May 9, 2011

Dmitriĭ Likhachëv - Phẩm tính trí thức (Tiếp theo và hết)

La Thành dịch và chú thích
 
Thư gửi ban biên tập, “Novyĭ mir”, 1993, №2, trang 3–9

Aleksandr Solzhenitsyn – nhà văn GULAGer thành danh


Aleksandr Isaevich Solzhenitsyn (sinh năm 1918) là nhà văn Nga – đoạt giải Nobel văn chương năm 1970 –, nhà bình luận chính trị và hoạt động xã hội, nhà bất đồng chính kiến đối với chế độ Xô-viết.

May 8, 2011

Dmitriĭ Likhachëv - Phẩm tính trí thức (Phần 3)

La Thành dịch và chú thích
 
Thư gửi ban biên tập, “Novyĭ mir”, 1993, №2, trang 3–9

4.

Song le, hãy quay trở lại với thời đại chúng ta.

Hoạt tính ngoan cường của giới trí thức đã được phát huy vào ngay thập niên đầu tiên của nền cai trị Xô-viết, và sự trấn áp cũng đã được nhằm trước tiên vào trí thức trong thập niên này. Sang đến những năm 1930 thì sự đàn áp không chỉ còn chống lại riêng trí thức (nó vẫn luôn luôn chống lại trí thức), mà đã nhắm tới nông dân, bởi chưng nông dân – những người lúc này bị coi là “mù chữ” – đã có một nền văn hoá cả ngàn năm của mình. Giới tu hành ở cả thành thị và nông thôn, mà những đại diện cá biệt của nó ngay từ trước cách mạng đã tỏ rõ mình như những trí thức (để thí dụ, cha Pavel Florenskiĭ), đã một lần nữa sản sinh ra một loạt trí thức kiệt xuất (Sergiĭ Bulgakov, Viktorin Dobronravov, Aleksandr El’chaninov và nhiều người khác).

May 6, 2011

Dmitriĭ Likhachëv - Phẩm tính trí thức (Phần 2)


La Thành dịch và chú thích
 
Thư gửi ban biên tập, “Novyĭ mir”, 1993, №2, trang 3–9

3.

Vậy, những trí thức Nga đầu tiên là ai?

Giá như Vladimir Monomakh [1] không viết Huấn ca chủ yếu dành cho các quân vương, thì sự liêm chính của ông và việc ông biết đến năm thứ tiếng có thể đã là căn cứ để xếp ông vào hàng những trí thức đầu tiên. Nhưng phẩm hạnh của ông đã không luôn luôn phù hợp với những quy tắc phổ quát và vĩnh cửu của đạo đức. Lương tâm của ông chỉ giới hạn trong việc phụng sự vương quyền.

May 5, 2011

Dmitriĭ Likhachëv - Phẩm tính trí thức (Phần 1)


La Thành dịch và chú thích
 
Thư gửi ban biên tập, “Novyĭ mir”, 1993, №2, trang 3–9

1.

Tình hình hiện nay thôi thúc tôi gửi tới ban biên tập bức thư này, bày tỏ ý kiến của mình (không phải lần đầu tiên) về những chủ đề liên quan tới địa vị, vai trò và tầm quan trọng của giới trí thức trong xã hội chúng ta.

Đây không phải một bài báo, mà là một bức thư. Thôi thì tôi cứ nói không theo một trình tự chặt chẽ, mà theo cách tôi mường tượng hiện nay về thực tại, theo cách mà kinh nghiệm sống của bản thân đang thúc bách tôi lên tiếng.

May 4, 2011

Dave Eggers và Nínive Clements Calegari (The New York Times, 30/04/2011) – Lương giáo viên thấp: Xã hội phải trả giá đắt.



Bản dịch được thực hiện nhân đọc bài: Sự thật bất công mà giáo viên phải chịu đựng

Khi không thu được kết quả như ý trên chiến trường chúng ta không đổ vạ những người lính. Chúng ta không nói: “Đấy là do bọn lính tráng lười biếng, lại muốn tiền nhiều! Đấy là lí do vì sao chúng ta không thắng ở Afghanistan!” Không, nếu kết quả không như ý thì chúng ta sẽ phê phán những người lập kế hoạch chiến dịch. Chúng ta sẽ phê phán các tướng lĩnh, phê phán bộ trưởng quốc phòng và Hội đồng tham mưu trưởng liên quân. Không ai lại nghĩ đến việc phê phán những quân nhân nam nữ đang ngày đêm chiến đấu trong chiến hào vì đồng lương ít ỏi và chẳng được mấy người biết tới đó.
Nhưng trong lĩnh vực giáo dục chúng ta lại làm đúng như thế. Khi chúng ta không hài lòng với điểm số mà các họ trò của chúng ta nhận được khi thực hiện những bàì kiểm tra theo tiêu chuẩn quốc tế thì chúng ta phê phán các giáo viên. Khi chúng ta không hài lòng với kết quả một trường học cụ thể nào đó chúng ta cũng phê phán giáo viên và cắt bớt các nguồn lực của họ.  

May 3, 2011

Ronald Dvorkin (Russ.ru, 25/04/2011) -Bảo vệ quyền con người là bảo vệ người dân khỏi chính phủ


Tạp chí Russ.ru: Thưa ông Dvorkin kính mến, ông có nghĩ rằng khi các nhà luật học nói về các nguyên tắc dân chù và các nguyên tắc của chính quyền dân chủ thì những người bảo vệ nhân quyền có chấp nhận (và nói chung có hiểu) các luận điểm của họ hay không? Hơn thế nữa, những người bảo vệ nhân quyền có sử dụng cùng một thuật ngữ như những người tham gia vào hệ thống chính trị khi họ nói về dân chủ hay không? Có thể phân loại được những sự giống nhau và khác nhau đó, nếu quả thật là chúng có tồn tại hay không? 

May 2, 2011

N. A. Berdaev - Chân lí của triết học và sự thật của người trí thức (Tiếp theo và hết)



Chủ nghĩa duy vật kinh tế cũng bị hiểu một cách sai lạc và bị người ta xuyên tạc, giống như đã làm với chủ nghĩa thực chứng khoa học nói chung. Chủ nghĩa duy vật kinh tế là học thuyết chủ yếu mang tính khách quan, nó đặt cái gốc mang tính khách quan của sản xuất chứ không phải gốc chủ quan của phân phối vào trung tâm của đời sống xã hội. Học thuyết này cho rằng bản chất của lịch sử loài người nằm ở quá trình chiến thắng mang tính sáng tạo trước tự nhiên, trong xây dựng kinh tế và tổ chức lực lượng sản xuất. Toàn bộ thể chế xã hội cùng với những hình thức phân phối công bằng đặc trưng của nó, thái độ chủ quan của các nhóm xã hội khác nhau phải phục tùng cái gốc sản xuất mang tính khách quan này. Cũng cần phải nói rằng chủ nghĩa Marx, trong khía cạnh khoa học-khách quan của nó, từng tồn tại mầm mống lành mạnh, điều đó đã được một người khoa học nhất và có văn hoá nhất trong số những người mác-xít của chúng ta là P. B. Struve[1] khẳng định và phát triển. Nhưng nói chung, cả chủ nghĩa duy vật kinh tế lẫn chủ nghĩa Marx đều bị hiểu sai và tiếp thu theo kiểu “chủ quan” và được cải biến để thích nghi với tâm lí truyền thống của giới trí thức. Ở Nga, chủ nghĩa duy vật kinh tế đã không còn tính chất khách quan nữa, yếu tố khách quan bị đẩy ra phía sau, yếu tố giai cấp-chủ quan của phong trào dân chủ-xã hội thì nhảy lên mặt trước. Chủ nghĩa Marx thoái hoá theo lối dân tuý, còn chủ nghĩa duy vật kinh tế thì biến thành một hình thức mới của “xã hội học chủ quan”. Những người mác-xit Nga đã bị tình yêu đối với quyền bình đẳng và niềm tin vào chiến thắng không xa của chủ nghĩa xã hội và khả năng giành chiến thắng đó, thậm chí trước cả phương Tây, cầm tù. Yếu tố khách quan của chân lí đã chìm nghỉm trong yếu tố chủ quan, chìm trong quan điểm “giai cấp” và tâm lí giai cấp. Ở Nga, triết lí của chủ nghĩa duy vật kinh tế đã biến thành “chủ nghĩa chủ quan mang tính giai cấp”, thậm chí trở thành khoa thần bí mang tính giai cấp vô sản nữa. Trong tình hình triết học như thế, nhận thức không thể hướng về các điều kiện phát triển khách quan của nước Nga mà tất yếu bị cái ước muốn giành cho bằng được cái tối đa trừu tượng cho giai cấp vô sản, cái tối đa theo quan điểm của một nhúm trí thức không hề muốn biết bất kì chân lí khách quan nào, nuốt gọn. Cuộc sống của nước Nga không tạo điều kiện cho triết học và khoa học xã hội nở hoa kết trái. Triết học và khoa học bị hiểu theo lối trí thức-chủ quan.

Phái Kant trẻ bị xuyên tạc ít hơn vì ít được ưa chuộng và ít phỏ biến hơn. Nhưng vẫn có một giai đoạn, khi chúng ta rất muốn sử dụng phái Kant trẻ nhằm canh tân một cách có phê phán chủ nghĩa Marx và đặt lại nền móng cho chủ nghĩa xã hội. Ngay cả một người có tinh thần khoa học và khách quan như Struve mà trong tác phẩm đầu tay cũng đã phạm sai lầm khi giải thích lí thuyết về nhận thức của Riehl[2] theo lối quá thiên về xã hội học, còn nhận thức luận của Riehl thì được giải thích theo lối có lợi cho chủ nghĩa duy vật kinh tế. Còn Simmel[3] thì có thời được coi gần như là một người mác-xít, mặc dù ông có rất ít điểm chung với chủ nghĩa Marx. Sau này, tinh thần của phái Hegel trẻ và phái Fichte[4] trẻ cũng được coi là công cụ nhằm thoát khỏi chủ nghĩa Marx và chủ nghĩa thực chứng và là phương tiện thể hiện những lí tưởng chưa thật sự chín muồi. Truyền thống sáng tạo của phái Hegel trẻ không thâm nhập được vào triết học Nga, triết học thực sự của Nga đi theo một hướng khác, ta sẽ thảo luận vấn đề này sau. Công bằng mà nói việc quan tâm đến Kant và Fichte, đến chủ nghĩa duy tâm Đức đã nâng cao được trình độ văn hoá-triết học và là cầu nối đến những hình thức triết học cao hơn.

May 1, 2011

N. A. Berdaev - Chân lí của triết học và sự thật của người trí thức (Phần 1)




Trong giai đoạn khủng hoảng và nhận diện các sai lầm của mình, trong giai đoạn đánh giá lại các hệ tư tưởng cũ, cần phải xem xét lại cả thái độ của chúng ta với triết học nữa. Thái độ truyền thống của giới trí thức Nga với triết học phức tạp hơn là người ta tưởng lúc ban đầu, và việc phân tích thái độ đó có thể cho thấy một số đặc trưng tinh thần chủ yếu của giới trí thức của chúng ta. Tôi xin nói về giới trí thức theo nghĩa truyền thống của từ này trong tiếng Nga, tức là giới trí thức phe nhóm, bị chia tách một cách giả tạo khỏi đời sống chung của dân tộc. Đấy là một thế giới đặc thù, cho đến nay vẫn sống một cuộc đời khép kín dưới áp lực kép: áp lực quan phương ngoại tại, tức là áp lực của chính quyền phản động và áp lực nội tại, tức là sức ỳ của tư duy và tính bảo thủ của cảm xúc; không phải không có lí khi người ta gọi đấy là bọn “trí ngủ” để phân biệt với giới trí thức theo nghĩa rộng nhất, theo nghĩa toàn dân tộc và lịch sử của từ này. Những nhà triết học mà giới trí thức Nga không thèm công nhận, coi đấy là những người thuộc thế giới khác, thế giới thù địch với họ, cũng thuộc giới trí thức nhưng không phải là “trí ngủ”. Giới trí thức đặc thù của chúng ta có thái độ như thế nào đối với triết học, đấy là nói cái thái độ không hề thay đổi dù có những đổi thay nhanh chóng trong các xu hướng triết học? Đấy là tính bảo thủ và thủ cựu cộng với xu hướng chạy theo cái mới, chạy theo những trào lưu mới nhất của châu Âu, nhưng không bao giờ tiếp thu một cách sâu sắc. Thái độ đối với triết học thì cũng thế.