Phạm Nguyên Trường dịch
Dù ít dù nhiều, châu Á vẫn tiếp tục sống với di
sản đầy ô nhiễm của chủ nghĩa đế quốc. Xin xem xét cuộc tranh luận đang diễn ra
ở Myanmar – hay Burma. Vì những người thực dân thấy khó phát âm từ Myanmar,
những người chủ thực dân Anh liền đổi tên nước này thành Burma (cũng như vẽ lại
đường biên giới của nó).
Cái tên mới gắn liền với đất nước này cho đến
khi chế độ quân phiệt cai trị đất nước trong hàng chục năm khôi phục lại tên cũ
vào năm 1989. Nực cười là lực lượng đối lập vừa giành được quyền lực lại muốn
trở về với tên cũ là Burma, họ coi Myanmar là biểu tượng của chế độ độc tài mà
họ muốn xoa bỏ.
Nhưng không thể nào xóa sạch được quá khứ. Thậm
chí ngay cả Mao Trạch Đông, với sự điên cuồng được tháo cũi sổ lồng trong cuộc
Cách mạng Văn hóa ở Trung Quốc, cũng không xóa bỏ được Bốn Cái Cũ (phong tục
cũ, văn hóa cũ, thói quen cũ và tư tưởng cũ). Dù có gọi thủ đô của
Myanmar/Burma là Yangon hay Rangoon thì đấy vẫn là địa điểm mà một nhà văn người
Anh là Norman Lewis từng mô tả là “mang phong cách đế chế và thẳng… được xây
dựng bởi những người không chấp nhận thỏa hiệp với phương Đông”.
Thành phố Rangoon do người Anh xây dựng, dĩ
nhiên là để đối phó với điều mà Lewis gọi là “niềm vinh quang không xứng đáng
của Mandalay”. Như ông nói: “Những cây cột to lớn mọc lên với vẻ nghiêm trang
đáng ngờ từ những đống chó chết và những con thân hình ghẻ lở nằm ườn dưới chân của
chúng”.
Myanmar/Burma hiện đang là địa chỉ “tới” của
những nhà đầu tư thế giới, tình trạng đổ nát thời thuộc địa mà Lewis mô tả chắc
chắn sẽ nhanh chóng được cải tạo, sức mê hoặc của quá khứ đã nhạt phai sẽ bị
xóa bỏ để nhường chỗ cho nền thương mại hiện đại. Vùng đất yên tĩnh của đức tin
vượt mọi thời đại, tượng của Đức Phật nhân từ vẫn hằng ngự trên đó – vùng đất
của những dòng sông, rừng thẳm và hồng ngọc màu đỏ như máu – bay giờ là sân
chơi của các nhà đầu tư quốc tế.
Đối với bà Aung San Suu Kyi, người được giải
Nobel hòa bình và cũng là người bị tù đầy và quản thúc suốt hai thập kỉ, đất
nước này phải khao khát một cái gì đó cao hơn là làm giàu nếu nó thực sự muốn
vượt qua những thập kỉ cai trị sai lầm của giới quân nhân: đấy là tư tưởng biến
đổi, cách mạng. Đấy dĩ nhiên là tư tưởng dân chủ, một điều hoàn toàn mới lạ đối
với Myanmar/Burma; vì khi cai trị nước này, người Anh chẳng làm được bao nhiêu,
như tác phẩm Burmese Days của George Orwell đã cho thấy.
Từ khi giành được tự do, Suu Kyi, thông qua sức
mạnh của tư tưởng này và tấm gương của chính mình, đã giải phóng đồng bào của
mình khỏi nỗi sợ hãi.. “Không phải quyền lực làm cho tha hoá, mà chính là sự
sợ hãi. Sợ mất quyền lực làm tha hoá những kẻ đang nắm quyền lực và sợ bị quyền
lực trừng phạt làm tha hoá những người bị trị”. Dựa trên sức mạnh của tư tưởng
cao quý này, Myanmar/Burma nắm lấy cơ
hội cải cách dân chủ và tự thoát ra khỏi sự cô lập về ngoại giao và kinh tế.
Chính phủ của tổng thống Thein Sein, bằng việc
giải phóng bà Suu Kyi và nắm bắt cơ hội cải cách dân chủ, đã làm thay đổi hình
ảnh của đất nước. Việc nối lại quan hệ với bà Suu Kyi, tương tự như những nhà cầm quyền phân biệt chủng tộc ở Nam
Phi nối lại quan hệ với Nelson Mandela, là quyết định quan trọng nhất. Nhưng
chính tốc độ thay đổi đã làm nhiều nhà quan sát phải ngạc nhiên. Thí dụ, việc ngừng bắn mới đây giữa chính phủ
và quân nổi dậy người Karen là ví dụ điển hình của sự tiến bộ mà mới cách đây
một năm không ai có thể tưởng tượng được.
Sự phát triển gần đây chứng tỏ rằng chính sách
cam kết với Myanmar, một đất nước có tầm quan trọng về kinh tế và chiến lược
trong những lĩnh vực như thương mại, giao thông vận tải, năng lượng và an ninh,
của Ấn Độ là đúng. Cam kết là thiết lập những mối liên hệ giữa Myanmar và Nam
và Đông Á. Trên thực tế, việc khôi phục quan hệ ngoại giao với Mĩ và việc rỡ bỏ
những cấm đoán đầu tư của Mĩ, chứng tỏ rằng sự biến đổi đã diễn ra rồi.
Bây giờ là Nhật Bản, nước này đang gánh chịu
nhiều chi phí cho công cuộc hiện đại hóa nền kinh tế Myanmar. Nhật Bản đang
triển khai những khoản trợ giúp lớn cho chính phủ và sự tham gia của lĩnh vực
tư làm chúng ta nhớ lại những khoản đầu tư vào Trung Quốc trong giai đoạn Nhật
ở đỉnh cao của nền kinh tế toàn cầu trong những năm 1980. Dường như Nhật không
chỉ nhắm vào những quyền lợi kinh tế mà còn nhắm tới những quyền lợi chiến lược
nữa. Người Nhật, cũng giống như ông Thein Sein, muốn Myanmar chuyển định hướng
đối ngoại của họ khỏi Trung Quốc.
Nhiều người Nhật có cha ông đã từng cướp phá đất
nước này trong Thế chiến II có tình cảm tốt đối với Myanmar. Yohei Sasakawa thuộc
tổ chức Nippon Foundation nhớ lại, đã từng ăn gạo được chở tới từ Myanmar trong
những năm đói kém sau chiến tranh. “Chúng ta đã chậm trễ”, ông nói, “trong việc
thực hiện bổn phận của mình” cho “lòng tốt của Myanmar”.
Ấn Độ đã bị chậm trễ trong cuộc đấu tranh giành
ảnh hưởng. Thủ tướng đã đi thăm Myanmar, nhưng không có kế hoạch rõ ràng, mặc
dù sự phát triển của miền tây Myanmar sẽ làm bùng nổ kinh tế ở khu vực biên
giới của Ấn Độ.
Những cơ hội như thế đang hiện hữu vì chính phủ
của tổng thống Thein Sein đang cố tình tìm cách lánh xa Trung Quốc, vốn là nước
bảo trợ và bảo vệ cho chế độ quân phiệt trong một thời gian dài. Nhiều người
Miến Điện nghĩ rằng Trung Quốc cướp bóc nguồn lực của họ. Điều này đã dẫn tới
những phản ứng bài Trung dữ dội, trong đó có cả những vấn đề về mỏ đồng ở Monywa
và việc đình chỉ xây dựng đập thủy điện Myitsone vào năm ngoái. John Pang, giám
đốc điều hành của CARI, một tổ chức nghiên cứu có trụ sở tại Malaysia, nói rằng
sự chuyển hóa Myanmar/Burma “là cuộc chơi mà Trung Quốc đã thua”.
Họ mất Myanmar/Burma – còn Đông Nam Á – thì được, dù Thein Sein hay những người kế
tục được bầu theo lối dân chủ của ông ta có gọi đất nước của mình là gì thì
cũng vậy mà thôi.
Jaswant Singh từng là bộ trưởng
tài chính Ấn Độ trong các năm (1996, 2002-2004), bộ trưởng ngoại giao giai đoạn
(1998-2004), và bộ trưởng quốc phòng giai đoạn (2000-2001). Tác phẩm gần đây
nhất của ông Jinnah: India –
Partition – Independence.
Đã đăng trên bauxitvn.net
No comments:
Post a Comment