280. Labour Movement – Phong trào lao động. Phong trào lao động ám chỉ hai luồng tư tưởng. Thứ nhất, những người lao động chân tay cho rằng có thể dùng các tổ chức công đoàn và hành động chính trị nhằm thúc đầy quyền lợi về chính trị và kinh tế của mình; thứ hai, công đoàn có thể liên kết với cánh tả trong các đảng trung tâm trong nghị viện với mục đích thành lập chính phủ coi quyền lợi của công nhân là vấn đề quan trọng nhất.
Phong trào lao động ở
châu Âu có xuất xứ từ những công nhân thành thị trong tiến trình công nghiệp
hóa hồi thế kỉ XIX. Chủ nghĩa Marx có ảnh hưởng mạnh mẽ tới việc xuất hiện
phong trào lao động trên lục địa châu Âu và dẫn tới việc thành lập các đảng chính
trị theo đường lối xã hội chủ nghĩa (Đức, năm 1869); ở Anh, phong trào công
nhân mang tính cải cách chứ không phải là cách mạng và trong thế kỉ XIX, hoạt động
trong khuôn khổ của hệ thống đảng phái đang hiện hữu (Ủy ban đại diện công
nhân, 1900, Công đảng, 1906).
Phong trào lao động từng
là phong trào có tinh thần quốc tế mạnh mẽ, nhấn mạnh quyền lợi chung của những
người lao đông trong các nước khác nhau khi đối đầu với chế độ tư bản. Nhưng
năm 1914, các đảng xã hội chủ nghĩa – trừ một vài trường hợp ngoại lệ - đã bị tinh
thần dân tộc quét sạch và ủng hộ công việc chuẩn bị chiến tranh.
Sau năm 1917, thắng lợi
của cuộc cách mạng Bolshevik Nga đã gây được ảnh hưởng rất lớn đối với phong
trào công nhân. Tuy nhiên, các đảng lao động và xã hội chủ nghĩa đã hầu như
ngay lập tức quay lưng lại với Quốc tế III, do Moskva thành lập, nhằm phối hợp
hành động cách mạng của phong trào lao động quốc tế và một số đảng cộng sản đã
được thành lập ngay sau đó. Các đảng xã hội chủ nghĩa và cộng sản đã xung đột với
nhau trong suốt thời kì chiến tranh. Ở một số nước như Anh, Đức và Hoa Kì, cộng
sản có vai trò trong phong trào công đoàn duy nhất, trong khi ở những nước
khác, ví dụ, nước Pháp, cộng sản chỉ kiểm soát được những tổ chức công đoàn của
mình, những tổ chức này lại phải cạnh tranh với công đoàn của các đảng xã hội
chủ nghĩa và Công giáo.
Sau Thế chiến II, phong
trào lao động tiếp tục chia rẽ, các tổ chức công đoàn và các đảng xã hội chủ
nghĩa thành lập các tổ chức quốc tế theo các nhóm ủng hộ và chống cộng sản. Vai
trò của phong trào lao động yếu đi vì lao động chân tay giảm và ảnh hưởng của
phong trào công đoàn đối với các đảng xã hội chủ nghĩa, nhất là các đảng nằm
trong chính quyền ngày càng suy giảm.
Có người cho rằng phong
trào lao động đã hồi sinh trong những năm 1950 và 1960 vì vai trò của người lao
động trong sự nghiệp đấu tranh giành tự do và độc lập trong Thế giới Thứ ba,
tuy nhiên sau khi giành được độc lập, ý tưởng về công đoàn đại diện cho quyền lợi
người lao động đã gặp trở ngại vì chính phủ những nước này tự tuyên bố là đi
theo đường lối xã hội chủ nghĩa.
281.
Labour Party – Công đảng. Công Đảng, một số tài liệu tiếng
Việt ghi là Đảng Lao động Anh hay Đảng Lao động Vương quốc Anh, kể từ ngày
thành lập vào đầu thế kỷ XX, đã trở thành đảng chính trị chính của phe cánh tả
tại Anh, Scotland và Wales.
Công đảng đã vượt qua Đảng
Tự do, trở thành đối thủ chính của đảng Bảo thủ trong thập niên 1920. Đảng đã
có một vài kỳ cầm quyền trong chính phủ, lần đầu tiên vào năm 1924. Sau đó, Đảng
nắm quyền trở lại trong các giai đoạn 1929-31, 1945-51, 1964-70, 1974-79.
282.
Labour Theory of Value - Lí thuyết giá trị lao động. Lí
thuyết giá trị lao động là một nỗ lực ban đầu của các nhà kinh tế học nhằm giải
thích tại sao hàng hóa được trao đổi với giá tương đối nhất định trên thị trường.
Nó gợi ý rằng giá trị của một hàng hóa có thể được đo lường một cách khách quan
bằng số giờ lao động trung bình cần thiết để sản xuất ra nó. Những người ủng hộ
nổi tiếng nhất cho lí thuyết giá trị lao động là Adam Smith, David Ricardo và
Karl Marx.
Lí thuyết giá trị lao động
cho rằng hai mặt hàng sẽ giao dịch với cùng một mức giá nếu chúng thể hiện cùng
một lượng thời gian lao động, nếu không chúng sẽ trao đổi theo tỉ lệ cố định bởi
sự khác biệt tương đối trong thời gian lao động của hai mặt hàng này.
Mặc dù giá thị trường
có thể dao động thường xuyên do cung và cầu tại bất kì thời điểm nào đó, giá tự
nhiên đóng vai trò trung tâm. Nếu giá thị trường vượt qua giá tự nhiên, mọi người
sẽ được khuyến khích bán nhiều hơn. Trong khi giá thị trường thấp hơn giá tự
nhiên thì người ta được khuyến khích mua nhiều hơn. Theo thời gian, sự cạnh
tranh này sẽ có xu hướng đưa giá tương đối trở lại phù hợp với giá tự nhiên.
Marx bị lôi cuốn vào lí
thuyết giá trị lao động vì ông tin rằng lao động của con người là đặc điểm
chung duy nhất được chia sẻ bởi tất cả hàng hóa và dịch vụ trao đổi trên thị
trường. Tuy nhiên đối với Marx, hai hàng hóa là không đủ để có số lượng lao động
tương đương, thay vào đó, hai hàng hóa phải có cùng số lượng lao động cần thiết
về mặt xã hội.
Marx sử dụng lí thuyết
lao động để phê phán gay gắt các nhà kinh tế học cổ điển trên thị trường tự do
theo truyền thống của Adam Smith. Ông cho rằng, nếu tất cả hàng hóa dịch vụ
trong một hệ thống tư bản được bán với giá phản ánh giá trị thực của chúng và tất
cả các giá trị được đo bằng thời gian lao động thì làm thế nào các nhà tư bản
có thể hưởng lợi nhuận trừ khi họ trả cho công nhân ít hơn giá trị lao động thực
của họ.
bài viết rất hấp dẫn
ReplyDelete