October 30, 2012

Bàn về cấm đoán trong kinh tế (Bài 1)


John Meadowcroft

 Mại dâm[1]

Phạm Nguyên Trường dịch

Dẫn nhập

Mại dâm là cung ứng dịch vụ tình dục để lấy tiền[2]. Mặc dù mại dâm không có mặt trong tất cả các xã hội mà ta từng biết, nhưng nó là thực tiễn đã từng tồn tại trên tất cả các các châu lục trong hàng ngàn năm và trong những nền văn hóa khác nhau và vì vậy mà đã được mệnh danh là “nghề lâu đời nhất thế giới”. Người bán dâm có thể là đàn ông hay đàn bà, mặc dù dân chúng và các học giả quan tâm nhiều nhất đến việc bán dâm của đàn bà cho đàn ông. Đấy là điều không đáng ngạc nhiên vì hiện tượng mại dâm đàn bà-đàn ông chiếm phần chủ yếu trong quan hệ tình dục mang tính thương mại, mặc dù hiện tượng mại dâm đồng tính nam cũng khá thịnh hành, cũng như mại dâm đàn ông-đàn bà và mại dâm đồng tính nữ nữa (Diana, 1985; Perkins and Bennett, 1985; Ringdal, 2004). Vì vậy, Ericsson (1980: 349) nhận xét rằng “Đáng lẽ phân đều giữa hai giới thì mại dâm lại có đặc điểm là có khá nhiều người bán dâm là đàn ông, còn số khách hàng là nữ giới lại tương đối ít”. Mặc dù là hiện tượng phổ biến, nhưng tại nhiều nước trên thế giới, mại dâm vẫn bị coi là phi pháp, còn ở những nơi mà nó được coi là hợp pháp thì nhiều hoạt động cần thiết cho mại dâm lại bị coi là phi pháp.

October 27, 2012

Jaswant Singh - Từ Burma đến Myanmar và ngược lại?



Phạm Nguyên Trường dịch

Dù ít dù nhiều, châu Á vẫn tiếp tục sống với di sản đầy ô nhiễm của chủ nghĩa đế quốc. Xin xem xét cuộc tranh luận đang diễn ra ở Myanmar – hay Burma. Vì những người thực dân thấy khó phát âm từ Myanmar, những người chủ thực dân Anh liền đổi tên nước này thành Burma (cũng như vẽ lại đường biên giới của nó). 

October 24, 2012

Đặng Duật Văn – Mười vấn đề nghiêm trọng trong di sản của Hồ-Ôn


 Phạm Nguyên Trường dịch

Đầu tháng Chín vừa rồi, ông Đặng Duật Văn (邓聿文, Deng Yuwen), Phó Tổng biên tập tờ Học tập Thời báo (习时报) của Trường Đảng Trung ương ĐCS Trung Quốc đăng một tiểu luận nhan đề “Di sản chính trị của Hồ – Ôn” trên tờ Tài Kinh (财经, Caijing) gây nhiều chú ý. Tiểu luận này nhanh chóng bị rút xuống, song hiện nay cả bản gốc tiếng Trung  một phần bản dịch tiếng Anh đều đã có trên mạng. Bản dịch tiếng Việt dưới đây dựa theo bản tiếng Anh trên tạp chí The China Story.

Lời giới thiệu của Geremie. R. Barmé trên tạp chí The China Story
Tháng 4 năm 1956 Mao Trạch Đông đọc trước Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc bài diễn văn với nhan đề “Bàn về mười quan hệ lớn” (论十大关系). Đấy là giai đoạn có tính quyết định đối với nước Trung Hoa mới. Công cuộc quốc hữu hóa ban đầu nhằm đưa nền công nghiệp và nông nghiệp của đất nước vào tay nhà nước đã biến thành làn sóng của chủ nghĩa xã hội cực đoan sẽ chiếm thế thượng phong trong hai thập kỉ tới. Muốn đẩy nhanh sang giai đoạn tiếp theo, Mao cho rằng quan trọng là cần phải nêu ra những vấn đề mà nước cộng hòa non trẻ đang phải đối mặt. Ông ta liệt kê mười vấn đề quan trọng trong chính sách xã hội, kinh tế, khu vực và dân tộc; trên thực tế, ông ta nêu ra những thách thức mà cuộc thí nghiệm của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong quá trình cải tạo nước Trung Hoa sẽ gặp.

October 23, 2012

Mike Reid - Những ngôi trường khủng khiếp cho trẻ em toàn thế giới


Phạm Nguyên Trường dịch

Tại cuộc họp của Liên hiệp quốc vào năm 2000, các chính phủ đã thỏa thuận mục tiêu là trước năm 2015, tất cả trẻ em đều được đi học[1]. Điều kì lạ là mục tiêu cao quý này lại không nói gì tới chất lượng học tập, toàn bộ ý tưởng chỉ là đưa trẻ em đến các lớp học được chính phủ chuẩn thuận, mà không cần biết chuyện gì xảy ra ở đấy.
Những bản báo cáo của các cơ quan của Liên hiệp quốc, tương tự như bản báo cáo Giáo dục cho tất cả mọi người (EFA), chứa đầy các ý tưởng về những biện pháp nhằm đưa trẻ đến trường: giáo dục miễn phí (thường là do những người đóng thuế ở các nước giàu tài trợ), chữa bệnh hay ăn uống miễn phí cho trẻ đi học, thậm chí là trả tiền cho cha mẹ chúng để chúng được đến trường nữa.

October 18, 2012

Murakami Haruki - Đừng say bằng rượu rẻ tiền



Phạm Nguyên Trường dịch

Sách của Mạc Ngôn chắc chắn bán chạy hơn ở Nhật sau khi ông giành Giải Nobel Văn chương năm nay. Nhưng nếu một ứng viên sáng giá khác, nhà văn Nhật Murakami Haruki, trúng giải, điều tương tự sẽ không xảy ra tại Trung Quốc. Trong bối cảnh của vụ xung đột Trung – Nhật liên quan đến chủ quyền tại Quần đảo Senkaku (Điếu Ngư) và Takeshima (Độc Đảo), người Trung Quốc rầm rộ biểu tình chống Nhật, nói “Không” với hàng Nhật và tẩy chay cả văn hóa, nghệ thuật Nhật.Phim Hồng Kông rút khỏi một Liên hoan phim Quốc tế tại TokyoSách của Murakami bị loại khỏi các nhà sách ở Đại lục. Ông Lâm Thiểu Hoa (林少), người đã dịch 33 tác phẩm của Murakami sang tiếng Trung và góp phần không nhỏ làm nên danh tiếng của nhà văn này tại Trung Quốc, tuyên bố trên trang Vi Bác (Weibo) của mình rằng ông ủng hộ việc đình chỉ lưu hành tác phẩm của nhà văn Nhật, và tuy điều đó ảnh hưởng đến sở thích văn học của cá nhân ông, nhưng lợi ích dân tộc phải được đặt lên hàng đầu. Chủ nghĩa dân tộc, mẫu số chung của những người Trung Quốc khác nhau nhất, dường như là một đại lượng tinh thần tuyệt đối không cần bàn cãi.

October 15, 2012

Henry Hazlit – Lạm phát trên một trang giấy

Phạm Nguyên Trường dịch

 1. Lạm phát là sự gia tăng số lượng tiền mặt và tín dụng. Hậu quả chính là giá cả tăng vọt. Vì vậy, lạm phát – nếu chúng ta sử dụng sai thuật ngữ để chỉ giá cả gia tăng – chỉ có một nguyên nhận duy nhất là in thêm tiền. Chính sách tiền tệ của chính phủ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về vấn đề này.

October 5, 2012

Jeffrey D. Sachs - Chìa khóa cho sự thịnh vượng



Phạm Nguyên Trường dịch

Tất cả những nước hạnh phúc đều là những nước nhấn mạnh quyền bình đẳng, tinh thần đoàn kết, trách nhiệm giải trình theo lối dân chủ, sự bền vững của môi trường và những định chế công chắc chắn. 

October 2, 2012

Shailendra Raj Mehta – Bí mật của Harvard




Phạm Nguyên Trường dịch

Kể từ năm 1865, Ban giám hiệu Harvard (Harvard Board of Overseers) hoàn toàn nằm trong tay các cựu sinh viên của trường – và đó là mô hình quản lí sáng tạo quyết định vị thế hàng đầu của đại học này từ bấy lâu nay.