February 22, 2013

KHAI THÁC BAUXITE TÂY NGUYÊN: “CĂN BỆNH HÀ LAN” HAY LÀ “LỜI NGUYỀN RỦA MANG TÊN TÂY NGUYÊN”



Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước.” (Hồ Chí Minh)

Vài lời phi lộ: Năm 2009 mỗ đã đăng bài này trên talawas.org và bauxitvn, nhưng mạng bauxitvn đã bị hack nhiều lần, bài này nay đã không còn, còn talawas thì đã ngừng hoạt động từ đầu năm 2010, chắc chẳng mấy người còn nhớ. Nay nhân dịp ngừng xây cảng Kê Gà và mấy mỏ bauxite đến hồi đóng cửa, xin đăng lại để những ai quan tâm tới những ý kiến phản biện hồi năm 2009 có thể tham khảo.  

 Từ khá lâu rồi, chính xác là từ những năm 60 của thế kỉ trước các nhà khoa học đã nhận thấy hậu quả nghiêm trọng về chính trị và kinh tế mà các nước giàu tài nguyên thiên nhiên có thể gặp. Họ gọi đấy là “căn bệnh Hà Lan” hay là “lời nguyền rủa của tài nguyên” để mô tả quá trình suy sụp của ngành công nghiệp, hậu quả của những khoản thu nhập to lớn bất thình lình đổ về từ việc xuất khẩu nguyên liệu, nhiên liệu thô, tức là xuất khẩu những nguồn tài nguyên không thể tái sinh được. Thomas L. Friedman viết:

Victor Devis Hanson - Tại sao những xã hội đã từng có thời thành công lại trở nên xơ xứng và suy tàn


Phạm Nguyên Trường dịch

Chia cái bánh ngày càng nhỏ hơn, rồi sau đó sụp đổ

Có hàng trăm lý do được đưa ra nhằm giải thích cho sự sụp đổ của La Mã và sự cáo chung của chế độ cũ ở Pháp vào thế kỷ XVIII. Từ lạm phát và chi tiêu hoang phí đến sự suy kiệt nguồn tài nguyên, rồi những cuộc xâm lăng của ngoại bang. Các nhà khoa học đã tìm cách giải thích sự sụp đổ bất thình lình của những vương quốc của người Mycenae (Hy Lạp cổ đại – ND), người Aztec (thổ dân ở Mexico – ND) và cả Hy Lạp đương đại nữa, như thế đấy. Theo các tác giả, từ Catullus đến Edward Gibbon, thì không phải là nghèo đói và tình trạng kiệt quệ mà chính là sự sung túc và nhàn cư – nhất là những người hưởng phần lớn cả hai thứ này – đã làm suy sụp nền văn minh.

February 21, 2013

Cheryl K. Chumley (The Washington Times, 20/02/2013) - Mĩ, Trung Quốc và Nga đang chạy đua vũ trang trên không gian ảo



An ninh trên không gian ảo trong năm 2013 cũng chẳng khác gì chương trình không gian trong những năm 1950 và 1060. Mĩ, Trung Quốc và Nga đang tiến hành cuộc chạy đua quyết liệt trong việc chế tạo một loại vũ khí trên không gian ảo đủ sức tiêu diệt được cơ sở hạ tầng, một chuyên gia trong lĩnh vực này nói như thế.

February 15, 2013

Owen Hatherley (Guardian, Anh, 12/02/2013) – Biểu tượng búa liềm của cộng sản đã hết số rồi chăng?


Phạm Nguyên Trường dịch

Tin tức về việc Đảng cộng sản Pháp từ bỏ biểu tượng búa liềm và thay vào đó là ngôi sao năm cánh là một cái gì đó lớn hơn sự bối rối về mặt lịch sử. Vấn đề là Đảng cộng sản Pháp vốn là một trong những đảng stalinist điên cuồng nhất và việc họ xóa biểu tượng búa liềm trên thẻ đảng chắc chắn sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đối với tình cảm của các đảng viên. “Tất cả các đảng viên đều choáng váng”, bí thư đảng bộ thành phố Paris nói như thế. Biểu tượng mà họ vừa từ bỏ là gì và điều đó có ý nghĩa như thế nào? 

February 11, 2013

Joseph S. Nye - Cách mạng thông tin trở thành cách mạng chính trị


Phạm Nguyên Trường dịch

Ngày kỉ niệm lần thứ hai “Mùa xuân Arab” ở Ai-cập, được đánh dấu bằng những vụ bạo loạn trên quảng trường Tahrir, nó làm cho nhiều nhà quan sát lo sợ rằng những dự đoán đầy lạc quan của họ trong năm 2011 đã bị đổ vỡ. Một phần của vấn đề là kì vọng đã bị ngôn từ mang tính ẩn dụ - mô tả những sự kiện trong ngắn hạn - làm cho méo mó. Nếu không gọi là “Mùa xuân Arab” mà gọi là “Cuộc cách mạng Arab” thì những kì vọng của chúng ta đã có tính hiện thực hơn. Các cuộc cách mạng thường diễn ra trong hàng chục năm chứ không phải trong một vài mùa hay một vài năm. 

February 5, 2013

Ishaan Tharoor – Châu Á hiện nay tương tự như châu Âu trước Thế chiến I



Bài viết trên tờ Time (Mỹ) ra ngày 01 tháng 02 năm 2013

Phạm Nguyên Trường dịch

Mặc dù chẳng ai muốn thấy xung đột ở châu Á, nhưng số người bi quan và hốt hoảng đang gia tăng từng ngày. Sự ngóc đầu dậy về mặt địa chính trị của Trung Quốc là bóng ma đang săn đuổi lục địa này. Chính phủ các nước xa gần đang cảnh giác quan sát siêu cường phi dân chủ đang lên tìm cách bảo vệ địa vị của mình trên trường quốc tế và ngầm thách thức học thuyết Hòa bình kiểu Mỹ (Pax Americana) có từ năm 1945. Một số nước đã vướng vào những cuộc tranh cãi cực kỳ căng thẳng với Bắc Kinh: trong mấy năm vừa qua, những cuộc tranh cãi không ngưng nghỉ về những hòn đảo hoang ở phía nam và đông Trung Quốc đã làm xấu đi mối quan hệ của Trung Quốc với Việt Nam, Nhật Bản và Philippines.

February 1, 2013

Lee Howell – Các hệ thống đang gặp rủi ro


Phạm Nguyên Trường dịch

Không có khả năng thích nghi với biến đổi khí hậu, thời tiết bất thường diễn ra thường xuyên, và những vụ sụp đổ tài chính mang tính mang tính hệ thống là ba trong số 50[1] rủi ro lớn được ghi nhận trong Báo cáo rủi ro hàng năm của Diễn đàn kinh tế thế giới (World Economic Forum - WEF). Đương nhiên là giữa chúng có mối quan hệ, đặc biệt là sau vụ suy sụp “siêu bão tố” của phố (Wall Street) vào tháng 10 năm ngoái. Thực ra, Báo cáo nhắc nhở chúng ta rằng trong thế giới tương thuộc này, các hệ thống có thể ảnh hưởng lẫn nhau bằng rất nhiều cách khác nhau.