April 21, 2013

George Orwell - Tưởng niệm Catalonia (tiếp theo)


10

Giữa trưa ngày 3 tháng 5, một người bạn ở phòng chờ khách sạn tình cờ bảo: “Nghe nói có rắc rối ở tổng đài điện thoại.” Lúc đó tôi đã không chú ý đến câu nói của anh ta.

Khoảng ba bốn giờ chiều hôm đó, lúc đang đi trên phố Ramblas tôi bỗng nghe thấy mấy tiếng súng nổ ở phía sau. Tôi quay lại và nhìn thấy mấy thanh niên tay cầm súng, cổ quàng khăn của quân vô chính phủ nửa đỏ nửa đen, đang chạy vào con đường dẫn lên hướng bắc, cắt ngang phố Ramblas. Có lẽ họ vừa bắn nhau với người ngồi trên cái tháp bát giác – tôi nghĩ đấy là nhà thờ - nhìn xuống con đường đó. Tôi nghĩ ngay: “Bắt đầu rồi!” Ý nghĩ ấy hoàn toàn không làm tôi ngạc nhiên. Đã mấy ngày nay ai cũng tin rằng “nó” có thể bắt đầu bất cứ lúc nào. Tôi cho là mình phải quay lại khách sạn ngay lập tức để xem bà xã có việc gì không. Nhưng có mấy người thuộc đội quân vô chính phủ đứng ở ngã tư vẫy tay ra hiệu cho dân chúng quay lại và quát tháo bảo họ không được đi ngang qua trận địa. Tiếng súng lại vang lên. Đạn bắn từ trên tháp xuống, đám đông hốt hoảng chạy dọc theo phố Ramblas, mọi người đều tìm cách tránh xa chỗ bắn nhau. Có thể nghe thấy tiếng kim loại va vào nhau suốt dọc dãy phố, đấy là tiếng cửa kéo bằng sắt trước các quầy hàng đang được đóng lại. Tôi nhìn thấy hai người sỹ quan Quân đội Nhân dân tay đặt trên bao súng lục, đang thận trọng lùi lại sau hàng cây. Đám đông chạy xuống ga tầu điện ngầm nằm giữa phố Ramblas. Tôi quyết định ngay lập tức là không đi theo họ. Có thể bị kẹt ở dưới đó hàng tiếng đồng hồ.
Lúc ấy có một viên bác sỹ người Mỹ, ông này đã từng ở mặt trận với chúng tôi, chạy tới và nắm lấy tay tôi.  Ông ta có vẻ rất xúc động.

“Đi thôi, chúng ta phải đến ngay khách sạn Falcón”. (Khách sạn Falcón là kiểu nhà tập thể do lực lượng P.O.U.M. cai quản và chủ yếu là dành cho dân quân đi phép sử dụng). “Quân P.O.U.M. sẽ tập trung ở đấy. Rắc rối rồi! Chúng ta phải tập trung lại một chỗ”.

“Nhưng chuyện quỉ quái này là thế nào ấy nhỉ?” – Tôi hỏi.

Ông bác sỹ tiếp tục kéo tay tôi. Vì quá xúc động ông ta chẳng nói được chuyện gì rõ ràng cảCó vẻ như ông ta đã có mặt trên quảng trường de Cataluña khi có mấy chiếc xe tải chở lực lượng bảo vệ vũ trang tiến về phía tổng đài điện thoại do công nhân thuộc  C.N.T. vận hành, rồi bất ngờ tấn công tổng đàiQuân vô chính phủ đến và thế là xảy ra đánh nhauTôi hiểu ra là “rắc rối” mà anh bạn nói sáng nay chính là yêu cầu của chính phủ đòi nắm tổng đài nhưng dĩ nhiên là đã bị từ chối.

Có một chiếc xe tải chở đầy quân vô chính phủ, súng trường lăm lăm trong tay chạy ngược lại hướng với chúng tôi.  đằng trước xe có một thanh niên ăn mặc rách rưới nằm trên đống nệm với một khẩu trung liên. Khi chúng tôi tới khách sạn Falcón, nằm ở cuối phố Ramblas, thì đã có một đám đông tập trung tại tiền sảnh. Khung cảnh cực kì hỗn loạn, không ai biết phải làm gì, và cũng chỉ có mấy chiến sỹ xung kích làm nhiệm vụ bảo vệ toà nhà là có vũ khí mà thôi. Tôi đi sang khu vực Uỷ ban P.O.U.M., nằm ở bên kia đường. Ở tầng trên, trong căn phòng nơi dân quân thường đến lĩnh lương cũng có một đám đông đang hò hét. Tôi thấy một người đàn ông, cao, gầy, xanh xao nhưng bảnh trai, mặc thường phục vừa cố gắng vãn hồi trật tự vừa lấy thắt lưng cùng với những hộp đạn vứt thành đống trong góc phòng ra phân phát cho mọi người. Hình như không có súng. Tay bác sỹ đã biến đâu mất, chắc là có người bị thương, cần bác sỹ, nhưng lại thấy một người Anh nữa đi tới. Sau đó, người đàn ông cao gầy ban nãy cùng với mấy người nữa đem súng trường từ phòng bên trong ra phát cho mọi người. Vì là người nước ngoài cho nên lúc đầu tôi và tay người Anh kia không được phát súng, họ có vẻ nghi ngờ chúng tôi. Rồi có một tay dân quân mà tôi đã quen ở ngoài mặt trận xuất hiện, anh ta cũng nhận ra tôi, lúc đó người ta mới miễn cưỡng phát súng với vài băng đạn cho chúng tôi.

Có tiếng súng từ đằng xa vọng lại, đường phố vắng ngắt. Mọi người đều nói rằng bây giờ không thể đi trên phố Ramblas được nữa. Lực lượng bảo vệ vũ trang đã chiếm tất cả các cao điểm và nã đạn xuống người đi đường. Tôi sẵn sàng liều mạng và đã định quay lại khách sạn, nhưng lại có tin nói rằng Uỷ ban có thể bị tấn công bất cứ lúc nào, tốt nhất là mọi người nên ở lại. Trong tất cả các phòng, trên cầu thang, ngoài vỉa hè, chỗ nào cũng có một nhóm người tụ tập, bàn tán sôi nổi. Nhưng dường như chẳng ai nắm được tình hình. Điều duy nhất tôi biết là lực lượng bảo vệ vũ trang đã tấn công tổng đài điện thoại và đã chiếm được những vị trí chiến lược, có thể khống chế những toà nhà do công nhân kiểm soát. Mọi người đều có cảm tưởng là lực lượng bảo vệ vũ trang đang chống lại C.N.T. và chống lại toàn thể giai cấp công nhân. Có thể dễ dàng nhận ra là lúc đó chưa có người nào lên tiếng phê phán chính phủ. Các giai cấp cần lao ở Barcelona căm ghét lực lượng bảo vệ vũ trang và có vẻ như họ tin chắc rằng lực lượng này đã tự ý tấn công. Sau khi nghe được tình hình như thế tôi thấy đầu óc thanh thản hơn. Vấn đề thế là đã rõ. Một bên là lực lượng thuộc C.N.T., còn bên kia là cảnh sát. Tôi không có tình cảm đặc biệt nào đối với người “công nhân” đã được lí tưởng hoá, như những người cộng sản trong các nước tư bản vẫn nghĩ, nhưng khi nhìn thấy người công nhân thực sự bằng xương bằng thịt đang chiến đấu với bọn cảnh sát, tức là chiến đấu với kẻ thù truyền kiếp của họ, thì tôi biết ngay mình cần phải đứng về phía nào.

Đã nhiều giờ trôi qua, nhưng dường như chẳng có gì xảy ra trong cái góc phố này hết. Thế mà tôi lại không nghĩ đến chuyện gọi về khách sạn đ hỏi xem bà xã có làm sao khôngTôi tin rằng tổng đài điện thoại đã ngừng làm việc, nhưng hoá ra trên thực tế nó chỉ ngưng có vài giờ. Có khoảng ba trăm người tụ tập trong hai toà cao ốc. Phần lớn là những người rất nghèo, sống trong những khu phố cạnh bờ biển. Khá nhiều phụ nữ, một số bế những đứa con còn ẵm ngửa và một lũ trẻ ăn mặc rách rưới. Tôi nghĩ nhiều người trong số họ không có khái niệm gì về những điều đang diễn ra, họ chạy vào toà nhà của P.O.U.M. đơn giản là để tìm chỗ trú ẩn. Có khá nhiều dân quân đang nghỉ phép và mấy người ngoại quốc nữa. Theo tính toán của tôi thì tuy có rất nhiều người nhưng chỉ có chừng 60 khẩu súng trường. Căn phòng ở tầng trên liên tục bị đám đông vây hãm, họ đòi được cấp súng, nhưng người ta bảo rằng chẳng còn khẩu nào. Có cả những cậu dân quân còn rất trẻ, dường như chúng chỉ coi đây là một trò vui. Mấy cậu này cứ đi lảng vảng hết chỗ này đến chỗ khác và tìm cách xin hoặc lấy trộm súng của người khác. Chẳng bao lâu sau một cậu đã cuỗm được khẩu súng của tôi và biến mất dạng. Thế là tôi lại trở thành trắng tay, chỉ còn mỗi khẩu súng lục với một băng đạn.

Trời tối dần. Tôi bắt đầu cảm thấy đói, nhưng khách sạn Falcón không bán thức ăn. Tôi và một người bạn tìm cách chuồn sang khách sạn của anh ta, cũng ở gần đấy, để kiếm bữa tối. Đường phố tối mịt và vắng ngắt, không một bóng người, tất cả các cửa sổ đều đóng kín, nhưng chiến luỹ thì chưa có. Phải nói mãi người ta mới cho chúng tôi vào, khách sạn đã khoá và chốt hết cửa từ trước rồi. Khi quay lại khách sạn Falcón tôi mới biết là tổng đài vẫn làm việc, tôi đi lên tầng trên để gọi cho bà xã. Nhưng hoá ra ở đây không có sổ danh bạ điện thoại, mà tôi thì lại không nhớ số khách sạn Continental. Phải đi hết các phòng, mất gần một tiếng đồ hồ tôi mới tìm thấy một cuốn cẩm nang du lịch có ghi số điện thoại khách sạn. Không liên lạc được với bà xã, nhưng tôi đã tìm được John McNair, đại diện của I.L.P. ở Barcelona. Anh ta bảo rằng mọi chuyện đều ổn, chưa ai bị trúng đạn và hỏi tôi tình hình ở Uỷ ban. Tôi trả lời rằng mọi chuyện đều bình thường, chỉ tội không có thuốc lá thôi. Tôi chỉ muốn nói đùa cho vui, ai ngờ khoảng một tiếng rưỡi sau thì McNair xuất hiện cùng với hai bao Lucky Strikes. Anh đã phải đi qua những đường phố tối đen như mực, các đơn vị tuần tra của quân vô chính phủ đã hai lần bắt anh dừng lại để kiểm tra giấy tờ. Tôi sẽ không bao giờ quên hành động anh hùng này của anh. Mọi người cùng vui vẻ hút thuốc.

Hầu như cửa sổ nào cũng có người cầm súng đứng gác, bên dưới đường còn có một nhóm thuộc lực lượng xung kích làm nhiệm vụ kiểm soát giấy tờ người qua đường. Một chiếc ô tô chở đơn vị tuần tra của quân vô chính phủ tới, nòng súng lấp lánh ánh thép. Bên cạnh người lái xe là một cô gái, tóc đen, chừng mười tám tuổi, tay giữ khẩu súng máy đặt ngang trên hai đầu gối. Tôi giết thời gian bằng cách lang thang khắp toà nhà, khó mà nắm được đường ngang ngõ dọc của nó. Đâu cũng thấy có rác, bàn ghế gãy, giấy vụn vương vãi khắp nơi, có lẽ đấy cũng là thành tố không thể tránh được của mọi cuộc cách mạng. Chỗ nào cũng có người ngủ, trên cái tràng kỉ gãy kê ngoài hành lang có hai người đàn bà nghèo đang bình thản ngáy. Trước khi bị quân P.O.U.M chiếm, toà nhà này vốn là một quán bar. Vài phòng vẫn còn sân khấu, thậm chí có cả một chiếc dương cầm khổng lồ nữa. Cuối cùng tôi đã phát hiện thấy cái mình định tìm: kho chứa vũ khí. Lúc đó tôi không biết là chuyện này rồi sẽ dẫn đến đâu, tôi chỉ biết là mình rất cần một khẩu súng. Tôi thường nghe người ta nói rằng tất cả các đảng đang cạnh tranh với nhau, như P.S.U.C.P.O.U.M., cũng như C.N.T.—F.A.I., đều tích trữ vũ khí ở Barcelona, cho nên tôi không tin là hai toà nhà quan trọng của P.O.U.M. lại chỉ có vỏn vẹn 60 khẩu súng trường. Không có người bảo vệ kho, cánh cửa thì mỏng. Tôi và một tay người Anh nữa đã phá được cửa một cách dễ dàng. Vào đến bên trong chúng tôi mới nhận ra rằng người ta đã nói thật – không còn khẩu súng nào. Chỉ có vài chục khẩu súng trường loại nhỏ, cũ rích và mấy khẩu súng săn, nhưng không có đạn. Tôi quay lại văn phòng để hỏi xem họ có đạn súng lục không. Không có. Chỉ có mấy thùng lựu đạn, một chiếc xe của quân vô chính phủ vừa chở tới. Tôi nhét hai quả lựu đạn vào bao đựng đạn. Đây là loại lựu đạn tự chế, có thể nổ khi lấy que diêm xát vào đầu, thậm chí có thể nổ bất cứ lúc nào.

Mọi người ta đều nằm ngủ ngay trên nền nhà. Trong một căn phòng có tiếng trẻ khóckhóc đã lâu mà không thấy nínTuy là tháng năm, nhưng về đêm trời vẫn lạnhTôi dùng dao cắt tấm màn che sân khấu rồi quấn vào người và nằm ngủ được mấy tiếng đồng hồTôi nhớ, đang ngủ thì bỗng giật mình vì chợt nghĩ rằng nếu quấn chặt quá thì mấy quả lựu đạn trong túi kia có thể nổ và xé tung tôi ra thành từng mảnhNgười đàn ông cao và đẹp trai hồi sángcó lẽ là chi huy, đánh thức tôi dậy vào lúc ba giờanh ta đưa cho tôi một khẩu súng trường và bảo đứng gác bên cạnh cửa sổAnh ta bảo rằng Salasgiám đốc cảnh sátkẻ chủ mưu vụ tấn công tổng đài điện thoại đã bị bắt. (Sau này mới biết rằng ông ta mới chỉ bị cách chứcNhưng tin này đã phụ hoạ cho ý kiến chung là lực lượng bảo vệ vũ trang đã tự tiện hành động). Trời vừa sáng là dân chúng bắt đầu dựng lên hai chiến luỹmột cái  gần Uỷ bancái kia nằm bên cạnh khách sạn Falcón. Đường phố Barcelona được lát bằng những viên đá hình vuông, dễ dàng dựng lên thành những bức tường; bên dưới là sỏi, cũng dễ cho vào bao. Chiến luỹ có hình thù kì quặc và lạ mắt lắm, tôi sẵn sàng đổi bất cứ thứ gì để lấy một tấm ảnh mấy chiến luỹ này. Người Tây Ban Nha khi đã quyết làm một việc gì đó thì họ rất nhiệt tình; một hàng dài, đàn ông, đàn bà và cả những đứa trẻ bé tí cùng tham gia lật những phiến đá, đặt chúng lên những cái xe cút kít rồi kéo đi hay oằn lưng dưới những bao cát nặng. Một cô gái Đức gốc Do Thái, mặc một cái quần lính quá dài đứng bên cửa ra vào Uỷ ban nhìn người dân làm việc, miệng mỉm cười. Khoảng vài giờ sau thì chiến luỹ đã cao lút đầu người, phía sau mỗi lỗ châu mai lại có một người cầm súng đứng gác. Lửa đã được nhóm lên sau một chiến luỹ và mấy người mang trứng ra chiên.

Họ lại mang súng của tôi đi, có vẻ như tôi chẳng có việc gì làm nữa. Tôi và tay người Anh kia quyết định quay lại khách sạn Continental. Rất nhiều tiếng nổ vọng lại từ phía xanhưng hình như trên phố Ramblas thì khôngChúng tôi rẽ vào khu chợ bán thức ăn. Chỉ có vài quầy mở cửa, quầy nào cũng đầy người bu quanh, họ là những người lao động sống ở khu vực phía nam Ramblas. Chúng tôi vừa vào đến nơi thì nghe thấy tiếng súng trường nổ chát chúa ở bên ngoài, mảnh kính vỡ từ trên mái nhà bay tứ tung. Dân chúng vội vã chạy tản ra ngoài. Nhưng mấy quầy hàng kia vẫn mở, chúng tôi uống mỗi người một ly cà phê, rồi mua ít phó mát làm từ sữa dê, tôi nhét phó mát vào bên cạnh hai quả lựu đạn. Mấy ngày sau mới thấy quyết định mua phó mát là cực kì đúng đắn.

Ở cái góc phố mà hôm trước tôi trông thấy mấy người vô chính phủ vừa đi vừa bắn bây giờ cũng đã mọc lên một chiến luỹ. Người đàn ông đứng đằng sau chiến luỹ (lúc đó tôi còn ở bên kia đường) kêu tôi phải thận trọng. Lực lượng bảo vệ vũ trang chiếm giữ tháp chuông nhà thờ bắn vào bất cứ ai đi ngang qua đường. Tôi dừng lại một chút rồi lấy đà chạy qua chỗ trống, chắc chắn là có một viên đạn đã ghim xuống mặt đường ngay phía sau tôi. Khi đã đến gần trụ sở của P.O.U.M., nhưng vẫn ở bên kia đường, tôi còn nghe thấy mấy người thuộc lực lượng xung kích gác cửa hò hét, lần này tôi không hiểu họ nói gì. Tôi bị hàng cây và mấy quầy báo che (giữa phố ở Tây Ban Nha thường có những lối đi bộ khá rộng), không nhìn thấy toà nhà cho nên không biết họ chỉ đi đâu. Tôi vào khách sạn Continental, sau khi biết chắc là mọi thứ vẫn bình thường tôi đi rửa mặt và quay lại trụ sở của P.O.U.M. (cách đấy khoảng một trăm mét) để nhận nhiệm vụ. Lúc này thì tiếng súng trường và súng máy đã nổ tứ phía, tưởng như đang ở giữa mặt trận vậy. Tôi tìm được Kopp và đang hỏi xem phải làm gì thì lại nghe thấy một loạt tiếng nổ khủng khiếp ở bên dưới. Tiếng nổ to đến nỗi tôi nghĩ rằng người ta đã bắn chúng tôi bằng đại bác. Nhưng hoá ra đấy chỉ là lựu đạn, nghe to là vì nó nổ ngay ở trong nhà.

Kopp nhìn ra cửa sổ và sau khi thắt dây lưng, anh bảo tôi: “Ta ra ngoài xem sao, đi”. Rồi vẫn giữ nguyên vẻ bất cần đời như mọi khi, anh chậm rãi đi xuống cẩu thang. Tôi cũng bước theo. Bên trong cửa ra vào có một nhóm chiến sĩ thuộc lực lượng xung kích. Họ đang lăn những trái bom dọc theo vỉa hè, hệt như đang chơi bowling vậy. Bom nổ cách đó chừng hai chục mét, tiếng bom cùng với tiếng súng trường rền vang tưởng như muốn rách màng nhĩ. Một cái đầu thấp thoáng hiện ra đằng sau quán báo xây trên giải phân cách giữa phố - đấy là đầu một tay dân quân người Mĩ mà tôi biết khá rõ. Sau này tôi mới hiểu vì sao lại có chuyện như thế. Bên cạnh toà nhà của P.O.U.M. là khách sạn với một quán café ở tầng trệt, gọi là quán café Moka. Ngày hôm trước có khoảng hai mươi đến ba mươi bảo vệ vũ trang vào quán và khi chiến sự nổ ra thì bất ngờ chiếm lấy toà nhà rồi cố thủ ở bên trong. Có lẽ họ đã được lệnh chiếm quán café làm điểm tựa để sau này tấn công văn phòng của P.O.U.M. Họ đã thử đột kích ngay từ sáng sớm, hai bên bắn nhau, một chiến sĩ xung kích bị thương nặng, bên kia cũng có một bảo vệ vũ trang bị giết. Lực lượng bảo vệ vũ trang chạy trở lại quán café, nhưng khi tay người Mĩ kia đi ra thì bị họ bắn, mặc dù anh ta không có vũ khí. Tay người Mĩ phải nấp vội vào sau quầy báo, còn lính xung kích thì lăn bom để buộc lực lượng bảo vệ vũ trang phải rút vào trong nhà.

Kopp nhìn quanh một lượt rồi bước vội lên phía trước và dùng tay lôi, không cho một anh “lính xung kích” người Đức ném quả lựu đạn mà anh ta vừa dùng răng rút chốt ra. Kopp kêu gọi mọi người hãy tránh xa lối ra vào rồi nói bằng mấy thứ tiếng rằng chúng tôi phải tìm cách tránh một cuộc tắm máuSau đó anh bước ra vỉa hè và từ từ tháo khẩu súng lục và đặt nó xuống đất ngay trước mắt lực lượng bảo vệ vũ trangHai sĩ quan dân quân người Tây Ban Nha cũng làm như thếRồi cả ba người cùng chậm rãi bước vào quán café, nơi lực lượng bảo vệ vũ trang đang cố thủCó cho tôi hai mươi bảng tôi cũng chả m làm như thếHọ bước đi, tay không tấc sắt. Phía trước là những con người hoảng loạn, tay lăm lăm những súng, đạn đã lên nòng. Một người lính bảo vệ, áo sắn tay, mặt bạc đi vì sợ, đi ra đàm phán với Kopp. Anh ta run rẩy chỉ vào hai quả bom chưa nổ còn nằm trên hè phố. Kopp quay lại và bảo rằng chúng tôi nên cho nổ hai quả bom. Để như thế sẽ nguy hiểm cho khách qua đường. Một lính xung kích lấy súng bắn vào một trong hai quả bom. Bom nổ, nhưng đến phát tứ hai thì trượt. Tôi mượn súng của anh ta rồi quì gối và bắn vào quả thứ hai. Cũng trượt, tôi lấy làm tiếc mà nói như thế. Đấy là phát súng duy nhất tôi bắn trong vụ lộn xộn này. Mảnh kính biển hiệu quán café Moka vỡ nằm đầy vỉa hè. Hai chiếc ô tô đậu trước cửa, một chiếc là của Kopp, cũng bị đạn bắn thủng lỗ chỗ, kính chắn gió bị bom làm vỡ tan tành.

Kopp kéo tôi lên tầng trên và giải thích cho tôi biết tình hình. Chúng tôi có nhiệm vụ bảo vệ toà nhà của P.O.U.M., nếu nó bị tấn công. Nhưng lãnh đạo P.O.U.M. đã chỉ thị rằng chỉ tự vệ và nếu có thể tránh được thì không nổ súng. Ngay bên kia đường, trước mặt chúng tôi có một rạp chiếu phim, gọi là Poliorama, bên trên là viện bảo tàng, trên đỉnh, cao hơn tất cả các mái nhà ở đây là hai mái vòm của một đài thiên văn nhỏ. Mái vòm chính là cao điểm án ngữ cả dãy phố, chỉ cần vài người trang bị súng trường nằm ở trên đó là có thể ngăn chặn mọi cuộc tấn công vào toà nhà của P.O.U.M. Bảo vệ rạp phim là người của C.N.T., họ đã đồng ý cho chúng tôi vào. Lực lượng bảo vệ vũ trang trong quán café Moka không phải là vấn đề. Họ không muốn đánh nhau và sẽ không ra tay nếu được để yên. Kopp nhắc đi nhắc lại rằng chúng tôi được lệnh không nổ súng trừ khi chính mình hoặc toà nhà bị tấn công. Tuy Kopp không nói, nhưng tôi đồ rằng lãnh đạo P.O.U.M. cảm thấy lúng túng vì bị dính vào chuyện này, song họ lại không thể không ủng hộ lực lượng C.N.T.

Đã cử người gác trên đài thiên văn. Nếu không kể những lúc đi sang khách sạn để ăn, có thể nói tôi ở trên nóc rạp phim Poliorama ba ngày ba đêm liền. Không có gì nguy hiểm, tôi chỉ thấy khổ vì đói và buồn, đấy là một trong những giai đoạn khó chịu nhất trong cuộc đời tôi. Tôi nghĩ thật khó mà có cảnh sống nào kinh tởm hơn, chán nản hơn và điên đầu hơn là mấy ngày đánh nhau trên đường phố đó.

Những lúc ngồi trên mái nhà tôi thường nghĩ về sự điên rồ đang diễn ra xung quanh. Qua cái cửa sổ nhỏ trong đài thiên văncó thể phóng tầm mắt ra rất xa - những ngôi nhà cao tầng thanh mảnhnhững mái vòm bằng kínhnhững mái nhà uốn lượn với những viên ngói màu đồng đ hay màu xanh dươngxa hơn về phía đông là mặt biển màu xanh lấp lánh dưới ánh mặt trời – kể từ ngày đặt chân tới Tây Ban Nha, đây là lần đầu tiên tôi nhìn thấy biểnCái thành phố với cả triệu người này đã bị mắc kẹt trong một cái có thể gọi là quán tính bạo lực, trong cơn ác mộng của sự ồn ào bất động. Những đường phố đầy nắng, vắng lặng như tờ. Không có gì xảy ra cả. Chỉ có những loạt đạn bắn ra từ các chiến luỹ và những ô cửa sổ đã được chèn bằng bao tải cát. Không thấy bóng dáng một chiếc xe nào trên đường phố. Dọc Ramblas thỉnh thoảng lại thấy một chiếc tàu điện đứng im lìm, bất động, lái tàu đã bỏ chạy ngay khi chiến sự bắt đầu. Chỉ có tiếng nổ là không bao giờ dứt, tiếng nổ vọng lại từ hàng ngàn bức tường đá, ầm ầm như những trận mưa bão miền nhiệt đới. Tạch-tạch, tạch-tà-rạch, bùm – đôi khi ngừng lại vài giây để rồi lại bùng lên bằng hàng loạt tiếng nổ muốn điếc tai, cho đến tận tối và sáng hôm sau lại bắt đầu y hệt như thế.

Thời kì đầu thật khó mà biết được đang xảy ra chuyện gì, ai đánh nhau với ai, ai đang thắng ai. Người dân Barcelona đã quen với cảnh đánh nhau trên đường phố và thông thạo địa hình đến mức họ biết rõ bằng bản năng đảng nào đang giữ phố nào hay toà nhà nào. Nhưng người ngoại quốc thì vô phương. Từ trên tn đài thiên văn nhìn xuốngtôi chỉ có thể nói rằng Ramblasmột trong những đường phố chính, đã trở thành đường phân giới.  Bên phải Ramblas là các khu phố lao động, căn cứ của quân vô chính phủ; bên trái, không rõ ai đang đánh nhau với ai trong những khu phố ngoằn nghoèo đó, nhưng nói chung P.S.U.C. và lực lượng bảo vệ vũ trang làm chủ phía bên nàyCuối phố Ramblas của chúng tôi, xung quanh quảng trường Cataluña, tình hình rối rắm đến mức không thể nào phân biệt được nếu trên mỗi toà nhà không có một lá cờ.  Điểm dễ nhận ra nhất  đây là khách sạn Colón, án ngữ quảng trường Cataluña, là tổng hành dinh của P.S.U.C.  Trong cái cửa sổ gần chữ O thứ hai trên biển quảng cáo Hotel Colón, kéo dài suốt mặt tiền toà nhà, có một khẩu súng máy đủ sức bao quát toàn bộ quảng trườngBên phảicách chúng tôi khoảng một trăm mét là một cửa hàng bách hoá lớndo lực lượng J.S.U., tức là liên đoàn thanh niên của P.S.U.C. (tương tự như Liên đoàn Thanh niên Cộng sản ở Anh) chiếm giữ, cửa sổ xếp đầy bao cát của toà nhà nằm đối diện với đài thiên văn của chúng tôiHọ đã hạ lá cờ đ xuống và thay bằng lá quốc kì Catalonia tổng đài điện thoạinơi phát sinh rắc rốibên cạnh lá quốc kì Catalonia là cờ của quân vô chính phủ. Đã đạt được thoả thuận tạm thờitổng đài làm việc bình thường và không được bắn từ trong nhà ra.

Vị trí của chúng tôi yên tĩnh một cách đáng ngờ. Lực lượng bảo vệ vũ trang trong quán café Moka đã kéo cửa sắt xuống và lấy bàn ghế dựng thành chiến luỹ. Sau này còn có năm sáu người leo lên mái nhà, đối diện với chúng tôi, và dùng chăn nệm dựng lên một chiến luỹ nữa, bên trên cũng có một lá quốc kì Catalonia. Nhưng rõ ràng là họ không có ý định đánh nhau. Kopp thoả thuận với họ: nếu họ không bắn chúng tôi thì chúng tôi cũng không bắn họ. Anh ta đã trở thành người thân của lực lượng bảo vệ vũ trang và đã vào quán café Moka mấy lần. Đương nhiên là họ đã cướp hết bia rượu của cửa hàng và còn tặng Kopp mười lăm chai bia nữa. Đáp lại, Kopp cho họ một khẩu súng trường để bù vào khẩu mà họ đã đánh mất ngày hôm trước. Nhưng ngồi trên mái nhà mãi cũng thấy khó chịu. Đôi khi chán quá, tôi chẳng thèm để ý đến tiếng ồn ào hỗn loạn xung quanh nữa mà vùi đầu vào đọc mấy cuốn sách, rất may là tôi đã mua được từ mấy hôm trước. Đôi khi tôi nhận thức rất rõ rằng những người kia chỉ cách mình có mười lăm mét, họ có súng và đang chằm chằm theo dõi nhất cử nhất động của mình. Hơi giống thời còn sống trong chiến hào. Mấy lần tôi thấy mình gọi, theo thói quen, lực lượng bảo vệ vũ trang là “quân phát xít”. Bình thường có sáu người trực ở trên mái. Mỗi đài thiên văn có một người gác, số còn lại ngồi trên mái nhà làm bằng chì ở bên dưới, ngoài hàng lan can bằng đá ra thì chẳng có gì che chắn hết. Tôi hiểu rõ rằng lực lượng bảo vệ vũ trang có thể được lệnh khai hoả bất cứ lúc nào. Họ đã hứa sẽ thông báo cho chúng tôi biết trước, nhưng chẳng có gì bảo đảm là họ họ sẽ giữ lời hứa cả. Có một lần tưởng như rắc rối đã bắt đầu. Một tay bảo vệ trước mặt tôi quì gối xuống và bắt đầu khai hoả. Lúc đó tôi đang trực trong đài thiên văn. Hướng nòng súng vào anh ta, tôi hét lên:

“Này! Đừng bắn chúng tôi!”

“Sao?”

“Đứng bắn, chúng tôi bắn lại đấy!”

“Không, không! Tôi không bắn anh. Nhìn kìa!”

Anh ta lấy súng chỉ vào con phố nhỏ đi ngang ngay dưới chân toà nhà của chúng tôi. Đúng là có một thanh niên mặc đồng phục màu xanh, tay cầm khẩu súng trường đang lẻn vào góc phố. Chắc là anh ta vừa bắn vào lực lượng bảo vệ vũ trang trên mái nhà.

“Tôi bắn thằng đó. Nó khai hoả trước” (Tôi tin là như thế). “Chúng tôi không muốn bắn các anh. Chúng tôi chỉ là công nhân như các anh thôi”

Anh ta giơ tay theo kiểu những người chống phát xít vẫn chào nhau, tôi cũng làm như thể và hỏi lớn:

Còn bia không?”

Hết rồi

Cũng ngày hôm đó, không hiểu vì lí do gì mà một tay trong toà nhà do J.S.U. chiếm đóng bỗng rút súng ra và bắn vào tôi khi tôi đang thò đầu ra ngoài cửa sổ. Có thể lúc đó tôi đã trở thành mục tiêu hấp dẫn quá. Tôi không bắn trả. Mặc dù chỉ cách nhau chừng một trăm mét nhưng viên đạn đi chệch đến nỗi không trúng vào mái đài thiên văn. Cũng như mọi khi, khả năng xạ kích của người Tây Ban Nha đã cứu tôi. Sau này tôi còn bị người ta bắn mấy lần từ toà nhà đó.

Việc bắn nhau hãi hùng như thế cứ diễn ra hết ngày này đến ngày khác. Nhưng như tôi thấy và nghe được thì cả hai bên đều chỉ tự vệ. Họ chỉ ở trong nhà hoặc ngồi sau chiến luỹ và bắn như vãi đạn vào người của phía bên kia. Cách chỗ chúng tôi chừng nửa cây số có một con phố mà văn phòng chính của lực lượng C.N.T. và U.G.T. nằm gần như quay hẳn mặt vào nhau, tiếng súng đặc biệt dữ dội thường phát ra từ khu vực ấy. Một ngày sau khi chiến sự kết thúc, tôi đi lang thang dọc phố và trông thấy cửa kính các quầy hàng bị bắn lỗ chỗ chẳng khác gì những cái sàng. (Ngay khi chiến sự nổ ra các chủ cửa hành ở Barcelona đã dán lên cửa kính những băng giấy bắt chéo lên nhau cho nên đạn đã không làm cho chúng vỡ tung ra). Đôi khi một loạt tiểu liên hay súng máy lại được điểm xuyết bằng tiếng nổ xé tai của một quả lựu đạn. Và lâu lâu, có thể hơn chục lần cả thẩy, lại có một tiếng nổ khủng khiếp, lúc đó tôi không biết là cái gì. Giống như tiếng bom ném từ máy bay xuống, nhưng không phải vì lúc đó không có máy bay bay qua. Sau này tôi được nghe nói rằng những tên khiêu khích đã cho nổ những khối thuốc nổ lớn nhằm tạo ra sự ồn ào và hỗn loạn trong dân chúng, có thể là đúng như thế. Tuy vậy, không thấy tiếng nổ của súng đại bác. Tôi có ý lắng nghe vì nếu đại bác khai hoả có nghĩa là tình hình đã trở thành nghiêm trọng (đại bác có vai trò quyết định trong những trận đánh trên đường phố). Sau này người ta đã đăng lên báo những câu chuyện vu vơ rằng có những khẩu đại bác bắn trên đường phố, nhưng không ai chỉ được toà nhà nào đã bị trúng đạn. Một người đã quen trận mạc thì không thể lầm lẫn khi nghe thấy tiếng nổ của các loại vũ khí.

Lương thực, thực phẩm đã bị thiếu gần như ngay từ đầu. Phải ban đêm và khó khăn lắm mới mang được thức ăn từ khách sạn Falcón sang cho mười lăm đến hai mươi nguời trong toà nhà hành chính của P.O.U.M. (vì quân bảo vệ vũ trang thường dùng súng bắn tỉa trên phố Ramblas), nhưng quãng đường này trống lắm thành ra chúng tôi thường đến khách sạn Continental để ăn. Ngay khi chiến sự vừa nổ ra, khách sạn đã đầy ứ đủ mọi hạng người rồi. Ở đây có các nhà báo ngoại quốc, có những người với quá khứ chính trị đáng ngờ, có một phi công người Mĩ đang làm việc cho chính phủ, có phái viên của các đảng cộng sản khác nhau, kể cả một tay người Nga to béo, mặt đằng đằng sát khí, nghe đâu là nhân viên cơ quan OGPU[1], lúc nào cũng đeo một khẩu súng lục và một quả lựu đạn xinh xắn bên hông, tên lóng là Charlie Chan, một vài gia đình giàu có người Tây Ban Nha có vẻ như có cảm tình với bọn phát xít, vài ba chiến sĩ từ Binh đoàn Quốc tế bị thương trở về, mấy tay lái xe tải nặng chở cam về Pháp bị kẹt lại và khá nhiều sĩ quan Quân đội Nhân dân. Quân đội Nhân dân vẫn giữ vai trò trung lập trong suốt cuộc chiến, mặc dù có một số chiến sỹ đã bỏ đơn vị để đi đánh nhau với tư cách cá nhân, sáng thứ ba vừa rồi tôi đã trông thấy vài người đứng sau chiến luỹ của quân P.O.U.M. Lúc đầu, khi lương thực thực phẩm còn chưa thiếu lắm và báo chí chưa kích động lòng hận thù, mọi người đều muốn coi tất cả chuyện này chỉ là trò đùa. Năm nào ở Barcelona cũng xảy ra những chuyện như thế này, người dân ở đây bảo như thế. George Tioli, một tay phóng viên người Ý, bạn tốt của tôi, bỗng nhiên xuất hiện với một chiếc quần đầy máu. Hoá ra là anh ta đi ra ngoài nghe ngóng tình hình và đang băng bó cho một người bị thương trên hè phố thì bị một người ném lựu đạn vào, mục đích là mua vui. May là vết thương không nặng. Tôi nhớ anh ta bảo rằng cần phải đánh số những viên đá lát đường ở Barcelona, xây dựng đường và rỡ chiến luỹ cũng đỡ phức tạp hơn. Tôi còn nhớ, có lần sau một đêm đứng gác, người mỏi nhừ, đói khát, tôi bắt gặp mấy người thuộc các đơn vị quốc tế đang ngồi chơi trong phòng mình. Họ tỏ ra là những người rất bàng quan. Nếu họ là những đảng viên tốt, đấy là tôi giả định thế, thì họ đã thuyết phục tôi chạy sang phía họ hoặc ít nhất là tước những quả lựu đạn trong túi tôi. Chẳng những không làm thế, họ còn tỏ vẻ thương hai tôi vì phải đứng gác trên mái nhà trong thời gian nghỉ phép. Mọi người đều cho rằng đây chỉ là vụ xung đột vớ vẫn giữa quân vô chính phủ và cảnh sát mà thôi. Mặc cho qui mô của trận đánh và số người bị thương vong, tôi tin rằng điều này gần với sự thật hơn là một vụ bạo loạn có tổ chức, theo giải thích của chính phủ.

Tình hình bắt đầu thay đổi vào ngày thứ tư, mồng 5 tháng 5. Đường phố, hai bên cửa đóng then cài, trông rất đáng sợ. Một vài khách bộ hành vội vã bước, tay vẫy những chiếc khăn màu trắng, còn ở giữa phố Ramblas, nơi có những quầy hàng có thể tránh được đạn, mấy người đang gào lên tên của những tờ báo vừa ra lò. Hôm thứ ba tờ Solidaridad Obrera, một tờ báo của phe vô chính phủ đã gọi cuộc tấn công tổng đài điện thoại là “một vụ khiêu khích trắng trợn” (hoặc những từ ngữ có hiệu quả tương tự như thế), nhưng sang ngày thứ tư thì họ đổi giọng và bắt đầu thuyết phục mọi người quay lại làm việc. Lãnh đạo phe vô chính phủ cũng đưa ra những lời kêu gọi như thế trên đài phát thanh. Cơ quan của tờ La Batalla, một tờ báo của phe P.O.U.M., không có phòng vệ, đã bị lực lượng bảo vệ bố ráp và chiếm đóng cùng lúc với tổng đài điện thoại, nhưng tờ báo vẫn được in và đem phân phát từ một địa điểm khác. Tờ báo này kêu gọi mọi người giữ vững chiến luỹ. Dân chúng không biết nghe ai và cứ đoán già đoán non xem chuyện này sẽ kết thúc như thế nào. Tôi ngờ rằng chưa có ai rời bỏ chiến luỹ, nhưng mọi người cũng đã chán cuộc chiến vô nghĩa này rồi; nó sẽ chẳng đi đến đâu vì không ai muốn đẩy nó thành một cuộc nội chiến thật sự, thế thì sẽ thua Franko. Tất cả các bên đều nói rằng họ sợ. Theo người ta nói thì ngay từ đầu của các thành viên C.N.T. chỉ muốn có hai việc: chiếm lại tổng đài điện thoại và giải giáp lực lượng bảo vệ vũ trang mà họ rất căm tức. Nếu chính phủ Catalonia hứa thực hiện hai việc ấy và ngoài ra còn hứa chấm dứt nạn đầu cơ lương thực thực phẩm thì không nghi ngờ gì rằng chiến luỹ sẽ được rỡ bỏ trong vòng hai giờ. Nhưng rõ ràng là chính phủ không chịu nhượng bộ. Đang lan truyền những tin đồn xấu. Người ta đồn rằng chính phủ Valencia đã cử sáu ngàn quân đến để chiếm đóng Barcelona, còn năm ngàn quân vô chính phủ và P.O.U.M. cũng đã rời khỏi mặt trận Aragon đề đến bảo vệ thành phố. Chỉ có tin đầu là đúng. Từ trên đài thiên văn, chúng tôi trông thấy những chiếc tầu chiến đang cập cảng. Douglas Moyle, có thời từng là thuỷ thủ, bảo rằng trông như tầu khu trục của Anh. Hoá ra đấy đúng là tầu khu trục Anh, mặc dù mãi sau này chúng tôi mới biết như thế.

Chiều hôm đó chúng tôi nghe nói rằng ở quảng trường Espana có bốn trăm lính thuộc lực lượng bảo vệ vũ trang đầu hàng và giao nộp vũ khí cho quân vô chính phủ, cũng có tin đồn rằng ở các khu ngoại ô (chủ yếu là các khu phố lao động) quân C.N.T. đã kiểm soát được tình hình. Có vẻ như chúng tôi đã thắng. Nhưng cũng ngay chiều hôm đó, Kopp cho gọi tôi và bằng nét mặt nghiêm trọng, anh bảo tôi rằng theo thông tin mà anh nhận được thì chính phủ sắp đưa P.O.U.M. ra ngoài vòng pháp luật và tuyên bố chiến tranh với lực lượng này. Tôi cảm thấy choáng váng. Tôi đã hiểu ra ngay ý nghĩa của những chuyện sẽ diễn ra sau này. Trước đó tôi đã lờ mờ nhận ra rằng sau khi chiến sự chấm dứt, người ta sẽ đổ tất cả tội lỗi lên đầu P.O.U.M., đây là đảng yếu nhất và vì vậy cũng dễ trở thành vật tế thần nhất. Đấy cũng là lúc địa vị trung lập của chúng tôi phải kết thúc. Nếu chính phủ tuyên bố chiến tranh với chúng tôi thì chúng tôi buộc phải tự vệ. Chắc chắn là lực lượng bảo vệ vũ trang trong toà nhà bên cạnh sẽ được lệnh tấn công chúng tôi. Chúng tôi phải ra tay trước thì mới hi vọng. Kopp ngồi trực điện thoại. Nếu có tin chắc chắn rằng P.O.U.M. đã bị đặt ra ngoài vòng pháp luật thì chúng tôi phải sẵn sàng đánh chiếm ngay quán café Moka.

Tôi nhớ rõ cái buổi tối dài dặc, kinh hoàng đó. Việc gia cố toà nhà được tiến hành suốt đêm, chúng tôi đóng cửa chính lại rồi dựng đằng sau nó một chiến luỹ bằng đá do những công nhân sửa chữa để lại. Chúng tôi kiểm lại số vũ khí hiện có. Nếu kể cả sáu khẩu trên mái rạp phim Poliorama thì chúng tôi có hai mươi mốt khẩu súng trường, trong đó có một khẩu hỏng, mỗi khẩu có chừng năm mươi viên đạn, vài chục quả lựu đạn, mấy khẩu súng lục. Khoảng mươi chiến sĩ, chủ yếu là người Đức, tình nguyện tấn công quán café Moka khi có lệnh. Dĩ nhiên là chúng tôi phải tấn công từ trên mái nhà, ngay từ sáng sớm, làm cho họ bị bất ngờ. Họ đông hơn, nhưng tinh thần chiến đấu của chúng tôi cao hơn. Chắc chắn là chúng tôi sẽ chiếm được toà nhà, mặc dù sẽ có người bị giết. Lương thực trong toà nhà đã cạn, đấy là nói nếu không kể mấy thỏi sôcôla còn sót lại. Có tin nói rằng “chúng” sắp cắt cả nước nữa. (Không ai biết “chúng” là ai. Có thể đấy là chính phủ, họ đang kiểm soát các nhà máy nước, mà cũng có thể là lực lượng C.N.T. — không ai biết). Chúng tôi đổ đầy nước vào tất cả các bồn rửa mặt, các loại xô chậu kiếm được và cuối cùng là đầy mười lăm chai bia – dĩ nhiên là không còn bia nữa – mà cánh bảo vệ vũ trang đã cho Kopp.

Tôi cảm thấy chán nản vô vùng, mệt rã rời vì đã gần năm ngày đêm hầu như không được ngủ. Đêm đã khuya. Dân chúng nằm rải rác khắp nền nhà tầng trệt, ngay sau chiến luỹ. Tầng trên có một phòng nhỏ, có kê một bộ đi văng; chúng tôi định dùng phòng này làm trạm cứu thương. Nhưng phải nói là trong toà nhà chẳng có một lọ thuốc đỏ hay cuộn băng nào. Bà xã nhà tôi đã đi từ khách sạn tới đây, cô ấy sẽ làm y tá, khi hữu sự.  Tôi nằm trên đi văng, tôi muốn ngủ chừng nửa giờ trước khi tấn công vào quán café Moka, tôi có thể bị giết trong cuộc tấn công này. Tôi nhớ rõ cảm giác khó chịu vì khẩu súng lục đeo ở thắt lưng cứ thúc vào mạng sườn. Tôi còn nhớ một chuyện nữa, đấy là đột nhiên tôi thức giấc và thấy bà xã đứng ngay bên cạnh. Đã sáng rõ, nhưng không có chuyện gì xảy ra cả, chính phủ không tuyên bố chiến tranh với P.O.U.M., nước không bị cắt và nếu không có những loạt súng nổ hỗn loạn ngoài phố thì mọi chuyện có thể coi là bình thường. Bà xã bảo rằng không dám gọi tôi, cô ấy ngủ trên một chiếc ghế bành trong phòng đối diện.

Chiếu hôm đó giống như là đã ngừng bắn vậy. Tiếng súng đã lặng hẳn và đường phố đột nhiên đầy người qua lạiMột vài cửa hàng đã kéo cửa sắt lên chợ có một đám đông người tụ tập đòi lương thực thực phẩmmặc dù các quầy hàng hầu như trống rỗngTầu điện vẫn chưa chạy. Lực lượng bảo vệ vũ trang vẫn nằm sau chiến luỹ trong quán café Moka, chưa có bên nào dỡ bỏ chiến luỹ. Ai cũng hối hả tìm cách mua bằng được lương thực, thực phẩm. Ở đâu cũng thấy người ta lo lắng hỏi nhau: “Anh tin là nó chấm dứt rồi chứ? Anh có tin là nó sẽ lại bắt đầu không?”. “Nó” - vụ bắn nhau vừa rồi - bây giờ được coi là thiên tai, giống như một trận bão hay là trận động đất, ảnh hưởng đến tất cả mọi người nhưng không ai có đủ sức ngăn chặn. Tôi cho rằng đã có thoả thuận ngừng bắn trong vài giờ, nhưng vài giờ này sẽ trôi nhanh như vài phút. Và chắc chắn là tiếng súng sẽ lại bùng lên một cách bất ngờ như những trận mưa rào mùa hạ. Mọi người sẽ lại chạy nháo nhào, cửa sắt sẽ lại được kéo xuống, đường phố sẽ vắng ngắt giống như vừa có bàn tay phù thuỷ ra lệnh vậy. Lính tráng sẽ lại trở về sau chiến luỹ và “nó” sẽ lại bắt đầu một lấn nữa.

Tôi quay lại vị trí của mình ở trên mái nhà, thâm tâm cảm thấy vô cùng phẫn nộ và giận dữ. Khi tham gia vào những sự kiện như thế này, tôi cho rằng người ta có quyền cảm thấy mình là một nhân vật lịch sử vì dù sao thì họ cũng đang là người sáng tạo ra lịch sử. Nhưng chuyện đó không bao giờ xảy ra vì trong những giờ phút như thế bao giờ những việc nhỏ nhen cũng che lấp hết mọi thứ khác. Suốt trong thời gian đánh nhau, chưa bao giờ tôi “phân tích” được đúng tình hình, thế mà những nhà báo ngồi cách đó cả trăm dặm lại làm một cách ngon ơ. Điều tôi nghĩ đến nhiều nhất không phải là cái đúng và cái sai của vụ đụng độ huynh đệ tương tàn đáng thương này mà là những điều bực dọc và chán nản do phải ngồi suốt ngày đêm trên cái mái nhà khốn kiếp, và cái đói đang hành hạ càng ngày càng dữ dội thêm - từ hôm thứ hai đến giờ chưa có ai được ăn lấy một bữa no. Suốt thời gian đó tôi luôn nghĩ rằng mình phải trở lại mặt trận ngay sau khi việc này chấm dứt. Nó làm tôi phát điên lên được. Tôi đã có mặt ở mặt trận đúng một trăm mười lăm ngày và trở lại Barcelona với ước muốn duy nhất là thư giãn và hưởng thụ một thời gian. Thế mà tôi lại phải ngồi ở trên một cái mái nhà, ngay trước mặt lực lượng bảo vệ vũ trang, những kẻ cũng buồn chán như tôi, lại còn thỉnh thoảng vẫy tay, cam đoan rằng họ là “công nhân” (hi vọng rằng tôi sẽ không bắn), nhưng chắc chắn họ sẽ bắn khi có lệnh. Nếu đây là lịch sử thì rõ ràng là chúng tôi không cảm nhận được nó. Chẳng khác gì giai đoạn tồi tệ trên mặt trận khi thiếu người và chúng tôi phải đứng gác rất lâu. Đã không thành anh hùng lại còn phải đứng gác, chán ngán, gục xuống vì buồn ngủ và mặc kệ mọi sự, muốn ra sao thì ra.

Trong khách sạn với đủ mọi hạng người mà đa số chẳng dám thò mặt ra khỏi cửa, không khí ngờ vực khủng khiếp đang ngày càng gia tăng. Những kẻ bị mắc chứng hoang tưởng thấy ai cũng là gián điệpkhông gián điệp của cộng sản thì cũng của phái Trotskyist hay của phe vô chính phủhay có trời mới biết là của phe phái nàoTay nhân viên to béo người Nga nắm áo tất cả những người tị nạn ngoại quốc và giải thích một cách dẻo quẹo rằng tất cả mọi chuyện đều là do âm mưu của phe vô chính phủ mà raTôi cảm thấy vui khi quan sát anh ta vì nếu không kể cánh báo chí thì đây là lần đầu tiên tôi trông thấy một người mà nghề nghiệp chính là nói dốiTrong cái trò bắt chước đời sống của một khách sạn sang trọng đằng sau những cánh cửa sắt đóng kíntrong khi những loạt đạn súng trường nổ ngay bên cạnh, ẩn chứa một cái gì đó thật tởm lợmMột viên đạn xuyên qua cửa sổ và làm sứt một cái cột trong phòng ăn phía trướcthế là không còn ai vào phòng này nữaTất cả khách tụ tập trong cái phòng âm u tối  phía saubàn ghế lúc nào cũng thiếuNhân viên cũng giảm - một số là thành viên C.N.T. và đã tham gia vào cuộc tổng bãi công - tạm thời quyết định không mặc những chiếc áo cổ cứng, nhưng thức ăn vẫn được phục vụ với vẻ long trọng như cũ. Nhưng thức ăn thì chẳng có gì. Chiều thứ năm hôm đó món chính chỉ là một con cá mòi. Đã mấy ngày liền không có bánh mì, rượu vang cũng cạn dần, càng ngày chúng tôi càng uống những loại vang lâu đời hơn, mà giá cũng ngày càng cao hơn. Mấy ngày sau khi chiến sự kết thúc cũng vẫn chưa có đủ lương thực thực phẩm. Tôi nhớ, suốt ba ngày liền, bữa sáng hai vợ chồng tôi chỉ ăn một miếng phó mát nhỏ làm từ sữa dê, không bánh mì, không đồ uống. Chỉ có cam là nhiều. Mấy tay lái xe tải người Pháp mang rất nhiều cam vào khách sạn. Bọn này trông khá bặm trợn, có mấy cô gái Tây Ban Nha ăn mặc sặc sỡ và một tay bốc vác to con mặc bộ đồng phục màu đen đi cùng. Lúc khác thì tay quản lí khách sạn hống hách kia sẽ tìm mọi cách nhằm gây khó khăn cho mấy tay lái xe nọ, thậm chí không cho họ vào khách sạn, nhưng hiện nay họ được nhiều người biết, vì khác với chúng tôi, họ có khá nhiều bánh mì và chúng tôi thường đến xin mỗi người một ít.

Đấy là đêm cuối cùng tôi trực trên mái nhà, sáng hôm sau cuộc chiến tưởng chừng như là đã chấm dứt. Tôi mường tượng là hôm đó, thứ sáu, không còn nhiều tiếng súng nữa. Không ai biết là các đơn vị từ Valencia đã đến hay chưa. Thực ra là chiều hôm đó họ mới tới. Loa phóng thanh truyền đi thông điệp của chính phủ, vừa vỗ về vừa đe doạ,  kêu gọi mọi người ai về nhà nấy và nói rằng ai sau giờ đó, giờ đó.. mà còn mang theo vũ khí thì sẽ bị bắt. Mặc dù chẳng ai để ý đến lời kêu gọi của chính phủ, nhưng dân chúng cũng đã nhanh chóng rời bỏ chiến luỹ. Tôi tin rằng thiếu lương thực là nguyên nhân chủ yếu.  Khắp nơi người ta đều nói: “Hết lương thực rồi, phải đi làm thôi.” Trong khi đó lực lượng bảo vệ vũ trang, tức là những người biết rằng khi nào thành phố còn lương thực thì họ sẽ có suất, vẫn không rời vị trí. Đến chiều thì đường phố đã trở lại gần như bình thường, mặc dù các chiến luỹ vẫn còn y nguyên. Ramblas chật ních người, hầu như tất cả các cửa hàng đều đã mở và điều làm người ta yên lòng nhất là mấy đoàn tàu điện, sau bao nhiêu ngày đứng im như hoá đá, đã rùng mình mấy cái và bắt đầu chạy. Lực lượng bảo vệ vũ trang vẫn đóng trong quán café Moka và chưa hạ chiến luỹ xuống, nhưng một vài người đã mang ghế ra vỉa hè ngồi chơi, súng kẹp giữa hai đầu gối. Khi đi ngang qua tôi đã nháy mắt với một tay bảo vệ, hắn cũng mỉm cười đáp lại. Chắc chắn là hắn đã nhận ra tôi. Lá cờ của quân vô chính phủ bên trên tổng đài điện thoại đã được kéo xuống, chỉ có lá cờ của Catalonia là còn treo ở đấy. Nghĩa là công nhân đã hoàn toàn thất bại. Tôi biết - mặc dù do ngu dốt về chính trị tôi không nhận thức được rõ lắm – là một khi chính phủ đã cảm thấy tự tin thì sẽ có đàn áp. Nhưng lúc đó tôi không quan tâm đến vấn đề này. Tôi chỉ cảm thấy nhẹ người: súng không còn nổ nữa, có thể đi mua thức ăn và nghỉ ngơi, thư giãn vài ngày trước khi lên đường trở lại mặt trận.

Chắc chắn là phải gần nửa đêm những đơn vị đầu tiên từ Valencia mới xuất hiện trên đường phố. Đấy là lực lượng xung phongtương tự như bảo vệ vũ trang và cảnh sát vũ trang (tức là những đơn vị làm nhiệm vụ cảnh sát là chínhvà các đơn vị tinh nhuệ của Quân đội Cộng hoà. Họ đến một cách bất ngờ như vừa chui  dưới đất lên vậy đâu cũng thấy những một nhóm tuần trachừng mười người, cao tomặc đồng phục màu xám hoặc xanh nhạtsúng trường nòng dài lủng lẳng trên vaimỗi nhóm lại có một khẩu súng máyCòn chúng tôi thì phải làm một công việc phải nói là tế nhịSáu khẩu súng mà chúng tôi sử dụng trong khi gác trên mái đài thiên văn vẫn còn nằm nguyên trên đó, phải tìm mọi cách mang về trụ sở của P.O.U.M. Vấn đề chỉ là mang mấy khẩu súng đó qua một con phố mà thôiĐấy là một phần trang bị của trụ sở, nhưng mang ra phố là vi phạm lệnh của chính phủ. Nếu họ trông thấy đang mang vũ khí thì nhất định sẽ bị bắt và quan trọng hơn nữa là súng sẽ bị tịch thu.  Trong trụ sở chỉ có tất cả hai mươi mốt khẩu, chúng tôi không được phép để mất sáu khẩu đó. Sau một hồi thảo luận, tôi và một cậu người Tây Ban Nha tóc vàng bắt đầu bí mật mang súng ra ngoài. Lừa đám xung phong thì tương đối dễ, nhưng bọn bảo vệ vũ trang trong quán café Moka thì khó vì họ biết chúng tôi có để súng trên đài thiên văn và có thể đi báo nếu họ nhìn thấy chúng tôi mang súng ra ngoài. Chúng tôi cởi áo ngoài ra, đeo súng vào vai trái, báng kẹp nách còn nòng thì đút vào trong ống quần. Nhưng thật đáng tiếc, đây là loại Mauser khá dài. Ngay cả một người cao như tôi cũng không thể nhét khẩu Mauser vào trong ống quần mà có thể đi lại một cách bình thường được. Đi theo cái cầu thang xoắn ốc của đài thiên văn với chân trái cứng đơ, bất động đúng là một khổ hình. Ra đến phố chúng tôi mới phát hiện ra rằng phải đi thật chậm, chậm đến mức không cần co đầu gối. Bên cạnh rạp phim có một đám người tò mò nhìn theo cách đi như rùa bò của tôi. Tôi thường tự hỏi không biết những người đó nghĩ gì về tôi. Có lẽ họ cho là tôi bị thương. Dù sao mặc lòng, tất cả súng đã được bí mật mang qua đường mà không xảy ra một sự cố nào.

Ngày hôm sau, người của lực lượng xung phong đã đi đầy đường, chẳng khác gì bọn xâm lược. Không nghi ngờ gì rằng chính phủ muốn phô trương lực lượng đ doạ dẫm dân chúngchứ họ biết rõ là sẽ không có sự chống đối nàoNếu quả thật họ sợ rằng sẽ có bạo động thì quân xung phong đã bị cấm trại chứ không được đi lang thang thành từng tốp nhỏ như thế. Đấy là những người lính tuyệt vờituyệt hơn tất cả đơn vị tôi đã thấy  Tây Ban Nhavà mặc dù theo nghĩa nào đó thì họ là “kẻ thù” nhưng tôi vẫn khoái ngắm họTôi không khỏi lấy làm ngạc nhiên mỗi khi nhìn thấy họ đi lại trên đường phốTôi đã quen với những người dân quân rách rướitrang bị tồi ở mặt trận vùng Aragon và không thể biết rằng chính phủ còn có những đội quân như thế nàyKhông chỉ khoẻ mạnh và cân đốivũ khí của họ mới là cái làm cho tôi ngạc nhiênTất cả đều đeo những khẩu súng trường mới cứngthường gọi là “súng trường Nga” (được gửi tới từ Liên Xô nhưng tôi tin là sản xuất ở Mỹ)Tôi đã từng xem một khẩu như thế rồiChưa thể gọi là lí tưởngnhưng thật là một trời một vực so với những khẩu cổ lỗ sĩ mà chúng tôi đã dùng ngoài mặt trậnLính xung phongmỗi người có một khẩu súng lụcmười người một khẩu súng máyCòn chúng tôikhoảng năm mươi người mới có một khẩu súng máycòn súng lục thì chỉ có cách là mua trộmMặc dù trước đây tôi không biếtnhưng sự thật là  đâu cũng như thế cảCánh bảo vệ vũ trang và cảnh sát vũ trangnhững người không bao giờ phải ra mặt trậnlại được trang bị tốt hơn và ăn mặc nghiêm chỉnh hơn chúng tôiTôi ngờ rằng chiến tranh luôn luôn là như thếbao giờ cũng có sự tương phản giữa những tay cảnh sát bóng mượt  hậu phương và những người lính rách rưới ngoài mặt trậnNói chungchỉ một hai ngày sau là lính xung phong đã hoà đồng với dân chúng rồiNgày đầu tiên cũng có một vài rắc rối vì lính xung phong đã có những hành động mang tính khiêu khích – tôi cho là họ hành động theo lệnh trênHọ nhảy lên tàu điệnkhám người đi tàunếu tìm được thẻ đoàn viên C.N.T. thì xé đi và lấy chân dẫm lênCó vài vụ ấu đ với quân vô chính phủ và một vài người đã bị giếtNhưng ngay sau đó quân xung phong đã bỏ thái đ hống hách và quan hệ trở thành hữu hảo hơnChỉ vài ngày sau là đa số đã kiếm được gái rồi.

Những cuộc đụng độ ở Barcelona đã tạo cho chính quyền Valencia cơ hội, họ đã chờ đợi cơ hội này từ lâu, nhằm kiểm soát hoàn toàn Catalonia. Lực lượng dân quân của công nhân sẽ bị giải thể và cho nhập vào các đơn vị Quân đội Nhân dân. Cờ của nước Cộng hoà Tây Ban Nha tung bay trên khắp bầu trời Barcelona — đây là lần đầu tiên tôi trông thấy lá cờ này, đấy là không kể những lần thấy nó được cắm trên chiến hào quân phát xít. Chiến luỹ trong các khu lao động đang được rỡ bỏ, nhưng thường là từng đoạn một, vì dựng chiến luỹ thì dễ mà đặt những phiến đá lát đường vào chỗ cũ thì khó hơn nhiều. Chiến luỹ bên ngoài trụ sở P.S.U.C. vẫn được để lại, thực ra nhiều đoạn còn đứng yên mãi đến cuối tháng sáu mới bị rỡ bỏ. Lực lượng bảo vệ vũ trang vẫn tiếp tục nắm giữ các vị trí chiến lược xung yếu. C.N.T bị tịch thu khá nhiều vũ khí, nhưng tôi ngờ rằng họ cũng đã giấu được khá nhiều. Tờ La Batalla vẫn xuất hiện đều đặnnhưng vì bị kiểm duyệt cho nên trang nhất hầu như bị bỏ trắng hoàn toàn. Báo chí của P.S.U.C. không bị kiểm duyệt và đã cho đăng những bài có tính kích động, đòi cấm không cho P.O.U.M. hoạt động. Họ tuyên bố rằng P.O.U.M. là tổ chức phát xít trá hình. Thành viên của P.S.U.C. đem phân phát khắp thành phố bức biếm hoạ vẽ một người đánh rơi chiếc mặt nạ có hình búa liềm và bên trong hiện ra bộ mặt khủng khiếp với hình chữ thập ngoặc. Như vậy là người ta đã chính thức xác định nguyên nhân vụ đụng độ ở Barcelona: đây là vụ nổi loạn của “đội quân thứ năm” của bọn phát xít, do P.O.U.M. kích hoạt.

Sau khi chiến sự kết thúc, không khí nghi ngờ và thù địch trong khách sạn vốn đã khủng khiếp lại càng gia tăng hơn nữa. Nếu ở đâu cũng thấy người ta kết án nhau thì giữ thái độ trung lập là việc bất khả thi. Bưu điện lại làm việc, báo chí cộng sản nước ngoài cũng bắt đầu xuất hiện trở lại, nhưng những bài viết về cuộc đụng độ vừa qua thì vừa thiên lệch vừa thiếu chính xác một cách nghiêm trọng. Tôi nghĩ rằng một số người cộng sản có mặt tại trận, tức là những người đã chứng kiến những sự kiện diễn ra trên thực tế, đã bị bối rối vì những lời giải thích của báo chí, nhưng dĩ nhiên là họ đành phải ngậm miệng. Anh bạn cộng sản của tôi lại tới và hỏi xem tôi có muốn ra nhập các Binh đoàn Quốc tế nữa không.

Tôi rất ngạc nhiên. “Báo chí của các anh nói tôi là phát xít rồi mà”, tôi bảo. “Từ P.O.U.Mchạy sang thì tôi sẽ bị nghi ngờ ngay”.

“Không thành vấn đề. Thực ra anh cũng chỉ thực hiện mệnh lệnh thôi mà”.

Tôi buộc phải nói với anh ta rằng sau vụ này, tôi không thể ra nhập các đơn vị do cộng sản kiểm soát được nữa. Tham gia vào các đơn vị đó thì trước sau gì tôi cũng sẽ bị sử dụng để chống lại giai cấp công nhân mà thôi. Không thể nói rằng khi nào thì chuyện đó sẽ lại xảy ra một lần nữa. Nhưng nếu phải sử dụng vũ khí trong trường hợp như thế thì tôi sẽ đứng về phía giai cấp công nhân chứ không phải là chống lại họ. Anh ta tỏ ra rất thông cảm với những điều tôi nói. Nhưng tình hình đã thay đổi. Không còn có cảnh “đồng ý có những khác biệt” và không thể làm một vại bia với người bất đồng chính kiến nữa rồi. Đã xảy ra vài cuộc cãi vã trong tiền sảnh khách sạn. Nhà tù thì đầy nhóc người. Sau khi chiến sự kết thúc, quân vô chính phủ đã thả hết tù binh nhưng lực lượng bảo vệ vũ trang lại không thả. Chẳng những thế, họ còn đưa tù nhân vào trại giam, giữ ở đó, mấy tháng liền mà không đem ra xét xử. Nhiều người hoàn toàn vô tội đã bị cảnh sát bắt oan. Bên trên tôi đã nói rằng Douglas Thompson bị thương ngay từ đầu tháng tư. Chúng tôi bị mất liên lạc với anh ta, chuyện đó thường hay xảy ra với thương binh vì thương binh được chuyển hết bệnh viện này đến bệnh viện khác. Anh ta được đưa đến bệnh viện ở Tarragona rồi quay lại Barcelona vào khoảng thời gian nổ ra chiến sự. Tôi gặp anh trên đường phố vào sáng thứ ba. Anh ta tỏ ra hết sức kinh ngạc khi nghe thấy tiếng súng vang lên khắp nơi và hỏi, như mọi người đều hỏi hôm đó:

“Có chuyện gì thế nhỉ?”

Tôi giải thích theo cách hiểu của mình. Thompson nói ngay:

“Tôi sẽ tránh xa vụ này. Tay tôi vẫn còn đau. Tôi phải quay lại và ở lì trong đó thôi”.

Anh ta quay lại khách sạn, nhưng thật không may là khách sạn đó lại nằm trong khu vực do lực lượng bảo vệ vũ trang kiểm soát (trong những trận đánh nhau trên đường phố như thế này, nắm được địa hình khu vực là hệ trọng lắm!). Khách sạn bị khám xét. Thompson bị bắt rồi bị tống vào nhà giam chật ních người, không có chỗ nào đặt lưng và bị giam tám ngày liền. Nhiều người bị như thế. Nhiều người ngoại quốc có lí lịch chính trị đáng ngờ phải bỏ trốn, nơm nớp lo sợ bị cáo giác vì cảnh sát thường xuyên tung lực lượng truy lùng họ. Khổ nhất là người Ý và người Đức, tức là những người không có hộ chiếu và cũng đang bị cảnh sát mật của chính nước mình săn đuổi. Nều bị bắt, chắc chắn họ sẽ bị trục xuất sang Pháp, cũng có nghĩa là có thể bị đưa trở lại nước Ý hay nước Đức, chỉ có Trời mới biết những sự khổ ải đang chờ họ ở đấy mà thôi. Một hai cô gái ngoại quốc đã vội vã làm đám cưới giả với đàn ông Tây Ban Nha, đấy cũng là một lối thoát. Một cô gái người Đức không có bất cứ giấy tờ gì đã trốn cảnh sát bằng cách đóng giả tình nhân của một người đàn ông Tây Ban Nha suốt mấy ngày. Tôi còn nhớ nét mặt ngượng ngùng và khổ sở của cô khi vô tình gặp cô đi ra khỏi phòng ngủ của người đàn ông nọ. Dĩ nhiên, cô không phải là tình nhân của người đàn ông đó, nhưng chắc chắn là cô nghĩ rằng tôi coi cô là người như thế. Lúc nào người ta cũng có cảm giác bực bội khi nghĩ rằng một người bạn cũ nào đó có thể đang tố cáo mình với cảnh sát mật. Cơn ác mộng kéo dài của cuộc giao tranh, những tiếng ồn ào, đói ăn và buồn ngủ, tâm trạng căng thẳng và buồn chán khi ngồi canh gác trên mái nhà cùng với ý nghĩ rằng khi nào thì mình bị bắn hay khi nào thì mình phải bắn vào một người nào đó làm thần kinh tôi muốn vỡ bung ra. Căng thẳng đến mức vừa nghe thấy tiếng kẹt cửa là tôi đã nắm lấy súng lục rồi. Sáng thứ bảy lại có tiếng nổ rộ lên ở bên ngoài, mọi người cùng hét lên: “Lại bắt đầu rồi!” Tôi chạy ra ngoài, hoá ra mấy tay thuộc lực lượng xung phong bắn một con chó điên. Những người đã từng có mặt ở Barcelona lúc đó, hoặc hàng tháng sau đó, sẽ không thể nào quên được không khí kinh hoàng do nỗi sợ hãi, sự ngờ vực, lòng hận thù, báo chí bị kiểm duyệt, nhà tù chật cứng người, những đám người chen nhau mua lương thực thực phẩm và từng nhóm vũ trang lảng vảng khắp nơi, tạo ra.

Tôi đã cố gắng ghi lại cảm tưởng của một người từng có mặt ở Barcelona đúng vào lúc diễn ra những trận giao tranh trên đường phố. Tôi không nghĩ rằng mình đã chuyển tải được đầy đủ sự kì quặc của tình hình lúc đó. Mỗi khi nhớ lại, trong đầu tôi lại hiện ra những người không tham gia vào cuộc giao tranh mà tôi vô tình gặp gỡ trong thời gian đó, đối với họ tất cả đơn giản chỉ là một vụ ồn ào vô nghĩa lí. Tôi vẫn nhớ hình dáng một người đàn bà ăn mặc hợp thời trang, với một chiếc làn đi chợ khoác trên một tay còn tay kia thì dắt sợi xích buộc một con chó nhỏ, đi trên phố Ramblas, đúng vào lúc tiếng súng đang rộ lên trên một hai dãy phố gần đấy. Tôi nghĩ rằng bà ấy điếc. Hay hình ảnh người đàn ông chạy qua quảng trường Cataluña không một bóng người, mỗi bàn tay đều có một chiếc khăn mùi xoa trắng. Và đây là hình ảnh một nhóm khá đông người mặc quần áo màu đen, cả tiếng đồng hồ tìm cách đi ngang qua quảng trường Cataluña mà không được. Cứ mỗi lần họ ló đầu ra khỏi góc phố là súng máy của lực lượng P.S.U.C. trong khách sạn Colón lại bắn và buộc họ phải lùi lại – không biết là tại làm sao vì rõ ràng là họ không có súng. Tôi nghĩ rằng đấy là đám ma. Rồi hình ảnh một người đàn ông nhỏ nhắn, bảo vệ viện bảo tàng bên trên rạp chiếu phim Poliorama, có vẻ như ông ta coi tất cả chỉ là trò đùa. Ông rất vui khi thấy có cả một người Anh đến thăm - người Anh dễ thương lắm, ông bảo thế. Ông hi vọng rằng khi những sự lộn xộn như thế này chấm dứt, chúng tôi sẽ lại đến thăm ông. Sau đó tôi có đến thăm ông như đã hứa. Một ông già nhỏ bé nữa, đứng nép bên cánh cửa, vui vẻ nhìn về phía quảng trường Cataluña đang bị bắn như vãi đạn từ mọi phía và bảo (như là nói về một buổi sáng đẹp trời vậy): “Lại một ngày mười chín tháng bảy nữa rồi!” Và những người trong cửa hàng giày, nơi tôi đặt đóng một đôi ủng. Tôi đến đó ba lần: trước và sau khi xảy ra giao tranh, lúc có ngừng bắn hôm mồng 5 tháng 5 tôi cũng rẽ vào trong vòng vài phút. Đấy là một cửa hàng bán toàn giày đắt tiền, những người làm ở đây là thành viên công đoàn U.G.T., mà cũng có thể có cả đoàn viên công đoàn P.S.U.C. nữa. Dù thế nào thì họ cũng là những người đối lập với tôi về mặt chính trị và họ biết là tôi đang chiến đấu trong lực lượng của P.O.U.M. Nhưng họ lại tỏ ra thờ ơ với mọi chuyện. “Thật đáng tiếc là lại xảy ra những chuyện như thế. Làm ăn càng khó khăn thêm. Làm sao chấm dứt mau thì tốt! Bắn nhau ngoài mặt trận còn chưa đủ hay sao!”..v.v.. Chắc chắn là có nhiều người, mà có thể là phần lớn dân chúng Barcelona, chẳng hề quan tâm đến các sự kiện ở đây, hoặc là chỉ chú ý đến chúng như chú ý đến những vụ không kích mà thôi.

Trong chương này tôi mới chỉ kể về trải nghiệm của cá nhân mình. Trong chương sau tôi sẽ cố gắng thảo luận những vấn đề rộng lớn hơn, tức là cố gắng trình bày những sự kiện đã diễn ra trên thực tế, ai đúng, ai sai, ai phải chịu trách nhiệm. Cần phải đánh giá một cách khách quan vì có một số người đã lợi dụng những vụ đụng độ ở Barcelona. Vấn đề này đã được viết quá nhiều rồi, có thể in thành mấy cuốn sách dày và tôi nghĩ rằng không phải là phóng đại khi nói rằng 90% là bịa đặt. Hầu như tất cả các bài báo xuất bản trong thời gian đó đều do những kí giả ở xa mặt trận bịa ra, không những thiếu chính xác mà còn cố tình xuyên tạc sự thật nữa. Thường thì chỉ một phía được phép trình bày trước công luận mà thôi. Giống như tất cả những người có mặt ở Barcelona trong thời gian đó, tôi chỉ nhìn thấy những điều xảy ra ngay bên cạnh, nhưng những điều tôi nhìn và nghe thấy cũng đủ phản bác lại nhiều chuyện dối trá được người ta loan truyền khắp nơi. Như trước đây tôi đã nói, độc giả nào không quan tâm đến những cuộc tranh cãi chính trị, không quan tâm đến các đảng phái và các tiểu đảng phái với những cái tên có thể làm người ta rối trí (chẳng khác gì tên các tướng lĩnh Trung Hoa) có thể bỏ qua chương này. Tìm hiểu những cuộc tranh cãi nội bộ trong các đảng phái là việc làm khủng khiếp, chẳng khác gì lặn hụp trong một hố phân. Nhưng đây lại là việc cần làm nếu ta có ý định phục hồi lại sự thật. Những vụ cãi vã bẩn thỉu ở một thành phố xa xôi có thể có ý nghĩa quan trọng hơn là ta tưởng lúc ban đầu.


[1] Tổng cục cảnh sát chính trị của Liên Xô – ND.

No comments:

Post a Comment