu đã được chứng minh là không chỉ liên quan với nhau mà còn khá phức tạp nữa. Ở nhiều nước phương Tây, trong đó có Châu Âu và Nga, cũng như Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc, tốc độ tăng dân số không chỉ chậm lại mà còn giảm và dân số đang già đi.

Tất cả các khu vực đều có chung xu hướng đáng chú ý là khả năng tiếp cận giáo dục và việc làm ở bên ngoài của phụ nữ ngày càng gia tăng. Kết quả là, một trong những xu hướng nhân khẩu học mạnh mẽ nhất thế giới - phụ nữ sinh ít con hơn và sinh con muộn hơn – là do đòi hỏi đặc biệt của giáo dục và nghề nghiệp. Kết quả tổng thể của những quyết định duy lý mang tính cá nhân này là sinh suất giảm. Ở Trung Quốc, tốc độ sụt giảm nhanh chóng như thế có thể không phải là lựa chọn cá nhân, mà do chính sách mỗi cặp vợ chồng chỉ có một con mà ra. Nhưng, năm 2013, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc tuyên bố rằng các cặp vợ chồng có thể có hai con, nếu chồng hoặc vợ là con một; các gia đình ở nông thôn đã được phép có hai con. Năm 2015, nhận thức được những hậu quả kinh tế tai hại của suy giảm dân số, Trung Quốc đã hủy bỏ chính sách một con.

Ở Trung Quốc cũng như ở Ấn Độ, vấn đề còn là dư thừa nam giới, vì lý do văn hóa trọng nam khinh nữ và phá thai có chọn lọc giới tính ngày càng trở nên phổ biến hơn. Từ năm 2010 đến 2015, tỷ lệ nam nữ khi sinh ở Trung Quốc là 116 bé trai trên 100 bé gái, còn ở Ấn Đô là 111 bé trai trên 100 bé gái, trong khi tỷ lệ tự nhiên là 105 trên 100, dẫn đến cái gọi là “ế vợ” – nhiều đàn ông trong khi quá ít phụ nữ. Mất cân bằng dẫn đến việc các cô dâu bị bán, nạn mại dâm, và một số học giả cho rằng hiện tượng này là mối đe dọa thực sự đối với an ninh quốc gia và quốc tế[8].

Nước Nga, được một nhà nhân khẩu học coi là “thảm họa về nhân khẩu”, dân số nước này suy giảm đột ngột, đấy là do hai thập kỷ đầu tư quá thấp cho lĩnh vực y tế và giáo dục, nạn nghiện rượu tràn lan và bệnh tim mạch. Dân số giảm mặc dù nhiều người từ các quốc gia Trung Á đã di cư sang nước Nga[9].

Chỉ có các nước Bắc Âu (đặc biệt là Na Uy và Thụy Điển) là không bị suy giảm dân số mà thôi. Ở những nước này, cha mẹ được nghỉ việc và chính sách chống phân biệt đối xử được thực thi một cách nghiêm túc làm cho phụ nữ có thể không cần lựa chọn giữa làm mẹ và đi học đại học và có việc làm suốt đời.

Rõ ràng là, gia tăng và suy giảm dân số thế giới và sự khác biệt giữa các khu vực tạo ra những các vấn đề và cơ hội mang tầm quốc tế. Các quyết định ảnh hưởng đến không chỉ các quốc gia với tốc độ gia tăng dân số cao mà còn ảnh hưởng tới các lân bang, vì người dân trên những vùng đất quá đông người tranh giành các nguồn tài nguyên khan hiếm, sẽ tìm kiếm cuộc sống tốt hơn ở các nước khác bằng cách di cư, hoặc có thể chuyển sang sử dụng bạo lực để tranh giành không gian đáng mong muốn hơn.

Áp lực dân số không chỉ ảnh hưởng tới các quốc gia: Nó còn ảnh hưởng đến các cá nhân, các cặp vợ chồng và cộng đồng, cũng như các giá trị tôn giáo và nhân văn sâu sắc nhất của họ. Áp lực dân số còn liên quan tới các tổ chức phi chính phủ, trong đó có các nhóm, ví dụ, Kết nối dân số (Population Connection) hoặc Hội đồng dân số (Population Council), những tổ chức tìm cách thay đổi thái độ của công chúng về dân số và sinh sản, cũng như Giáo hội Công giáo và các giáo phái Hồi giáo chính thống, tức là những tổ chức chống lại các biện pháp hạn chế nhân tạo đối với quy mô gia đình. Những vấn đề này còn liên quan đến các tổ chức liên chính phủ như Ngân hàng Thế giới, có trách nhiệm thúc đẩy phát triển bền vững, nhưng bị cản trở bởi một số quốc gia thành viên không muốn giải quyết ngay vấn đề dân số. Có lẽ quan trọng nhất là, vấn đề dân số liên quan chặt chẽ với những vấn đề môi trường khác. Dân số đặt ra nhu cầu về sử dụng đất nhằm gia tăng sản lượng nông nghiệp, nhu cầu về tài nguyên thiên nhiên và năng lượng. Do đó, trớ trêu là, dân số có thể là vấn đề môi trường có ý nghĩa quan trọng toàn cầu, nhưng nó cũng có thể là vấn đề mà các quốc gia và tác nhân khác trên trường quốc tế có thể tác động được ít nhất (trong mấy vấn đề: biến đổi khí hậu, dân số, và tội ác xuyên quốc gia) nhằm góp phần giải quyết vấn đề.

Hành động của các tổ chức phi chính phủ quan tâm tới vấn đề môi trường

Từ những năm 1960, các tổ chức phi chính phủ (NGO) đã và đang có vai trò quan trọng trong các vấn đề môi trường. Các tổ chức này đã tăng lên về số lượng, và quan tâm của họ cũng rất đa dạng. Những tổ chức này nằm trong phổ rất rộng, từ Bảo tồn thiên nhiên (Nature Conservancy) và Mạng lưới hành động rừng nhiệt đới (Rainforest Action Network) cho tới Viện đảo Trái đất (Earth Island Institute) và Liên minh khí hậu (Climate Coalition).

Ghi chú ảnh: Hành động của con người gây ra cho môi trường của chúng ta những thiệt hại đáng kể, nhưng phản ứng chính trị ít khi tương xứng với thiệt hại. Nhiều nỗ lực có chủ đích, như dọn dẹp các bãi chôn lấp, không giải quyết được các vấn đề lớn hơn về tiêu thụ quá mức và ô nhiễm nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Các tổ chức phi chính phủ thực hiện một số chức năng chính trong các vấn đề môi trường. Trước hết, họ thường đóng vai nhà phê bình quốc tế, sử dụng phương tiện truyền thông để công bố sự bất mãn của mình và đưa các vấn đề môi trường vào chương trình nghị sự quốc tế và quốc gia. Ví dụ, Tổ chức Hòa bình Xanh (Greenpeace) lên án việc Brazil chặt quá nhiều cây gỗ gụ mà không trồng lại, làm cho nước này phải ngừng hoàn toàn việc xuất khẩu gỗ gụ cho đến khi hoạt động lâm nghiệp có thể được cải thiện. Thứ hai, các tổ chức phi chính phủ có thể hoạt động thông qua các tổ chức liên chính phủ, đang làm những việc cải hóa các tổ chức ngay từ bên trong. Ví dụ, các tổ chức phi chính phủ đã chuyển hóa Ủy ban Săn Cá voi Quốc tế (International Whaling Commission) từ tổ chức hạn chế việc săn bắt cá voi bằng hạn ngạch thành tổ chức cấm triệt để việc săn bắt cá voi. Thứ ba, các tổ chức phi chính phủ có thể hỗ trợ giám sát và thực thi các quy định về môi trường, bằng cách chỉ ra các vấn đề hoặc tiến hành kiểm tra trên thực địa. Ví dụ, Chương trình theo dõi việc buôn bán động vật hoang dã (TRAFFIC program) của Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (World Wildlife Fund - WWF) và Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên (International Union for the Conservation of Nature - IUCN), được ủy quyền kiểm tra theo Công ước về thương mại quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (Convention on International Trade in Endangered Species of Wild Fauna and Flora - CITES). Thứ tư, các tổ chức phi chính phủ có thể hoạt động trong thành phần các cộng đồng chuyên gia xuyên quốc gia, hoạt động cùng với các đối tác trong các tổ chức liên chính phủ và các cơ quan nhà nước để tìm cách thay đổi các cách làm và quy trình về vấn đề nào đó. Một cộng đồng chuyên gia như vậy đã được thành lập bên cạnh Kế hoạch hành động vùng Địa Trung Hải thuộc Chương trình môi trường của Liên Hợp Quốc (Mediterranean Action Plan of the UN Environmental Program). Các chuyên gia đã tập hợp lại để thảo luận những biện pháp nhằm cải thiện chất lượng nước biển, chia sẻ dữ liệu và cuối cùng là thiết lập các chương trình giám sát. Chính những người này cũng hoạt động tích cực trong các cuộc đàm phán ở trong nước, thúc đẩy giới tinh hoa trong chính phủ học hỏi thêm. Cuối cùng, và có lẽ là quan trọng nhất, các tổ chức phi chính phủ có thể tìm cách gây ảnh hưởng trực tiếp lên chính sách môi trường của quốc gia, cung cấp thông tin về các lựa chọn chính sách, thỉnh thoảng có thể khởi xướng các thủ tục pháp lý và vận động trực tiếp cơ quan lập pháp hoặc cơ quan quản lý hành chính quốc gia. Đối với biến đổi khí hậu, một số cộng đồng chuyên gia đã được thành lập và tích cực hoạt động. Tuy nhiên, về lâu dài, dù vai trò của các tổ chức phi chính phủ và cộng đồng chuyên gia có như thế nào thì các quốc gia vẫn là người chịu trách nhiệm chính về môi trường.

Khía cạnh lý thuyết

Hiện tượng làm cho nhiều vấn đề môi trường trở thành gây tranh cãi về mặt chính trị trên bình diện quốc tế là các quốc gia có xu hướng phân chia theo trục đã phát triển/đang phát triển - Bắc/Nam - mặc dù một số nước đã phát triển thích nghi tốt hơn hẳn một số nước khác. Một số người trong thế giới đã phát triển cho rằng, nhiều vấn đề môi trường dường như là do bùng nổ dân số, mà họ coi là vấn đề của thế giới đang phát triển, hơn nữa, đây là vấn đề mà chính phủ ở những khu vực đó có thể kiểm soát. Theo quan điểm này, các chính phủ trong thế giới đang phát triển phải ban hành các chính sách nhằm làm giảm tốc độ gia tăng dân số, dẫn đến giảm áp lực lên các nguồn tài nguyên thiên nhiên khan hiếm và giảm tác động tiêu cực của ô nhiễm tại địa phương, khu vực và quốc tế.

Các nước đang phát triển ở Nam Bán Cầu nhận thức vấn đề môi trường theo cách khác. Các nước này chỉ ra một cách chính xác thực tế là nhiều vấn đề môi trường – trong đó có việc sử dụng quá mức tài nguyên thiên nhiên và ô nhiễm làm suy giảm tầng ozone và khí thải nhà kính - là kết quả của những hiện tượng thái quá trong thế giới công nghiệp. Bằng cách khai thác môi trường theo lối không bền vững, sử dụng bừa bãi tài sản chung, các nước đã phát triển đã có thể đạt được mức độ phát triển kinh tế hoặc tiêu dùng cao – tùy quan điểm của mỗi người. Áp đặt ra các hạn chế lên các nước đang phát triển bằng cách không cho khai thác tài nguyên thiên nhiên hoặc hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch có thể cản trở sự phát triển của những nước này. Do đó, vì các nước đã phát triển chịu trách nhiệm trước hầu hết những việc lạm dụng môi trường, cho nên họ phải là người phải gánh vác chi p cho giảm tiêu thụ năng lượng và làm sạch môi trường.

Thách thức trong việc giải quyết các vấn đề môi trường xuyên quốc gia là tìm được thỏa hiệp phản ánh sự kiện là cả hai bên, trên thực tế, đều có lí. Tỷ lệ gia tăng dân số cao là vấn đề của Nam Bán Cầu – chưa thể giảm nhiệt trước khi có mức độ phát triển kinh tế cao hơn. Lạm dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên chủ yếu là vấn đề của Bắc Bán Cầu. Những nhóm lợi ích kinh tế đầy sức mạnh ở Bắc Bán Cầu nhắc nhở chúng ta rằng, những thay đổi trong việc sử dụng các nguồn tài nguyên có thể làm cho mức sống thấp đi. Ô nhiễm môi trường là sản phẩm phụ của cả hai, Nam Bán Cầu có xu hướng lạm dụng tài nguyên là đất và nước vì dân số quá đông, trong khi ở Bắc Bán Cầu ô nhiễm là do các sản phẩm phụ và ngoại tác tiêu cực của quá trình công nghiệp hóa. Do đó, còn hơn các vấn đề xuyên quốc gia khác, vấn đề môi trường liên quan đến thỏa hiệp với các nhóm lợi ích kinh tế. An ninh kinh tế có nhiều khả năng dẫn đến an ninh môi trường. Những người theo phái hiện thực, phái tự do, phái cấp tiến và phái kiến tạo không phải đều quan tâm tới các vấn đề môi trường như nhau, mặc dù mỗi nhóm đã chỉnh sửa quan điểm của mình nhằm phản ứng với những thay đổi ở bên ngoài.

Những người theo phái hiện thực nhấn mạnh an ninh quốc gia, mặc dù một số người thể hiện những lo ngại về an ninh đối với con người. Cả hai loại an ninh đều đòi hỏi có nền tảng dân số khỏe mạnh và gần như tự cung tự cấp về lương thực thực phẩm và nguồn cung cấp tài nguyên thiên nhiên an toàn. Chi phí về tài nguyên thiên nhiên hoặc chi phí cho xử lý ô nhiễm quá cao làm giảm khả năng của nhà nước trong việc đưa ra những quyết định độc lập. Vì vậy, việc Iceland phụ thuộc vào ngành đánh bắt cá tuyết làm cho nước này dễ bị tổn thương hơn trước các hoạt động khai thác không bền vững của chính ngư dân nước mình và ngư dân của Anh và Mỹ, và phụ thuộc vào các vấn đề xung quanh hiện tượng gia tăng nhiệt độ của nước biển do tình trạng nóng lên toàn cầu, làm cho quần thể cá tuyết di chuyển đến vùng nước sâu hơn hoặc xa hơn về phía bắc. Ẩn ý sâu xa hơn là, đối với các nước như Iceland, chủ quyền chắc chắn là bị hạn chế, nhà nước không thể đảm bảo an ninh cho công dân của mình. Do đó, những người theo phái hiện thực đưa các vấn đề môi trường vào các khái niệm lý thuyết về nhà nước, quyền lực, chủ quyền và cân bằng quyền lực.

Những người theo phái cấp tiến cũng quan tâm đến chi phí về kinh tế của vấn đề môi trường. Những người theo phái cấp tiến thấy rằng chi phí mà những người ở Nam Bán Cầu và những người nghèo trong các nước Bắc Bán Cầu phải chịu đựng là bất hợp lí. Đặc biệt rõ ràng trong thập kỷ vừa qua là bộ phận có sức thuyết phục nhất của phái cấp tiến – phái Marxist - lý thuyết được chủ nghĩa nghiệp đoàn xuyên quốc gia mới trỗi dậy làm cho sống lại. Chủ nghĩa Marx tiên đoán rằng tư bản chắc chắn phải cầm tù các nhà nước, lúc đó nhà nước sẽ đặt lợi ích của doanh nghiệp (thương mại) lên trên lợi ích của các công dân trong nước, lên trên lợi ích của những người yếu nhất và nghèo nhất. Do đó, phê phán của phái Marxist trong giai đoạn hiện tại là Mỹ - trung tâm của tư bản toàn cầu – do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã phá hoại các quy định về chăm sóc sức khỏe, an toàn thực phẩm, an toàn lao động và bảo vệ môi trường. Cú giáng mạnh nhất do tổn hại về môi trường gây ra (cùng với những tổn hại khác) sẽ ảnh hưởng mạnh nhất đếnnhững người nghèo nhất ở Mỹ, lên các đối tác thương mại và các lân bang của Mỹ.

Cả những người theo phái hiện thực và cấp tiến đều công nhận rằng những tranh cãi về tài nguyên thiên nhiên và khan hiếm tài nguyên có thể dẫn đến bạo lực và thậm chí là chiến tranh. Dựa trên lý luận của Malthus, nhà chính trị học Thomas Homer-Dixon, thành viên của Nhóm Toronto (một nhóm các nhà khoa học ở Toronto, Canada – ND), mô hình hóa con đường mà quá trình suy thoái của tài nguyên thiên nhiên tái tạo được có thể dẫn đến bạo lực: Vì các nguồn tài nguyên như nước ngọt hoặc đất bị suy giảm về chất lượng hoặc số lượng, các cá nhân và các nhóm người sẽ cạnh tranh để giành những nguồn lực quan trọng này, kết quả là xung đột bạo lực[10]. Nhiều năm sau, ông này còn nói thêm rằng biến đổi khí hậu cũng có thể dẫn đến mất an ninh và bạo lực. Quan điểm này phù hợp với nhận thức của quần chúng, được Tổng thống Obama thể hiện như sau: “Những mối đe dọa trong thời gian dài do biến đổi khí hậu gây ra, nếu không được ngăn chặn, có thể dẫn đến xung đột bạo lực”[11]. Nhưng bằng chứng thực nghiệm không khẳng định mối liên hệ như thế. Sự phức tạp của (các) mô hình với nhiều biến số làm cho việc kiểm tra trở thành khó khăn. Và cho đến nay, các học giả chưa tìm được quan hệ giữa biến đổi khí hậu và xung đột[12]. Ngay cả khi chưa có bằng chứng thực nghiệm, những người theo phái hiện thực vẫn có đủ cơ sở để nói về những đe dọa an ninh tiềm tàng này.

Những người theo phái tự do thường coi các vấn đề môi trường là phù hợp với chương trình nghị sự quốc tế trong thế kỷ XXI. Quan điểm về an ninh mở rộng của họ, cùng với niềm tin mà họ dành cho khái niệm về hệ thống quốc tế phụ thuộc lẫn nhau - thậm chí có thể liên kết chặt chẽ với nhau đến mức có thể gọi là xã hội quốc tế - làm cho các vấn đề môi trường trở nên chín muồi, đã đến lúc quốc tế phải hành động. Vì lý thuyết của phái tự do có thể bao hàm nhiều tác nhân quốc tế khác nhau, trong đó có các tác nhân phi chính phủ của xã hội dân sự toàn cầu, tức là những người cho rằng các vấn đề môi trường và nhân quyền là chính đáng, nếu không nói là một trong những vấn đề quốc tế quan trọng nhất trong thế kỷ XXI. Khác với phái hiện thực và phái cấp tiến, những người sợ phụ thuộc vào các quốc gia khác vì có thể làm suy giảm quyền lực quốc gia và do đó, hạn chế hành động của nhà nước, những người theo phái tự do hoan nghênh sự phụ thuộc lẫn nhau và tin rằng tài trí về công nghệ của các cá nhân có thể giải quyết nhiều vấn đề nan giải về tài nguyên thiên nhiên.

Những người theo phái kiến tạo cũng cho rằng các vấn đề môi trường là vũ trường cho hành động quốc tế, vì chúng tạo ra những diễn ngôn quan trọng về môi trường sống và tính bền vững. Những người theo phái kiến tạo quan tâm đến định nghĩa vấn đề của giới tinh hoa chính trị và khoa học và cách thức những định nghĩa này thay đổi theo thời gian khi các ý tưởng mới bắt rễ vào niềm tin của họ. Họ cũng công nhận rằng các vấn đề môi trường thách thức những khái niệm cốt lõi của chủ quyền. Một trong những nhiệm vụ trí tuệ chính của họ là tìm ra nguồn gốc và thực tiễn của chủ quyền[13].

Sức khỏe và bệnh truyền nhiễm – Bảo vệ đời sống trên biển, trên không gian và trên vũ trụ

Sức khỏe cộng đồng và bệnh truyền nhiễm là những vấn đề có từ xa xưa, không bao giờ biết biên giới quốc gia là gì. Nhưng, khi nghĩ về bệnh tật như là đe dọa xuyên quốc gia, chúng ta phải nhớ rằng, tương tự như các đe dọa khác, sức khỏe toàn cầu còn cung cấp cho chúng ta cơ hội hợp tác.

Không thể lờ đi sự kiện là bệnh dịch hạch từng lan tràn qua biên giới quốc gia. Ví dụ, khoảng năm 1330, bệnh dịch hạch bắt đầu ở Trung Quốc, truyền từ chuột và bọ chét sang người. Di chuyển nhanh chóng từ Trung Quốc sang Tây Á và sau đó đến Châu Âu; năm 1352, bệnh dịch hạch đã giết chết một phần ba dân số châu Âu - khoảng 25 triệu người. Cơn đại dịch này, tương tự như những lần khác trước và sau đó, lan truyền theo các tuyến giao thương. Trong thời đại khám phá (đầu TK XV đến cuối TK XVIII – ND), người châu Âu mang bệnh đậu mùa, sởi và sốt vàng da đến các vùng bờ biển xa xôi của châu Mỹ, tàn phá dân số bản địa. Thương mại và du lịch lan tràn trong thế kỷ XIX ở châu Âu và giữa châu Âu và châu Phi đã đẩy nhanh tốc độ lây lan của các bệnh chết người như dịch tả và sốt rét, dẫn đến Hội nghị vệ sinh quốc tế (International Sanitary Conference) lần thứ nhất, được tổ chức vào năm 1851.

Từ năm 1851 đến 1903, một loạt 11 Hội nghị vệ sinh quốc tế đã xây dựng được các quy trình nhằm ngăn chặn, không để các bệnh truyền nhiễm lây lan. Khi các điều kiện kinh tế được cải thiện và các cơ sở y tế được mở rộng, trong các nước đã phát triển, tỷ lệ mắc các bệnh như dịch tả, dịch hạch, sốt vàng da và sau đó, bệnh bại liệt đã giảm.

Các bệnh khác đã tiếp tục tàn phá thế giới đang phát triển. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), được thành lập như một trong những cơ quan chuyên môn của Liên Hợp Quốc vào năm 1948, đã bắt tay giải quyết hai trong số những căn bệnh nguy hiểm nhất với chương trình loại bỏ bệnh sốt rét, năm 1955 và chiến dịch chống bệnh đậu mùa, năm 1965. Loại bỏ sốt rét đã thu được thành công ở Mỹ, Liên Xô, Châu Âu và một số nước đang phát triển - sử dụng thuốc trừ sâu DDT cùng với các loại thuốc chống sốt rét mới. Tuy nhiên, ở hầu hết các nước đang phát triển, chương trình đã không ngăn chặn được căn bệnh này, vì số ca mắc bệnh sốt rét đã tăng vọt ở các nước như Miến Điện (Myanmar), Bangladesh, Pakistan, Ấn Độ và phần lớn các nước châu Phi. Hiện nay, nỗ lực trong việc tiêu trừ bệnh sốt rét tập trung vào màn chống muỗi giá rẻ nhằm bảo vệ trẻ em khi ngủ, đây là những nạn nhân dễ bị tổn thương nhất. Ngược lại, chiến dịch phòng chống bệnh đậu mùa là thành công tuyệt vời. Khi chiến dịch tiêm chủng bắt đầu, ước tính có khoảng 10 đến 15 triệu ca mắc bệnh đậu mùa mỗi năm, trong đó có 2 triệu ca tử vong và 10 triệu ca bị dị tật suốt đời trong thế giới đang phát triển. Lần cuối cùng có báo cáo về bệnh nàylà năm 1977.

Được thành công của việc tiêu trừ bệnh đậu mùa khích lệ, WHO bắt tay giải quyết bệnh bại liệt. Năm 1988, khi bắt đầu chiến dịch, người ta ước tính, hằng năm căn bệnh này đã làm cho 350.000 trẻ em bị bại liệt. Bằng cách làm việc với các quan chức nhà nước, WHO đã tiến hành tiêm chủng cho hầu hết mọi người thế giới - sử dụng một loại vắc-xin hiệu quả và rẻ tiền, kết quả là đã giảm 99% các trường hợp, chỉ còn vài trường hợp được báo cáo mà thôi. Năm 2010, khi có tin nói rằng Cục tình báo trung ương Mỹ đã sử dụng các nhân viên y tế phụ trách tiêm chủng để lấy mẫu máu nhằm xác định vị trí của Osama bin Laden – bằng cách phân tích DNA - nhiều nhân viên y tế đã bị tấn công. Bệnh bại liệt lại xuất hiện ở Afghanistan, Pakistan và sau đó là Syria nội chiến làm gián đoạn các chiến dịch tiêm chủng. Từ đó, do có những vắc-xin hiệu quả hơn và các sáng kiến tiêm chủng khẩn cấp mới, số ca mắc mới đã gần như bằng không. Nhưng một số quan chức y tế cộng đồng đã lên tiếng phê phán cách làm chỉ nhắm tới những mục tiêu cụ thể trên cơ sở cho rằng các quỹ có thể được sử dụng hiệu quả hơn nhằm cải thiện các hệ thống y tế công cộng nói chung.

Chú thích ảnh: Kết quả của toàn cầu hóa là hàng hóa và dịch vụ không phải là mặt hàng duy nhất được giao dịch trên toàn thế giới nhanh hơn bao giờ hết; bệnh truyền nhiễm cũng có thể lây lan nhanh chóng, vì con người đi lại bằng máy bay đến các những khu vực xa xôi hơn và thường xuyên hơn. Tại đây, hành khách ở sân bay quốc tế Mohammed V, Casablanca, Morocco, được kiểm tra các dấu hiệu của Ebola khi dịch bệnh bùng phát ở Tây Phi.

Tuy nhiên, không nghi ngờ gì rằng một trong những nhiệm vụ của chính quyền nhà nước và quốc tế là báo cáo nhanh chóng và trung thực về những vụ bùng phát các bệnh truyền nhiễm. Khả năng đi lại trong thế kỷ XXI đặt ra những vấn đề lớn trong việc ngăn chặn những đợt bùng phát dịch bệnh, khi từng cá nhân và cộng đồng trở nên dễ bị bệnh vì người di cư, người tị nạn, vận chuyển bằng máy bay và xe ô tô, buôn bán và di chuyển của các đoàn quân. Tầm quan trọng của phản ứng đã trở nên rõ ràng hơn trong dịch bệnh SARS, năm 2002. Lúc đầu Trung Quốc che dấu thông tin, trì hoãn trong việc cấp phép cho các quan chức WHO đến thăm những khu vực bị ảnh hưởng và không thực hiện các biện pháp phòng ngừa suốt mấy tháng liền. Trong khi có chưa tới 1.000 người chết, nhiều người công nhận rằng có khả năng xảy ra đại dịch toàn cầu và hậu quả kinh tế đối các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất, trong đó có Trung Quốc, Việt Nam, Singapore và Canada, là rất đáng kể. Khi dịch cúm gia cầm bùng phát vào năm 2005 - 2006 và virus H1N1, năm 2009, Trung tâm điều hành chiến lược của Mạng cảnh báo bùng phát toàn cầu và Mạng lưới phản ứng (Strategic Operations Center for the Global Out-break Alert and Response Network) đã được thành lập; năm 2007, các quy định của WHO đã được đem ra tu chính nhằm giải quyết những trường hợp khẩn cấp về sức khỏe toàn cầu bằng biện pháp có phối hợp tốt hơn và hiệu quả hơn.

Ebola HIV/AIDS là những vấn đề xuyên quốc gia

Việc bùng phát căn bệnh Ebola ở một số nước ở Tây Phi, như Liberia, Sierra Leone và Guinea là cuộc kiểm nghiệm hệ thống mới về phản ứng và cảnh báo nhanh, và hệ thống đã thất bại. Ebola không phải là căn bệnh mới; đã có những đợt bùng phát vào các năm 1976 và năm 1995, cả hai đợt đều ở Zaire (nay là Cộng hòa Dân chủ Congo). Trong mỗi trường hợp, dịch bệnh đều xảy ra khu vực nông thôn, có tỷ lệ tử vong cao và dịch bệnh xẹp xuống tương đối nhanh. Thời gian đó, theo lời của chuyên gia y tế quốc tế Laurie Garrett:

“Vẫn không có vắc-xin, không điều trị, không có công cụ chẩn đoán tại chỗ, nguồn cung cấp thiết bị bảo hộ hạn chế, gần như không có hệ thống chăm sóc sức khỏe địa phương và nhân viên y tế đã qua đào tạo, không có phân công rõ ràng trách nhiệm phản ứng giữa chính quyền quốc gia và quốc tế; ít nhà khoa học có khả năng và quan tâm đến bệnh này được mời tham gia xử lí, không có luật pháp quốc tế điều chỉnh hành động bên trong các quốc gia không đủ khả năng tự ngăn chặn dịch bệnh và không có tiền”[14].

Khi các hệ thống y tế trong nước bị sụp đổ, không thể ngăn chặn được vụ bùng phát dịch bệnh, tổ chức Bác sĩ không biên giới và một số tổ chức phi chính phủ trở thành những nhóm quốc tế chính trong việc tổ chức giúp đỡ tại chỗ. Thiết bị bảo vệ và nhân viên được đào tạo tốt của họ sẵn sàng ngay lập tức. Cả WHO lẫn chính phủ đều không nhận trách nhiệm. Mãi 4 tháng sau khi dịch bệnh bùng phát, WHO mới ban hành Tình trạng khẩn cấp trong lĩnh vực y tế ở mức quan ngại quốc tế (Public Health Emergency of International Concern)! Cắt giảm ngân sách ảnh hưởng đến các chương trình giải quyết khủng hoảng và bùng phát dịch bệnh – cắt 20% trong thời gian hai năm - và quản trị kém ở cấp khu vực là nguyên nhân gây ra phản ứng quốc tế kém cỏi. Hơn 11.000 người chết; nền kinh tế của các quốc gia nơi dịch bệnh tràn qua bị thiệt hại. Khó khăn trong việc đối phó với Ebola cao hơn một bậc so với những vấn đề mà cuộc chiến đấu chống HIV/AIDS kéo dài hàng thập kỷ từng gặp.

Trong tất cả các bệnh truyền nhiễm, lịch sử bệnh HIV/AIDS là minh họa rõ ràng nhất về những thách thức mà con người phải đối mặt trong thế kỷ XXI. Kể từ khi bắt đầu, 78 triệu người đã bị nhiễm. HIV/AIDS là ví dụ hoàn hảo về vấn đề xuyên quốc gia. Ban đầu bệnh này được truyền từ động vật sang người ở Trung Phi, sau đó nó lây từ người này sang người kia thông qua quá trình trao đổi chất lỏng của cơ thể. Rồi, những người bị nhiễm bệnh truyền bệnh cho những người khác trên toàn thế giới khi họ đi du lịch từ nước này sang nước kia, rất lâu trước khi xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào. HIV/AIDS nhanh chóng trở thành vấn đề sức khỏe và nhân đạo to lớn. Cuối năm 2014, ước tính có 36,9 triệu người đang sống chung với căn bệnh này (xem Hình 11.1). Số ca tử vong liên quan đến AIDS đã giảm từ khoảng 2 triệu người/năm vào năm 2005 xuống còn 1,2 triệu người/năm vào năm 2014. Châu Phi vẫn là trung tâm, với khoảng 70% trường hợp. HIV/AIDS cũng là vấn đề kinh tế, ảnh hưởng mạnh lên những người trong độ tuổi sản xuất - từ 15 đến 45 tuổi. Khi giáo viên, công nhân, quân nhân và công chức bị nhiễm bệnh, phát triển kinh tế chững lại và sự tồn tại của quân đội như một thiết chế bị đe dọa. HIV/AIDS còn là vấn đề xã hội, khi các gia đình tan nát, trẻ con mồ côi và phải tự lo cho chính mình. Lúc đó, những đứa trẻ này thường bị buộc hành nghề mại dâm hoặc phạm tội thì mới sống được. Như Nhóm Khủng hoảng Quốc tế (International Crisis Group) giải thích: “Nó đã phá hủy chính cốt lõi của những thành tố của quốc gia: cá nhân, gia đình và cộng đồng; các thiết chế kinh tế, chính trị; lực lượng quân đội và cảnh sát. Có khả năng là nó sẽ gây ra hậu quả an ninh trên bình diện rộng lớn hơn”[15]. Do đó, năm 2000, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc xác định HIV/AIDS là đe dọa đối với an ninh toàn cầu, đây là lần đầu tiên vấn đề sức khỏe được công nhận như thế.

Trong khi nhiều tác nhân khác nhau đã phản ứng trước vấn đề HIV/AIDS, các quốc gia vẫn là tác nhân quan trọng nhất. Một số quốc gia và các nhà lãnh đạo đã nắm bắt được vấn đề rất nhanh, họ khởi động các chiến dịch lớn về quan hệ công chúng nhằm thông báo cho người dân về các hành vi nguy hiểm, làm virut lan truyền, họ phân phân phối bao cao su và cuối cùng, tạo điều kiện cho việc phân phối các loại thuốc giúp kéo dài đời sống. Uganda, Botswana và Brazil là những ví dụ về những quốc gia hành động từ rất sớm. Các quốc gia khác, như Nam Phi, Ấn Độ và Trung Quốc, thừa nhận vấn đề một cách chậm chạp hơn. Nhưng các quốc gia hiện đã phản ứng, lại bị hạn chế về tài chính và chuyên môn kỹ thuật và đôi khi là các quy ước xã hội. Không sẵn sàng hành động và phản ứng một cách cởi mở, các chương trình do cộng đồng quốc tế khởi xướng không thể xâm nhập qua biên giới quốc gia.

Các tổ chức liên chính phủ nắm vai trò lãnh đạo trong giai đoạn đầu đại dịch HIV/AIDS, mặc dù phản ứng quá chậm và thiếu tổ chức. Bắt đầu từ năm 1986, WHO đã thực hiện các bước đi nhằm giúp các quốc gia thiết lập các chương trình phòng chống HIV/AIDS quốc gia và đưa ra các khuyến nghị về điều trị người nghiện ma túy, năm 2002 tổ chức này còn đưa thêm thuốc kháng virus (antiretroviral – ARV) vào danh mục các loại thuốc quan trọng nhất. Nhưng WHO và các cơ quan khác của Liên Hợp Quốc vật lộn hòng tìm ra khuôn khổ mang tính thiết chế có hiệu lực để giải quyết các vấn đề khác nhau. Bất mãn với ban lãnh đạo của Liên Hợp Quốc đã dẫn đến việc thành lập Quỹ toàn cầu chống AIDS, Bệnh lao và Sốt rét (Global Fund to Fight AIDS, Tuberculosis, and Malaria) - một tổ chức độc lập sử dụng chuyên môn tại chỗ và trách nhiệm tại chỗ trước các vấn đề nhằm thúc đẩy sự nghiệp của mình. Quyết định tài trợ là của hội đồng, gồm các nhà tài trợ, người nhận tài trợ, các tổ chức phi chính phủ, các tác nhân trong lĩnh vực tư nhân (bao gồm các doanh nghiệp và quỹ) và đại diện của các cộng đồng bị ảnh hưởng. Quỹ này tiếp tục hỗ trợ và cung cấp các loại thuốc ARV, cũng như giúp đỡ cuộc chiến chống lại bệnh lao và bệnh sốt rét.

Phát triển các loại thuốc kháng virus (ARV) nhằm kéo dài cuộc sống của những người sống chung với căn bệnh này là quan trọng nhất. Các công ty dược phẩm đa quốc gia đã trở thành cứu tinh, mặc dù vẫn là những tác nhân gây nhiều tranh cãi. Các loại thuốc này đã xuất hiện ở các nước phát triển từ giữa những năm 1990, nhưng ở các nước đang phát triển, giá thuốc ở mức từ 10.000 đến 15.000 USD/người một năm - làm cho chúng thực chất là không thể chịu đựng nổi về mặt tài chính. Nhưng bắt đầu từ năm 1998, các công ty dược phẩm của Brazil và Ấn Độ đã bắt đầu sản xuất thuốc generic (sau khi hết thời hạn bảo hộ phát minh, các công ty dược khác được phép sản xuất những thuốc tương tự biệt dược gốc gọi thuốc generic – ND), giảm chi phí điều trị xuống dưới 500 USD/người một năm. Hành động này gây ra nhiều tranh cãi vì quy tắc bảo vệ sở hữu trí tuệ của WTO ủng hộ cấm mua bán các loại thuốc generic vi phạm bản quyền sáng chế trên bình diện quốc tế. Brazil đã đưa vụ việc lên các cơ quan nhân quyền của Liên Hợp Quốc và các phương tiện truyền thông quốc tế, họ khẳng định rằng bệnh nhân có quyền điều trị, đấy chính là nhân quyền. Đã có thỏa hiệp về giá cả, các công ty dược phẩm hạ giá cho các nước đang phát triển; năm 2015, 15 triệu người sống chung với AIDS -tương đương 41% tổng số bệnh nhân - được điều trị bằng thuốc ARV. Sử dụng thành công thuốc ARV là lí do vì sao số người sống chung với HIV/AIDS gia tăng, còn tỷ lệ tử vong lại giảm. Các tổ chức phi chính phủ lãnh đạo các chiến dịch quần chúng ở cả các nước phát triển và đang phát triển nhằm cung cấp thuốc ARV cho những người bị nhiễm và thay đổi hành vi của những người chưa bị nhiễm bệnh. Cộng đồng quốc tế cũng gây quỹ cho nhiều chiến lược phòng ngừa, trong đó có phụ nữ mang thai được điều trị bằng thuốc ARV nhằm ngăn ngừa việc lây truyền cho trẻ sơ sinh và trợ giúp các chương trình cắt bao quy đầu ở nam giới giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng.

Không có tổ chức nào gây được nhiều ảnh hưởng đối với sức khỏe toàn cầu bằng Quỹ Bill và Melinda Gates. Kể từ khi thành lập, năm 2000, Quỹ này đã dành một nguồn lực đáng kể cho các sáng kiến y tế toàn cầu, trong đó có chống HIV/AIDS. Quỹ này hỗ trợ các công trình nghiên cứu cơ bản về phòng ngừa cũng như các chương trình quốc gia. Nhiều tổ chức phi chính phủ cũng đã tham gia tích cực để giải quyết vấn đề này, trong đó có tổ chức Bác sĩ không biên giới, CARE (Cooperative for Assistance and Relief Everywhere), Mạng lưới những người sống chung với HIV/AIDS toàn cầu (Global Network of People Living with HIV/AIDS), cũng như nhiều tổ chức phi chính phủ địa phương. Một số tổ chức hoạt động ở cơ sở điều trị nạn nhân và giúp gia đình và cộng đồng vượt qua khó khăn. Các tổ chức khác thì đào tạo nhân viên chăm sóc sức khỏe trong lĩnh vực HIV/AIDS, để họ có thể tỏa ra khắp thế giới nhằm giúp đỡ các bệnh nhân HIV/AIDS.

Cũng như các vấn đề kỹ thuật khác trong nền chính trị quốc tế, ví dụ, bảo vệ môi trường, một nhóm tác nhân vừa xuất hiện nhưng ngày càng trở nên quan trọng đối với việc phòng chống HIV/AIDS và các vấn đề liên quan đến sức khỏe khác – cộng đồng các chuyên gia xuyên quốc gia, hoặc cộng đồng EPISTEMIC. Các nhóm này có các chuyên gia và chuyên viên kỹ thuật từ các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, và các cơ quan nhà nước và bên dưới nhà nước. Ngoài việc chia sẻ niềm tin, những cộng đồng này còn chia sẻ kiến thức chuyên môn, quan niệm về giá trị pháp lí và những công việc được tổ chức để giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó[16]. Các viện nghiên cứu lớn, như Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (U.S. Centers for Disease Control and Prevention), Các viện Y tế Quốc gia Mỹ (U.S. National Institutes of Health) và Viện Pasteur Pháp, là các tổ chức có những đóng góp quan trọng cho các cộng đồng epistemic về y tế toàn cầu. Người đứng đầu các viện nghiên cứu này đã trở nên quen thuộc với các tác nhân ở Mỹ và châu Âu trong cuộc khủng hoảng Ebola năm 2014, khi họ không chỉ tìm cách ngăn chặn dịch bệnh ở Tây Phi, mà còn giúp các cơ quan y tế các nước phương Tây xây dựng các thủ tục nhằm bảo vệ người dân trong nước bị hoảng loạn trước khả năng lan truyền dịch bệnh qua đường biên giới quốc gia. Các tổ chức này cũng thực hiện các công trình nghiên cứu. Trên thực tế, Cơ quan Y tế Công cộng Canada (Public Health Agency of Canada) đã sản xuất được loại vắc-xin chống Ebola có nhiều hứa hẹn nhất, hiện đang được thử nghiệm ở Tây Phi. Các thành viên của cộng đồng epistemic có thể gây ảnh hưởng lên hành vi của cả quốc gia lẫn các tổ chức quốc tế và trong khi làm như thế, họ đã gây ảnh hưởng đối với các vấn đề về HIV/AIDS và Ebola.

Cả dịch Ebola và đại dịch HIV/AIDS đang tiếp diễn đều là những vấn đề phát triển. Ngân hàng Thế giới ước tính rằng cuối năm 2005, Ebola đã làm cho kinh tế khu vực này bị thiệt hại tới 3,8 tỷ USD, ảnh hưởng nghiêm trọng đến Liberia, Sierra Leone và Guinea. Chỉ riêng nền kinh tế Liberia có thể đã giảm ít nhất 21% và ảnh hưởng có thể sẽ còn tiếp diễn, ngay cả khi cuộc khủng hoảng đã lắng xuống. Rõ ràng là, khoảng cách phát triển kinh tế và chất lượng cuộc sống cá nhân giữa nước giàu và nước nghèo không thể thay đổi nếu không cải thiện được tình trạng sức khỏe. Đây là lý do vì sao các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (Millennium Development Goals) liên quan đến việc cải thiện sức khỏe (giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em và cải thiện sức khỏe bà mẹ) và các Mục tiêu Phát triển Bền vững mới (new Sustainable Development Goals) thậm chí còn đưa ra quan niệm rộng hơn về đời sống lành mạnh (với các mục tiêu liên quan đến dinh dưỡng, tử vong, thuốc lá và rượu). Trong những năm 1980, Ngân hàng Thế giới đã trở thành nhà tài trợ đa phương lớn nhất cho các chương trình y tế ở các nước đang phát triển, sự kiện này khẳng định mối liên hệ giữa phát triển và y tế. Ngân hàng Thế giới áp dụng cách tiếp cận theo ngành, các chương trình tài trợ nhằm tăng cường năng lực cho các cơ sở y tế quốc gia và địa phương, hiện nhiều quốc gia châu Phi còn chưa có. Không nghi ngờ gì rằng, sức khỏe là một trong những vấn đề xuyên quốc gia, có ảnh hưởng đối với chính trị, kinh tế, xã hội và cá nhân.

Khía cạnh lý thuyết

Sức khỏe là một ví dụ về vấn đề thuấn túy chức năng. (Xem Chương 7). Hầu như tất cả mọi người đều đồng ý rằng phòng bệnh là rất quan trọng và tất cả mọi người đều mong muốn có sức khỏe tốt. Sự đồng thuận như thế lan rộng đến niềm tin cho rằng chúng ta nên sử dụng các chuyên gia kỹ thuật và nhân viên y tế được đào tạo chuyên sâu trong việc ngăn chặn quá trình lây lan các bệnh truyền nhiễm. Với hai tiêu chí mang tính chức năng này, không có gì ngạc nhiên khi một trong những lĩnh vực hợp tác quốc tế đầu tiên trong lịch sử là sức khỏe, khi các quốc gia tìm cách phối hợp các biện pháp kiểm dịch và ngăn chặn không để các bệnh truyền nhiễm, như bệnh dịch hạch, lây lan. Đấy là mục đích hẹp của Hội nghị vệ sinh quốc tế lần thứ nhất ở Paris năm 1851. Nhưng hợp tác giữa các quốc gia nhằm quản lý bệnh truyền nhiễm đã mở rộng nhanh chóng ngay sau đó. Về vấn đề này, những người theo phái hiện thực, phái tự do, phái cấp tiến và phái kiến tạo đều có thể tìm thấy nhiều điểm chung.

Tuy nhiên, vẫn còn một số khác biệt. Vì hầu hết những người theo phái hiện thực đều tập trung vào nhà nước và định nghĩa an ninh một cách hạn hẹp (chỉ là an ninh vật chất), họ có xu hướng quy giản các vấn đề về sức khỏe toàn cầu thành các mục tiêu như ứng phó với sự bùng phát của bệnh truyền nhiễm hoặc chuẩn bị chống lại khả năng sử dụng vũ khí sinh học một cách có chủ ý bởi các quốc gia hoặc không phải quốc gia. Một khi trở thành khái niệm đe dọa, những câu hỏi liên quan có xu hướng quy giản thành khả năng của nhà nước trong việc bảo vệ chính mình trước đe dọa của bệnh truyền nhiễm hoặc cuộc tấn công bằng vũ khí sinh học. Kết quả là vấn đề trở thành nghịch lý trong hai khía cạnh. Thứ nhất, ngôn từ hoa mỹ về đe dọa trao đặc quyền cho các nhà nước, như những tác nhân chính trị độc lập, nó có xu hướng thu hút được nhiều nguồn lực về tài chính và tổ chức. Tuy nhiên, bất kỳ quốc gia đơn lẻ nào, dù mạnh mẽ đến đâu, cũng khó có thể thành công trong việc làm giảm nhẹ “mối đe dọa” này. Không phải tất cả các vấn đề xuyên quốc gia đều cần phản ứng đa phương, nhưng chăm sóc sức khỏe là một trong số đó. Thứ hai, dành ưu tiên cho những đe dọa trực tiếp, ngắn hạn như khủng bố so với những đe dọa gián tiếp dài hạn như cơ sở hạ tầng y tế toàn cầu đã bị tổn thương có thể dẫn đến các chính sách dường như là phi lý. Sử dụng chương trình tiêm chủng bại liệt ở Pakistan và Afghanistan nhằm tìm cho ra vị trí của Osama bin Laden, là đặt nó vào tình trạng nguy hiểm, sẽ chỉ có ý nghĩa nếu Al Qaeda đã giết và làm nhiều người trên toàn thế giới bị thương tật hơn bệnh bại liệt, nhưng hoàn toàn ngược lại.

Đối với những người theo phái tự do, sức khỏe của người dân trên thế giới mang đến cả những cơ hội tuyệt vời lẫn những đe dọa thực sự. Bởi vì đơn vị phản tích cơ bản trong lý thuyết của phái này là nhà nước, như một thành viên của cộng đồng các quốc gia, lo lắng về các mối đe dọa cấp thời của bệnh dịch hạch cũng chỉ có tầm quan trọng tương tự như các đe dọa mãn tính hoặc hành động phòng ngừa mà thôi. Những người theo phái tự do dường như chú ý nhiều hơn tới trách nhiệm quốc tế trong việc giải quyết các vấn đề sức khỏe và sẵn sàng sử dụng tất cả các nhóm có khả năng, trong đó có các tổ chức địa phương, bên dưới quốc gia, quốc gia, quốc tế và phi chính phủ, nếu phù hợp.

Có lẽ không có vấn đề nào thể hiện rõ những cách tiếp cận rất khác nhau đối với sức khỏe của người dân trên thế giới – như một vấn đề xuyên quốc gia - hơn là thông báo vào năm 2011 rằng một nhà khoa học người Hà Lan ở Malta đã sửa đổi thành công một chủng virus H5N1, làm cho nó có thể lây sang người. Nhóm những nhà khoa học đã sửa đổi chủng virus này muốn công bố phát hiện của mình. Nhưng Hội đồng Cố vấn Khoa học Quốc gia Mỹ về An toàn Sinh học (U.S. National Science Advisory Board for Biosecurity) đã yêu cầu ngăn chặn, không cho công bố. Hội đồng này lo ngại rằng việc công bố thông tin sẽ giúp những tên khủng bố sinh học dễ dàng hơn trong việc tạo ra vũ khí sinh học giết người. Các nhà virus học (một cộng đồng epistemic) kinh ngạc: Công bố thông tin sẽ giúp ngăn chặn đại dịch H5N1 dễ dàng hơn vì các nhà nghiên cứu có thể nghiên cứu virus và cách chữa trị. Trong tình huống này, ai đúng, ai sai?

Ngay cả những người theo phái cấp tiến cũng có những quan điểm rất khác nhau về vấn đề này. Ví dụ, những người Marxist có thể khẳng định rằng những thách thức đối với sức khỏe của con người xuất phát từ sự kiện là chủ nghĩa tư bản có xu hướng tập trung tài sản và quyền lực vào tay các tập đoàn đa quốc gia. Bằng cách buộc nhiều người trên trái đất lâm vào cảnh nghèo đói và phá hoại cơ sở hạ tầng y tế của các nước đang phát triển, việc xuất hiện đại dịch giết cả những người sở hữu phương tiện sản xuất và công nhân cũng là cách “đào mộ chôn chính mình” của chủ nghĩa tư bản.

Những người theo phái kiến tạo hướng sự chú ý của chúng ta vào các đặc điểm chính của cách chúng ta nghĩ rằng chúng ta biết sức khỏe của con người có nghĩa gì và ý nghĩa đó được hình thành như thế nào. Ví dụ, như đã nhận xét bên trên, các nguồn lực mà nhà nước có thể thu hút từ các công dân của mình để bảo vệ sức khỏe có thể phụ thuộc vào việc, việc tuyên truyền về đe dọa - trong quốc gia cụ thể đó – có tạo được thành công hơn những lời hoa mĩ về hợp tác và phòng ngừa hay không. Đối với một số lý thuyết gia quan hệ quốc tế theo phái nữ quyền, luận cứ có thể là phụ nữ và nam giới hiểu thế giới theo những cách khác nhau: Phụ nữ có thể nghĩ về sức khỏe của người dân trên thế giới từ quan điểm phòng bệnh và cơ sở y tế trong dài hạn, còn đàn ông có thể nghĩ về sức khỏe của người dân trên thế giới theo quan điểm phản ứng ngắn hạn trước những đe dọa cấp thời. Sự kiện là hầu hết các cộng đồng epistemic và các cơ quan quản lí hành chính nhà nước đều có nhiều nam giới có nghĩa là các vấn đề sức khỏe thế giới thường được giải quyết như là phản ứng trước các cuộc khủng hoảng sức khỏe theo chu kỳ. Vì vậy, cần nhiều phụ nữ ở các vị trí quyền lực, hoặc cần quan điểm nhân văn hơn (đối chọi với nam tính), thì vấn đề y tế thế giới mới có thể được cải thiện.

Tội phạm xuyên quốc gia

Trong hai thập kỷ qua, cùng với sức khỏe toàn cầu, tội phạm xuyên quốc gia đã xuất hiện như một trong những vấn đề lớn trong quan hệ quốc tế. Moisés Naím viết: “Các hoạt động tội phạm trên toàn thế giới đang làm thay đổi hệ thống quốc tế, phá hoại luật lệ, tạo ra những sân chơi mới và cơ cấu lại quyền lực trong nền chính trị và kinh tế quốc tế”[17]. Khi tần suất, cường độ và xác suất xảy ra chiến tranh giữa các nước giảm, chúng ta có thể bắt đầu tập trung vào các vấn đề thường xuyên xảy ra khác. Và năng lực của các tổ chức tội phạm xuyên quốc gia trong việc làm hại người dân (và, mở rộng là nhà nước) đã và đang gia tăng theo thời gian, tương đương với việc giảm liên tục chi phí cho thông tin liên lạc giữa các địa điểm khác nhau. Năm 2015, công ty phân tích dữ liệu Havocscope đã xác định được giá trị kinh tế hàng năm của 50 loại tội phạm có tổ chức hàng đầu trên toàn thế giới[18]. Con số làm người ta phải kinh ngạc: Chỉ riêng sáu loại tội phạm hàng đầu - thuốc giả (200 tỷ USD), mại dâm (186 tỷ USD) - đồ điện tử giả (169 tỷ USD), cần sa (141,8 tỷ USD), cờ bạc bất hợp pháp (140 tỷ USD) và cocaine (85 tỷ đô la) – tổng cộng gần một nghìn tỷ USD. Ngoài các ví dụ về buôn bán người và mại dâm, được thảo luận trong Chương 10, hai ví dụ khác về tội phạm xuyên quốc gia là buôn lậu ma túy và tội phạm trên không gian mạng.

Buôn lậu ma túy

Buôn bán ma túy bất hợp pháp – cụ thể là ma túy có khả năng gây nghiện cao - là một dạng tội phạm xuyên quốc gia thu hút sự chú ý của quốc tế sau thời Chiến tranh Lạnh. Buôn bán ma túy - vận chuyển một lượng lớn ma túy như heroin hay cocaine qua biên giới quốc gia – luôn luôn là vấn đề. Đầu những năm 1970, ở Mỹ, nó đã trở thành vấn đề nghiêm trọng đến mức Tổng thống Richard Nixon đã tuyên bố “chiến tranh chống ma túy”, với lập luận rằng số người chết vì ma túy tương đương với thương vong trong chiến tranh. Chỉ riêng trong các nước NATO, hằng năm đã có hơn 10.000 người chết do sử dụng ma túy quá liều[19]. Lợi thế khác của việc tuyên chiến với ma túy là “chiến tranh” có nghĩa là cam kết chung về việc huy động tất cả các thành phần trong xã hội nhằm giành chiến thắng vì sự nghiệp chính đáng. Nó cũng ngụ ý rằng cách tốt nhất để giải quyết vấn đề là cắt đứt nguồn cung cấp thuốc cho khách hàng tiềm năng. Nhưng, vấn đề là không thể thắng được một cuộc chiến này. Ngay cả khi việc phá hủy các vùng đất chuyên trồng cây thuốc phiện hoặc cây coca có thể tạm thời làm giảm nguồn cung, thì chi phí vận chuyển một khối lượng lớn sản phẩm trên những đoạn đường dài vẫn thấp đến mức có thể nhanh chóng tìm được các khu vực trồng trọt mới có thể thay thế nguồn cung vừa bị mất.

Một thách thức khác trong việc ngăn chặn nạn buôn bán ma túy là quá trình sản xuất, tinh chế và vận chuyển ma túy đóng góp đáng kể vào tổng sản phẩm quốc gia (GNP) ở nhiều nước, trong đó có những nước cung cấp nguyên liệu cho ma túy bất hợp pháp, như Colombia và Afghanistan, và các nước nằm trên tuyến đường vận chuyển ma túy, như Tajikistan. Do đó, phá hủy các cánh đồng trồng thuốc phiện ở Afghanistan hoặc các cánh đồng coca ở Bolivia sẽ tương đương với việc phá hủy nền kinh tế của những nước này. Ví dụ, Afghanistan sản xuất khoảng 70% lượng heroin toàn cầu, phần lớn được tiêu thụ ở Liên bang Nga. Giá trị kinh tế mà Tajikistan thu được trong việc buôn lậu heroin từ Afghanistan sang Liên bang Nga tương đương với 30 đến 50% GDP của nước này. Số phận tương tự cũng giành cho Guinea-Bissau,ở Tây Phi, canh gác các hòn đảo và đường bờ biển dài của nước là công việc quá tốn kém đối với đất nước tương đối nghèo khó này. Những kẻ buôn lậu ma túy đã thành lập một cơ sở thu gom và phân phối ở Guinea-Bissau có thể vận chuyển 2.200 pound cocaine một đêm (1 pound = 0,45kg, tức là 1 đêm có thể vận chuyển được gần 1 tấn cocaine – ND), với sự đồng lõa của một số người trong quân đội nước này.

Hơn nữa, khi cơ sở hạ tầng vận chuyển ma túy được thiết lập, thì nó có thể được sử dụng để vận chuyển các hàng hóa bất hợp pháp khác, từ phần mềm sao chép lậu, phim ảnh, âm nhạc và mẫu quần áo độc quyền đến buôn bán loại hàng hóa khủng khiếp là con người.

Thách thức cuối cùng: Lợi nhuận từ ma túy thường được các tổ chức khủng bố chuyển thành tiền mua vũ khí, mua thông tin tình báo và hối lộ, tác hại của nạn buôn lậu ma túy không chỉ giới hạn trong các quốc gia bị xáo trộn, mà còn là tội phạm về tài sản và mang tính bạo lực, các gia đình bị tan nát và cuộc sống bị đổ vỡ. Rồi những vụ tấn công khủng bố có tổ chức nhắm vào những người dân bình thường trên khắp thế giới. (Xem Chương 8.)

Tình hình như thế làm cho người ta ngày càng sử dụng thuật ngữ narcoterrorism (tổ chức khủng bố được tài trợ từ việc buôn bán ma túy – ND), thể hiện rõ mối liên hệ giữa khủng bố như một chiến lược chính trị và buôn ma túy như một phương thức tài trợ hiệu quả cho những kẻ khủng bố. Thuật ngữ này còn nhằm khuyến khích người ta gia tăng nguồn lực nhằm chống nạn buôn lậu ma túy, vì trong phần lớn các nước công nghiệp tiên tiến, việc trình bày một vấn đề nào đó là vấn đề an ninh quốc gia làm cho nó trở nên quan trọng hơn, và do đó dễ cạnh tranh nguồn lực với những-đe dọa-ít-nguy-hiểm-hơn”.

Buôn bán người và buôn bán ma túy có đặc điểm chung quan trọng là thiệt hại do những tệ nạn này gây ra diễn ra tương đối chậm và có thể không phải lúc nào cũng dẫn đến chết người. Các quốc gia thường chú ý nhiều nhất đến bạo lực làm chết người. Đấy là lý do vì sao các tổ chức tội phạm xuyên quốc gia lại một lần nữa thu hút sự chú ý của các nhà hoạch định chính sách và công chúng: Từ năm 2010, sự gia tăng nhanh chóng bạo lực trong các băng đảng ma túy ở các thị trấn và thành phố Mexico giáp biên giới với Mỹ đã đưa ma túy thành một trong những đề tài nổi bật nhất trong các cuộc tranh luận về chính sách công. Cuộc tẩu thoát đầy kịch tính của trùm ma túy Mexico, Joaquin “El Chapo” Guzman và băng đảng của ông ta ở Sinaloa cho người ta thấy bộ mặt của cái mà nếu không có nó thì dường như đấy chỉ là những cuộc tranh luận chính sách khô khan.

Tội phạm trên không gian ảo hay tội phạm mạng

Tội phạm trên không gian ảo ngày càng trở thành hiện tượng quen thuộc với người dân trong thế giới đã phát triển. Internet có nguồn gốc từ một dự án của Bộ Quốc phòng Mỹ với mục đích làm cho cơ cấu chỉ huy và kiểm soát vũ khí hạt nhân của Mỹ ít bị tổn thương hơn trước nếu bị tấn công phủ đầu. Người ta lo rằng cơ cấu này quá nhiều cấp, khiến cho việc chỉ huy và kiểm soát việc phản công hạt nhân trở thành khó khăn: Chuyện gì sẽ xảy ra nếu tổng thống và nội các bị giết ngay trong đòn tấn công đầu tiên? Chuyện gì sẽ xảy ra nếu họ không bị giết, nhưng khả năng liên lạc với quân đội nhằm kiểm soát cuộc phản công của Mỹ bị gián đoạn?

Cơ cấu của mạng Internet cho chúng ta giải pháp. Khác với hệ thống phân cấp, khi một nút trong mạng bị phá hủy, “giao thông” (trong trường hợp này là các mệnh lệnh) có thể ngay lập tức định tuyến lại để đi vòng qua nút bị hỏng. Mạng, như một hình thức giao tiếp, cực kỳ vững chắc, khó có thể bị phá hỏng. Khi công nghệ phần cứng máy tính trở nên tương đối rẻ, đầu những năm 1980 các gia đình có thể mua, số lượng nút có thể được kết nối vào mạng Internet đã gia tăng đáng kể. Từ đó trở đi, Internet đã phát triển theo cấp số nhân. Càng có nhiều người dùng máy tính cá nhân kết nối với mạng, thì giá trị của mạng càng gia tăng, càng khuyến khích các gia đình khác mua máy tính và thiết bị để truy cập mạng. Các doanh nhân bắt đầu đưa lên mạng “nội dung” dưới dạng văn bản, và sau đó, là các tệp nhạc, video và ứng dụng còn gọi là “apps”. Cuộc cách mạng Internet cũng tạo điều kiện triển khai thương mại điện tử, còn gọi là “e-commerce”. Sự phát triển nhanh chóng của Internet và thương mại điện tử cũng giúp cho hoạt động tội phạm có thêm nhiều cơ hội mới. Người có máy tính và kết nối Internet nào cũng đều có thể phá hoại hay ăn cắp. Căn cước và thẻ tín dụng giả vẫn là những nguy hiểm thường xảy ra trong thương mại điện tử, tiết lộ các dữ liệu cá nhân nhạy cảm như điểm tín dụng (credit scores) và mã số an sinh xã hội (SSN là mã số quan trọng nhất của công dân Mỹ, nó được dùng cho tất cả các việc: từ đóng thuế, lấy vợ/chồng, xin hộ chiếu, mở tài khoản, làm thẻ lái xe, đi khám bệnh … Nói đơn giản, trên giấy tờ, SSN của bạn chính là bạn..- ND). Do đó, hai loại tội phạm trên không gian ảo hay tội phạm mạng đã trở thành vấn đề xuyên quốc gia lớn: (1) Phá hoại trên không gian ảo và (2) ăn cắp trên không gian ảo.

 

Phá hoại trên không gian ảo thường được người ta gán với tin tặc (hacker), là những người thích phá hoại thông tin của các tập đoàn hoặc nhà nước và phá hoại mạng thông tin hay ăn cắp thông tin của các cá nhân. Phá hoại trên không gian ảo có xu hướng xuyên quốc gia, vì các nước trên thế giới áp dụng mức độ theo dõi và kiểm soát việc truy cập mạng rất khác nhau. Hai kiểu nhà nước làm rất tốt việc kiểm soát việc truy cập mạng Internet: (1) các quốc gia công nghiệp tiên tiến với tỷ lệ thương mại điện tử cao và (2) các chính phủ độc đoán quan tâm tới việc giám sát công dân của mình và kiểm soát việc dân chúng truy cập vào các nguồn thông tin không do nhà nước kiểm soát. Do đó, nhiều thủ phạm trên không gian ảo thích đặt cơ sở ở các khu vực đô thị trong các nước đang phát triển, nhà nước không đủ sức theo dõi hành vi của họ. Phá hoại trên không gian ảo vẫn là vấn đề nghiêm trọng vì các virus mà các hacker tạo ra thường lan đi rất xa, vượt qua các mục tiêu ban đầu và có thể đe dọa lưới điện và các dịch vụ khẩn cấp. Hằng năm, những kẻ phá hoại trên không gian ảo làm thiệt hại hàng triệu USD vì những chi phí phải bỏ ra để khắc phục hậu quả.

Trộm cắp trên mạng thậm chí còn nghiêm trọng hơn. Trong nạn trộm cắp trên mạng, mạng lưới tài chính và ngân hàng có thể bị tấn công và bọn trộm cắp có thể lấy được một số tiền, mặc dù chuyện này hiếm khi xảy ra. Thường xảy ra hơn và tốn kém hơn là hoạt động gián điệp chống lại các công ty. Mỗi người ước tính mối đe dọa này một khác, phần lớn là do các công ty không muốn báo cáo vì sợ cổ đông kiện. Nhưng người ta ước tính là hoạt động gián điệp và trộm cắp trên mạng do Trung Quốc thực hiện đã làm cho tài sản trí tuệ thiệt hại mỗi năm từ 800 triệu đến 1 tỷ USD. Trong khi nhiều nước, trong đó có Mỹ, tiến hành hoạt động gián điệp trên không gian ảo, thì cho đến nay, Trung Quốc vẫn là nước có mạng lưới rộng nhất, tinh vi nhất và thành công nhất. Mặc dù các chuyên gia không tìm được tiếng nói chung về mức độ nghiêm trọng của nạn trộm cắp, nhưng họ không tranh cãi với nhau về xuất phát điểm của những cuộc tấn công này: Trung Quốc (95%), Nga (3%) và Iran (2%). Năm 2011, một nhóm giám sát phi lợi nhuận của Mỹ, gọi là Đơn vị theo dõi Hậu quả Mạng Mỹ (U.S. Cyber Consequences Unit) nói rằng những vụ trộm cắp do một mình Trung Quốc tiến hành “đại diện cho sự chuyển dịch tài sản lớn nhất trong một khoảng thời gian ngắn mà thế giới từng chứng kiến”[20]. Vì phải cần thời gian mới đánh giá được và mới sao chép được thiết kế bị đánh cắp, phải 5 hoặc 10 năm mới thấy được thiệt hại thực sự của những vụ trộm như thế.

Vụ tấn công Sony Pictures Entertainment, năm 2014, là ví dụ điển hình về tội phạm trên không gian ảo nằm trong vùng ranh giới giữa phá hoại, gián điệp và phá hoại có chủ ý. Sony Pictures Entertainment bị một nhóm tự xưng là “những người bảo vệ hòa bình (Guardians of Peace) tấn công. Nhóm này yêu cầu dừng phát hành bộ phim nhan đề Cuộc phỏng vấn (The Interview), một bộ phim hài hước nói về âm mưu ám sát nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên, Kim Jong Un. Chính phủ Bắc Triều Tiên cho rằng đây không phải là phim hài hước, và người ta ước tính rằng “hack” đã ăn cắp của Sony 100 terabyte dữ liệu. Ngoài những tiết lộ do Guardians đưa ra - nhiều khi không thể tin được - Sony đã phải bỏ ra 15 triệu USD để bảo vệ mình trước các cuộc tấn công trong tương lai. Vấn đề còn tệ hơn khi cuộc điều tra sau đó không thể tìm được tin tặc và hầu hết các chuyên gia đều không tin rằng Bắc Triều Tiên - một cường quốc trên không gian mạng - thực sự đứng sau vụ tấn công. Không có khả năng xác định những kẻ tấn công là một trong những đặc điểm của tội phạm trên không giản ảo làm cho nó trở thành khác biệt với nhiều loại hoạt động tội phạm có tổ chức khác.

Cuối cùng, chính khả năng đánh cắp này có thể chuyển thành khả năng làm gián đoạn thông tin liên lạc, cấp nước, cấp điện và dịch vụ khẩn cấp trong các khu đô thị lớn của đất nước mà hacker coi là mục tiêu. Mạng lưới quân sự cũng có thể bị phá hoại. Vì mỗi việc làm như thế đều có nhiều khả năng làm chết người trong các cộng đồng mà hacker nhắm tới, cho nên chúng được đưa vào mục khủng bố trên không gian ảo hay chiến tranh trên không gian ảo. (Xem Chương 8.)

Năm 2013, một nhóm Chuyên gia cấp Chính phủ về Phát triển trong lĩnh vực Thông tin và viễn thông của Liên Hợp Quốc (UN group of Governmental Experts on Developments in the Field of Information and Telecommunications) đã soạn thảo báo cáo hỗ trợ các chuẩn mực để điều chỉnh hành vi của nhà nước trên không gian ảo. Các nước phải chịu trách nhiệm về các cuộc tấn công mạng xuất phát từ lãnh thổ của mình và giúp ngăn chặn các cuộc tấn công như thế. Tuy nhiên, việc tìm kiếm các thủ phạm đứng sau các cuộc tấn công mạng là khó. Và, đối với Mỹ, nơi xuất phát của nhiều hoạt động có hại trên không gian ảo, mức tổn thất có thể xảy ra là rất cao. Cách tiếp cận của Vương quốc Anh đối với an ninh mạng là đáng học tập (xem hộp Quan điểm toàn cầu, trang 430-431).

Khía cạnh lý thuyết

Vì động cơ của hầu hết tội phạm, theo định nghĩa, là tìm kiếm lợi nhuận, lý thuyết về quan hệ quốc tế có xu hướng coi các vấn đề như tội phạm trên không gian ảo và buôn bán người và ma túy là những vấn đề phụ. Điều khiến tội phạm có tổ chức ngày càng có khả năng đi vào lý thuyết về quan hệ quốc tế là bạo lực thường song hành với các hoạt động tội phạm có tổ chức, và sự kiện là nhiều hoạt động loại này đã vượt qua biên giới giữa các quốc gia làm cho, theo thời gian, các nước ngày càng coi những vấn đề này là thuộc chính sách đối ngoại.

Quan điểm toàn cầu 

Anh ninh trên không gian ảo: Quan điểm của Vương quốc Anh 

An ninh mạng đã trở thành vấn đề quan trọng toàn cầu trong thế kỷ XXI, khi ngày càng nhiều người trên thế giới có thể tiếp cận Internet và thương mại điện tử. Là quốc đảo có truyền thống hàng hải và di sản thuộc địa lâu đời, Vương quốc Anh có quan điểm độc lập trong việc tăng cường an ninh mạng.

 Tương tự như nhiều nền kinh tế công nghiệp tiên tiến khác trên thế giới, quá trình phát triển trong việc phân phối và làm cho các máy tính được nối mạng ngày càng tinh vi - thành phần chính của không gian mạng - đã mang lại nhiều lợi nhuận cho Vương quốc Anh. Năm 2011, khi chính phủ Anh công bố chiến lược an ninh mạng, cũng là lúc có 2 tỷ người trên thế giới dùng Interneta. Đến năm 2015, có hơn 3 tỷ, nhiều người trong số đó thậm chí không có máy tính nhưng có thể truy cập không gian ảo bằng điện thoại di động hoặc máy tính bảng có phần mềm nối mạng. Ví dụ, từ năm 2014 đến 2015 số người truy cập Internet bằng điện thoại di động ở Anh đã tăng 4%. Số người sử dụng băng thông rộng ở Anh cũng tăng với tốc độ tương tự và tốc độ kết nối trong một năm đó đã tăng từ 17,8 Mbps lên 22,8 Mbps. 

Vì hầu hết các phần mềm cho máy tính và thiết bị Internet được viết ở những nước như Vương quốc Anh, giá trị kinh tế đối với thương mại và buôn bán trên không gian ảo là vô cùng to lớn và ngày càng gia tăng. Với mỗi ứng dụng mới, các doanh nghiệp và từng người dân ở Anh và ở nước ngoài có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ, sử dụng ít nguồn lực hơn, trong đó có thời gian và tiền bạc. Theo công ty phân tích dữ liệu Ofcom, Internet ở Anh chiếm khoảng 6% GDP và 21% tăng trưởng GDPb. Tóm lại, giá trị kinh tế của không gian ảo là rất quan trọng đối với Vương quốc Anh. 

Nhưng phụ thuộc vào không gian ảo gia tăng thì các mối đe dọa và khả năng bị tổn thương cũng tăng lên. Tội phạm trên không gian ảo, tấn công trên không gian ảo và hoạt động gián điệp xuất phát từ các quốc gia khác, và sử dụng không gian mạng để tài trợ và tuyển mộ khủng bố, là những vấn đề hàng đầu trong danh sách dài những lo lắng hiện nay. Phản ứng của Anh trước những lo lắng này là thận trọng, sáng tạo và trên hết là hợp tác. 

Vương quốc Anh tỏ ra thận trọng trong khi tìm cách làm cho không gian ảo trở nên an toàn hơn, nhưng vẫn không gây thiệt hại cho quyền tự do ngôn luận hay các quyền tự do dân sự khác – việc cân bằng đầy khó khăn. Quan điểm của nước này là tất cả các khoản hỗ trợ của họ cho an ninh mạng - hỗ trợ về năng lực phải tuân theo quan niệm của nước Anh về quyền con người, một quan điểm được được nhiều nước trong EU và Bắc Mỹ chia sẻ. Tức là không cho phép kiểm duyệt quyền tự do thể hiện trên không gian mạng hay sử dụng công nghệ an ninh trên không gian ảo nhằm theo dõi và đàn áp các cộng đồng thiểu số. 

Coi an ninh trên không gian ảo là vấn đề nghiêm trọng tương tự như hầu hết các nền kinh tế phát triển khác, Vương quốc Anh bắt đầu bằng cách giao cho các bộ truyền thông và an ninh trách nhiệm bảo vệ quốc gia trước các đe dọa trên không gian ảo mà người ta tin là có nguồn gốc từ quốc gia khác. Tuy nhiên, nhiệm vụ bảo vệ cơ sở hạ tầng quan trọng của nước này (ví dụ, đường sắt và mạng lưới thông tin liên lạc, hệ thống lưu trữ và cung cấp năng lượng, làm sạch và phân phối nước) vẫn còn phức tạp vì cần có sự tham gia của những tay chơi chính trong lĩnh vực tư: Các chủ doanh nghiệp các nhà máy điện, cơ sở lưu trữ..v..v.. 

Vương quốc Anh đã nhận ra ngay từ đầu rằng những nỗ lực của mình trong việc bảo đảm an ninh trên không gian ảo sẽ không thể thành công nếu không có sự cộng tác và hợp tác, không chỉ của các công dân, các nhóm người, các tổ chức, và doanh nghiệp ở trong nước mà còn phải có sự cộng tác và hợp tác của các quốc gia khác. Trong khi suy nghĩ về các vấn đề rộng lớn hơn, nước này thừa nhận rằng họ không thể thành công trừ khi được tất cả các quốc gia phát triển khác hợp tác, mà còn không thể thành công trừ khi các nước đang phát triển cũng thành công. Ví dụ, theo quan điểm của Anh, khác với quan điểm của Mỹ, không người nào an toàn trừ khi mọi người đều an toàn; nói cách khác, an ninh mạng của Vương quốc Anh sẽ chỉ mạnh ngang với mắt xích yếu nhất của của không gian ảo. Trong cái thế giới mà không gian ảo liên kết hầu như tất cả mọi thứ, đây không phải là thách thức nhỏ. 

Để đối đầu thách thức đó, năm 2011, chính phủ Anh đã tổ chức Hội nghị về Không gian ảo (Conference on Cyberspace) ở London. Từ đó trở đi, Hội nghị Toàn cầu về Không gian ảo (Global Conference on Cyberspace) đã được được tổ chức ở Hungary, Seoul và The Hague. Hội nghị tiếp theo sẽ được tổ chức ở Mexico City vào năm 2017. Các cuộc hội nghị này quy tụ các quan chức cấp cao, các vị bộ trưởng, các lãnh đạo ngành và đại diện của cả cộng đồng kỹ thuật mạng cũng như xã hội dân sự trong một diễn đàn toàn cầu thực sự. 

Ngoài chiến lược toàn cầu này, Vương quốc Anh tiếp tục thúc đẩy chương trình nghị sự về an ninh trên không gian ảo trên tám lĩnh vực được liên kết với nhau: (1) thành lập Đơn vị tội phạm mạng quốc gia (National Cyber Crime Unit); (2) thiết lập quan hệ đối tác chia sẻ thông tin, an ninh mạng; (3) xác định và phân tích các mối đe dọa và củng cố mạng lưới của mình; (4) xây dựng năng lực an ninh mạng trên trường quốc tế; (5) cung cấp tư vấn an ninh mạng cho các doanh nghiệp và công chúng; (6) thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong lĩnh vực an ninh mạng; (7) làm việc với ngành về các tiêu chuẩn và nguyên tắc tối thiểu; và (8) cải thiện kỹ năng trên không gian ảo, giáo dục và cơ hội nghề nghiệpc.

 Chú thích ảnh: Tại Hội nghị Hội nghị về Không gian ảo, London, ngày 2 tháng 11 năm 2011, Bộ trưởng Ngoại giao William Hague khẳng định về tự do Internet. Hội nghị toàn cầu được tổ chức nhằm thiết lập “các luật lệ đi đường” cho không gian ảo.

 

 

Câu hỏi cho phân tích mang tính phê phán

1. Trong khi thực hiện an ninh mạng, Vương quốc Anh đối mặt với những lựa chọn xung đột nhau nào?

2. Làm sao mà những lo lng về an ninh mạng của Vương quốc Anh cũng là những vấn đề xuyên quốc gia?

3. Các đe dọa đối với an ninh mạng toàn cầu có phải là bi kịch của tài sản chung? Nếu đúng thế, thì bi kịch như thế nào?

4. Thế giới đang phát triển có nên tham dự vào không gian ảo trước khi nó là không gian an toàn hay không? Tại sao nên hay tại sao không nên?

a. UK Cabinet Office. “The UK Cyber Security Strategy: Protecting and promoting the UK in a digital world,” November 2011, www.gov.uk/government/uploads/system /uploads/attachment_data/file/60961/uk-cyber-security-strategy-final.pdf.

b. Ofcom, “Facts & figures,” 2015, http://media.ofcom.org.uk/facts/.

c. “2010 to 2015 government policy: cyber security,” May 8, 2015, www.gov.uk/government/publications/2010-to-2015-government-policy-cyber-security/2010-to-2015-government-policy-cyber-security.

Ví dụ, những người theo phái hiện thực chỉ quan tâm tới tội phạm xuyên quốc gia khi tội phạm có thể làm giảm sức mạnh quân sự hay sức mạnh kinh tế của nhà nước hoặc làm giảm khả năng quản lý sức mạnh quân sự hoặc sức mạnh kinh tế của nhà nước. Hàng giả là một ví dụ khá cũ về tội phạm làm ảnh hưởng tới quyền lực nhà nước và tội phạm trên không gian ảo là ví dụ gần đây hơn. Cả hai loại tội phạm này đều có thể gây thiệt hại cho nền kinh tế quốc gia, làm giảm tín nhiệm, và tội phạm trên không gian ảo thậm chí còn thể làm giảm khả năng của nhà nước trong việc lãnh đạo quân đội. Nhưng chỉ trong những trường hợp tội phạm tạo được ảnh hưởng đến quyền lực của nhà nước, thì chủ nghĩa hiện thực mới công nhận tội phạm là vấn đề đáng quan tâm về mặt lý thuyết.

Ngược lại, những người theo phái tự do quân tâm sâu sắc tới tội phạm xuyên quốc gia chính vì nó gây ảnh hưởng tới trụ cột chính của chủ nghĩa tự do về hợp tác và hòa bình: Lòng tin. Khi tội phạm trên không gian ảo, ví dụ, ở Ukraine tấn công mạng lưới tài chính ở London, thì chính phủ Anh có thể cho rằng chính phủ Ukraine phải chịu một phần trách nhiệm, mặc dù chính nước Anh cũng là nơi chứa chấp tin tặc và tội phạm trên không gian ảo, và công nhận rằng cần phải làm nhiều hơn nhằm xác định và ngăn chặn tội phạm mạng ở trong nước. Nạn buôn bán người và ma túy thì cũng thế. Mỗi trường hợp đều làm cho các quốc gia lo lắng rằng chỉ có “họ” là đang làm việc nhằm thực sự kiểm soát và ngăn chặn tội phạm, còn những nước khác thì có thể thụ động hoặc chủ động lờ đi những hoạt động tội phạm này. Khả năng gây ra thiệt hại cho niềm tin vào hợp tác thương mại và an ninh được coi là đe dọa nghiêm trọng đối với lý tưởng của chủ nghĩa tự do: Cải thiện từng bước một an ninh và thịnh vượng trên toàn thế giới.

Những người theo phái cấp tiến cho rằng tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia có nguồn gốc từ hệ thống bất bình đẳng và bạo lực gắn chặt vào hệ thống các quốc gia, và nói cho cùng là do sở hữu tư nhân, bóc lột quần chúng một cách có hệ thống, chỉ một ít người được hưởng thụ việc tiêu thụ hàng hóa một cách tầm thường và không bền vững. Nhà nước có thể dung túng cho tội phạm vì nhà nước đại diện cho sự can thiệp của giới thượng lưu giàu có, trong đó có lợi ích an ninh của họ.

Ngược lại, những người theo phái kiến tạo có thể lập luận rằng “tội phạm” xuyên quốc gia thường được người ta định nghĩa nhằm phục vụ lợi ích của các giai tầng cụ thể trong các tác nhân quốc tế, ví dụ, các tập đoàn đa quốc gia. Tại sao một công ty đặt gía quá cao cho một sản phẩm như thuốc bán theo toa không bị coi là tội phạm, trong khi một hacker ăn cắp công thức giúp những quốc gia nghèo sản xuất thuốc generic của loại thuốc bán theo toa đắt tiền kia lại bị coi là tội phạm? Tóm lại, những người theo phái kiến tạo chú tâm vào ảnh hưởng chính trị của ý nghĩa được gán cho hiện tượng, chứ không chấp nhận coi đấy là những ý nghĩa phổ quát.

Đối với nhiều học giả về quan hệ quốc tế theo phái nữ quyền, việc người ta chưa quan tâm một cách nghiêm túc – trên bình diện quốc tế - tới tội phạm xuyên quốc gia càng khẳng định quan điểm nam tính khá hẹp hòi về cái gì là quan trọng và cái gì là không quan trọng về mặt chính trị. Theo quan niệm này, phụ nữ bị xâm hại ngay trong gia đình, bị phân biệt đối xử về kinh tế và giáo dục và buôn bán phụ nữ làm gái mại dâm không phải là quan trọng vì những việc này không củng cố, cũng chẳng làm giảm “sức mạnh” của quốc gia. Nhưng nếu nghiên cứu kĩ hơn cách thức hình thành quyền lực kinh tế và quân sự bên trong quốc gia, chúng ta sẽ thấy rằng những tội ác xuyên quốc gia này ảnh hưởng sâu sắc đến quyền lực nhà nước, đặc biệt là hệ thống y tế công cộng cũng như sức mạnh kinh tế và quân sự.

Tóm lại, các lý thuyết gia về quan hệ quốc tế ngày càng công nhận rằng tội phạm xuyên quốc gia không chỉ gây ra những tác động phụ đối với hệ thống liên quốc gia, mặc dù họ có thể không đồng ý với nhau về những nguyên nhân căn bản của vấn đề xuyên quốc gia này, cũng như không tìm được tiếng nói chung về tầm quan trọng tương đối của nó.

Tác động của những vấn đề xuyên quốc gia

Là hậu quả không lường trước được của những tiến bộ trong công nghệ truyền thông, các vấn đề xuyên quốc gia như môi trường, y tế thế giới và tội phạm có tổ chức đã chuyển từ các vấn đề cao siêu và đạo đức thành các lợi ích quan trọng và có tính sống còn. Trước Thế chiến II, các quốc gia phát triển có thể coi các hoạt động kinh tế, cơ sở hạ tầng y tế một cách tích cực hơn, còn các vụ can thiệp nhân quyền là đáng mong muốn về mặt đạo đức nhưng theo quan điểm của nhà nước thì có thể là nhiều rủi ro hoặc không cần thiết. Tuy nhiên, từ cuối những năm 1970, các vấn đề xuyên quốc gia như tội phạm có tổ chức, khủng bố, đại dịch, thiên tai và người tị nạn có xu hướng ảnh hưởng trực tiếp hơn tới thế giới phát triển. Các vấn đề xuyên quốc gia đã trở thành vấn đề vì các luận cứ dựa trên đạo đức ủng hộ việc can thiệp nhằm khắc phục thiệt hại đã ngày càng chuyển thành các luận cứ dựa trên lợi ích nhằm thực hiện những can thiệp tương tự như thế. Các vấn đề xuyên quốc gia có ảnh hưởng đến bốn lĩnh vực chính của lý thuyết và thực tiễn quan hệ quốc tế.

Trước hết, sự liên kết của nhiều vấn đề nằm trong lĩnh vực y tế, môi trường, nhân quyền và thực thi pháp luật xuyên quốc gia có ảnh hưởng tới những cuộc thương lượng quốc tế. Khi các quốc gia quyết định ngồi vào bàn thương lượng, nhiều vấn đề được đưa lên bàn nghị sự và các quốc gia có thể sẵn sàng mặc cả các vấn đề nhằm đạt được kết quả mong muốn. Ví dụ, sau vụ cấm vận dầu mỏ năm 1973 và trước tình trạng thiếu hụt nguồn cung, Mỹ sẵn sàng đàm phán với Mexico về việc làm sạch sông Colorado. Mỹ đã xây dựng một nhà máy lọc muối trên biên giới Mỹ-Mexico và giúp người dân Mexico lấy lại đất ở Thung lũng Mexicali làm đất trồng trọt. Để có được đồng minh trong việc cung cấp dầu khí, Mỹ đã nhượng bộ và nhận trách nhiệm về những vụ vi phạm pháp luật trong quá khứ.

Tuy nhiên, những vấn đề khác khó đàm phán hơn, đặc biệt, nếu lo lắng chính về an ninh quốc gia bị đem ra đặt cược. Mỹ không sẵn sàng thỏa hiệp bằng cách ký Công ước cấm Mìn sát thương (AntiPersonnel Land Mine Ban Convention) vì muốn có an ninh thì phải bảo vệ vùng biên giới bị gài rất nhiều mìn giữa Bắc và Nam Triều Tiên. Những người ủng hộ hiệp ước này giới hạn cuộc tranh luận trong các thuật ngữ nói về quyền con người: Những con người vô tội, trong đó có phụ nữ và trẻ em yếu đuối, bị mìn giết hoặc làm cho tàn phế, cần phải loại bỏ những loại vũ khí như thế. Tuy nhiên, trong trường hợp này, Mỹ quyết định không ký hiệp ước nhằm bảo vệ an ninh cho Hàn Quốc. Mặc dù một số quốc gia muốn Mỹ tham gia, sẵn sàng nhượng bộ, nhưng những nước khác, sợ rằng hiệp ước sẽ bị suy yếu vì có quá nhiều ngoại lệ, đã không chấp nhận nhượng bộ. Trong thời đại của các vấn đề xuyên quốc gia, mặc cả trở thành quá trình phức tạp hơn hẳn trước đây.

Thứ hai, chính các vấn đề xuyên quốc gia cũng có thể là nguồn gốc của xung đột, như những người Marxist đã dự đoán trong thế kỷ XIX. Ví dụ, nhu cầu bảo vệ nguồn cung cấp dầu mỏ là động lực chính làm cho phương Tây tham gia gia vào Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991. Cuốn sách của Jared Diamond, nhan đề Sụp đổ (Collapse) trình bày cách thức các cuộc đấu tranh giành nguồn lực khan hiếm đã làm các đế chế trong quá khứ sụp đổ và làm cho nhà nước ở Rwanda và Burundi sụp đổ, kết quả là quyền con người bị bãi bỏ[21]. Quan hệ giữa các vấn đề môi trường, nguồn tài nguyên và xung đột là phức tạp, như chúng ta đã thấy trong các cuộc thảo luận về sự cạn kiệt và suy thoái tài nguyên; dân số gia tăng càng làm cho quan hệ giữa những vấn đề này trở thành xấu đi, có khả năng dẫn đến xung đột, đấy là khi một số nhóm người tìm cách nắm trọn quyền sử dụng các nguồn tài nguyên khan hiếm. Những nguồn tài nguyên không thể tái tạo như dầu mỏ có thể dẫn đến những vụ xung đột đặc biệt dữ dội, vì các nguồn tài nguyên này có vai trò quan trọng sống còn đối công nghiệp, hoạt động kinh tế, phúc lợi và an ninh quốc gia, và có rất ít chất có thể thay thế được. Có thể có cách giải thích nào khác về những cuộc xung đột trên các hòn đảo xa xôi và không có người ở trên Biển Đông? Chính khả năng có dầu hoặc tài nguyên thiên nhiên khác bên dưới vùng biển xung quanh các hòn đảo này mới là nguyên nhân gây ra xung đột. Thay đổi trong phân phối những nguồn tài nguyên này có thể dẫn đến thay đổi trong cán cân quyền lực, gây ra bất ổn có thể dẫn đến chiến tranh, đúng như những người theo phái hiện thực lo sợ. Ngược lại, các vấn đề như suy giảm tầng ozone hoặc nóng ấm toàn cầu không dẫn tới các cuộc xung đột giữa các quốc gia. Trong những trường hợp này, tài sản chung và trách nhiệm quản lý tài sản này được chia cho tất cả mọi người.

Thứ ba, các vấn đề xuyên quốc gia đặt ra những thách thức trực tiếp đối với chủ quyền nhà nước, tạo ra cuộc tranh luận lớn về bản chất của chủ quyền. Trong Chương 2, chúng ta đã tìm ra nguồn gốc của chủ quyền trong cuộc Cách mạng Westphalia. Khái niệm này nói rằng các quốc gia có quyền tự quyết ở trong nước và không thể là đối tượng quản lý của quyền lực ở bên ngoài. Quy tắc này - không can thiệp vào các vấn đề nội bộ các quốc gia khác - đã được đưa vào Hiến chương Liên Hợp Quốc.

Tuy nhiên, sự vươn lên của các tác nhân phi nhà nước - các tập đoàn đa quốc gia, các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức đứng bên trên quốc gia như EU - và các lực lượng của toàn cầu hóa, dù đấy có là kinh tế, văn hóa hay chính trị, cũng đều góp phần làm suy yếu chủ quyền quốc gia. Các bệnh truyền nhiễm, môi trường, nhân quyền và tội phạm xuyên quốc gia là những mối quan tâm theo truyền thống của nhà nước có chủ quyền và sự can thiệp của các tác nhân bên ngoài là không thể chấp nhận được. Sau Thế chiến II, các chuẩn mực này bắt đầu thay đổi, và quá trình vẫn tiếp tục cho đến tận ngày nay. Ví dụ, những vấn đề do chủ nghĩa khủng bố xuyên quốc gia gây ra đòi hỏi phải có phản ứng đa quốc gia: Do bản chất của chủ nghĩa khủng bố xuyên quốc gia, các quốc gia đơn lẻ, dù mạnh đến mức nào, cũng không thể tự mình giải quyết những vấn đề này. Đây là một trong những lý do chính làm cho cuộc thảo luận chuyển sang bàn về quá trình chuyển dịch quyền lực, quá trình xói mòn quyền lực nhà nước và sự suy yếu nghiêm trọng quyền lực nhà nước nói chung. Các vấn đề từng là dấu hiệu đặc biệt của chủ quyền quốc gia ngày càng trở thành những vấn đề bị các tác nhân toàn cầu theo dõi và can thiệp.

Một phần là do ở nhiều khu vực trên thế giới, đặc biệt là sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, các nhà nước đã trở nên mong manh hơn hoặc bị thất bại. Những khu vực được gọi là quốc gia đã trở thành địa điểm hoạt động của tội phạm xuyên quốc gia, của các tổ chức khủng bố và bệnh tật, tất cả đều có thể được xuất khẩu sang các lân bang và thậm chí là ra toàn thế giới với chi phí khá thấp. Xin xem xét số phận của Zimbabwe dưới bàn tay sắt của Robert Mugabe. Năm 2008, cơ sở hạ tầng y tế đổ nát của Zimbabwe không thể ngăn chặn hoặc kiểm soát sự bùng phát của dịch tả. Căn bệnh này nhanh chóng lan ra, ảnh hưởng (và lây nhiễm) tới công dân của các lân bang, tương tự như Ebola lây lan ra bên ngoài tâm chấn của nó. Nhưng, truyền thống tôn trọng chủ quyền đã ngăn chặn những hành động can thiệp nhằm khôi phục lại tất cả các chức năng của nhà nước. Ai là người phán quyết vụ can thiệp sẽ chỉ đơn giản là khôi phục nhà nước hay đấy là hình thức chủ nghĩa thực dân mới trong thế kỷ XXI, như đã thảo luận trong Chương 8?

Vậy, chúng ta phải định nghĩa lại chủ quyền như thế nào? Chủ quyền đã và đang chuyển hóa như thế nào? Các lý thuyết chính thống trong các trường phái hiện thực và tự do có xu hướng nói về quá trình xói mòn chủ quyền. Những người theo phái kiến tạo tiến xa hơn, họ nghiên cứu chủ quyền đang và đã luôn luôn là khái niệm gây tranh cãi như thế nào. Lúc nào cũng có một số vấn đề như quyền kiểm soát và thẩm quyền đến mức nào là an toàn và những vấn đề khác như khi nào thì quyền lực được chia sẻ hay thậm chí là bị làm cho suy yếu đi. Nói cho cùng, chủ quyền là thiết chế được xã hội dựng lên, nó thay đổi theo thời gian và nơi chốn. Các vấn đề xuyên quốc gia như sức khỏe, môi trường và nhân quyền tạo điều kiện cho chúng ta khảo sát kĩ lưỡng những thực hành trong thời gian dài nhưng thường xuyên thay đổi của chủ quyền. Các vấn này tạo ra những hình thức chính quyền và quản trị mới, khuyến khích chúng ta định hướng lại quan điểm về chủ quyền của mình[22].

Thứ tư, các vấn đề xuyên quốc gia đặt ra những câu hỏi quan trọng mà các học giả về quan hệ quốc tế và khuôn khổ lý thuyết được giới thiệu ở đầu cuốn sách này phải giải quyết. Các tín đồ của từng lý thuyết đã và đang phải xem lại những giả định và giá trị chính, cũng như diễn ngôn về quan điểm mang tính lý thuyết của mình, để thích nghi với các vấn đề xuyên quốc gia.

Trọng tâm                                             Ảnh hưởng của các vấn đề xuyên quốc gia

 

- Ảnh hưởng đối với các cuộc mặc cả quốc tế: Nhiều thỏa hiệp chính sách hơn, phức tạp hơn

- Ảnh hưởng đối với chủ quyền: Quan điểm truyền thống bị thách thức, cần định nghĩa lại

- Ảnh hưởng đối với xung đột quốc tế: Có thể gia tăng ở  tầm quốc tế và dưới quốc gia    

- Ảnh hưởng đối với nghiên cứu quan hệ quốc tế: Các giả thuyết cốt lõi của lý thuyết  bị nghi ngờ, lý thuyết được sửa lại và mở rộng hơn

 

 

Các vấn đề xuyên quốc gia nhìn từ quan điểm của các lý thuyết khác nhau

Những giả thuyết cốt lõi nhất của thuyết hiện thực - nhà nước là quan trọng nhất, tách biệt rõ ràng giữa chính trị quốc nội và quốc tế và nhấn mạnh an ninh quốc gia – đã bị các vấn đề xuyên quốc gia làm cho trở thành những đề tài gây tranh cãi. Các vấn đề về sức khỏe và bệnh tật, môi trường, nhân quyền, buôn bán ma túy và buôn bán người, khủng bố xuyên quốc gia và tội phạm quốc tế là những vấn đề mà không quốc gia nào có thể tự mình giải quyết được. Các vấn đề này đã phá vỡ sự phân chia giữa quốc tế và quốc nội. Chúng có thể đe dọa an ninh quốc gia, ngay cả cường quốc hay siêu cường cũng không thể áp dụng các giải pháp quân sự truyền thống.

Trong khi phản ứng trước các vấn đề xuyên quốc gia, những người theo phái hiện thực thường bám vào luận cứ có thay đổi chút ít cho phù hợp với lý thuyết của mình. Mặc dù hầu hết trong số họ thừa nhận rằng các tác nhân khác đã giành được quyền lực tương đối so với nhà nước, nhưng họ vẫn cho rằng quan điểm cho rằng nhà nước là quan trọng nhất chưa bị thách thức nghiêm trọng. Các trung tâm quyền lực cạnh tranh với nhau ở cấp địa phương, xuyên quốc gia hay quốc tế không nhất thiết hoặc tự động làm xói mòn hoặc xóa bỏ quyền lực của nhà nước. Đáng kể nhất là, trong thời đại toàn cầu hóa, các nguyên tắc cơ bản của an ninh quốc gia cũng quan trọng chẳng kém gì trước đây. Cái đã và đang thay đổi là chiến tranh giữa các quốc gia đã giảm và chiến tranh hạt nhân là thách thức đối với an ninh quốc gia và liên quốc gia đã buộc người ta phải mở rộng diễn ngôn về an ninh để đưa vào đây nhiều khía cạnh khác về an ninh của người dân. Để người dân được an toàn, không những phải đảm bảo an ninh quốc gia, mà còn phải bảo đảm an ninh kinh tế, an ninh môi trường, an ninh nhân quyền, và sức khỏe và phúc lợi cũng phải được đảm bảo. Hình thức an ninh này không thể thay thế cho hình thức an ninh khác; các lĩnh vực lại góp phần củng cố lẫn nhau. Do đó, mặc dù các vấn đề xuyên quốc gia đã buộc những người theo phái hiện thực phải nâng cấp lý thuyết của mình, họ đã giữ được lý thuyết và củng cố thêm tính hữu dụng của nó.

Các vấn đề xuyên quốc gia có thể được tích hợp dễ dàng hơn vào lý thuyết của phái tự do. Nói cho cùng, ngay từ đầu, những người theo phái này đã khẳng định vai trò quan trọng của các cá nhân và khả năng có những lợi ích làm cho người ta hợp tác với nhau cũng như xung đột với nhau. Họ đưa ra quan niệm nói rằng nhiều vấn đề khác có thể cũng quan trọng chẳng khác gì an toàn thân thể. Họ coi quyền lực là khái niệm đa chiều. Các phiên bản gần đây của tư tưởng tự do, ví dụ, thuyết hiến định của phái tân tự do, công nhận rằng cần phải có các tổ chức quốc tế để tạo điều kiện thuận lợi cho tương tác giữa các quốc gia, đảm bảo tính minh bạch và đưa thêm các vấn đề mới vào chương trình nghị sự quốc tế. Mặc dù không phủ nhận tầm quan trọng của an ninh quốc gia, họ đã nhanh chóng chấp nhận khái niệm về những hình thức an ninh khác tương thích với các vấn đề về sức khỏe, môi trường và nhân quyền.

Những người theo phái cấp tiến chưa bao giờ chấp nhận hoàn toàn vai trò tối thưng của quốc gia hay hệ thống liên quốc gia giữ thế thưng phong trong các liên minh quốc gia được tạo ra. Đối với họ, quá trình dịch chuyển quyền lực ra khỏi nhà nước và ra khỏi hệ thống quốc tế là hiện tượng đáng mong muốn. Ví dụ, những người Marxist mường tượng tới một cuộc cách mạng xuyên quốc gia, quét sạch nhà nước, vì chức năng duy nhất của nhà nước là sử dụng bạo lực nhằm duy trì quyền lực của tư bản đối với lao động. Coi kinh tế quan trọng hơn hẳn an ninh, những người theo phái cấp tiến có thể đưa vào lý thuyết của mình các vấn đề xuyên quốc gia như bệnh truyền nhiễm, môi trường, nhân quyền và tội phạm xuyên quốc gia. Lời giải thích thường gặp của phái này về cả bệnh truyền nhiễm và môi trường là tước đoạt về kinh tế là nguyên nhân căn bản của sự chênh lệch trong chăm sóc sức khỏe và suy thoái môi trường. Theo những người cấp tiến, vi phạm nhân quyền là do giới ăn trên ngồi trốc và các nhóm đặc quyền đặc lợi tìm cách duy trì lợi thế của mình trước những người kém may mắn hơn.

Những người theo phái kiến tạo có cách tiếp cận khác khi phân tích các vấn đề xuyên quốc gia. Họ đã cảnh báo chúng ta trước các sắc thái của diễn ngôn đang thay đổi trong các cuộc thảo luận về sức khỏe, môi trường và nhân quyền. Họ cho thấy cách thức hai yếu tố vật chất và tư tưởng định hình các cuộc tranh luận về những vấn đề này. Họ nói phải chú ý tới vai trò quan trọng của các chuẩn mực trong quá trình gây ảnh hưởng và thay đổi hành vi của cả cá nhân lẫn nhà nước. Họ đã bắt đầu khám phá những tác động khác nhau của những vấn đề này đối với các khái niệm truyền thống về nhà nước, bản sắc dân tộc và chủ quyền một cách trực tiếp hơn các lý thuyết gia khác.

Một số lý thuyết gia về quan hệ quốc tế theo phái nữ quyền đưa ra lập luận tương tự nhưng theo cách khác: Tương tự như những người theo phái kiến tạo, họ hỏi nguồn gốc và nội dung của các thuật ngữ, ví dụ, đe dọa. Nhưng họtiếp tục hỏi liệu việc phụ nữ tham gia nhiều hơn vào các tiến trình khoa học, hàn lâm và hoạch định chính sách có thể dẫn đến nhận thức hiệu quả hơn không chỉ về các mối đe dọa mà còn về các giải pháp cho các thách thức xuyên quốc gia. Ví dụ, tại sao “chúng ta” lại có xu hướng phản ứng với các mối đe dọa cấp bách và trực tiếp mà bỏ qua những mối đe dọa kinh niên và gián tiếp, không phụ thuộc vào mức độ nguy hại tiềm ẩn? Tại sao lại coi tổn thương làm chết người quan trọng hơn tổn thương làm giảm chất lượng cuộc sống của người bị tác động? Tại sao lại nói về “đe dọa”?

Vì các vấn đề xuyên quốc gia ngày càng có vai trò quan trọng hơn trong thế kỷ XXI, tất cả các lý thuyết về quan hệ quốc tế đều sẽ cần phải sửa đổi và định hình lại.

Các vấn đề xuyên quốc gia có dẫn tới nền quản trị toàn cầu?

Thừa nhận các vấn đề xuyên quốc gia và ảnh hưởng của chúng đã dẫn một số học giả và chuyên gia đi tới kết luận rằng, chúng ta cần suy nghĩ về những quy trình quản trị khác với trước đây. Tương tác giữa các chủ thể khác nhau trong nền chính trị quốc tế ngày càng thường xuyên hơn và mãnh liệt hơn - từ hợp tác mang tính tình thế và hợp tác mang tính tổ chức chính thức đến hợp tác giữa các tổ chức và mạng lưới phi chính phủ và thậm chí tương tác của các cộng đồng ảo trên Internet. Những thay đổi này ngụ ý các chuẩn mực phải có khả năng điều tiết ngày càng lớn hơn. Quản trị toàn cầu ngụ ý rằng thông qua các cơ cấu và quy trình khác nhau, các tác nhân có thể điều phối lợi ích và nhu cầu mà không cần có cơ quan chính trị liên kết họ lại với nhau.

Như đã nói trong suốt cuốn sách này, bản chất cốt lõi của các mối quan hệ quốc tế đã và đang thay đổi theo thời gian. Có lẽ thành tố quan trọng nhất của thay đổi là thay đổi trong nhu cầu quản trị và, ngoài ra, sự đa dạng ngày càng tăng trong các hình thức mà quản trị toàn cầu có thể thực hiện. Có lẽ ví dụ quan trọng về vấn đề và tiềm năng của nền quản trị toàn cầu là Internet.

Như đã nhận xét bên trên, Internet có nguồn gốc từ an ninh quốc gia Mỹ - đây là biện pháp tăng cường khả năng phục hồi thông tin liên lạc sau một cuộc tấn công hạt nhân. Tuy nhiên, cuối những năm 1980, Internet đã trở thành công cụ giúp các nhà nghiên cứu chia sẻ thông tin vượt qua ranh giới quốc gia và những quy định cứng nhắc khác. Khi khả năng chuyển tải thông tin của Internet gia tăng, các loại thông tin có thể trao đổi - hình ảnh và đặc biệt là các video - cũng gia tăng. Tuy nhiên, Internet vẫn gần như hoàn toàn không được quản lý. Đối với nhiều người, đây là điểm ưu việt chính của Internet. Nhưng quá trình trao đổi thông tin không bị kiểm soát đã tạo ra quá nhiều ảnh hưởng về kinh tế và chính trị, không thể không bị kiểm soát hay vô can trước thiệt hại mà nó gây ra cho lĩnh vực thương mại. Các quốc gia và các tập đoàn tư nhân bắt đầu can thiệp, nhất là các quốc gia mà sự sống còn của chính phủ phụ thuộc vào việc kiểm soát xã hội tiếp cận với thông tin (ví dụ, Trung Quốc, Saudi Arabia, Nga, Iran, Bắc Triều Tiên) và các tập đoàn từng tạo điều kiện cho Internet phát triển và tăng cường năng lực (Google, Apple, Cisco). Internet đã trở thành con dao hai lưỡi. Một mặt, nó có khả năng đưa người dùng lại gần nhau hơn và tạo điều kiện cực kì thuận lợi cho hợp tác quốc tế trong quá trình giải quyết các vấn đề khó khăn. Mặt khác, chính sự cởi mở lại tạo ra các lỗ hổng, buộc các quốc gia phải tìm cách nắm và điều chỉnh mức độ cởi mở đó.

Cái làm cho Internet trở thành ví dụ quan trọng về vấn đề xuyên quốc gia là nó kết hợp cả thành tố theo chiều ngang (không gian địa lý) và các thành tố theo chiều dọc (từ địa phương tới toàn cầu và không đồng nhất về lợi ích). Theo một cách nào đó, sự phức tạp của mạng Internet là ẩn dụ hoàn hảo về sự phức tạp và tiềm năng tích cực của nền quản trị toàn cầu. Ví dụ, Ủy ban Châu Âu định nghĩa “quản trị Internet” là “sự phát triển và áp dụng bởi chính phủ, khu vực tư nhân và xã hội dân sự các nguyên tắc, chuẩn mực, quy tắc, quy trình ra quyết định và các chương trình định hình quá trình phát triển và sử dụng Internet được mọi người cùng chia sẻ”[23].

Hàm ý của ví dụ Internet cho quản trị toàn cầu là rất quan trọng. Hình thức lý tưởng của quản trị toàn cầu giả định trước xã hội dân sự toàn cầu. Nhà chính trị học Ronnie Lipschutz mô tả thành phần thiết yếu nhất của xã hội dân sự toàn cầu như sau:

Trong khi xã hội dân sự toàn cầu phải tương tác với các quốc gia, bộ luật của xã hội dân sự toàn cầu phủ nhận vai trò quan trọng nhất của các quốc gia hoặc quyền chủ quyền của họ. Xã hội dân sự là “toàn cầu”, không chỉ vì những liên hệ vượt qua biên giới quốc gia và hoạt động “trong khu vực toàn cầu, không thuộc lãnh thổ nước nào”, mà còn là kết quả của quá trình phát triển của ý thức toàn cầu trong khi các thành viên của xã hội dân sự toàn cầu hành động[24].

Một số người theo phái tự do coi đây là hướng đi đáng mong muốn – sẽ dẫn tới mục tiêu - trong khi những người khác lo ngại rằng nền quản trị toàn cầu có thể làm suy yếu các giá trị dân chủ: cùng với việc trọng tâm của quản trị vượt ra khỏi các cá nhân, dân chủ trở thành vấn đề gây tranh cãi. Một số người khác thì lo lắng rằng xã hội dân sự toàn cầu hàm ý hội tụ về văn hóa. Nói cách khác, nếu hội tụ xảy ra, một số nền văn hóa có thể bị tuyệt chủng, còn một số nền văn hóa khác thì chiếm thế thượng phong. Ai có thể nói nên ủng hộ nền văn hóa nào? Ví dụ, tháng 12 năm 2012, 89 trong số 193 thành viên Liên Hợp Quốc tại một hội nghị của Liên minh Viễn thông Quốc tế (International Telecommunications Union) ở Dubai đã bỏ phiếu phê chuẩn hiệp ước trao cho các quốc gia quyền lực không cho Internet xâm nhập đất nước mình[25]. Trong khi các nước như Pháp và Vương quốc Anh thất vọng, thì những nước khác như Iran và Liên bang Nga tỏ ra phấn khởi. Những nước này khẳng định rằng Internet hoàn toàn mở xóa bỏ chủ quyền quốc gia, hoặc của từng quốc gia trong việc quản lý các vấn đề đối nội theo cách hiểu của mình. Nhiều nước trong số 89 quốc gia đã bỏ phiếu thông qua hiệp ước này cho rằng Internet mở là trung gian cho việc áp đặt các giá trị của “phương Tây” lên trên các giá trị khác của họ.

Những người hoài nghi về nền quản trị toàn cầu tin rằng bất cứ cách làm nào gần với nó, dù được định nghĩa như thế nào, đều là bất khả thi hoặc không đáng mong muốn. Đối với những người theo phái hiện thực, không bao giờ có thể có nền quản trị toàn cầu, vì càng tiến đến gần, thì người ta càng coi nó là nguy hiểm và càng có nhiều cơ quan hoặc liên minh chống lại, tìm cách ngăn chặn hoặc đảo ngược quá trình hội tụ. Kết quả được xác định bởi tương quan lực lượng chứ không phải bởi luật pháp hoặc các cơ chế điều tiết khác, dù các cơ chế này có được phân cấp và lan tỏa tới mức nào. Đối với Kenneth Waltz, một người theo phái tân hiện thực nổi tiếng, thì cơ cấu vô chính phủ của hệ thống quốc tế là động lực nòng cốt. Những người theo thuyết hiện thực khác, như Hans Morgenthau, cho rằng có không gian cho cả luật pháp quốc tế lẫn tổ chức quốc tế. Cuốn sách giáo khoa của ông có các chương nói về cả hai vấn đề này, nhưng mỗi yếu tố này (luật quốc tế và tổ chức quốc tế) đều tương đối không quan trọng lắm so với nền chính trị quyền lực và lợi ích quốc gia. Chẳng có mấy người theo phái này nói bằng các thuật ngữ của nền quản trị toàn cầu. Những người theo phái cấp tiến cũng không cảm thấy thoải mái với diễn ngôn về quản trị toàn cầu. Không những không coi quản trị toàn cầu như một khuôn khổ làm việc đa tác nhân, đa quy trình, phi tập trung, những người theo phái cấp tiến sợ sự thống trị của các bá quyền sẽ xây dựng các quy trình quản trị toàn cầu nhằm phục vụ lợi thế của riêng mình. Thái độ hoài nghi về khả năng quản trị toàn cầu không làm giảm sự kiện là trong thời đại toàn cầu hóa người ta có thể cần nó.

Tổng kết: Thay đổi chính mình

Trong mười một chương của cuốn sách này, chúng ta đã tìm hiểu quá trình phát triển mang tính lịch sử của các mối quan hệ quốc tế, từ quá trình phát triển của hệ thống nhà nước đến các khái niệm về hệ thống quốc tế, cộng đồng và quản trị toàn cầu. Chúng tôi đã giới thiệu các lý thuyết khác nhau - Chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa cấp tiến và chủ nghĩa kiến tạo - giúp chúng ta sắp xếp các quan điểm của chúng ta về vai trò của hệ thống quốc tế, vai trò của nhà nước, của cá nhân và các tổ chức liên chính phủ và phi chính phủ trong các quan hệ quốc tế. Từ những quan điểm này, chúng tôi đã xem xét các vấn đề chính hiện nay và phân tích cách thức những vấn đề này ảnh hưởng tới quá trình thương lượng giữa các quốc gia, tới xung đột, chủ quyền và thậm chí tới nghiên cứu về nền chính trị quốc tế.

Những người công dân có thể liên kết được những lập luận này có khả năng giải thích tốt hơn tại sao những sự kiện lại ảnh hưởng tới cuộc sống của chúng ta và ảnh hưởng như thế nào. Những người dân có thể hiểu những sự kiện này có thể lựa chọn và ủng hộ những lựa chọn chính sách có căn cứ hơn. Trong thời đại xuyên quốc gia của thế kỷ XXI, khi các lực lượng kinh tế, chính trị, xã hội và môi trường, cả trong nội bộ quốc gia lẫn bên trên quốc gia, ngày càng mạnh hơn, vai trò của các cá nhân ngày càng trở nên phức tạp hơn - và tất cả đều trở nên quan trọng hơn.

Câu hỏi thảo luận

1. Trước Thế chiến II, khủng hoảng và thảm họa ở những nơi xa xôi trên thế giới không ảnh hưởng trực tiếp tới chúng ta. Ngày nay không còn như thế nữa. Cho biết hai hàm ý quan trọng của thực tế mới này?

2. Quá trình nóng lên toàn cầu là một vấn đề của tài sản chung toàn cầu, nhưng không phải tất cả các vấn đề môi trường đều là vấn đề của tài sản chung toàn cầu. Phải tiếp cận với các vấn đề môi trường khác nhau như thế nào?

3. Chọn hai bản tin nói về mặc cả giữa phát triển kinh tế và bền vững môi trường. Hai mục tiêu này có thể được hòa hợp trong thế kỷ XXI?

4. Hợp tác quốc tế về y tế, theo truyền thống, được coi là vấn đề mang tính chức năng, nhưng vấn đề này ngày càng đã bị chính trị hóa. Cái gì đã thay đổi? Với những ảnh hưởng nào? Cho ví dụ cụ thể.

5. Giải thích lý do vì sao bạn đồng ý hay không đồng ý với tuyên bố sau: Quá nhiều chính sách nhằm khắc phục các vấn đề như buôn bán ma túy, mại dâm, nhập cư bất hợp pháp và tội phạm trên không gian ảo tập trung vào nguồn cung cấp những ảnh hưởng có hại (ví dụ, ma túy hay phụ nữ và trẻ em nô lệ) chứ không chú ý vào “cầu” những loại hàng hóa này.

Các thuật ngữ chính

 Dịch chuyển nhân khẩu học demographic transition (p. 410) cộng đồng epistemic epistemic community (p. 415) quản trị toàn cầu global governance (p. 438) nan đề Malthus Malthusian dilemma (p. 409)

 

Buôn lậu ma túy narcotrafficking (p. 426) ngoại tác tiêu cực negative externalities (p. 401) tội phạm mạng netcrime (p. 428)



[1] Barack Obama, quoted in “Tales of Atlantis,” The Economist, September 5, 2015, 36.

[2] Rachel Carson, Silent Spring (Boston: Houghton Mifflin, 1962). See also Jacques Yves Cousteau with Frederick Dames, The Silent World (New York: Harper & Row, 1953); and Cousteau with James Dugan, The Living Sea (New York: Harper & Row, 1963).

[3] Intergovernmental Panel on Climate Change (IPCC) Working Group I, “Summary for Policymakers,” 2013, www.climatechange2013.org/images/report/WG1AR5_SPM-FINAL.pdf; IPCC Working Group II, “Summary for Policymakers,” 2014, http://ipcc-wg2.gov/AR5/.

[4] Robert Keohane and David Victor, “The Regime Complex for Climate Change,” Perspectives on Politics 9:1 (March 2011): 7–23.

[5] Thomas Malthus, An Essay on the Principle of Population: Text, Sources, and Background Criticism, ed. Philip Appleman (New York: W. W. Norton, 1976).

[6] Donella H. Meadows et al., The Limits to Growth (New York: Signet, 1972).

[7] Garrett Hardin, “The Tragedy of the Commons,” Science 162 (December 13, 1968): 1243–48.

[8] Andrea den Boer and Valerie M. Hudson, “A Surplus of Men, a Deficit of Peace: Security and Sex Ratios in Asia’s Largest States,” International Security 26:4 (Spring 2002): 5–38. For extended argument, see Valerie M. Hudson and Andrea M. den Boer, Bare Branches: The Security Implications of Asia’s Surplus Male Population (Cambridge, MA: fte MIT Press, 2005).

[9] Nicholas Eberstadt, “The Dying Bear: Russia’s Demographic Disaster,” Foreign Affairs 90:6 (March 2011): 95–108.

[10] Thomas F. Homer-Dixon, “Environmental Scarcities and Violent Conflict: Evidence and Cases,” International Security 19:1 (Summer 1994): 5–40.

[11] Barack Obama, “Remarks by the President on Jobs, Energy Independence, and Climate Change,” January 26, 2009, www.whitehouse.gov/blog/2009/01/26/peril-progress-environment.

[12] Emily Meierding, “Climate Change and Conflict: Avoiding Small Talk About the Weather,” International Studies Review 15:2 (June 2013): 185–203.

[13] See Karen T. Litfin, Ozone Discourses: Science and Politics in Global Environmental Cooperation (New York: Columbia University Press, 1994).

[14] Laurie Garrett, “Ebola’s Lessons: How the WHO Mishandled the Crisis,” Foreign Affairs 94:5 (Sept./Oct. 2015): 82.

[15] International Crisis Group, “HIV/AIDS as a Security Issue,” June 19, 2001, www.crisisgroup.org/home/index/cfm?1=1&id=1831.

[16] Peter M. Haas, “Introduction: Epistemic Communities and International Policy Coordination,” International Organization 46:1 (Winter 1992): 3.

[17] Moisés Naím, Illicit: How Smugglers, Traffickers, and Copycats Are Hijacking the Global Economy (New York: Anchor Books, 2006), p. 5.

[18] www.havocscope.com.

[19] www.unodc.org/unodc/en/press/releases/2009/october/unodc-reveals-devastating-impact-of-afghan-opium-.html.

[20] See “China-Based Hacking of 760 Companies Shows Global Cyber War,” The Washington Examiner, December 13, 2011.

[21] Jared Diamond, Collapse: How Societies Choose to Fail or Succeed (New York: Penguin, 2005).

[22] See Stephen D. Krasner, Sovereignty: Organized Hypocrisy (Princeton, NJ: Princeton University Press, 1999); and Karen T. Litfin, ed., The Greening of Sovereignty in World Politics (Cambridge, MA: fte MIT Press, 1998).

[23] See http://ec.europa.eu/information_society/policy/internet_gov/index_en.htm.

[24] Ronnie Lipschutz, “Reconstructing World Politics: fte Emergence of Global Civil Society,” Millennium: Journal of International Studies 21:3 (1992): 398–99.

[25] L. Gordon Crovitz, “America’s First Big Digital Defeat,” The Wall Street Journal, December 16, 2012.


No comments:

Post a Comment