Giới
thiệu
Tôi sẽ học được gì từ tác phẩm này? Làm sắc
bén hiểu biết của bạn về động lực của sức mạnh chính trị và kinh tế trong lịch
sử trên quy mô toàn cầu.
Chỉ mất vài phút để
lướt qua tin tức trước khi một số câu hỏi khá cơ bản bắt đầu xuất hiện. Tại sao
một số quốc gia giàu có, trong khi những quốc gia khác lại nghèo đói? Và làm
sao để một số quốc gia trở nên thịnh vượng và khoan dung, trong khi những quốc
gia khác lại chìm trong chế độ chuyên chế của giới tinh hoa và tham lam tư lợi?
Trong nhiều thế kỷ,
người ta thường giải thích các xu hướng lịch sử như thế bằng văn hóa hay vị trí
địa lý của quốc gia. Nhưng sự thật là, chính quá trình phát triển của các thể
chế của đất nước mới là vấn đề quan trọng. Trong tiến trình lịch sử, tất cả các
quốc gia đều đứng trước những ngã ba đường, dẫn họ đến quá trình xây dựng và
duy trì các thể chế dung hợp hay loại trừ. Đó là kết quả và bối cảnh xuất hiện
trong quá trình xây dựng thể chế, và được khám phá trong tác phẩm này. Và chính
nó giải thích vì sao các quốc gia có thể thịnh vượng hay thất bại.
Trong những “tia sách”
này các bạn sẽ học được
- vì sao phải mất mấy trăm năm
máy in mới trở thành thông dụng ở Đế chế Ottoman;
- làm sao mà sức mạnh của các
công đoàn có thể lật đổ được chế độ độc tài quân sự ở Brazil; và
- Đại dịch hạch (Back Death) đã
mang lại lợi ích gì cho Tây Âu.
Tia sách 1
Quốc gia giàu hay nghèo không chỉ đơn giản là
do vị trí địa lý, văn hóa hay kiến thức.
Trên biên giới giữa
Mexico và Hoa Kỳ có một thị trấn nằm giữa hai nước. Người dân ở Nogales,
Arizona có mức sống cao hơn hẳn so với những người sống ở phía nam đường biên
giới - Nogales, Sonora. Họ dễ dàng tiếp cận hơn với y tế và giáo dục, tỷ lệ tội
phạm thấp hơn và thu nhập trung bình của hộ gia đình cao gấp ba lần người dân ở
phía nam đường biên giới.
Cái gì tạo ra khác
biệt như thế? Giả thuyết địa lý là lý thuyết có ảnh hưởng nhất được tạo ra nhằm
giải thích sự khác nhau như thế – nhưng lý thuyết đó không áp dụng được ở đây.
Giả thuyết địa lý được
nhà triết học người Pháp thế kỷ XVII, Montesquieu, xiển dương mạnh mẽ nhất. Ông
khẳng định rằng người dân ở vùng khí hậu nhiệt đới ấm áp hơn lười biếng hơn
những người sống ở vùng khí hậu ôn hòa hơn, làm việc chăm chỉ hơn, tháo vát
hơn.
Trong thời hiện đại,
lý thuyết này đã được người ta thay đổi nhằm nhấn mạnh rằng ở những vùng ấm hơn
như Châu Phi, Nam Á và Trung Mỹ có nhiều loại bệnh hơn, chất lượng đất của
những vùng đó cũng được cho là kém hơn, đấy được cho nguyên nhân kìm hãm tốc độ
tăng trưởng kinh tế.
Nhưng không chỉ
Nogales bác bỏ những ý tưởng như thế. Chỉ cần nhìn vào sự khác biệt giữa Nam và
Bắc Triều Tiên, Đông và Tây Đức trước đây, và những bước nhảy vọt về kinh tế
của Botswana, Malaysia và Singapore là thấy giả thuyết địa lý là không chấp
nhận được.
Hai lý thuyết khác
thường được trích dẫn cũng không đứng vững.
Thứ nhất, giả thuyết
về văn hóa. Đầu thế kỷ XX, nhà xã hội học người Đức, Max Weber, tuyên bố rằng
tốc độ công nghiệp hóa cao của Tây Âu, trái ngược với phần còn lại của thế
giới, là do “đạo đức làm việc cần cù của các tín hữu Tin lành”.
Nhưng xin nhìn vào
Triều Tiên, bán đảo đồng nhất về văn hóa cho đến khi có sự chia rẽ giữa miền
Bắc cộng sản và miền Nam tư bản chủ nghĩa. Giả thuyết văn hóa đơn giản là không
thể giải thích sự khác biệt giữa hai quốc gia. Chính đường biên giới đã gây ra
sự chênh lệch như thế, chứ không phải là sự khác biệt sâu sắc và đáng kể về văn
hóa.
Giả thuyết về kém hiểu
biết có hiệu lực trong lĩnh vực tương tự như giả thuyết về văn hóa. Nó ám chỉ
rằng nghèo đói là kết quả của thiếu hiểu biết về các chính sách có thể thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế.
Ví dụ ngược lại ở đây
rất rõ ràng: viện trợ nước ngoài và tư vấn của các chuyên gia được đưa đến các
nước Châu Phi phần lớn đã không tạo ra sự khác biệt kéo dài.
Tuy nhiên, có một lý
thuyết thuyết phục hơn giải thích sự bất bình đẳng trên bình diện quốc tế. Bây
giờ xin cùng xem xét.
Tia sách 2
Khác biệt về thể chế là lời giải thích phù hợp
nhất sự khác biệt về mức sống giữa các quốc gia.
Xin quên đi những lý
thuyết vĩ đại tìm cách giải thích những khác biệt về thịnh vượng giữa các quốc
gia. Sự thật đơn giản hơn hẳn. Thể chế kinh tế và chính trị mới là những vấn đế
thực sự quan trọng.
Thể chế kinh tế của
quốc gia quyết định sự thịnh vượng của quốc gia đó – đấy là các hệ thống và quy
định hướng dẫn hoạt động kinh tế trong phạm vi biên giới của quốc gia đó. Đấy
là luật sở hữu, sức mạnh của các dịch vụ công cộng và khả năng tiếp cận lĩnh
vực tài chính.
Các thể chế kinh tế
này nằm trong một trong hai phạm trù: tước đoạt hay dung hợp.
Các thể chế kinh tế
dung hợp kích thích thành công về kinh tế và được thiết kế nhằm khuyến khích
người dân tham gia vào các hoạt động kinh tế. Các thể chế này còn ủng hộ tự do
kinh tế.
Ví dụ, ở những nước
như Hàn Quốc và Hoa Kỳ, các luật lệ của thị trường bắt nguồn từ luật sở hữu tư
nhân, cũng như từ lĩnh vực ngành ngân hàng đã phát triển và hệ thống giáo dục
công đầy sức mạnh.
Những luật lệ này tạo
điều kiện cho mọi người biết rằng họ có thể làm việc chăm chỉ và đổi mới, chắc
chắn rằng những nỗ lực của mình sẽ được đền đáp và của cải của họ sẽ được bảo
toàn.
Ngược lại, các thể chế
tước đoạt lấy thu nhập từ một số nhóm người trong xã hội để làm lợi cho những
nhóm người khác. Ví dụ, ở Mỹ Latin thời thuộc địa, hệ thống được xây dựng dựa
trên sự cưỡng bức và tước đoạt người dân bản địa nhằm mang lại lợi ích cho
những người thực dân. Ở Bắc Triều Tiên, gia đình Kim đã dựng lên chế độ đàn áp
dân chúng, đặt quyền sở hữu tư nhân ra ngoài vòng pháp luật và tập trung mọi
quyền lực vào tay nhóm tinh hoa được chọn lọc.
Giống như các thể chế
kinh tế, các thể chế chính trị cũng có thể là dung hợp hay tước đoạt.
Đặc điểm chính của các
thể chế chính trị dung hợp là đa nguyên. Có nghĩa là các nhóm người khác nhau
trong xã hội có người đại diện về mặt chính trị, do đó, quyền lực được chia sẻ
giữa những nhóm người đó. Để các thể chế thực sự là dung hợp, thì chúng phải là
trung ương tập quyền. Trung ương tập quyền dẫn đến chế độ pháp quyền; các nhóm
người khác nhau không cần phải chiến đấu với nhau để giành ưu thế.
Nếu các thể chế chính
trị thiếu tính đa nguyên hay trung ương tập quyền, thì chúng thường có thể được
gọi là tước đoạt.
Lợi ích của các thể
chế chính trị dung hợp là chúng dẫn đến sự chia sẻ quyền lực giữa các nhóm
người. Chia sẻ quyền lực lại dẫn đến xóa bỏ các chính sách kinh tế mang tính
tước đoạt và do đó, mang lại lợi ích kinh tế chung cho tất cả các thành viên
trong xã hội.
Tia sách 3
Các sự kiện đơn lẻ diễn ra tại các thời điểm
quan trọng có thể dẫn đến các thể chế khác nhau.
Một sự kiện quan trọng
nhất đã định hình thời kỳ trung cổ và giai đoạn đầu thời hiện đại ở châu Âu.
Vào giữa thế kỷ XIV, Đại dịch hạch (Black Death) đã lan tràn theo các tuyến
đường thương mại đã được thiết lập từ Viễn Đông đến lục địa Châu Âu. Gần một
nửa dân chúng Châu Âu đã chết trong trận đại dịch này.
Cùng với số người
chết, sự sụp đổ kinh tế sau đó đã định hình châu Âu trong những thế kỷ tới.
Do đó, Đại dịch hạch
là ví dụ về cái được gọi là thời điểm quan trọng - tức là một sự kiện có khả
năng làm đảo lộn cán cân chính trị-xã hội của một quốc gia, một lục địa hay
thậm chí là toàn thế giới.
Trước khi Đại dịch
hạch xuất hiện ở châu Âu, các hệ thống kinh tế và xã hội của lục địa này được
định hình bởi hình thức quản trị và kiểm soát mang tính tước đoạt cao, gọi là
chế độ phong kiến.
Nhà vua nắm tất cả đất
đai của đất nước, ông ta chia cho các vương hầu, khanh tướng của mình, đến lượt
mình, những người này có nghĩa vụ cung cấp lực lượng quân sự, khi cần. Đất đai
được những người nông dân của các vương hầu, khanh tướng cày cấy và chăm sóc,
nông dân phải nộp phần lớn sản phẩm mà họ thu được cho chủ đất dưới dạng tô,
thuế. Nếu không được các ông chủ cho phép thì nông dân không được đi khỏi nơi
cư trú. Trên hết, lãnh chúa còn giữ quyền xét xử họ.
Tuy nhiên, Đại dịch đã
làm cho tình trạng thiếu hụt lao động trở thành nghiêm trọng. Ở Tây Âu, thiếu
hụt lao động có nghĩa là, cuối cùng, nông dân cảm thấy họ có khả năng đòi giảm
thuế và đòi thêm nhiều quyền hơn.
Nhưng không thể nói
như thế về Đông Âu. Nông dân Đông Âu kém tổ chức hơn. Các điền chủ đã tìm cách
áp bức nông dân vì họ không có tổ chức. Trái ngược với các nước Tây Âu, các thể
chế ở Đông Âu ngày càng trở thành tước đoạt hơn, tô thuế ngày càng cao hơn.
Do đó, có thể nói rằng
Đại dịch hạch đã tạo ra thời điểm cực kỳ quan trọng. Nó làm cho chế độ phong
kiến tan rã và, góp phần đẩy nhanh việc hình thành các thể chế ít tước đoạt hơn
ở Tây Âu. Nhưng xa hơn một chút về phía đông, tình hình hoàn toàn ngược lại.
Người ta đã đặt tên
cho hiện tượng dẫn đến những con đường khác nhau tại những thời điểm cực kỳ
quan trong này. Gọi là biến đổi thể chế. Có nghĩa là các khu vực khá giống nhau
lại đi theo những hướng khác nhau.
Hiện tượng tương tự
cũng xảy ra sau vài thế kỷ sau đó. Lần này, thời điểm quan trọng là quá trình
bành trướng của nền thương mại thế giới và Châu Mỹ trở thành thuộc địa của các
nước Châu Âu. Những sự kiện quan trọng này đã đẩy nhanh tiến trình biến đổi thể
chế, vì những sự kiện này không mang lại lợi ích kinh tế cho tất cả các nước
Châu Âu.
Có thể phải mất nhiều
thế kỷ, nhưng tất cả chỉ diễn ra trong vài thời điểm cực kỳ quan trọng và kết
quả là biến đổi thể chế dẫn đến những khác biệt to lớn về thể chế của những
nước có thời từng là những nước giống nhau.
Tia sách 4
Sự sung túc của các nước công nghiệp hóa ngay
từ đầu, như nước Anh, bắt nguồn từ các thể chế chính trị dung hợp đã phát triển
trong nhiều thế kỷ trước đó.
Trong thời hiện đại,
một nước đã vượt qua các rào cản nhằm công nghiệp hóa đặc biệt nhanh. Nước Anh
bắt đầu quá trình công nghiệp hóa vào thế kỷ XVII – và đến thế kỷ XIX, nước Anh
đã trở thành siêu cường toàn cầu.
Xuất hiện câu hỏi, tại
sao lại là nước Anh? Vâng, tất cả là do các thể chế chính trị của nước này, thể
chế chính trị tạo ra các thể chế kinh tế dung hợp.
Nền tảng ban đầu cho
sự thành công đã được xây dựng từ trước đó rất lâu. Đại Hiến Chương Tự Do
(Magna Carta), ký năm 1215, lập ra Quốc hội Anh, tuy còn phôi thai. Tuy nhiên,
điều quan trọng hơn là cuộc Cách mạng Vinh quang, diễn ra trong năm 1688. Cách
mạng giúp William III, được Quốc hội ủng hộ, lật đổ James II. Để đền đáp sự ủng
hộ, Quốc hội Anh lúc này được trao thêm nhiều quyền lực hơn, trong khi quyền
lực của nhà vua thì bị giảm bớt.
Khác với các ông vua,
thành viên của Nghị viện được bầu lên, mặc dù lúc đó chỉ có các điền chủ mới có
quyền bầu cử. Kết quả là, Nghị viện được bầu ra đã phục vụ lợi ích của nhóm
thiểu số này và, khi làm như vậy, nó đã tạo ra các thể chế kinh tế dung hợp,
khuyến khích dân chúng tích cực tham gia hoạt động kinh tế.
Do đó, quyền sở hữu
tài sản có hiệu lực pháp lý được đưa vào luật và có những điều luật bảo hộ mạnh
mẽ hơn nhằm khuyến khích đầu tư và đổi mới.
Quốc hội cũng cải cách
hệ thống ngân hàng. Ngân hàng Trung ương Anh được thành lập vào năm 1694. Một
trong những mục đích chính của nó là cung cấp tín dụng nhằm tạo điều kiện cho
người dân Anh đầu tư.
Hệ thống thuế khóa
cũng được cải cách. Nhằm khuyến khích sản xuất, thuế đối với hàng hóa sản xuất,
chẳng hạn như bếp lò, đã được bãi bỏ. Những loại thuế này được thay thế bằng
thuế ruộng đất. Bộ máy hành chính nhà nước bành trướng thêm cũng tạo điều kiện
cho việc thu thuế tiêu thụ đặc biệt hiệu quả hơn. Ý tưởng là tái đầu tư các
khoản thuế và do đó, kích thích nền kinh tế.
Vì vậy, trong thế kỷ
XVIII và XIX, cơ sở hạ tầng của đất nước đã được cải thiện đáng kể. Đầu tiên,
người ta xây các kênh đào, và sau đó là đường sắt. Cả hai hệ thống giao thông
này đều gíup vận chuyển hàng hóa và nguyên liệu dễ dàng hơn.
Tất cả những yếu tố
này cùng tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình công nghiệp hóa nhanh chóng ở
nước Anh. Các nhà sản xuất giờ đây có phương tiện và phương pháp sản xuất hàng
loạt. Hàng hóa được chuyển đi khắp thế giới, và lợi nhuận thu được bị đánh thuế
và đưa trở lại nền kinh tế của nước Anh.
Chủ nghĩa tư bản hoàn
toàn tốt đẹp, nhưng làm sao mà quá trình bùng nổ kinh tế và cơ sở hạ tầng hỗ
trợ của nó lại tạo điều kiện cho các thể chế của nước Anh ngày càng trở nên
dung hợp hơn? Xin xem trong phần tiếp theo của “tia sách”.
Tia sách 5
Các thể chế dung hợp tạo ra các chu kỳ hiệu
quả.
Xin tiếp tục xem xét
nước Anh như là trường hợp nghiên cứu của chúng ta. Không phải ngẫu nhiên mà
các thể chế dung hợp cơ bản được thiết lập, thì kết quả là diễn ra những cuộc
cải cách kinh tế dung hợp.
Đấy là do các thể chế
dung hợp không chỉ kích thích tăng trưởng kinh tế; cùng với thời gian, chúng
còn tự củng cố khá hiệu quả nữa.
Khi các thể chế chính
trị của nước Anh trở nên đa nguyên hơn, mỗi phe có quyền lực phải đảm bảo rằng
quyền lực của mỗi phe khác phải được luật pháp hạn chế.
Từng bước một, trong
thế kỷ XIX và XX, các thể chế này ngày càng trở nên dung hợp hơn. Quyền bầu cử
đã được lan ra ngoài giới tinh hoa điền chủ, cho đến khi quyền bầu cử trở thành
phổ thông đầu phiếu cho tất cả mọi người, không phụ thuộc vào tài sản.
Chính nhờ những nỗ lực
phối hợp của những người bị tước quyền bầu cử mà quyền phổ thông đầu phiếu đã
trở thành hiện thực. Các cuộc đình công của công nhân, tình trạng bất ổn xã
hội, thỉnh nguyện và vận động tranh cử đều có đóng góp vào tiến trình này.
Tuy nhiên, thành công
của người bị tước quyền bầu cử không diễn ra trong chân không. Một phần là do
các thể chế đã được thiết lập ở Anh có xu hướng thỏa hiệp. Chính vì lợi ích của
giới tinh hoa mà sự ổn định và quản trị được duy trì và có trật tự. Không có lý
do gì để làm cho cả hệ thống - được chứng minh là rất thành công về mặt tài
chính – bị sụp đổ. Tốt nhất là quan tâm đến những đòi hỏi của dân chúng, chứ
không để cách mạng luôn luôn đe dọa đất nước.
Quyền bầu cử ngày càng
mở rộng đánh dấu quá trình thay đổi hướng tới các thể chế chính trị đa nguyên
hơn, lúc này nó đã có điều kiện đại diện cho lợi ích kinh tế của ngày càng
nhiều người hơn. Đến lượt mình, các thể chế kinh tế cũng ngày càng trở thành
dung hợp hơn.
Trong khi bộ máy tư
pháp và quyền bầu cử chuyển động một cách chậm chạp, thì các phương tiện truyền
thông chính là nhiên liệu làm cho mọi thứ tiếp tục quay.
Phương tiện truyền
thông theo dõi hành động của những người có quyền lực và thông báo cho cử tri
về các sự kiện chính trị. Nói tóm lại, nó giữ cho quá trình tự hoàn thiện của
thể chế chính trị mang tính dung hợp tiếp tục tiến lên.
Chúng ta chỉ cần nhìn
vào ví dụ ở bên kia bờ đại dương.
Ở Mỹ, đầu thế kỷ 20,
“Các ông trùm tư bản vô đạo” đã tạo ra các công ty độc quyền đầy sức mạnh,
chẳng hạn như Standard Oil và US Steel Company. Tuy nhiên, từ năm 1901 đến năm
1921, các tổng thống Theodore Roosevelt, William Taft và Woodrow Wilson đã ban
hành luật chống độc quyền nhằm ngăn chặn nỗ lực của các ông trùm nhằm giành
thêm quyền lực kinh tế.
Chính nhờ những nỗ lực
của báo chí mà việc lạm dụng quyền lực của các công ty độc quyền này đã trở
thành vấn đề mang tầm quốc gia. Chẳng bao lâu sau, dân chúng trên khắp cả nước
đã yêu cầu cải cách.
Tia sách 6
Củng cố quyền lực thường tác động tiêu cực tới
quá trình phát triển kinh tế của đất nước.
Hoàn toàn tự nhiên khi
cho rằng các nhà lãnh đạo thông minh sẽ luôn chọn sự thịnh vượng chứ không chọn
đói nghèo cho đất nước của mình.
Thật không may là,
giới tinh hoa chính trị thực sự là một nhóm tư lợi, và hiện tượng này có tác
động tiêu cực tới quá trình phát triển.
Máy in là ví dụ điển
hình. Được phát minh ở Mainz vào năm 1445, cuối thế kỳ XV, nó đã lan tới
Strasbourg, Rome, Florence, London, Budapest và Krakow.
Mặc dù vậy, những
người cầm quyền ở Đế chế Ottoman không có cái máy in nào. Đối với họ, máy in đe
dọa quyền lực của họ, cho nên người Hồi giáo bị cấm in bằng tiếng Ả Rập. Chỉ
đến năm 1727, người ta mới cho phép in ấn, nhưng ngay cả lúc đó, các học giả
tôn giáo và luật pháp phải có mặt ở đó để làm nhiệm vụ kiểm tra. Tác động của
việc in ấn lên sự nghiệp giáo dục là đáng kể. Ước tính rằng chỉ có khoảng 2 đến
3% công dân ở Đế chế Ottoman biết đọc biết viết, trong khi ở Anh là 40 đến 60%.
Một yếu tố khác có tác
dụng kìm hãm tăng trưởng kinh tế là người ta sợ quá trình phá hủy sáng tạo
trong giới tinh hoa chính trị.
Phá hủy sáng tạo là
quá trình bắt nguồn từ những đổi mới, nâng cao hiệu quả và xóa sổ một số lĩnh
vực kinh tế. Ví dụ, quá trình phát triển của máy khâu đã dẫn đến vụ sụp đổ của
ngành dệt truyền thống.
Đầu thế kỷ XIX, Hoàng
đế Francis I của Áo kiên quyết chống lại quá trình công nghiệp hóa. Mãi đến năm
1811, tất cả các máy móc mới đều bị cấm, thậm chí cả đường sắt cũng bị phản
đối. Thực ra, ông ta sợ nhất là các ngành công nghệ mới sẽ gây ra cách mạng.
Ngoài ra, có khả năng là các ngành công nghiệp do giới tinh hoa kiểm soát vẫn
ủng hộ hoàng đế sẽ bị tổn hại, dẫn đến hệ quả sụp đổ của giới lãnh đạo chính
trị .
Do sợ cuộc cách mạng
công nghiệp và liên quan với nó là phá hủy sáng tạo, quá trình phát triển của
nước Áo đã bị chậm lại.
Năm 1883, khi 90% sản
lượng sắt của thế giới dựa vào vào than đá, Áo vẫn dùng than củi kém hiệu quả
hơn hẳn. Cứ như thể cuộc Cách mạng Công nghiệp chưa từng xảy ra. Trên thực tế,
sau Chiến tranh thế giới I, khi Đế chế Áo-Hung sụp đổ, ngành dệt may của nước
này vẫn chưa hoàn toàn được cơ giới hóa.
Tia sách 7
Các thể chế tước đoạt để lại di sản kéo dài.
Chúng ta đã thấy quá
trình phát triển của các thể chế dung hợp theo thời gian. Các thể chế tước đoạt
trên toàn thế giới khá giống nhau; các lực lượng trong quá khứ không chỉ tạo ra
chúng mà còn thực sự kéo dài tuổi thọ và làm cho chúng tồn tại mãi mãi.
Có thể thấy rõ nhất
hiện tượng này trong chế độ nô lệ và ảnh hưởng dai dẳng của nó trong lịch sử
nhân loại.
Chế độ nô lệ đã tồn tại
ở Châu Phi trước khi thực dân Châu Âu tới đây hồi thế kỷ XVII. Họ săn lùng lực
lượng lao động cưỡng bức để làm việc cực nhọc trong các đồn điền trồng mía ở
Tân Thế giới.
Khi những người buôn
bán nô lệ đặt chân lên châu Phi, những người cai trị địa phương nhận ra rằng họ
có thể kiếm được nhiều tiền bằng cách bán nô lệ cho những người kia. Kết quả
là, việc săn bắt nô lệ gia tăng nhanh chóng. Những người bị bắt trong chiến
tranh và tội phạm đều trở thành nô lệ. Ở một số cộng đồng, nô lệ cũng trở thành
hình thức trừng phạt duy nhất.
Để trao đổi nô lệ,
cũng như những mặt hàng có giá trị, ví dụ bông, các thương nhân đã đưa vũ khí
từ Châu Âu tới Châu Phi. Tất nhiên, tất cả những hiện tượng này đều làm gia
tăng xu hướng bạo lực giữa các bộ lạc ở Châu Phi.
Mặc dù, về mặt kỹ
thuật, việc buôn bán nô lệ trên toàn thế giới đã chấm dứt vào năm 1807, chế độ
nô lệ vẫn tiếp tục tồn tại ở Châu Phi. Chỉ khác là, nô lệ lúc này là hàng hóa
phải làm việc ở Châu Phi, họ sản xuất cho cả thị trường trong nước và xuất
khẩu.
Đấy không phải là hết.
Mặc dù các phong trào đòi độc lập ở Châu Phi đã đạt được thành công to lớn
trong nửa sau thế kỷ XX, các thể chế tước đoạt do thực dân tạo ra vẫn tiếp tục
tồn tại.
Xin xem xét Sierra
Leone. Nước này là thuộc địa của Anh từ đầu thế kỷ XIX cho đến năm 1961. Người
Anh bổ nhiệm các Thủ lĩnh tối cao ở địa phương, cai trị nhân danh chế độ quân
chủ của nước Anh.
Ngày nay, các Thủ lĩnh
Tối cao được bầu chọn suốt đời bởi Cơ quan Quyền lực Bộ lạc, đây là tổ chức
chính trị rất nhỏ, không do dân bầu. Chỉ những người thuộc một số gia đình quý
tộc - theo quy định ban đầu của người Anh - mới đủ tư cách trở thành Thủ lĩnh
tối cao.
Có nghĩa là, hệ thống
chính trị vẫn có tính tước đoạt cao như trước đây.
Cũng có thể nói như
thế về hệ thống kinh tế. Năm 1949, người Anh thành lập Hội đồng tiếp thị sản
phẩm của Sierra Leone. Hội đồng này hứa sẽ bảo vệ nông dân khỏi những biến động
của giá cả. Một cái bẫy? Chỉ cần trả một khoản phí “nho nhỏ”. Tất nhiên, nó đã
tăng lên và đến giữa những năm 1960 đã chiếm khoảng một nửa thu nhập của nông
dân.
Độc lập không chấm dứt
được cách làm này. Trên thực tế, dưới thời Siaka Stevens, ông này trở thành thủ
tướng vào năm 1967, nông dân phải nộp thuế tới 90% thu nhập của mình!
Câu hỏi hợp lý là: Tại
sao các thể chế này không sụp đổ sau khi đất nước giành được độc lập? Xin tìm
hiểu trong “tia sách” tiếp theo.
Tia sách 8
Các thể chế tước đoạt tạo ra những chu kỳ đói
nghèo luẩn quẩn.
Nói chung, các thể chế
tước đoạt xuất hiện khi các nhà lãnh đạo chống lại quá trình phát triển và thay
vào đó, tìm cách củng cố quyền lực.
Nhưng đấy mới chỉ là
khởi đầu, vì các thể chế chính trị tước đoạt là tự duy trì.
Mục đích của các cơ
cấu tước đoạt là duy trì quyền lực của giới tinh hoa, do đó, dễ hiểu là giới
tinh hoa muốn duy trì những cơ cấu này.
Chỉ cần nhìn vào các
bang vẫn còn chế độ nô lệ của Hoa Kỳ trong thế kỷ XIX là biết. Ở đó, giới tinh
hoa điền chủ da trắng đã thu lợi từ sức lao động của người nô lệ da đen, người
da đen chẳng có bất cứ quyền chính trị hay kinh tế nào.
Sau Nội chiến Mỹ và
miền Bắc giành chiến thắng vào năm 1865, chế độ nô lệ bị bãi bỏ và người da đen
được quyền bầu cử.
Nhưng giới tinh hoa
điền chủ miền Nam vẫn còn đó, họ sẵn sàng tước đoạt và bóc lột những cựu nô lệ,
coi những người này là nguồn lao động giá rẻ.
Trong nỗ lực củng cố
quyền lực, họ áp dụng thuế thân và kiểm tra khả năng đọc viết của các cử tri
tiềm năng. Tất nhiên, mục đích là tước quyền bầu cử của những cử tri da đen,
những người đã bị cản trở, không được giáo dục như người ta đòi hỏi.
Động cơ làm mất cân
bằng quyền lực này đã được chính thức hóa trong bộ luật Jim Crow, hồi cuối thế
kỷ XIX và đầu thế kỷ XX. Phân biệt đã chính thức được phê chuẩn.
Các thể chế tước đoạt
như thế tiếp tục tồn tại, ngay cả sau khi chế độ đã thay đổi. Điều này đã được
nghiên cứu một cách kỹ lưỡng.
Đầu thế kỳ XX, nhà xã
hội học người Đức, Robert Michels, gọi xu hướng này là “quy luật sắt của chế độ
quả đầu”. Ông muốn nói đến xu hướng tồn tại của các thể chế chính trị quả đầu,
dù có phải chính giới tinh hoa đó duy trì quyền lực hay là không.
Đó chính xác là những
sự kiện đã xảy ra ở châu Phi sau khi châu lục này giành được độc lập. Ở đó, các
thể chế tước đoạt do người châu Âu lập ra vẫn tồn tại một cách hiệu quả cho đến
tận ngày nay.
Không cần phải nói
rằng, những người được các thể chế đó ban tặng quyền lực gần như có nghĩa vụ
củng cố thêm nữa quyền lực của chính mình.
Hãy xem xét Siaka
Stevens, tổng thống đầu tiên của Sierra Leone. Ông ta bắt đầu tích cực phân
biệt đối xử với người Mende, một nhóm sắc tộc ủng hộ các đối thủ chính trị của
ông ta. Ông ta ngăn cản tốc độ tăng trưởng kinh tế trong khu vực của Mende bằng
cách phá hủy tuyến đường sắt dùng cho xuất khẩu - tất cả chỉ nhằm nghiền nát
đối thủ của ông ta.
Hậu quả là, ông ta nắm
được nhiều quyền lực hơn, nhưng khó có thể nói rằng các thể chế quốc gia còn
đại diện cho chính người dân.
Tia sách 9
Trong các thể chế tước đoạt có thể vẫn có tăng
trưởng, nhưng đấy hầu như là tăng trưởng không bền vững.
Cho dù bạn có vo tròn
bóp méo theo cách nào, thì Liên Xô, theo định nghĩa, cũng không thể được coi là
quốc gia cổ vũ các thể chế chính trị hay kinh tế dung hợp.
Điều đó nói lên rằng,
từ ngày thành lập cho đến những năm 1970, thành công của nước này trong một số
lĩnh vực nhất định là không thể nghi ngờ. Liên Xô là xã hội đổi mới, và họ đã
đưa nhà du hành vũ trụ đầu tiên lên không gian. Nền kinh tế của nước này cũng
bùng nổ; từ năm 1928 đến năm 1960, tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm là
6%.
Một trong những lý do
đằng sau tăng trưởng như thế là do Liên Xô sáp nhập các nước chậm phát triển
trong hàng trăm năm. Ở các nước Cộng hòa Xô viết này, trật tự phong kiến mới
được dỡ bỏ trước đó không lâu. Do đó, việc tái phân bố các nguồn lực từ khu vực
nông nghiệp sang khu vực công nghiệp có năng suất cao hơn có rất nhiều ý nghĩa.
Kết quả là tăng trưởng
kinh tế ồ ạt – đáng ngạc nhiên khi xem xét kỹ hơn, vì bạn có thể không kỳ vọng
tốc độ tăng trưởng như thế bên trong các thể chế kinh tế mang tính tước đoạt.
Người dân có rất ít quyền sở hữu và người lao động có nguy cơ bị bỏ tù nếu bị
phát hiện làm việc chậm chạp. Những điều kiện này cùng với thể chế chính trị
tước đoạt, mà cụ thể là chế độ độc tài độc đảng tàn nhẫn và sẵn sàng giết
người.
Không cần phải nói
rằng, thành công kinh tế được xây dựng trên các thể chế mang tính tước đoạt như
thế là không bền vững.
Khi các nguồn lực đã
được phân bổ nhằm sử dụng hiệu quả hơn, cơ hội phát triển là rất ít. Ngoài ra,
hệ thống kinh tế không hướng tới việc thực sự tạo ra đổi mới và cùng với đổi
mới là tăng trưởng.
Lý do là rất rõ ràng:
các hệ thống kinh tế tước đoạt không khuyến khích làm việc đúng cách. Giới tinh
hoa cầm quyền đang cố gắng liên tục nhằm “uốn nắn” các lực lượng đồng hành
trong nền kinh tế quốc gia của họ. Và trên đường đi, họ chắc chắn sẽ mắc sai
lầm.
Ví dụ, năm 1956, Liên
Xô áp dụng tiền thưởng cho đổi mới, gắn liền với năng suất của một sáng kiến
nào đó. Tuy nhiên, họ tính năng suất trên cơ sở toàn bộ tiền lương của công ty.
Điều đó có nghĩa là, những đổi mới giúp tiết kiệm lao động có thể thực sự làm
cho bạn mất tiền, vì đổi mới làm giảm toàn bộ tiền lương!
Một đặc điểm nữa của
các hệ thống tước đoạt là các nhà lãnh đạo không khuyến khích phá hủy sáng tạo.
Đấy là do đổi mới – dù dưới bất kỳ hình thức nào, và bất kể nó thúc đẩy tăng
trưởng đến mức nào – đều đe dọa trực tiếp đến địa vị của giới tinh hoa.
Cuối cùng, các nước có
hệ thống chính trị tước đoạt có xu hướng đấu đá nội bộ trong giới tinh hoa, tạo
ra bất ổn định và hạn chế tăng trưởng. Đấy là do mọi người đều có thể nhìn thấy
những khoản tưởng thưởng và của cải vô cùng to lớn mà người ta có thể giành
được sau khi vươn tới quyền lực tuyệt đối. Mọi người đều muốn nếm thử quả anh
đào mọng nước đó.
Tia sách 10
Phá vỡ vòng luẩn quẩn của đói nghèo là công
việc khó khăn, nhưng không phải là bất khả thi.
Cho đến đây, chúng ta
đã thấy rằng tăng trưởng bền vững trong mức sống của xã hội là khả thi. Chỉ cần
các thể chế kinh tế và chính trị với bản chất dung hợp và đa nguyên là đủ.
Nhưng nó có ý nghĩa gì
đối với sự thịnh vượng trong tương lai? Các quốc gia có thể làm gì nếu hiện nay
họ đang có các thể chế kinh tế và chính trị tước đoạt, nhưng lại muốn chống lại
xu hướng của lịch sử?
Trước hết, điều quan
trọng là phải nhận ra rằng lịch sử không phải là số phận. Đó chỉ là một cách
nói hoa mỹ rằng tương lai không phải lúc nào cũng được định hình bởi quá khứ.
Như chúng tôi đã nhận
xét, các thể chế tước đoạt và dung hợp đơm hoa kết trái và phát triển nhờ những
thay đổi thể chế sau những thời điểm quan trọng. Nhưng nó không phải là một lộ
trình tiền định; các vòng xoáy đói nghèo có thể bị phá vỡ, những chu kỳ luẩn
quẩn thì cũng thế.
Chỉ cần nhìn vào nước
Anh và những nước khác của Tây Âu thì thấy. Nói thật ra, cho đến mãi thời gian
gần đây, các thể chế của họ cũng có tính tước đoạt khá cao. Tuy nhiên, những
thời điểm quan trọng đã dần hướng những nước này tới các thể chế dung hợp hơn –
ngay cả khi phải trải qua Đại dịch hạch và một loạt chủ nghĩa tư bản hoang dã
mới tới được đây!
Gần đây hơn, các thể
chế độc quyền ở miền Nam Hoa Kỳ đã dần trở nên dung hợp hơn, đấy là sau nhiều
thế kỷ bất bình đẳng giữa người da trắng và da đen. Vẫn còn nhiều việc phải
làm, nhưng phong trào dân quyền trong những năm 1950 và 1960 đã báo hiệu rằng thay
đổi “sẽ diễn ra”.
Hiện giờ thì sao?
Vâng, chúng ta cần đảm bảo rằng cần khuyến khích các thể chế dung hợp để có thể
thúc đẩy sự thịnh vượng kinh tế trên toàn thế giới.
Ví dụ, viện trợ nước
ngoài có rất ít tác dụng trong việc thách thức các thể chế tước đoạt đang tống
tiền các cộng đồng trên khắp Châu Phi và Trung Á.
Muốn thúc đẩy những
thay đổi tích cực, thì cần hướng viện trợ nước ngoài vào những khu vực có ý
nghĩa hơn. Các nhóm người đang bị tách ra khỏi quá trình ban hành quyết định
cần được trang bị để họ có thể thách thức các thể chế tước đoạt của đất nước
mình.
Brazil là một ví dụ
điển hình. Ở đó, chính những người được quyền bầu cử và trao quyền hành động,
chứ không phải các nhà kinh tế học hay chính trị gia, mới là những người thúc
đẩy thay đổi. Chính nhờ phong trào quần chúng được huy động mà chế độ độc tài
quân sự của nước này đã bị lật đổ vào năm 1985. Các phong trào xã hội như phong
trào do công đoàn lãnh đạo đã đặt nền móng cho liên minh chống độc tài đầy sức
mạnh.
Và cùng với việc phá
vỡ vòng xoáy đó, Brazil đã thịnh vượng. Từ năm 2000 đến 2012, nền kinh tế của
nước này là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới.
Xiềng xích lúc nào
cũng có thể bị phá vỡ.
Kết luận
Tóm tắt cuối cùng.
Thông điệp chính trong
“tia sách” này:
Thịnh vượng và nghèo
đói của các quốc gia không phải là số phận đã được sắp đặt từ trước, xuất phát
từ văn hóa hay địa lý. Thay vào đó, lý do chính vì sao một số quốc gia làm tốt
hơn những quốc gia khác là thể chế của họ. Thể chế hình thành trong tiến trình
lịch sử, thường là qua nhiều thế kỷ. Bản chất của các thể chế của một quốc gia
– cụ thể là chúng là dung hợp hay tước đoạt – là yếu tố quyết định sự thịnh
vượng. Có thể vượt qua những xu hướng này bằng cách hướng vào các thể chế của
các quốc gia đang gặp rắc rối. Sẽ cần nỗ lực, nhưng có thể đảo ngược được vòng
luẩn quẩn của nghèo đói trên toàn phạm vi toàn cầu.
Nguồn: https://tiasach.com/sach/gioithieu/tai-sao-cac-quoc-gia-that-bai
Bác đừng theo đuôi bọn ăn cắp. Đây là ăn cắp nội dung trang blinkist.com của Đức đã làm.
ReplyDeleteHọ thuê mình dịch. Họ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật! Chúc vui.
DeleteVâng, là biết thì nhắc bác thôi, chứ chả tránh được, là bệnh thời đại. Kính chúc bác sức khỏe! (Cảm kích bác phản hồi rất nhanh!)
DeleteBạn có thể liên hệ với tiasach.com Chúc vui.
Deletemình có thể đăng lại bài của trang khác mà, nếu được phép
DeleteTrang tóm tắt của blinkist:
ReplyDelete"Final summary
The key message in these blinks:
Prosperity and poverty among nations aren’t preordained fates, stemming from culture or geography. Instead, the main reason why some countries do better than others is their institutional landscape. This is shaped over the course of history, often over many centuries. The nature of a nation’s institutions – namely, whether they are inclusive or extractive – is what determines prosperity. These trends can be bucked by targeting troubled countries’ institutions. It will take effort, but vicious cycles of poverty the world over can be reversed.
Got feedback?
We’d sure love to hear what you think about our content! Just drop an email to remember@blinkist.com with the title of this book as the subject line and share your thoughts!
What to read next: The Great Degeneration, by Niall Ferguson
In these blinks, we’ve seen how a society’s power and prosperity lies in the strength of its institutions. Its message is essentially a positive one: nations can change, and cycles of poverty can be broken if institutions are reassessed and overhauled.
However, it may seem to sidestep what many readers think is a self-evident truth. To many, the West’s century-long domination is waning, and its institutions are declining. The West has huge levels of public and private debt, while the economies in the rest of the world are quickly catching up.
The Great Degeneration aims to explain what’s going on and how this issue might be resolved. It too looks to institutions and suggests that the only way the West can recover is by radically reforming its wheezing institutions."
kuşadası
ReplyDeletemilas
çeşme
bağcılar
didim
RİWSD3