July 10, 2024

THỰC TẠI, TÂM LINH VÀ CON NGƯỜI HIỆN ĐẠI (20)

  (Reality, Spirituality and Modern Man)

David Hawkins, M. D., Ph. D.

Phạm Nguyên Trường dịch


CHƯƠNG 19

 

Tu tập

 

Dẫn nhập

Mục đích của tất cả những tác phẩm và bài giảng trước đó là cung cấp các phương tiện cho việc áp dụng theo lối thực dụng, thực tế, theo lối chủ quan các nguyên tắc và khám phá quá trình tiến hóa của ý thức hướng tới Chứng ngộ và khám phá ra Sự thật Tâm linh. Do đó, tất cả các tác phẩm trước đây là hiến dang cho Thiên Chúa và khám phá Thần tính theo lối chủ quan như là Thực tại Tối thượng và Cội nguồn gốc của đời sống và tồn tại.

Để khẳng định ý định này, tất cả các cuốn sách đều bắt đầu và kết thúc với tuyên bố, “Vinh danh Thiên Chúa trên các tầng trời!”. Tầng hiệu chỉnh sự thật và ý thức của tất cả các cuốn sách đều được nêu rõ nhằm hỗ trợ trong việc định hướng. Mục đích của các tác phẩm đã được xuất bản phù hợp với quá trình phát triển và tiến hóa của nghiên cứu tổng thể và những khám phá, cũng như trình bày từng bước một phương thức nghiên cứu mới, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổng hợp tính chủ quan và tính khách quan. Cũng phát hiện được rằng việc tiếp xúc với những khám phá và đưa vào bối cảnh thích hợp là có tính chuyển hóa theo lối chủ quan.

Nhờ có hiểu biết ý thức, con đường tu tập đã xuất hiện, tạo thuận lợi cho quá trình tiến hóa tâm linh và sự thật tâm linh, cả quá khứ và hiện tại, đều có thể xác minh một cách dễ dàng. Như vậy là, đệ tử tâm linh hay tín đồ tôn giáo hiện nay có điều kiện thuận lợi hơn hẳn mọi người trong quá khứ, lúc đó họ chỉ có thể dựa vào tin đồn, danh tiếng, hoặc sự khẳng định mang tính văn hóa, coi đó là xác minh.

Vì không có la bàn, trong suốt chiều dài của lịch sử đã có rất nhiều sai lầm, đấy hậu quả của những hạn chế trong quá trình tiến hóa của chính ý thức của con người. Những sai lầm như thế không thể nào xảy ra được nữa, vì hiện nay đã có sẵn phương tiện nhằm xác định sự thật của bất kỳ giáo lý, vị thầy, và truyền thống tôn giáo hoặc tâm linh nào. Giá trị cốt lõi của công trình nghiên cứu hiệu chỉnh ý thức là phân biệt bản chất với biểu hiện bên ngoài, và do đó, phân biệt được thật giả (vọng tưởng).

Đánh giá lịch sử: Tóm tắt

Sự xuất hiện của nghiên cứu và điều tra về các thực tại và sự thật tâm linh/tôn giáo, tự nó đã có giá trị mang tính thực dụng rồi. Phương pháp nghiên cứu đã mở ra ngay trước mặt người ta những lĩnh vực thông tin mà trước đây tâm trí con người chưa bao giờ tiếp cận được.

Mấu chốt của nghiên cứu lâm sàng là phản ứng sinh lý được quyết định bởi tầng ý thức và sự thật của bản chất chứ không phải hình thức bên ngoài của vấn đề đang được nghiên cứu. (Công trình nghiên cứu được thực hiện trong thời gian gần đây cũng xác nhận phản ứng của đồng tử. [Davis, 2007]). Người ta cũng phát hiện được rằng, các đệ tử tâm linh đã tiến hóa tương đối cao không yếu đi khi phản ứng trước các kích thích tiêu cực (ví dụ, đèn huỳnh quang, thuốc trừ sâu và đường hóa học). Phát hiện này dẫn đến cách làm, theo đó những người còn ngây thơ được kiểm tra trước khi bắt đầu chính thức theo khóa học tâm linh [cuốn Bải tập (Workbook) trong khóa học về Phép lạ] và sau đó kiểm tra theo từng giai đoạn. Phát hiện được rằng, sau ba tháng làm những bài tập cụ thể này thì các đối tượng kiểm tra trở thành miễn nhiễm với các kích thích tiêu cực. (Hiện tượng tương tự cũng xảy ra với bất kỳ khóa học tâm linh chính trực nào khác).

Dường như các phản ứng trong quá trình kiểm tra sinh lý được quyết định bởi chính tầng ý thức giữ thế thượng phong của nó. Để ghi lại phản ứng, thang đo ý thức tùy chọn từ 1 đến 1.000 đã được sử dụng, nhưng nó nhanh chóng chứng tỏ là không thực tế: các con số gia tăng với tốc độ quá nhanh; do đó, chúng tôi phát hiện được rằng thang đo hàm số mũ có thể biểu thị tốt hơn sức mạnh tương đối của năng lượng của ý thức. Chúng tôi tạo ra một thang đo từ 1 đến 1.000, bao gồm tất cả các tầng tiềm năng và toàn bộ đời sống, có ích theo lối thực dụng, theo nghĩa là nó bao gồm tất cả các tiềm năng.

Tầng ý thức cao nhất (1.000) là kết quả của quá trình hiệu chỉnh các Tháng thần Giáng thế Vĩ đại của nhân loại, mà cụ thể là Chúa Jesus Christ, Đức Phật, Krishna và Zoroaster. Sau đó là phát hiện quan trọng: tầng ý thức dưới 200 biểu thị giả dối và những tầng từ 200 trở lên chứng tỏ sự thật đang gia tăng. Đường phân giới này cũng là đường phân tách đặc tính của lực lượng bên ngoài (dưới 200) và sức mạnh bên trong (cao hơn 200).

Tôi dành ba mươi năm tiếp theo cho việc nghiên cứu trong mọi lĩnh vực của đời sống của con người, nhấn mạnh vào nhận thức các tầng của sự thật và hiện thực tâm linh. Như vậy là, đã xác nhận bằng trải nghiệm và theo lối chủ quan những khám phá của công trình nghiên cứu lâm sàng, từ đó xuất hiện phổ có thể xác nhận được và hệ hình của thực tại, tương quan với tầng ý thức, cũng như trải nghiệm của lịch sử loài người, trong đó có những trạng thái tâm linh rất cao của các giác giả đã chứng ngộ.

Ứng dụng nghiên cứu ý thức vào hầu hết các khía cạnh của đời sống đã diễn ra trong hàng chục năm và được hỗ trợ bởi những khám phá của nhiều nhà nghiên cứu và các nhón nghiên cứu độc lập trên toàn thế giới. Các phản hồi của họ lại thúc đẩy chúng tôi nghiên cứu thêm hầu hết các khía cạnh của tồn tại trong khoảng thời gian dài hơn hẳn, và thậm chí vượt ra ngoài vọng tưởng của chính thời gian. Từ đây xuất hiện nguyên tắc nói rằng tất cả các tuyên bố về sự thật chỉ đúng trong một bối cảnh cụ thể. Do đó, lần đầu tiên trong lịch sử nhận loại, đã tìm được phương pháp xác định sự thật có thể kiểm chứng được.

Vì bối cảnh tối thượng là trường vô biên vô tế của chính ý thức, nằm ngoài thời gian hoặc vị trí mang tính khái niệm, những khu vực được mở ra cho nghiên cứu là không giới hạn. Kết quả (được trình bày trong Truth vs. Falsehood) trải rộng từ những hiện tượng dường như là rất trần tục đến những tầng nhận thức tâm linh cao cấp nhất và cho tới chính trạng thái Chứng ngộ. Sự thật đó có thể được nhận dạng, xác minh và xác thực là khối kiến thức mới mẻ dành cho nhân loại, chính nhân loại cũng mới chỉ vượt lên khỏi tầng ý thức 200 để vươn lên tới tầng 204 hồi những năm 1980 mà thôi. Chính bước nhảy này dường như báo hiệu kỷ nguyên mới trong quá trình tiến hóa của nhân loại, tức là, xuất hiện giống người Homo Spiritus (mời đọc tác phẩm I: Reality and Subjectivity).

Như vậy là, không chỉ sự thật mà sự thật chính xác đến mức nào về bất cứ điều gì, ở bất cứ đâu, nằm ngoài thời gian hoặc không gian đều có thể được xác định chỉ trong vài giây. Khá tình cờ là, trong những thập kỷ mà chúng tôi phát triển phương pháp nghiên cứu này thì trong cơ học lượng tử và vật lý lượng tử cũng có những bước tiến bộ, cung cấp cho chúng ta hệ hình mở rộng về vũ trụ. Phôi thai cho những khám phá này là Nguyên lý bất định Heisenberg, vì vậy, chính ý thức đã trở thành mắt xích liên kết giữa các chiều kích tuyến tính và phi tuyến, và do đó, liên kết giữa lý trí và đức tin.

Quá trình học tập

Bằng nghiên cứu ý thức, đã khẳng định được rằng chỉ cần đọc những cuốn sách đã xuất bản hoặc nghe các bài giảng về nghiên cứu ý thức cũng đã dẫn đến những tiến bộ có thể đo lường được trong tầng ý thức của cá nhân và do đó, thăng tiến về tâm linh rồi. Tự nó, những thông tin cơ bản này rõ ràng là có tính chuyển hóa vì nó đưa trải nghiệm và hiểu biết vào bối cảnh mới, kết quả là quá trình mở rộng hệ hình, bằng cách đó, ý nghĩa nào đó được chuyển hóa, đó là do hệ quả của việc đưa vào bối cảnh mới chứ không phải là xử lý theo lối tuyến tính.

Chúng tôi đã cố ý xuất bản một loạt cuốn sách theo thứ tự: Qualitative and Quantitative Analysis and Calibration of the Levels of Human Consciousness (1995), Power vs. Force (1995), The Eye of the I (2001), I: Reality and Subjectivity (2003), sau đó là Truth vs. Falsehood (2005), Transcending the Levels of Consciousness (2006), and Discovery of the Presence of God (2007).

Một loạt bài giảng trên đĩa CD và DVD cũng góp phần làm rõ nội dung những cuốn sách vừa nói. Nội dung của các buổi hội thảo không chính thức cũng được ghi trên đĩa CD.

Ứng dụng thực tế

Hầu hết mọi người đều đã có sẵn một số định hướng tôn giáo/tâm linh, đấy là kết quả của cách sống, của nền văn hóa hay trong gia đình. Trong những cách sống đó truyền thống là những sự thật phổ quát hiện nay có thể dễ dàng được xác nhận. Ngoài ra, tác phẩm Truth vs. Falsehood còn cung cấp cho người đọc những xác nhận đã được hiệu chỉnh về cội nguồn của sự thật tâm linh, cũng như danh sách các đạo sư và giáo lý chính trực.

Những con đường tâm linh truyền thống là thông qua giáo dục và nghiên cứu kinh sách tâm linh chính trực, có sức cuốn hút tự nhiên bằng những nguyên tắc và giáo lý khác nhau. Bằng cầu nguyện, ý định của người tầm đạo được tiếp thêm sức mạnh cho nên tầng sự thật sẽ được tiết lộ dần dần, phù hợp với tầng của ý thức đang giữ thế thượng phong cũng đang thăng lên. Do đó, quan trọng là không trộn lẫn các tầng ý thức, vì làm như thế có thể tạo ra những hiện tượng dường như là mơ hồ. Tốt hơn hết là giữ tất cả thông tin mang tính thăm dò, vì sinh lý não sẽ tự thay đổi khi ý thức thăng lên, nó sẽ giúp cho người ta nhận thức được toàn bộ vấn đề.

Mỗi người có thể chọn một khái niệm tâm linh cơ bản làm chủ đề cho một ngày và dùng chiêm nghiệm, thiền định và cầu nguyện cộng với những hành có tính dâng hiến. Nhiều người thấy rắng các tác phẩm Practice of the Presence of God do Brother Lawrence chấp bút (2005) hay Centering Prayer do Father Thomas Keating chấp bút (2004) là rất hữu ích. Cũng nên tìm kiếm “các thiện tri thức” và tránh những người, những địa điểm và trò giải trí có điểm hiệu chính dưới tầng 200. Trong đó có những hoạt động mà tên gọi là tâm linh, nhưng có điểm hiệu chỉnh khá thấp. Vì vậy, tốt nhất là nên tránh hội chợ của Thời đại Mới (New-Age fairs) các ông đồng bà cốt và các thiết bị được cho là làm gia tăng tầng ý thức của con người. Cũng tránh những thứ giật gân hoặc được quảng bá, chẳng hạn như mời tham gia “khóa huấn luyện” “công năng siêu phàm” hay công năng đặc dị. Những “bí mật” được bán để kiếm lời có điểm hiệu chỉnh khá thấp. Vì thế, khôn ngoan là không để “những bí ẩn của người xưa” (điểm hiệu chỉnh 160) quyến rũ, nó có sức cuốn hút bản ngã tâm linh muốn trở thành “đặc biệt”.

Sự thật tâm linh không có bí mật nào hết. Sự thật tâm linh là miễn phí và minh bạch. Lưu ý rằng không có thánh thần giáng thế vĩ đại nào hay vị thầy tâm linh vĩ đại nào trong lịch sử che dấu bất kỳ “bí mật” nào hết. Ngược lại, họ nói một cách tự do, cởi mở và không hạn chế, tất cả đều vì lợi ích của nhân loại.

Bằng thiện chí và lòng nhân từ với đời sống trong mọi biểu hiện của nó, vẻ đẹp bẩm sinh và sự hoàn hảo của nó tỏa sáng như là Ánh hào quang, tồn tại xuất hiện từ đó. Cần nhớ rằng trong thế giới có thể quan sát được này không có cái gì là “nguyên nhân” của bất cứ cái gì khác, và mọi thứ chỉ đơn giản là thể hiện của tiềm năng tự xuất hiện, như là thực tại, đấy là hệ quả của quá trình tiến hóa liên tục của Tạo hóa. Hiện tượng này là trọng tâm của các lý thuyết về sự xuất hiện và độ phức tạp của lý thuyết khoa học tiên tiến (Theise, 2006).

Trong quá trình quán chiếu, cần nhận ra rằng hiện tượng “chứng kiến” và “quan sát” hoặc “trải nghiệm” là tự trị, xảy ra một cách tự phát và về bản chất là phi cá nhân. Cũng lưu ý rằng những phẩm chất trần tục của ham muốn là do bản ngã phóng chiếu ra ngoài. Nhận ra rằng hạnh phúc là kết quả của tầng ý thức (con người mà người đó trở thành) chứ không phải là của cải hay trải nghiệm.

Bằng cách xác nhận thiện nghiệp không nhìn thấy được, những sự kiện hoặc hoàn cảnh khó chịu có thể trở thành hữu ích. Có thể coi chúng là hoàn trả nợ nghiệp. Kết quả là, luôn luôn tha thứ cho mình, nhưng chấp nhận rằng, có lẽ do không thể nhớ lại được, mình đã từng là thủ phạm chứ không phải là nạn nhân là cách hành xử tốt. Khi đã hiểu rõ hoàn toàn, cuộc đời của con người được coi là mang lại lợi ích tối ưu cho quá trình phát triển nhận thức của cá nhân cũng như của toàn nhân loại.

Ý định tâm linh có thể có sức mạnh nhờ kiên nhẫn, thỉnh cầu, kiên trì, cầu nguyện, phó thác và khiêm nhường sâu sắc. Sự thật và Thực tại sẽ tự bộc lộ mà không cần nỗ lực khi những trở ngại được loại bỏ. Nên tránh những phương pháp tâm linh giả tạo, chẳng hạn như “huấn luyện bay lên”, thần chú, tư thế, kỹ thuật thở cưỡng bức và những biện pháp nhân tạo khác. (Ghi chú pranayama [kiểm soát hơi thở] có điểm hiệu chỉnh 190).

Năng lượng tâm linh hay kundalini tự xuất hiện như là kết quả của sự dâng hiến tâm linh, tận tâm và tiến hóa tâm linh. Chấp nhận rằng mình đang bị số phận tâm linh lôi luốn chứ bị quá khứ thúc đẩy theo lối nhân quả. Như vậy là, đệ tử tâm linh phản ứng trước tiếng gọi bên trong do Đại ngã dàn xếp, cuốn hút đệ tử đến với số phận trong tương lai của họ.

Quá trình tiến hóa tâm linh là cam kết trọn đời và một lối sống, theo đó thế giới và tất cả mọi trải nghiệm đều phục vụ cho ý định tâm linh. Không có sứ mệnh nào cao hơn quyết định trở thành tôi tớ Chúa. Cùng với quá trình tiến bộ tâm linh, mỗi bước thăng tiến đều có vai trò quan trọng ngang nhau vì, có thể nói, đấy chỉ là loại bỏ một viên gạch mà cả một bức tường sụp đổ, và cái dường như không thể lại trở thành có thể.

Trước sau gì, cái dường như là kỳ diệu cũng có thể bắt đầu xuất hiện theo lối tự phát. Quan trọng là nhận ra rằng những hiện tượng này không phải do chính mình hay tự ngã của mình làm, và rằng chúng không phải là “sức mạnh” mang tính ma thuật nào đó. Những sự kiện kỳ diệu chỉ đơn giản là hiện thực hóa tiềm năng, nó sẽ xuất hiện khi có điều kiện thích hợp. Một trong những điều kiện là năng lượng của tầng ý thức cao. Từ tầng ý thức thậm chí còn cao hơn, sẽ trở nên rõ ràng rằng tất cả các hiện tượng đều thực sự xảy ra một cách tự phát, đấy là kết quả của quá trình tiến hóa của chính vũ trụ, và do đó, không chỉ đời sống là hoàn hảo tại bất kỳ thời điểm nào, mà nó còn là sự mặc khải liên tục trong đó người đó là người tham gia/người quan sát.

Khi bản ngã đang trong quá trình gom lại và hòa tan vào Đại ngã, có thể có những giai đoạn và khoảng thời gian, khi người ta cảm thấy mình có thể sắp chết. Đó chỉ là một cảm giác sai lầm của bản ngã, bản ngã có thể phải chết, và do đó, sẽ an toàn khi phó thác cho hiện tượng này. Đây cũng là thời điểm để từ bỏ việc sợ cái chết thể xác. Cơ thể sẽ hoặc là đi hoặc sẽ không đi nữa. Trên thực tế, tùy chọn này không dành cho tự ngã cá nhân mà chỉ dành cho Đại ngã.

Ở tầng cao hơn, năng lượng có thể xuất hiện, năng lượng này liên quan với nghiệp chướng, mà người ta không thể nhớ được hay thỏa thuận đã bị quên. Giải pháp cho mọi bế tắc hay nghi ngờ bao giờ cũng là phó thác sâu sắc cho Ý Chúa.

Tự phê bình hay nghĩ rằng mình “nên” tiến xa hơn nữa chẳng mang lại lợi ích gì. Quá trình tiến hóa tâm linh diễn ra không theo quy luật nào và đôi khi thấy nó diễn ra chậm chạp, có lúc lại thấy dường như dẫm chân tại chỗ. Phải nhận ra rằng mặc cảm tội lỗi là ham mê mang tính ái kỷ. Có thể có những khoảng thời gian buồn chán kéo dài, dường như không có gì tiến triển hết. Đó là mưu mẹo; “thời gian buồn chán, kéo dài” là hiện tượng đang xảy ra như thể nó là cuộc sát hạch về lòng quyết tâm. Có thể vượt qua những giai đoạn này bằng cách siêu việt mong muốn của bản ngã tâm linh tìm kiếm lợi ích thông qua “tiến bộ”. Do đó, chính thất vọng là dấu hiệu của việc tìm cách kiểm soát những thứ thực ra là không thể kiểm soát được.

Nên nhớ rằng “những người chờ đợi cũng đang phụng sự”. Thậm chí có những giai đoạn kéo dài nhiều năm mà dường như không có tiến bộ nào, có thể đột nhiên có những bước tiến rất nhanh và rất lớn, thậm chí có thể nhanh và lớn hơn hẳn điều mà người ta kỳ vọng.

Bước tiến như thế có thể dẫn tới những trạng thái như niềm vui, phúc lạc hay thậm chí là mê ly, và người ta không còn có thể hoạt động trong thế gian này được nữa. Đạt đến những trạng thái này có thể buộc người ta phải thay đổi cách sống. Người ta cũng có thể phát hiện ra rằng tìm cách giải thích với gia đình hoặc bạn bè có thể là vô ích, và quá trình chuyển hóa phải được thực hiện cùng với lòng từ bi đối với quan điểm của những người kia. Buồn cười là những nhận xét đầy vẻ châm biếm của họ: “Anh ấy (cô ấy) chắc là bị điên” là một sự kiện ngược đời, vì tự ngã tâm trí “suy nghĩ”, nhưng ngược lại, Đại ngã âm thầm “biết”.

Cũng cần nhớ rằng bản ngã và đời sống vật lý của con người là phù du, số phận của linh hồn nằm ngoài thời gian. Vì vậy, quyết định có nghĩa là từ bỏ cái nhỏ hơn để giành được cái lớn hơn. Mặc cho sự phản đối của người thân, bạn bè, các công sự trong kinh doanh, hầu hết những người đó đều cảm nhận được bằng trực giác ý nghĩa của phản ứng trước lời kêu gọi cao cấp hơn.

Lối sống tâm linh

Đây là lĩnh mà rất nhiều đệ tử thắc mắc và cảm thấy không chắc chắn. Cam kết tâm linh mở ra một số lựa chọn thay thế, ví dụ như:

1. Từ bỏ thế gian và gia nhập một cộng đồng tâm linh, đạo tràng hoặc khu vực ẩn dật nào đó. Những tổ chức thường được liên kết với một tỏ chức tôn giáo hoặc tổ chức tâm linh chính thức nào đó, và một số thậm chí có thể yêu cầu đệ tử phát nguyện hoặc tham gia các nghi lễ nhập môn. Một số dòng tu chính thức tuân theo học thuyết của giáo hội, và do đó, có thể yêu cầu thừa nhận cam kết.

Một số khu ẩn dật nhấn mạnh việc ẩn cư một mình và thiền định, có những giai đoạn nhịn ăn hoặc tránh tiếp xúc với thế giới bằng giác quan. Những tổ chức chính thức khác nhấn mạnh các hoạt động tâm linh theo nhóm, trong đó có làm việc, thờ phượng, đọc sách, đối thoại và chia sẻ trong nhóm. Chỉ giữ lại những thứ cần thiết tối thiểu, thường thì tài sản của mỗi  người đều cống hiến cho cả nhóm. Phải từ bỏ tất cả của cải và những ràng buộc, thường thì những cuộc viếng thăm cũng bị hạn chế.

Các nhóm tôn giáo có thể phải tuân thủ những hạn chế liên quan tới giáo lý của giáo hội. Ngoài ra, bản ngã tâm linh còn thích thú với những hiện tượng làm cho mình trở thành đặc biệt như đầu trọc, quần áo, và những thứ tương tự khác. Tương tự như bất kỳ quá trình theo đuổi tâm linh nào, quan trọng là phải hiệu chỉnh tầng ý thức của nhóm hoặc tổ chức cũng như học thuyết và biện pháp tu tập chính thức của nó.

2. Các khóa tu cung cấp cho người ta những hoàn cảnh thuận lợi trong thời gian ngắn và thường được một tổ chức nào đó tài trợ hoặc có người lãnh đạo khóa tu, cả hai đều cần được hiệu chỉnh tầng ý thức.

3. Thực hành tâm linh trong cuộc sống đời thường về nhiều mặt thực chất là cách tiếp cận thuận lợi nhất và mang lại nhiều lợi ích nhất. (Tuyên bố này có điểm hiệu chỉnh là đúng). Nhiều người nhận thấy rằng trong sạch và thánh thiện khi sống ở một chỗ an toàn, cách ly khỏi thế gian là một chuyện, nhưng giữ vững cam kết trong cái thế giới đầy những cám dỗ và mâu thuẫn này lại là chuyện hoàn toàn  khác.

Tiến bộ tâm linh diễn ra theo giai đoạn. Khởi đầu, người ta học và nghiện cứu các thực tại tâm linh. Sau đó là thực hành và áp dụng giáo lý vào tất cả các khía cạnh của đời sống, và cuối cùng, người đó trở thành giáo lý. Bằng cách dâng hiến, cuộc sống của người đó trở thành lời cầu nguyện. Bằng tận tâm, cam kết và thực hành, các khái niệm tâm linh trở thành hiện thực được trải nghiệm. (Một đệ tử đã trưởng thành nói: “Làm sao tôi có thể tha thứ cho kẻ thù của mình khi tôi không còn kẻ thù nữa?”)

Công việc thường làm trong cuộc sống hàng ngày là ngồi thiền vào buổi sáng và buổi tối. Những buổi thiền tập này ban đầu có thể kéo dài từ 20 đến 30 phút và kéo dài mỗi lần thành một giờ hoặc hơn. Mặc dù một câu thần chú ngắn hoặc tụng kinh có thể giúp đi vào thiền định, nhưng tự nó là chưa đủ và, nếu làm đọc quá nhiều lần có thể chỉ dẫn đến thay đổi trạng thái của ý thức. Các đồ tế lễ như chuông, bộ gõ, âm nhạc, nhang, cờ, dầu, nến và các dụng cụ khác thì cũng thế. Vì vậy, lời khuyên là nên hiệu chỉnh tầng của bài kinh hoặc câu thần chú. Những câu thần chú “bí mật”, đặc biệt là những câu thần chú được người ta rao bán, thì không có gì đặc biệt và những sản phẩm được bán thường chỉ có điểm hiệu chỉnh ở tầng 290.

Mỗi ngày chọn một bài hoặc một khái niệm tâm linh làm chủ đề quán chiếu là việc làm hữu ích. Đây là cách đưa toàn bộ ngày hôm đó và trải nghiệm về nó vào bối cảnh mới. Ví dụ, có thể chọn một bài từ A Course in Miracles, một bước trong chương trình mười hai bước, một bài Thánh thi, hoặc một tiền đề tâm linh cơ bản, chẳng hạn như phó thác, khiêm tốn, hoặc buông bỏ kiểm soát hoặc mong muốn đạt được lợi ích. Khi làm đi làm lại trong một khoảng thời gian, việc này sẽ được kết hợp vào tính cách của người đó và trở thành mối quan tâm của ngưới đó, rồi người đó tự nhiên trở thành nhân từ, yêu thương đối với toàn bộ đời sống trong tất cả những biểu hiện của nó, và nhận thức được sự hoàn hảo và vẻ đẹp trong từng khoảnh khắc.

Kết hợp vào đời sống hàng ngày, việc tu tập tâm linh có thể trở thành hình thức thường xuyên buông bỏ ý chí, rồi sau đó sẽ trở thành người chứng kiến và quan sát phi nỗ lực. Sau đó người ta sẽ phát hiện ra rằng những khả năng này là phẩm chất của ý thức, chứ không còn mang tính cá nhân nữa.

4. Chú tâm tâm linh, tương tự như “khuynh hướng tư duy” (mind set[1]), qua đó quá trình lý tâm linh trở thành ưu tiên. Cuối cùng, vọng tưởng về một “tôi’ riêng biệt, tách biệt đang “thực hiện” quá trình xử lý biến mất. Sau đó người ta sẽ chứng kiến hiện tượng này là tự nó diễn ra theo lối tự phát.

Một cách nhanh chóng để đạt đến trạng thái phi nỗ lực này là kỹ thuật khá đơn giản: thôi chống lại tri giác/trải nghiệm về quãng thời gian hoặc khoảng thời gian. Đây là kỹ thuật quá đơn giản nhưng đầy sức mạnh, và phần thưởng là sự giải thoát một cách đột ngột khỏi áp lực “thời gian” diễn ra một cách thường xuyên, nhưng ta thường không nhận thức được, áp lực thời gian tô màu và đưa trải nghiệm đời sống trần thế vào bối cảnh. Phá vỡ sự thống trị của vọng tưởng về thời gian là công việc có thể thực hiện được. Sau đó người ta sẽ phát hiện được rằng thời gian là phóng chiếu từ ý thức và chỉ là hệ thống niềm tin, từ đó bản ngã “theo dõi thời gian” quá trình chứng kiến các hiện tượng xuất hiện. Thoát khỏi sự thống trị của thời gian, thì sẽ có cảm giác tự do và niềm vui bên trong cực kỳ lớn. (Lý thuyết lượng tử cũng cho rằng thời gian là phóng chiếu từ ý thức con người chứ không phải phẩm chất bẩm sinh của vũ trụ [Lynds, 2003]).

Chặng cuối

Khi các điều kiện, trong đó có khuynh hướng tư duy, ý định và dâng hiến, là thuận lợi, có thể xuất hiện quyết định từ bỏ mọi thứ trên thế gian này và liên tục, tương tự như tia laser, tập trung vào việc từ bỏ khía cạnh người nhận thức/người trải nghiệm của bản ngã. Quá trình này nhanh chóng đưa người ta vượt lên khỏi tâm trí để đến với “lưỡi dao xử lý” của người trải nghiệm (xem I: Reality and Subjectivity). Cạnh 'bộ xử lý' này là vị trí thực tế của ý thức thông thường về cái ‘tôi’, và nó tạo ra độ trễ 1/10.000 giây giữa thực tại (thế giới như nó đang là; khái niệm res extensa của Descartes) và thế giới như nó được nhận thức hoặc được trải nghiệm (res cogitans hay res interna của Descartes). Sự tách biệt như thế là mấu chốt và nơi trú ẩn của vọng tưởng của tự  gã về tính nhị nguyên, nó che mờ sự hiểu biết về Thực tại của tính Bất nhị (Đại ngã). Siêu việt vọng tưởng về tự ngã cá nhân, riêng biệt, thì sẽ xuất hiện Ánh sáng Rực rỡ và Nhất thể của Đại ngã, nhớ đó toàn bộ sự sống, dù được biểu thị là chủ quan hay khách quan, sẽ được đưa vào bối cảnh mới thành Nhất thể.

Sau đó

Tiếp tục trong cơ thể vật lý có thể diễn ra hoặc không diễn ra, vì tính chất bên trong của các trạng thái ý thức cực kỳ cao và quá trình phát triển tâm linh là nhận thức về một lời mời gọi cho phép rời khỏi cơ thể vật lý (tầng 600). Dù người đó tiếp tục ở lại trong cơ thể thì đấy cũng không còn là kết quả của ý chí cá nhân nữa. Trong thực tế, trạng thái ý thức cao đòi hỏi từ bỏ thế gian. Điều này có thể làm cho người đó phải sống cô độc và thích nghi với trạng thái mới hoặc hoàn cảnh đã thay thế cho nhận thức trước đây về bản sắc cá nhân với niềm tin nhị nguyên của nó về quan hệ nhân quả và về tự ngã cá nhân tách biệt như là tác nhân tạo ra quan hệ nhân quả. Cái thay thế là trạng thái hoặc điều kiện tự trị chứ không phải là”con người”. Bản sắc cá nhân bị giới hạn biến mất và tự ngã được được thay thế bằng cái Toàn thể của Đại ngã.

Có thể lúc đầu sẽ diễn ra giai đoạn “sốc Thần thánh”, tâm trí nín lặng và hoạt động diễn ta một cách tự chủ, không có ý định của ý chí hay theo đuổi mục tiêu như đã từng xảy ra trước đó. Chính điều kiện chỉ đơn giản “là” và do đó đã là toàn thể và trọn vẹn. Người đó cũng thấy cơ thể đang hành động một cách tự chủ, tự phát và phải mất một thời gian mới có quen với sự kiện là mọi người, dường như hơi kỳ quặc, vẫn tiếp tục gọi cơ thể là “anh”.

Việc rút lui khỏi thế gian có thể xảy ra, có thể là vĩnh viễn hoặc có thể kéo dài nhiều năm trước khi một hình thức hoạt động nào đó xuất hiện. Phải học lại ý thức về vị trí cũng như những nhu cầu cần thiết của đời sống thể xác. Người đó dường như không thấy đói và có thể không ăn trong mấy ngày. Người đó có thể ngạc nhiên khi thấy thi thể của mình được phản chiếu trong cái gương. Muốn trở lại với thế gian, cần thiết phải học lại các chức năng của con người thông qua “cá tính”, tương tự như diễn viên tự phát giao tiếp với thế giới và đánh thức trí nhớ còn sót lại để hành xử theo cách mà thế gian cho là phù hợp. Vì vậy, có giai đoạn định hướng lại, nhắm vào thế giới bình thường của con người.

Ra ngoài thời gian, không còn quan tâm tới việc cơ thể được trù liệu sẽ sống được bao lâu nữa. Cơ hội ra đi sẽ xuất hiện theo định kỳ, nó là lời mời gọi khá kỳ quặc, và đồng thời, người đó chỉ chứng kiến là liệu nó sẽ ra đi hay không.

Vượt lên tuyến tính, trong thực tại bất nhị phi tuyến tính của Đại ngã, không còn động cơ hay mục tiêu trần thế nào nữa, cũng không còn kịch bản nào để theo nữa. Lúc đó hoạt động có thể mở ra, nhưng không được coi là quan trọng hay có mục đích hoặc giá trị nào đó; hoạt động là không quan trọng, vì không còn bất kỳ động cơ cá nhân nào nữa. Tất cả đều phụ thuộc, có ích cho và là hậu quả của Mệnh lệnh của Thần tính và Ý muốn của Thiên Chúa. Do đó, xuất hiện câu cảm thán: “Vinh danh Thiên Chúa trên các tầng trời!”

Thảo luận

Hỏi: Chương trình giảng dạy nghe có vẻ nghiêm khắc vì không có những cạm bẫy tôn giáo và thần bí.

Trả lời: Chương trình được trình bày nhằm phục vụ cho người thực sự tìm kiếm Chứng ngộ. “Con đường thẳng và hẹp” và “đừng lãng phí thời gian” có nghĩa là phải bỏ qua sức hấp dẫn của trò giải trí không chỉ vì sự thật mà còn vì đây là cách làm có tính thực dụng. Theo đuổi điều huyền bí sai lầm, những lĩnh vực huyền hoặc của tưởng tượng tâm linh cũng như những kẻ mạo danh có sức cuốn hút bản ngã tâm linh nhưng dẫn đến kết thúc chết chóc có thể kéo dái hàng chục năm. Tuy nhiên, chúng thực sự là những trò giải trí thường xuyên che giấu những cạm bẫy trước những người thiếu cảnh giác. Ví dụ, một thực thể “ở thế giới bên kia” có thể hiệu chỉnh được và người ta phát hiện được rằng có bản ngã tâm linh tự củng cố bằng cách lôi kéo thêm đệ tử và kiểm soát họ.

Những đệ tử giai đoạn đầu thường nhầm lẫn giữa trạng thái huyền bí và đã thay đổi của ý thức (New-Age-ism) với trạng thái tâm linh thực sự. Vì vậy, tốt nhất là nên nghi ngờ tất cả các vị thày có những đồ trang trí màu mè và quyến rũ người ta cải đạo.

Hỏi: Một số nhận định trong tác phẩm của ông không thực sự trùng khớp với Phật giáo cổ điển.

Trả lời: Đó là sai lầm của nhận thức cũng như giáo dục. Vì lợi ích của đệ tử, Đức Phật dạy trí tuệ mà không dùng thuật ngữ “Chúa” vì thuật ngữ này bị hiểu lầm quá mức. “Phật tánh” là bản chất của Đại ngã và ý thức/nhận thức thuần túy. Về bản chất nó không đồng nhất với nội dung, tuy nhiên bao hàm toàn bộ bối cảnh. Ngoài ra, kiến thức của đệ tử về Phật giáo chủ yếu mang tính sư phạm và truyền thống. Thuật ngữ “người thày” có điểm hiệu chỉnh 650. Có rất nhiều vị thày Phật giáo có kiến thức nhưng chưa hoàn toàn là người chứng ngộ như vậy, mặc dù một số đã có trải nghiệm satori (ngộ) trong một giai đoạn nào đó.

Hãy lưu ý rằng, ngay cả Giáo hoàng cũng hiểu sai Phật giáo, theo nghĩa là, sự rụt rè của ông là do quan điểm sai lầm, cho rằng thuật ngữ “tự tánh” ám chỉ bản ngã tự ngã nhỏ bé (và do đó là ái kỷ) chứ không phải là Đại ngã (với chữ “Đ” viết hoa).

Hỏi: Những mô tả của ông về các trạng thái tâm linh cao cấp là của người thứ ba. Tại sao thế?

Trả lời: Những hiện tượng được mô tả không mang tính cá nhân và do đó, được gọi là “điều kiện” hay “trạng thái” tự tồn tại. Không có “người” nào là người giác ngộ. Ý thức về “tôi” (I) hoặc “anh” hay “tôi” (me) được thay thế bằng trạng thái tự tồn tại không có định xứ cụ thể hay đặc điểm tuyến tính. Nó giống như bầu trời đang tỏa sáng mà không có vị trí, ranh giới, thời gian, khởi đầu, hay kết thúc. Điều kiện không “làm” bất cứ việc gì hoặc “là nguyên nhân” của bất cứ cái gì. Các hiện tượng được nhìn thấy là phù du, không có quan hệ nhân quả mang tính cá nhân hay thực tế có thực ở bên trong.

Thượng đế/Phật tánh đang là và như vậy là trọn vẹn. Vì vậy, nó không “làm” bất cứ việc gì hoặc “đi” bất cứ đâu, cũng không có thời gian theo dõi “thời lượng”. “Lúc này” và “mãi mãi” là một.

Hỏi: Bối cảnh tổng thể của nỗ lực tâm linh phải như thế nào?

Trả lời: Phụng sự vị tha vì tình yêu đối với muôn loài. Muốn Chứng ngộ thì phụng sự Thiên Chúa và đồng bào của mình. Tỉnh giác và điều chính cho hòa hợp với vẻ đẹp bẩm sinh của tất cả những thứ đang tồn tại. Nhìn thấy sức quyến rũ và kỳ lạ của ngay cả những cái mà thế giới coi là già nua, tàn tạ và xấu xí.

Hỏi: Làm có thể tạo ra những điều kiện thuận lợi cho tiến bộ?

Trả lời: Đấy là thái độ tò mò tự nhiên. Lựa chọn sẽ dẫn đến các khuynh hướng, rồi trở thành khuynh hướng tư duy quen thuộc. Trong từng khoảnh khắc là tất cả những yếu tố cần thiết tự hiện thực hoá. Nhìn vào bản chất chứ không chỉ là hình thức bên ngoài. Mọi thứ đều hoàn hảo nếu được nhìn như nó thực sự đang là. Mọi thứ đều đúng như “đáng lẽ phải là”, dù nó sáng bóng và mới hay bị rỉ sét và đầy bụi. Tránh các tính từ vì tất cả các tính từ đều là phóng chiếu, là hạn chế của tư duy. Sau này, người ta thậm chí có thể bỏ các trạng từ vì không có cái gì thực sự “đang làm” bất cứ cái gì; nó bẩm sinh đang là. Quá độ là hiện tượng bắt nguồn từ bên trong người quan sát, người đó nhìn thấy trình tự như là một động từ. Nếu được nhìn thấy trong chưa đầy 1/10.000 giây, mọi thứ dường như đứng yên.

Hỏi: Nếu tôi từ bỏ bản sắc cá nhân, liệu tôi có trở thành “Không”?

Trả lời: Không. Vượt trên vọng tưởng tưởng về Hư vô là Toàn thể. Đại ngã là vô biên vô tế, không có khởi đầu hay kết thúc. Nó nằm ngoài thời gian và không phụ thuộc vào điều kiện. Đại ngã gần gũi hơn với Thực tại của người đó hơn tự ngã. Người ta không thể đánh mất danh tính thực sự của mình hoặc trở thành “không”, vì, trên thực tế, một người nằm trong tổng thể của Mọi thứ, Toàn thể và Mãi mãi.

Vấn đề “Hư Không” (Void) (dường như là Hư vô (nothingness) có điểm mức hiệu chỉnh 850) được bàn chi tiết trong Chương 18 tác phẩm Transcending the Levels of Consciousness. Void là hậu quả của việc phủ nhận tình yêu như là Thực tại vì lẫn lộn tình yêu có điều kiện (chấp trước) như là một khía cạnh của bản ngã với Tình yêu Thần thánh, vốn là phẩm chất nội tại của Chúa. Vượt trên vọng tưởng về sự trống rỗng là sự viên mãn của sự hoàn thành, tương tự như Tỏa sáng cốt lõi, nó là tổng thể và không thể nhầm lẫn được. Vì Thần tính là Cội nguồn bẩm sinh nên không thể “bị lạm dụng” hoặc “bị mất”, Thần tính thừa nhận và tuyên bố là chính nó. (Tuyên bố này có điểm hiệu chỉnh 1.000)

Vượt ra ngoài phi tuyến tính, thì dường như Hư vô (Notingness) lại là Toàn thể, nó là mặc khải của Thần tính như là Tình yêu vô biên vô tế - mạnh mẽ, dịu dàng và không thể cưỡng lại được như là Ánh sáng của Bản chất của Toàn bộ Tồn tại. Nó sâu sắc, không thể nhầm lẫn, hiển nhiên và bao gồm tất cả.

Hỏi: Thế giới lúc đó sẽ như thế nào?

Trả lời: Bản chất của Thần tính tỏa sáng như là Ánh hào quang từ sự Hoàn hảo của Tất cả Tạo vật như là phẩm chất của sự tồn tại của chính nó. Sự xuất hiện liên tục sẽ dẫn đến việc chứng kiến hiện tượng như là tự chủ và tự phát triển vượt ra ngoài thời gian, nằm ngoài quan hệ nhân quả, hay thậm chí quá trình. Tiềm năng mở ra như là hiện tượng thực tế.

Tất cả những điều vừa nói được người ta biết một cách tự động, đấy là do sự Hòa hợp của Hiện hữu/Tồn tại. Sự hoàn hảo của Tất cả những cái đang Tồn tại tỏa ra Vẻ đẹp tinh tế, Cân bằng hoàn hảo và Hài hòa, qua đó Hoàn hảo hiển lộ như là Hoàn hảo hơn, đấy là do quá trình mở ra  theo lối tiến hóa. Không có “ở đây” cũng không có “ở đó”; không có “lúc này” cũng không có “lúc đó”. Khi đã trọn vẹn thì không còn câu hỏi nào cần phải trả lời vì Tất cả đều là Hiển nhiên. Vinh danh Thiên Chúa trên các tầng trời!



[1] Mindset là niềm tin định hướng cách chúng ta xử lý và đối mặt các tình huống trong cuộc sống – ND.

1 comment:

  1. Sáng hôm nay đẹp trời nên bác Trường đã upload chương cuối của cuốn sách sớm quá. Cháu rất là vui vì được đọc bài mới xuất sắc như mọi khi này ạ.

    ReplyDelete