Translator Unknown
Giới thiệu
Cuốn
sách Sapiens- Lược sử loài người (2015) phác họa quá trình tiến hóa của loài
người chúng ta, từ thời điểm tổ tiên xa xưa nhất xuất hiện đến thời đại công
nghệ tiên tiến như ngày nay. Làm thế nào mà một loài linh trưởng trần trụi như
chúng ta lại thống trị toàn bộ trái đất? Các Tia Sách sau đây sẽ cho bạn thấy
những sự phát triển và chiều hướng nào đã đưa người Sapiens vươn lên vị trí
hàng đầu.
Cuốn sách này dành cho ai?
- Những
ai tò mò vì sao người tinh khôn lại thống trị thế giới;
- Những
người muốn biết làm thế nào mà cuối cùng loài người lại chọn cuộc sống
trong một thế giới tư bản ;
- Bất
cứ ai muốn tìm hiểu về sự khởi đầu của nền văn hóa và xã hội loài người.
Đôi nét về tác giả
Yuval
Noah Harari là giáo sư tại Đại học Hebrew ở Jerusalem. Ông có chuyên môn về
lịch sử thế giới và lịch sử quân sự. Sapiens là tác phẩm quốc tế ăn khách đầu
tiên của ông và đã được dịch sang hơn 60 ngôn ngữ.
Bạn sẽ học được điều gì? Đắm chìm trong hành trình 300.000 năm
của nhân loại.
Nếu
bạn đang đọc hoặc nghe những tia sách này, thì khả năng cao bạn là con người.
Con
người chúng ta khá đặc biệt. Chúng ta đứng đầu chuỗi thức ăn. Chúng ta đã khám
phá không gian trong nhiều thập kỷ. Và chúng ta là loài phát minh ra bánh xe,
nông nghiệp, internet… và tất nhiên, cả nhưng đồ ăn nhanh và không mấy lành
mạnh như bánh pizza đông lạnh.
Tại
thời điểm này, chúng ta gần như thống trị hành tinh— và chúng ta thậm chí còn
chưa tồn tại lâu như vậy. Một trong những câu hỏi chính mà Yuval Noah Harari
khám phá trong cuốn sách Sapiens là điều này đã xảy ra như thế nào.
Tại
sao lại là chúng ta? Tại sao lại là Homo sapiens?
Qua
những tia sách của tác phẩm kinh điển đương đại này, chúng ta sẽ cùng đi qua
một vòng xoáy về nguồn gốc của loài người và khám phá những khoảnh khắc quan
trọng trong lịch sử của chúng ta – từ sự phát triển của ngôn ngữ đến việc tạo
ra tiền – những khoảnh khắc đã tạo nên con người chúng ta hôm nay.
Tia sách 1
Dù không phải là loài người đầu tiên, song Homo sapiens đã thay thế tất cả những loài người khác trên trái đất.
Loài
người đầu tiên đặt chân lên trái đất vào khoảng hai triệu rưỡi năm trước.
Trước
đó, chúng ta không có gì quá đặc biệt. Chúng ta chưa biết chế tạo các nguyên tử
hoặc trao đổi các tài sản số hóa như thế nào.
Nói
chung, chúng ta chỉ là một loài động vật như bao loài khác, và cũng không có
bất kỳ tác động nào đến môi trường hơn báo đốm gêpa, vẹt hoặc sứa.
Tất
nhiên là chúng ta có bộ não lớn, đi bằng hai chân, sử dụng công cụ và có tính
xã hội cao, song chúng ta không phải là loài người duy nhất. Đã có rất nhiều
loài người khác xung quanh chúng ta.
Có
một quan niệm sai lầm chung rằng Homo sapiens (Người tinh khôn) là loài người
cuối cùng trên trái đất đã tiến hóa theo kiểu tuyến tính từ những loài người
đầu tiên. Song thực tế thì có ít nhất sáu loài người khác nhau cùng tồn tại một
lúc.
Ví
dụ như Homo floresiensis, một loài người lùn thời cổ đại sống ở Indonesia với
chiều cao tối đa chỉ tầm một mét, nhưng họ vẫn đủ thông minh và có khả năng tổ
chức để hạ gục những con voi. Một loài khác có nguồn gốc từ Siberia là Homo
denisova mới chỉ được phát hiện vào năm 2010. Điều này dấy lên nhiều câu hỏi
rằng liệu còn những loài người nào tuyệt chủng mà chúng ta vẫn chưa khám phám
ra. Và tất nhiên, trong số đó có anh chị em họ được biết đến nhiều nhất của
chúng ta, chính là loài Homo neanderthalensis ở khu vực Âu-Á
Bất
kể việc đặt tên gọi khá kiêu ngạo cho chính mình là Homo sapiens, theo nghĩa
Latin là “người thông minh”, song chắc chắn chúng ta không phải là loài linh
trưởng thông minh duy nhất sinh sống trên trái đất. Trên thực tế, người
Neanderthals có bộ não lớn hơn chúng ta. Họ đã săn hạ được voi Ma mút và hoàn
thiện kỹ thuật nấu nướng rất lâu trước khi chúng ta xuất hiện.
Vậy
nếu sapiens không có gì quá đặc biệt trong giai đoạn ban sơ đó, thì làm thế nào
chúng ta đã phát triển vượt trội và bành trướng khắp thế giới, trong khi những
loài người khác dần tuyệt chủng và mất tích? Chuyện gì đã xảy ra với những
người anh chị em họ của chúng ta?
Có
hai lý thuyết đối nghịch giải thích cho điều này: Một theo hướng thiện và một
theo hướng ác.
Chẳng
hạn, Thuyết lai giống cho rằng Sapiens đã giao phối với các loài người khác, đa
phần là với Homo neanderthalensis. Điều này dẫn đến sự hòa huyết dần giữa hai
loài. Với bằng chứng hỗ trợ lý thuyết này, DNA của người Châu Âu hiện đại có từ
một đến bốn phần trăm là của người Neanderthal, và một số DNA từ những loài
người nguyên thủy khác. Tuy nhiên, các phản biện lý thuyết này chỉ ra rằng việc
giao phối giữa Neanderthals và Sapiens hiếm khi lai tạo được giống, bởi vì
chúng là hai quần thể và giống loài khác nhau.
Ngược
lại, theo lý thuyết thay thế, người sapiens với các ưu thế về kỹ năng và công
nghệ tinh xảo đã đẩy những loài người khác đến bờ tuyệt chủng bằng cách chiếm
dụng nguồn thức ăn hoặc sát hại toàn bộ bọn họ. Nếu lý thuyết này là đúng, thì
rõ ràng chúng ta vẫn chưa bỏ được xu hướng giết người vì mục đích tranh giành
tài nguyên, hoặc bởi sự khác biệt bên ngoài.
Vậy
đâu là sự thật? Chúng ta đã hợp huyết với các loài người khác và trở thành một
đại gia đình hạnh phúc- hay chúng ta đã khiến những người anh chị em họ của
mình trở nên tuyệt chủng?
Vẫn
chưa có kết quả cuối cùng và cuộc tranh luận vẫn chưa ngã ngũ khi các bằng
chứng vẫn tiếp tục được bổ sung. Song, nhiều khả năng cả hai lý thuyết đều có
phần đúng. Trong các Tia Sách kế tiếp, chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn những lợi
thế tinh vi nào mà Sapiens có được so với những loài người khác đã giúp họ
thống trị toàn cầu.
Tia sách 2
Nhờ cuộc cách mạng
nhận thức, người Sapiens sở hữu được kỹ năng giao tiếp và tư duy, từ đó giúp họ
chinh phục thế giới.
Người
Sapiens đã tiến hóa lần đầu tiên cách đây khoảng 150.000 năm. Trong nhiều thiên
niên kỷ, họ chủ yếu tập trung sinh sống ở khu vực Đông Phi. Họ không tạo ra bất
kỳ tác phẩm nghệ thuật sáng tạo hay công cụ phức tạp nào. Có một thời điểm, họ cố
gắng di cư lên phía Bắc và gây chiến với người Neanderthal. Người Sapiens bại
trận và rút lui về nhà, còn người Neanderthal vẫn làm chủ vùng Trung Đông trong
30.000 năm nữa.
Nhưng
sau đó, vào khoảng 70.000 năm trước, có một điều gì đó vô cùng kinh ngạc đã xảy
ra. Những gì người Sapiens đạt được đã tạo nên một bước nhảy vọt. Họ bắt đầu
đóng thuyền, làm đèn dầu và cung tên. Họ xây dựng các cộng đồng lớn mạnh và văn
minh hơn, cũng như thiết lập các mạng lưới thương mại.
Và
khi người Sapiens rèn giũa được kỹ thuật săn bắn, họ đã khiến nhiều loài trở
nên tuyệt chủng.
Ví
dụ, vào 50.000 năm trước, Úc là nơi cư ngụ của vô số loài động vật lớn có vú
sống trên cạn – những con lười cao 20 feet và những con tê tê (Armadillos) to
bằng xe tải nhỏ! Tuy nhiên, phần lớn loài động vật này đã biến mất trong vài
nghìn năm sau khi người Sapiens xuất hiện.
Và
có những loài người khác tương tự như chúng ta đã nhắc đến trong Tia Sách
trước, cũng bị tổ tiên Sapiens giết hại. Một lần nữa, họ rời châu Phi và gây
chiến với người Neanderthal. Lần này, họ đã thắng trận. Họ không chỉ thôn tính
vùng Trung Đông mà còn khiến các loài người khác trên Trái Đất bị xóa sổ.
Không
ai biết điều gì đã giúp người Sapiens chiếm ưu thế đến vậy. Nhưng có một điều
đã thay đổi trong cấu trúc não bộ của chúng ta, một bước nhảy vọt về mặt tiến
hóa gọi là Cuộc cách mạng nhận thức.
Trước
đây, não bộ của chúng ta và người Neanderthal tương tự nhau. Nhưng sau đó, theo
hầu hết các giả thuyết phổ biến đều cho rằng, hệ thống bên trong của chúng ta
có sự thay đổi đột biến gen ngẫu nhiên, từ đó giúp chúng ta rèn giũa cách tư
duy, học tập và ghi nhớ. Quả là trong cái rủi có cái may!
Nhưng
điều quan trọng hơn các nguyên nhân của Cuộc cách mạng nhận thức là chúng ta
cần nắm được những tác động của nó. Đáng chú ý nhất là quá trình đột biến gen
ngẫu nhiên đã giúp chúng ta phát triển khả năng ngôn ngữ. Do đó, không có gì
đáng ngạc nhiên khi khả năng phát triển ngôn ngữ phức tạp trở thành một trong
những yếu tố quan trọng nhất giúp người Homo sapiens đạt được quyền thống trị.
Giờ hãy tìm hiểu sâu hơn lý do vì sao ngôn ngữ có thể làm được điều đó.
Tia sách 3
Khả năng sử dụng ngôn
ngữ phức tạp đã mang lại những lợi thế ưu việt cho người Homo sapiens, từ đó
giúp họ nhân rộng và phát triển.
Chắc
chắn, chúng ta không phải là những sinh vật duy nhất biết sử dụng ngôn ngữ.
Những con ong kêu vo ve để thông báo với đồng đội về nơi có thức ăn. Cách cảnh
báo “Coi chừng có đại bàng!” và “Coi chừng có sư tử!" của tinh tinh cũng
tương đối khác biệt. Và, rất có thể tộc người Neanderthal sử dụng một loại ngôn
ngữ nào đó nghe ý nghĩa hơn là những tiếng lẩm nhẩm.
Nhưng
khả năng ngôn ngữ của chúng ta là khác biệt. Ngôn ngữ loài người rất phức tạp,
nhất là khi so sánh với cách giao tiếp của các loài khác. Đó là lý do vì sao
người Sapiens thống trị thế giới, trong khi loài ong đang rơi vào tình trạng
nguy cấp, tinh tinh thì bị nhốt trong vườn thú, và người Neanderthal từ lâu đã
không còn tồn tại.
Người
Homo sapiens là động vật mang tính xã hội; chúng ta sống trong các cộng đồng.
Ngôn ngữ giúp chúng ta tự do truyền đạt thông tin giữa các cá nhân trong cộng
đồng, nghĩa là các thông tin quan trọng về thức ăn, động vật ăn thịt hoặc thậm
chí là những cá thể nguy hiểm và không đáng tin trong nhóm cũng sẽ được chia sẻ
chi tiết hơn so với bất kỳ loài vật nào khác.
Chẳng
hạn, một người tìm thấy một khu vực có nguồn cây trái dồi dào có thể loan tin
cho những người khác biết chính xác vị trí đó nhờ ngôn ngữ. Một người phát hiện
nơi ẩn náu của động vật săn mồi có thể cảnh báo những người khác tránh khu vực
đó. Trong hai trường hợp này, chính ngôn ngữ phức tạp đã giúp cộng đồng chúng
ta có được ưu thế riêng biệt.
Nhưng
có lẽ lợi ích lớn nhất của ngôn ngữ là giúp con người tạo ra một nhận thức
chung giữa các thành viên trong nhóm- và chính điều này đã trao cho loài người
chúng ta một ưu thế độc nhất.
Hãy
cùng trở lại với loài ong và tinh tinh. Loài ong có thể làm việc chặt chẽ theo
đàn, nhưng lại không thể thay đổi trật tự xã hội của chúng dựa trên sự thay đổi
môi trường sống- ví dụ như xuất hiện các mối đe dọa hoặc cơ hội mới.
Tinh
tinh có thể phối hợp nhịp nhàng và thích nghi với những thay đổi mà chúng nhận
thức được. Nhưng chúng chỉ có thể phối hợp với ít thành viên, vì chúng cần thân
thiết với đối phương trước. Chúng sẽ không chiến đấu cùng nhau trừ khi chúng
muốn chải chuốt cho nhau. Đồng thời, việc xây dựng lòng tin trong các nhóm lớn
là bất khả thi, vì việc nhặt trứng chấy trên đầu của đồng đội rất tốn thời
gian. Đó là lý do vì sao một đàn tinh tinh thường bao gồm tối đa 50 cá thể.
Động
vật duy nhất có thể hợp tác linh hoạt theo nhóm lớn chính là Homo sapiens, vì
chúng ta có thể chia sẻ thông tin về thế giới tự nhiên lẫn những ý nghĩ trừu
tượng như thần thánh, lịch sử và nhân quyền thông qua ngôn ngữ.
Những
ý nghĩ này được Harari gọi là những huyền thoại chung. Chúng là sự sáng tạo hư
cấu của tâm trí con người và là phát minh tài tình nhất của chúng ta. Chúng là
nền tảng của văn hóa nhân loại và là yếu tố giúp chúng ta kết hợp ăn ý với
nhau.
Hãy
cùng phân tích thêm vấn đề này, vì đây thật sự là một trong những lập luận
chính của tác giả. Harari cho rằng lý do người Homo sapiens thống trị hành tinh
là vì chúng ta là động vật duy nhất có thể chia sẻ những điều chỉ tồn tại trong
trí tưởng tượng - như tiền bạc, thần thánh và các trạng thái. Nếu cùng đặt niềm
tin vào những huyền thoại chung này, chúng ta có thể phối hợp theo nhóm lớn và
hướng tới những mục tiêu chung. Quả thật, chúng ta mạnh mẽ như vậy là vì chúng
ta quen tin vào những điều hư cấu.
Hãy
lấy tiền làm ví dụ. Giá trị đồng tiền không nằm ở thế giới tự nhiên. Tuy nhiên,
như chúng ta sẽ tìm hiểu cụ thể ở phần sau, khi chúng ta đều tin rằng tiền là
yếu tố cần thiết để xoay sở cuộc sống, thì chúng ta đã có một hệ thống trao đổi
tiền tệ cực kỳ phức tạp.
Hoặc
ở một góc nhìn khác. Thử hình dung việc hàng triệu người cùng tham gia vào một
mục đích chung sẽ khó khăn như thế nào nếu chúng ta chỉ nói về những hiện thực.
Sẽ không ai muốn đóng thuế nếu họ thấy bị ràng buộc bởi nghĩa vụ tuân thủ luật
pháp của quốc gia. Và những luật lệ này, cũng như khái niệm “quốc gia” của họ,
thực tế là điều là hư cấu!
Ban
đầu, người Homo sapiens sống theo từng nhóm nhỏ khoảng 150 người. Tuy nhiên,
khi ngôn ngữ và những huyền thoại chung phát triển và lan rộng, quy mô cộng
đồng của chúng ta đã có thể tăng theo cấp số nhân: từ làng xã đến thành phố, từ
thành phố đến quốc gia dân tộc và từ quốc gia dân tộc đến xã hội hiện đại có
tính liên kết toàn cầu.
Tia sách 4
Trong cuộc Cách mạng
Nông nghiệp, con người chuyển đổi từ cuộc sống săn bắn hái lượm sang nông
nghiệp, từ đó gia tăng dân số theo cấp số nhân.
Nội
dung Tia Sách thứ 4 sẽ đề cập đến cuộc Cách mạng Nông nghiệp và cách thức chúng
ta thay đổi hình thức săn bắt hái lượm sang làm nông.
Người
Homo sapiens đã di trú nhiều nơi trong hầu hết tiến trình lịch sử và phần lớn
tổ tiên của chúng ta đã dành cả đời sống cho việc săn bắt hái lượm. Thay vì
định cư ở một khu vực, họ di chuyển đến bất cứ nơi nào có nguồn thực phẩm dồi
dào.
Nhưng
tất cả đã thay đổi vào khoảng 12.000 năm trước. Người Homo sapiens không còn
săn bắt hái lượm trong giai đoạn Cách mạng nông nghiệp, thay vào đó họ bắt đầu
trồng trọt và chăn nuôi. Trong khoảng 10.000 năm, gần như toàn bộ nhân loại
chuyển sang làm nông - một sự thay đổi mang tính cách mạng rõ rệt.
Cứ
cho là việc trồng trọt ngày nay cần thiết nhưng không được quan tâm, thì có một
điều hơi khó hiểu ở đây là vì sao tổ tiên chúng ta ưu tiên trồng trọt thay vì
săn bắt hái lượm?
Thứ
nhất, làm nông đòi hỏi công sức và thời gian về mặt lao động. Trong khi một
người săn bắt hái lượm chỉ cần khoảng bốn giờ để gom góp đủ lương thực, thì một
người làm nông phải làm việc trên đồng từ rạng sáng đến chập tối.
Tiếp
theo là chất lượng của thực phẩm có sẵn. So với các loại thịt cá, quả hạt và
trái cây được săn bắt hái lượm, nền nông nghiệp sơ khai chỉ mang lại cho tổ
tiên chúng ta một số loại ngũ cốc như lúa mì – loại ngũ cốc vừa khó tiêu hóa
vừa thiếu dưỡng chất và vitamin.
Vậy
điều gì đã khiến chúng ta làm việc nhiều giờ liền chỉ vì những món ăn ngày càng
thiếu dưỡng chất?
Có
hai lý do. Thứ nhất, quá trình chuyển đổi nông nghiệp diễn ra chậm và ăn sâu
vào tiềm thức cộng đồng qua mỗi thế hệ đến nỗi chúng ta không thể trở lại thời
điểm ban đầu khi nhận ra các mặt trái của nó.
Thứ
hai, mặc dù nông nghiệp còn mặt hạn chế nhưng vẫn có một ưu điểm lớn: cung cấp
nhiều lương thực hơn cho mỗi khu vực. Nông dân có thể trồng nhiều loại thực
phẩm trên mảnh đất nhỏ, và nguồn thức ăn dồi dào hơn tạo điều kiện cho dân số
tăng cao. Vì vậy, người Homo sapiens xuất hiện ngày một nhiều. Chính cuộc Cách
mạng Nông nghiệp đã giúp chúng ta sống sót trong những điều kiện khắc nghiệt
nhất.
Nhưng
sự gia tăng dân số cũng kéo theo một vấn đề: Các cộng đồng sẽ đối phó với điều
này như thế nào? Đây là những thách thức mà chúng ta vẫn phải đối mặt hiện nay
và cũng là những điều sẽ được khám phá trong tia sách tiếp theo.
Tia sách 5
Con người phát minh ra
tiền và chữ viết để thúc đẩy giao thương giữa các cộng đồng lớn.
Cuộc
sống trước cuộc Cách mạng Nông nghiệp tương đối đơn giản. Nếu bạn sắp hết thịt,
bạn có thể xin nguồn thực phẩm dự trữ từ hàng xóm. Thường thị họ sẽ giúp đỡ
bạn, vì họ biết chắc rằng bạn sẽ trả ơn khi họ gặp khó khăn.
Nhưng
nền kinh tế tương hỗ đã phát triển thành hệ thống đổi chác nhờ sự tiến bộ của
nông nghiệp.
Vì
sao vậy?
Đó
là vì nông nghiệp tạo điều kiện để người dân sản xuất đủ lương thực cho cộng
đồng. Họ không còn bị áp lực phải tìm kiếm thức ăn từng ngày. Do vậy một số
người đã phát triển thêm nhiều nghề mới như rèn và dệt. Họ trao đổi những thành
phẩm như con dao hoặc cái xẻng với người cần chúng.
Nhưng
nền kinh tế đổi chác này cũng không mấy dư dả.
Khi
thị trường buôn bán tiếp tục phát triển, việc tìm người cần món hàng của bạn
cũng như món hàng bạn cần trở nên khó khăn hơn. Chẳng hạn, nếu bạn muốn đổi con
dao để lấy miếng thịt lợn tươi với một người, bạn sẽ làm gì nếu người đó đã có
đầy đủ các loại dao? Hoặc nếu anh ta cũng cần một con dao, nhưng lại chưa cón
sẵn thịt lợn để đổi? Có thể họ hứa sau này sẽ gửi bạn một con lợn, nhưng làm
sao bạn tin anh ta sẽ giữ lời hứa?
Người
Homo sapiens đã chế tạo ra chữ viết và tiền tệ để giải quyết những vấn đề đó
vào khoảng 3.000 năm trước Công nguyên.
Người
Sumer ở Lưỡng Hà là những người đầu tiên đã làm điều này. Họ bắt đầu sử dụng
những ký hiệu đơn giản liên quan đến kinh tế để ghi lại các giao dịch lên phiến
đất sét nhằm lưu trữ thông tin cần thiết của quá trình giao thương phức tạp.
Trong khoảng thời gian đó, họ cũng bắt đầu lấy lúa mạch làm phương thức thanh
toán tiêu chuẩn.
Bằng
cách đó, bạn có thể trao đổi với người chăn lợn bằng loại tiền dễ dàng quy đổi
thành bất cứ gì khác mà họ cần. Hoặc bạn có thể ghi lại giao dịch này làm bằng
chứng nếu người đó đã hứa tặng bạn một con lợn.
Tia sách 6
Sự xuất hiện của các
đế chế và tôn giáo thúc đẩy loài người toàn cầu theo hướng đồng nhất.
Như
chúng ta thấy, việc phát minh chữ viết và tiền tệ giúp quá trình giao dịch kinh
tế được thuận lợi và hạn chế hành vi gian lận kinh tế. Tất nhiên, điều này
không có nghĩa là các nền kinh tế đột nhiên hoạt động trơn tru và hiệu quả.
Trên thực tế, các giao dịch sẽ ngày càng khó kiểm soát và điều tiết một khi xã
hội và nền kinh tế phát triển.
Vậy
xã hội loài người đã làm gì?
Họ
thiết lập luật lệ để điều chỉnh cách mọi người hành xử và quản lý hệ thống
quyền lực nhằm bảo đảm sự tuân thủ của mọi người. Do đó, xã hội phân cấp đầu
tiên ra đời: đứng đầu là vua hoặc hoàng đế, người cai trị những người khác.
Ngày
nay chúng ta có thể nhìn nhận các chế độ quân chủ và đế chế thời xưa độc tài và
tàn ác, nhưng quan trọng là họ đã cung cấp được một thiết chế chính trị, xã hội
và kinh tế một cách ổn định. Rõ ràng, hệ thống quan liêu quyền lực ra đời có
khả năng dung hòa luật pháp và phong tục tập quán.
Chẳng
hạn, vào năm 1776 trước Công nguyên, Babylon là đế chế lớn nhất thế giới với
hơn một triệu dân. Để quản lý người dân hiệu quả và thiết lập trật tự thống
nhất, Vua Hammurabi đã ban hành Bộ luật Hammurabi.
Bộ
luật này đã xây dựng một nhận thức chung cho toàn bộ đế chế về những điều được
phép hay không được phép làm, bao gồm các khía cạnh như trộm cắp, giết người và
thuế má. Ở bất cứ đâu bên trong đế chế, mọi người đều phải tuân theo các tục lệ
và luật pháp khi đi lại và mua bán.
Song,
việc biết luật là một lẽ, còn tuân phục nó hay không là một lẽ khác. Vì vậy,
các hoàng đế và nhà vua cần người dân công nhận quyền lực của họ - và cách tốt
nhất để làm điều này là thông qua tôn giáo. Vua Hammurabi biết rõ điều đó. Ông
đã hợp pháp hóa quyền cai trị bằng cách tuyên bố rằng ông được các vị thần lựa
chọn làm người cai trị công dân Lưỡng Hà. Nếu mọi người đều tin vào thánh ý, họ
sẽ thần phục quyền uy của hoàng đế. Một lần nữa, Chúng ta lại thấy rằng huyền
thoại chung là sự liên kết tâm linh giữa một hoàng đế và một triệu người dân.
Khi
các đế chế mở rộng, nhiều tôn giáo được đỡ đầu đã phát triển cả về phạm vi và
quyền lực. Điều này được thực hiện bằng vũ lực hoặc có khi bằng quá trình đồng
hóa. Dần dần, sự cai trị của đế quốc đã thu hẹp nhiều nhóm đa dạng sắc tộc và
tôn giáo vào một vài nền văn hóa lớn.
Tia sách 7
Cuộc cách mạng khoa
học hiện đại hóa loài người, mở đường cho công nghệ mới, chủ nghĩa đế quốc và
tăng trưởng kinh tế.
Vào
thế kỷ 16-17, nhân loại trải qua một cuộc biển đổi khác. Một cuộc cách mạng
khoa học xuất hiện ở châu Âu và con người bắt đầu suy nghĩ áp dụng khoa học để
cải tiến xã hội thay vì trông cậy vào thần linh.
Nhờ
áp dụng các nguyên tắc khoa học về khám phá, thử nghiệm và quan sát, những lĩnh
vực như y học, thiên văn học và vật lý đã có những bước nhảy vọt đáng kể - mỗi
sự phát triển đều giúp xã hội trở thành một nơi đáng sống.
Ví
dụ, trong quá khứ, ngay cả những gia đình giàu có nhất trong xã hội có hai đến
ba đứa trẻ mất sớm cũng là chuyện thường tình. Ngày nay, nhờ khoa học, tỷ lệ tử
vong ở trẻ sơ sinh theo mặt bằng chung chỉ là 1/1000.
Ngoài
việc cải thiện sức khỏe con người, các chính phủ Châu Âu còn nhận thấy việc
nghiên cứu khoa học tạo ra các cơ hội phát triển kinh tế. Các vua chúa đầu tư
vào những nhà khoa học và nhà thám hiểm để tìm kiếm ý tưởng và nguồn lực mới,
đồng thời làm giàu cho quốc gia của họ.
Sự
kiện nổi bật nhất đã củng cố giá trị của phương pháp khoa học vào tâm trí của
người Châu Âu vào thế kỷ 16 là chuyến hải trình vượt Đại Tây Dương của
Christopher Columbus. Để đổi lại việc đầu tư cho chuyến thám hiểm này, nhà vua
đã thâu tóm được một đế chế rộng lớn cùng với nhiều nguồn tài nguyên quý giá
như vàng bạc. Và điều này đã làm gia tăng nhanh chóng các cuộc tranh giành lãnh
thổ giữa các cường quốc Châu Âu thời đó.
Những
nhà cai trị nhận thấy rằng các phương pháp cũ như đọc thánh kinh Cơ đốc giáo và
truyền miệng dân gian sẽ không còn hiệu quả nếu họ muốn chiếm lĩnh và kiểm soát
các lãnh thổ mới rộng lớn. Thay vào đó, họ cần phải thu thập hàng tấn dữ liệu
khoa học về địa lý, văn hóa, ngôn ngữ, khí hậu, động thực vật và lịch sử của
những nơi này.
Các
nền kinh tế châu Âu tăng trưởng là nhờ quá trình khám phá và đổi mới khoa học.
Sự bành trướng của đế quốc, cộng với công cuộc bãi bỏ lối sống bản địa, đã liên
kết các quốc gia bị cô lập trước đây thành những cộng đồng chặt chẽ thông qua
đế chế và mạng lưới giao thương toàn cầu.
Tia sách 8
Xã hội toàn cầu ngày
nay, lấy sức mạnh của chủ nghĩa tư bản làm niềm tin trung tâm, chính là di sản
của chủ nghĩa đế quốc châu Âu.
Ở
tia sách thứ 8, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem niềm tin cốt lõi của xã hội toàn
cầu về chủ nghĩa tư bản trở thành di sản của chủ nghĩa đế quốc Châu Âu như thế
nào.
Giờ
đây, chúng ta đều biết rằng chính phủ châu Âu áp dụng phương pháp khoa học để
mở rộng đế chế và gia tăng lợi nhuận. Điều này thật sự mang lại hiệu quả. Đến
thế kỷ 19, riêng Đế quốc Anh đã chiếm hơn một phần tư thế giới.
Nhờ
sự tiếp cận rộng lớn này, các quốc gia châu Âu thúc đẩy sáng kiến của họ đến
khắp mọi nơi trên thế giới. Các phong tục, văn hóa và luật lệ địa phương phải
nhường chỗ cho những nền văn hóa lớn theo chuẩn mực châu Âu – tôn giáo, chế độ
dân chủ hoặc khoa học phương Tây. Mặc dù các đế chế châu Âu từ lâu đã sụp đổ,
nhưng không ít quốc gia vẫn đang kế thừa nền văn hóa đó.
Cho
đến nay, chuẩn mực văn hóa toàn cầu đáng chú ý nhất hiện nay chính là chủ nghĩa
tư bản. Người dân trên toàn thế giới đều tin tưởng vào sức mạnh và giá trị của
đồng tiền phần lớn nhờ các đế chế châu Âu.
Ngày
nay, hầu hết cuộc sống của mọi người đều xoay quanh tiền bạc và của cải vật
chất, cho dù họ đến từ Brazil, Bhutan, Canada hay Campuchia; tất cả chúng ta
đều muốn tối đa hóa thu nhập hoặc thể hiện sự giàu có của mình thông qua quần
áo và đồ dùng.
Trên
thực tế, cùng với sự hỗ trợ của khoa học, sức mạnh và sự mở rộng của chủ nghĩa
tư bản toàn cầu đang khiến nhiều nền văn hóa thế giới bị xói mòn – đặc biệt là
tôn giáo.
Khoa
học hiện đại đã bác bỏ nhiều nguyên tắc tôn giáo. Hầu hết mọi người không còn
tin rằng Chúa sáng tạo ra thế giới trong vòng bảy ngày; bây giờ chúng ta tin
vào thuyết tiến hóa chọn lọc tự nhiên của Darwin.
Khi
các xác tín tôn giáo bị hoài nghi thì lý tưởng tư bản được đưa lên hàng đầu.
Như vậy, thay vì tin vào hạnh phúc ở thế giới bên kia, ngày nay chúng ta chỉ
muốn tận hưởng những lạc thú trần gian ngay hiện tại. Tất nhiên, điều này khiến
chúng ta phải tìm kiếm, tiêu thụ ngày càng nhiều các sản phẩm, dịch vụ vốn được
quảng cáo sẽ làm chúng ta hạnh phúc hơn.
Tia sách 9
Chưa bao giờ nhân loại
được sống bình yên như trong thời đại toàn cầu hóa ngày nay.
Không
phải ai cũng đều hài lòng về quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra. Nhiều người
cho rằng toàn cầu hóa đang khiến thế giới mất đi sự đa dạng văn hóa và trở
thành một thể đồng nhất và đơn điệu.
Cho
dù có nhiều chỉ trích thì toàn cầu hóa vẫn có một lợi ích quan trọng: Nó giúp
cho thế giới trở nên hòa bình hơn.
Các
quốc gia hiện đại lệ thuộc vào nhau để cùng phát triển. Và trong một thế giới
toàn cầu hóa, các mạng lưới thương mại và đầu tư trải dài khắp các quốc gia;
khi có chiến sự hoặc bất ổn xảy ra trong một khu vực, những khu vực khác đều sẽ
bị ảnh hưởng.
Do
đó, hầu hết nhà lãnh đạo Hoa Kỳ, châu u và châu Á đều rất quan tâm đến việc duy
trì hòa bình thế giới. Kể từ năm 1945, không có quốc gia độc lập và chính thống
nào bị một quốc gia khác thôn tính và xóa sổ. Chỉ cần xem xét mức độ tàn khốc
mà thế giới phải chịu đựng trước khi kết thúc Chiến tranh thế giới II thì sẽ
thấy rõ thế giới toàn cầu hóa ngày nay của chúng ta hòa bình đến thế nào.
Tính
đến nay, thế kỷ 20 là thế kỷ hòa bình nhất. Mặc dù điều này hơi khó tin, nhưng
khi nhìn lại tiến trình lịch sử từ Cách mạng Nông nghiệp, xã hội loài người đã
và đang xóa bỏ bạo lực.
Theo
ước tính, trước thời kỳ nông nghiệp, 30% nam thanh niên chết vì bị giết hoặc tự
vệ. So với ngày nay, tỷ lệ nam giới trưởng thành tử vong do bạo lực chỉ chiếm
1%. Điều này có thể thấy rằng chúng ta đã phát triển đến mức nào.
Nhưng
vì sao lại có hiện trạng này? Vì sau Cách mạng nông nghiệp, sự phát triển của
những xã hội có cấu trúc và phân cấp đã thôi thúc mọi người tuân theo luật cấm
giết người và bạo lực, từ đó hình thành các xã hội và nền kinh tế hoạt động ổn
định.
Mặc
dù đang sống trong những thời khắc hòa bình nhất, nhưng chúng ta vẫn không nên
ỷ lại. Chúng ta phải quan sát kỹ lưỡng các nguồn xung đột tiềm ẩn, vì hiện nay
một cuộc chiến tranh toàn cầu bùng nổ sẽ gây ra tổn thất chưa từng có đối với
nhân loại. Hãy trân quý sự yên bình này, cũng như tích cực duy trì điều đó.
Tia sách 10
Lịch sử không tốt cũng
không xấu, và những bước ngoặt của nó phần lớn không liên quan đến hạnh phúc
chủ quan của chúng ta.
Tiếp
theo, chúng ta đên với nội dung Tia Sách thứ 10. Hành trình khám phá lịch sử
300.000 năm về Người Homo sapiens của chúng ta đã gần đi đến hồi kết.
Giờ
đây, chúng ta ít nhiều cũng nắm bắt được các xu hướng chung đằng sau lịch sử
nhân loại, nhưng lại chưa đề cập đến việc mỗi người chúng ta bị ảnh hưởng như
thế nào. Tình trạng sức khỏe, sự giàu có và vốn kiến thức của chúng ta đã cải
thiện đáng kể — nhưng liệu chúng ta có hạnh phúc hơn không?
Tiếc
thay, mỗi người chúng ta lại không cảm thấy điều đó. Lý do nằm ở đâu? Bộ câu
hỏi về hạnh phúc cá nhân được các nhà tâm lý học xây dựng đã cho thấy trong khi
trải nghiệm ngắn ngủi về hạnh phúc và buồn đau của chúng ta nảy nở, thì hạnh
phúc về lâu về dài lại chỉ dao động ở cùng tần số.
Giả
sử, bạn mất việc làm và cảm thấy rất buồn. Lúc đó, bạn nghĩ cảm giác khủng
khiếp đó sẽ kéo dài mãi mãi. Tuy nhiên, vài tháng sau biến cố này, mức độ hạnh
phúc của bạn có thể sẽ trở lại như bình thường.
Hãy
lấy cuộc Cách mạng Pháp làm ví dụ. Có lẽ những người nông dân Pháp đã cảm thấy
rất hạnh phúc khi giành được tự do. Nhưng không lâu sau đó, một người làm nông
với mức sống trung bình có thể sẽ lo lắng về đứa con trai bất tài của mình hoặc
mùa thu hoạch năm sau.
Người
Homo sapiens thường ở đâu đó giữa sự thỏa mãn và tuyệt vọng. Điều này giúp
chúng ta không bị một sự kiện buồn đau quật ngã, cũng như biết phấn đấu đạt
được những điều to lớn và tốt đẹp hơn vì cảm thấy chưa đủ hài lòng.
Vì
vậy, có lẽ mỗi cá nhân chúng ta không cảm thấy hạnh phúc hơn là bao. Nhưng đối
với toàn xã hội thì sao? Liệu chúng ta có đang hạnh phúc hơn những thế hệ
trước, ngay cả khi chất lượng cuộc sống đã được cải thiện?
Điều
đó phụ thuộc vào bạn là ai; hầu hết sự thịnh vượng do quá trình tiến bộ của
nhân loại tạo ra đều nằm dưới quyền kiểm soát của một số người đàn ông da
trắng. Đối với những người không thuộc nhóm này, bao gồm bộ lạc bản địa, phụ nữ
hay người da màu, thì cuộc sống vẫn chưa được cải thiện đến cùng một mức độ. Họ
đã trở thành nạn nhân hết lần này đến lần khác bởi các di sản lịch sử của chủ
nghĩa đế quốc và chủ nghĩa tư bản, và bây giờ chỉ mới bắt đầu đạt được sự bình
đẳng.
Tia sách 11
Trong tương lai, Homo
sapiens sẽ vượt qua các giới hạn sinh học, cuối cùng thay thế chính nó bằng một
loài mới.
Bây
giờ, chúng ta sẽ đến nội dung Tia Sách cuối cùng. Chúng ta đã tìm hiểu rất
nhiều về quá khứ của mình… nhưng còn tương lai của chúng ta thì sao? Những tiến
bộ khoa học và sự phồn thịnh sẽ đưa chúng ta đến đâu trong những thập kỷ tới?
Các nhà khoa học đã và đang nghiên cứu để giải đáp những câu hỏi này, đồng thời
tạo ra những bước tiến đáng kể trong các lĩnh vực như công nghệ sinh học và
chống lão hóa.
Các
nhà khoa học đã đạt được những tiến bộ ấn tượng trong lĩnh vực công nghệ sinh
kỹ học – một sự kết hợp giữa con người và máy móc. Ví dụ, họ có thể thiết kế
những cánh tay sinh học mới cho Jesse Sullivan, một người thợ điện gốc Mỹ bị
mất cả hai chi. Đó là những cánh tay hoạt động chỉ bằng suy nghĩ!
Các
nhà khoa học cũng đang đạt được tiến bộ nhanh chóng trong lĩnh vực chống lão
hóa. Gần đây, họ đã tìm ra cách gia tăng tuổi thọ của một số loài giun nhất
định gấp hai lần nhờ thay đổi yếu tố di truyền, và họ đã gần đạt được kết quả
này ở chuột. Liệu bao lâu nữa các nhà khoa học sẽ có thể trích xuất gen lão hóa
ở con người?
Cả
dự án làm chậm quá trình lão hóa và phát triển công nghệ sinh học đều nằm trong
khuôn khổ Dự án Gilgamesh, một nhiệm vụ khoa học tầm cỡ nhằm khám phá sự sống
vĩnh cửu.
Vậy
điều gì đang ngăn cản chúng ta? Hiện tại, việc nghiên cứu khoa học ở các lĩnh
vực này đang bị hạn chế về mặt pháp lý liên quan đến vấn đề đạo đức.
Tuy
nhiên, những rào cản này không thể tồn tại mãi mãi. Nếu con người mảy may có
được một cơ hội để sống muôn đời, thì chắc chắn chúng ta sẽ thôi thúc gạt bỏ
mọi chướng ngại vật.
Rất
có thể ở một tương lai không xa, người Homo sapiens chúng ta sẽ thay đổi cơ thể
một cách chóng mặt nhờ khoa học, đến mức chúng ta không còn được coi là người
Homo sapiens về mặt công nghệ. Chính xác hơn, chúng ta sẽ trở thành một loài
hoàn toàn mới – một nửa tự nhiên, một nửa máy móc.
Kết luận
Tóm tắt cuối cùng.
Trong
300.000 năm, người Homo sapiens đã tiến hóa từ một trong nhiều loài cùng hệ
thành một loài thống trị nhất trên hành tinh. Nhờ sự phát triển của ngôn ngữ và
những câu chuyện huyền thoại gắn liền với cấu trúc xã hội, nền văn minh nhân
loại ngày một phức tạp, từ đó trở thành một cộng đồng quốc tế kết nối như hiện
nay.
bài viết rất ý nghĩa
ReplyDelete