259.
Jacobinism – Chủ nghĩa Jacobin. Ban đầu, đây là tên
được người ta gán cho tư tưởng của các thành viên Câu lạc bộ Jacobin; mà chính
Câu lạc bộ này lại là tên của dòng tu có những cơ sở bị tịch thu trong thời kì
Cách mạng Pháp. Câu lạc bộ này được thành lập năm 1789, dưới quyền lãnh đạo của
Robespierre đã trở nên quá cực đoan. Bị đóng cửa sau khi mất quyền lực, năm
1794, rồi được tái kích hoạt và bị đóng cửa vĩnh viễn năm 1789. Họ ủng hộ việc
tập trung quyền lực, dù người nắm quyền là bất cứ ai và nước cộng hòa là bất khả
phân. Từ đó trở đi, Jacobin vẫn được gán cho các chính trị gia và chính đảng ủng
hộ chính phủ tập quyền. Mặc dù trong thời kì Cách mạng Pháp, Jacobinism là quan
điểm tả khuynh, sau này lại được các đảng hữu khuynh, thậm chí cực hữu, cũng
như Đảng Cộng sản Pháp áp dụng.
260.
Jacobitism – Phong trào ủng hộ vua James II. Jacobites là
những người ủng hộ James II (tên Latin: Jacobus) và khôi phục ngai vàng cho
dòng họ Stuart đã bị cuộc Cách mạng Vinh Quang (1686-1689) phế truất.
261.
J-Curve – Đường cong J. Trong chính trị học, đường cong J
là một phần của mô hình do James Chowning Davies đưa ra nhằm giải thích các cuộc
cách mạng chính trị. Davies khẳng định rằng các cuộc cách mạng là phản ứng của
con người trước sự đảo chiều đột ngột sau một thời gian dài tăng trưởng kinh tế,
được gọi là sự thiếu hụt tương đối (Relative deprivation). Lý thuyết thiếu hụt tương
đối tuyên bố rằng, những kỳ vọng không được đáp ứng có thể là nguyên nhân gây
ra các cuộc nổi dậy. Những kỳ vọng không được đáp ứng có thể bắt nguồn từ một số
yếu tố, trong đó có bất bình đẳng ngày càng gia tăng, có thể có nghĩa là những
người ngày càng nghèo hơn, so với những người giàu, nhận được ít hơn cái mà họ kì
vọng, hoặc một giai đoạn phát triển kinh tế bền vững, làm cho mọi người đều kỳ
vọng, tiếp theo là một cuộc khủng hoảng. Mô hình này thường được dùng để giải
thích tình trạng bất ổn xã hội và chính trị cũng như những nỗ lực của các chính
phủ nhằm kiềm chế tình trạng bất ổn.
262.
Jim Crow Law - Luật Jim Crow. Luật Jim Crow là các luật
lệ và thực hành nhằm chia tách người da trắng và người da đen trong các cơ sở cả
công lẫn tư. Những hình thức phân biệt chủng tộc này được áp dụng ở các bang miền
Nam Hoa Kì và được thi hành trong các trường học và phương tiện giao thông cũng
như nhà ở cho đến khi bị tuyên bố là vi hiến vào năm 1954. Tất cả các luật Jim
Crow đều bị bãi bỏ bởi Đạo luật Dân quyền, năm 1964, và Đạo luật Quyền bỏ phiếu,
năm 1965.
bài rất hấp dẫn
ReplyDelete