HOÀ TAN BẢN NGÃ, NHẬN RA ĐẠI NGÃ
DAVID HAWKINS, M.D., Ph. D.
Phạm Nguyên Trường dịch
2
BẢN CHẤT CỦA “TÂM TRÍ”
Thường thì “tâm trí” được
dùng thay thế cho “bản ngã”, nó là đơn vị xử lý, bản ngã được đồng nhất với nó.
Cuối cùng, tương tự như bản ngã, chính tâm trí cũng chỉ là một khái niệm. Tiến
sĩ Hawkins giải thích:“Bằng trải nghiệm, người ta chỉ có thể nói rằng những suy
nghĩ, cảm xúc, hình ảnh và ký ức xuất hiện trong nhận thức của một người là một
quá trình diễn ra bất tận.” Và chúng ta gọi quá trình bất tận này là “tâm trí.”
Khi hiểu được bản chất thực sự của tâm trí, người ta sẽ trở nên ít bị ảnh hưởng
bởi tác động của hoạt động bên trong của nó và có vị thế tốt hơn nhằm siêu việt
sự đồng nhất với nó.
Tương tự như cơ thể, tâm trí không phải là tự ngã thực sự của một người, và tương tự như cơ thể, về cơ bản, nó là phi cá nhân. Nó có những suy nghĩ, nhưng những suy nghĩ này không phải là sản phẩm của tự ngã. Ngay cả khi một người không muốn có tâm trí, thì họ cũng có tâm trí. Không có lựa chọn nào trong vấn đề này; tâm trí bị áp đặt và bị ép lên một người mà người đó không yêu cầu. Sự kiện là có tâm trí, nó là áp đặt không tự nguyện, giúp nhận ra rằng đó không phải là sự lựa chọn hay quyết định cá nhân.
***
Mọi tách biệt dường như đều
là sản phẩm của tư duy. Cần thấy rằng tâm trí luôn trải nghiệm một quan điểm
nào đó.
***
Có thể so sánh thiết kế của
tâm trí con người với thiết kế của máy tính, trong đó não là phần cứng có khả
năng chạy bất kỳ chương trình phần mềm nào được đưa vào. Theo thiết kế, phần cứng
không có khả năng tự bảo vệ mình trước những thông tin sai; do đó, tâm trí sẽ
tin vào bất kỳ chương trình phần mềm nào mà xã hội đã lập trình cho nó, vì nó
không có bất kỳ biện pháp bảo vệ nào. Tâm trí con người, do cơ cấu bẩm sinh của
nó, là ngây thơ, và mù quáng trước những hạn chế của chính mình và cả tin một
cách ngây thơ. Mọi người đều là nạn nhân của sự vô minh và hạn chế của bản ngã của
con người.
***
Tâm trí của con người
không có khả năng phân biệt thật giả. Nếu không như thế, thì lịch sử đã không
có chiến tranh, không có các vấn đề xã hội, không có vô minh hay nghèo đói. Mọi
người sẽ đều là những người chứng ngộ, và ý thức của nhân loại sẽ không giữ mãi
ở tầng 190 (tầng kiêu hãnh, dưới tầng chính trực 200) trên Bản đồ Ý thức, hết thế
kỷ này sang thế kỷ khác.
***
Do tri giác nhị nguyên,
tâm trí không thể phân biệt được biểu tượng trừu tượng với thực tại. Con đường
dẫn đến sai lầm là rộng mở và mời gọi, và ý kiến được đưa ra, vì tâm trí
không có cơ chế bẩm sinh để phân biệt thật giả. Do quá trình xử lý nhị nguyên
trong tâm trí, nó đã xây dựng được khả năng kìm nén và phủ nhận để có thể loại
bỏ những trở ngại nhằm vươn tới mục tiêu của mình. Tâm trí phát hiện ra rằng nó
có thể phủ nhận quyền sở hữu phía mà nó không mong muốn của cặp đối lập và phóng
chiếu nó ra thế gian. Do đó, đã sinh ra không chỉ chính trị mà cả các cơ chế
tâm lý mà ai cũng biết là phân chia, đàn áp, phủ nhận và phóng chiếu. Khả năng
này hóa ra là cơ chế có thể làm chết người ở chỗ ngay cả khi phải đối mặt với
những kết quả khủng khiếp, bản ngã vẫn không ngừng theo đuổi chính những sai lầm
đó. Hàng triệu người đã chết trong mỗi thế hệ trong suốt chiều dài của lịch sử
và tiếp tục như thế ngay trong thế giới hiện nay.
***
Ngoài những chuyện nhỏ nhặt,
mang tính cá nhân, tâm trí không được thiết lập để dễ dàng học hỏi từ những sai
lầm của mình.
Người ta không bị “buộc”
phải cảm thấy oán hận bởi một ký ức tiêu cực, cũng không phải tin vào một suy
nghĩ đầy sợ hãi về tương lai. Chúng chỉ là những lựa chọn. Tâm trí giống như một
chiếc tivi đang hoạt động trên nhiều kênh khác nhau để lựa chọn, và người ta
không phải tuân theo bất kỳ sự cám dỗ cụ thể nào của suy nghĩ. Người ta có thể
rơi vào cám dỗ cảm thấy thương hại bản thân mình, hoặc cảm thấy tức giận hay lo
lắng. Hấp dẫn bí mật của tất cả những lựa chọn này là chúng mang lại phần thưởng
hoặc thỏa mãn bí mật ở bên trong, đó là nguồn
gốc của sự hấp dẫn của những suy nghĩ trong tâm trí.
***
Hiển nhiên là: tâm trí
hoàn toàn không đáng tin. Thực ra là không thể dựa vào tâm trí. Nó không thể nhất
quán, và hiệu suất của nó cũng không ổn định, mà rất thất thường. Nó quên mang
chìa khóa tới văn phòng, quên số điện thoại và địa chỉ, và là nguồn gốc của thất
vọng hoặc phiền toái. Tâm trí bị ô nhiễm bởi cảm xúc, tình cảm, định kiến, điểm
mù, phủ nhận, phóng chiếu, hoang tưởng, ám ảnh sợ hãi, sợ hãi, hối tiếc, mặc cảm
tội lỗi, lo lắng và bồn chồn; cùng với những bóng ma đáng sợ như đói nghèo, tuổi
già, bệnh tật, chết, thất bại, từ chối, mất mát và thảm họa.
Ngoài tất cả những điều vừa
nói, tâm trí còn bị lập trình một cách ngây thơ và sai lầm bởi bộ máy tuyên
truyền, khẩu hiệu chính trị, giáo điều tôn giáo và giáo điều xã hội bất tận, và
thường xuyên bóp méo các sự kiện—chưa nói đến xuyên tạc, sai lầm, phán đoán sai
và thông tin sai. Trên hết, khiếm khuyết chính của tâm trí không chỉ là nội
dung, thường là không liên quan hoặc sai lầm, mà còn sự kiện là nó không có bất
cứ phương tiện nào để phân biệt thật giả. Nó chỉ là một bàn cờ để cho người ta
chơi mà thôi.
***
Khiêm tốn có giá trị lớn
hơn là tích lũy thông tin. Trừ khi một người đã trải nghiệm hoàn toàn và trọn vẹn
hiện diện của Thiên Chúa trong Toàn thể tuyệt đối, tuyệt vời của Ngài, thì có
thể cho rằng người đó thực sự không biết gì và tất cả những cái gọi là kiến
thức tích lũy được thực ra chỉ là thăm dò mà thôi. Bất cứ cái gì bên trong tuyên
bố rằng “Tôi biết” đều chứng tỏ rằng tuyên bố đó sai là do chính tuyên bố đó, nếu
không thì nó đã không đưa ra tuyên bố như thế.
***
Suy nghĩ là do thiếu thốn;
mục đích của nó là đạt được. Trong toàn vẹn, thì không còn thiếu thốn. Tất cả đều
trọn vẹn, toàn bộ và toàn vẹn. Không có gì để suy nghĩ, cũng không có động cơ
nào để suy nghĩ. Không có bất cứ câu hỏi nào, và không tìm kiếm hay cần bất cứ câu
trả lời nào nữa. Toàn vẹn là trọn vẹn, viên mãn hoàn toàn, không có cái gì
không hoàn thiện để xử lý nữa.
***
Niềm tin là yếu tố quyết định
cái mà người ta trải nghiệm. Không có “nguyên nhân” bên ngoài nào hết. Người ta
khám phá ra những phần thưởng bí mật thu được từ những phóng chiếu bí mật nhưng
vô thức. Có thể khám phá được những chương trình cơ bản của một người bằng cách
viết ra danh sách những bất bình và đau khổ của người đó và sau đó chỉ cần biến
chúng thành những ngược lại.
***
Suy nghĩ là tự diễn ra,
không có cái gì hoặc người nào là nguyên nhân hết.
***
Về mặt chức năng, tâm trí
là nhị nguyên và do đó, thiết lập quá trình xử lý riêng biệt dựa trên các định
vị tùy tiện, những giả định mà hoàn toàn không có thực tại nào hết. Do đó, do
thiết kế, tâm trí có khiếm khuyết cơ bản, như Descartes chỉ ra, là nó không thể
phân biệt res cogitans với res extensa (tức là hoạt động trong tâm trí về cái
dường như chỉ là biểu hiện bên ngoài của thế gian chứ không phải thế giới thực).
Do đó, tâm trí nhầm lẫn các phóng chiếu của chính mình và nhầm tưởng rằng chúng
tồn tại độc lập, ở bên ngoài—trong khi trên thực tế, không có cái gì như thế tồn
tại hết.
***
Tâm trí truyền đạt lại các
hiện tượng trong 1/10.000 giây; do đó, tâm trí giống như bộ phận phát lại của
máy ghi âm. Khi giao diện của tâm trí giữa các hiện tượng và trải nghiệm tan rã,
thì sự khác biệt là khá rõ rệt.
***
Tâm trí hoạt động như một
bộ xử lý dữ liệu đồng thời cả ở bên trong lẫn bên ngoài. Nó phân loại, sắp xếp,
đặt ưu tiên, đưa vào bối cảnh mới và cùng lúc giải thích như thể nó sử dụng một
cách nhất quán các ngân hàng bộ nhớ, các trung tâm cảm xúc và những phản ứng có
điều kiện và tương quan của chúng. Tất cả những điều trên đều được sắp xếp theo
bối cảnh với các bản năng cảm xúc/động vật được sắp xếp, bác bỏ, chấp nhận hoặc
sửa đổi.
Ngoài ra, sự phức tạp này
đồng thời còn chịu sự chi phối của các tùy chọn, lựa chọn và ý chí. Các tùy chọn
và lựa chọn liên quan đến ý nghĩa và giá trị nói chung—và chúng còn chịu ảnh hưởng
và chi phối của trường ý thức tổng thể, bao gồm tất cả, có các tầng nhất quán
và thay đổi của lực lượng bên trong liên quan đến tầng ý thức cũng bị ảnh hưởng
bởi các khuynh hướng nghiệp lực. Đồng thời, tâm trí đánh giá mức độ của sự thật
mang tính tương đối, độ tin cậy của thông tin, sự phù hợp và khả năng hành động
trong các giới hạn của hành vi xã hội nhiều tầng nhiếu lớp, trong đó có các
nguyên tắc đạo đức, luân lý, xã hội và tôn giáo.
***
Tâm trí giống như một đơn
vị xử lý vô cùng phức tạp, nó xử lý dữ liệu cả ở bên trong và bên ngoài.
***
Tâm trí ngây thơ cho rằng
chính “tôi” thực sự đang tìm kiếm sự thật vì nó cho rằng bản ngã/tự ngã của nó
là tác giả chính và duy nhất của ý định, cũng như hành động, và do đó, là người
phán xét thực tại.
***
Người ta đồng nhất với cơ
thể của mình vì tâm trí của người đó đang trải nghiệm cơ thể của mình.
***
Điểm cuối của công cuộc nghiên
cứu trí tuệ dẫn tới kết luận hiển nhiên rằng, tâm trí và trí tuệ đều có khiếm
khuyết cố hữu và do đó, không có khả năng vươn tới sự thật tuyệt đối.
***
Hỏi: Cái gì làm cho suy
nghĩ trở thành hiện tượng dai dẳng như thế?
Trả lời: Tất cả nội dung của
tâm trí đều là chấp trước, và nền tảng là chấp trước vào tự ngã và bám víu vào
những thứ được cho là cội nguồn của khả năng sống còn cũng như hạnh phúc. Đó
cũng là nhận dạng của người đó. Trong thực tại, cội nguồn của hạnh phúc là Đại
ngã, chứ không phải tự ngã (bản ngã).
***
Suy nghĩ là một thiết bị xử
lý có giá trị thực dụng to lớn; nó cho rằng mình biết dữ liệu, nhưng thực ra nó
không có khả năng biết bẩm sinh. Niềm tin tạo ra một “người biết” tưởng tượng ở
bên trong, và người đó trở thành “tôi” (me). Tương tự như thế, nó tạo ra người
làm việc tưởng tượng, người hành động và một người suy nghĩ tưởng tượng về những
suy nghĩ.
***
Mỗi suy nghĩ thực sự nảy
sinh từ hư vô, hoặc trường năng lượng tĩnh lặng của tâm trí, và không phải, như
người ta giả định, là do một suy nghĩ trước đó tạo ra.
***
Nghiên cứu về ý thức khẳng
định rằng khoảng 99% “tâm trí” là tĩnh lặng và chỉ có 1% là đang xử lý hình ảnh
mà thôi. Tự ngã của người quan sát thực ra là bị thôi miên bởi 1% hoạt động và đồng
nhất với nó là “tôi” (me)—nó không biết 99% tĩnh lặng của trường vì nó không
nhìn thấy được và không có hình tướng.
***
Một khi những suy nghĩ hay
cảm xúc được dán nhãn là “của tôi,” thì chúng như được phép màu ban cho sự toàn
tri mặc định và tính hợp lý tuyệt đối tự cho là đúng..
***
Ý nghĩ, ý tưởng và khái niệm
có giá trị thực dụng và hữu ích đối với thế gian; nhưng khi từ bỏ thế gian,
chúng trở thành hành lý dư thừa và chẳng có giá trị gì.
***
Thông qua tự kiểm tra và chú
tâm vào bên trong, người ta có thể khám phá ra rằng tất cả các trạng thái ý thức
đều là kết quả của lựa chọn. Chúng hoàn toàn không phải là những điều chắc chắn
không thể thay đổi được, mà chúng được quyết định bởi những yếu tố hoàn toàn không
thể kiểm soát được. Có thể khám phá được hiện tượng này bằng cách kiểm tra cách
thức hoạt động của tâm trí.
***
Khiếm khuyết chính hiện
nay, cũng như từ trước đến nay, là thiết kế của tâm trí con người làm cho nó, về
bản chất, là không có khả năng phân biệt thật giả. Khiếm khuyết di truyền quan
trọng nhất này là gốc rễ của mọi đau khổ và tai ương của con người.
***
Bản ngã/tâm trí cho rằng
và tin rằng nhận thức và cách diễn giải của nó về những trải nghiệm của cuộc đời
là “thực” và do đó là “đúng”. Nó cũng tin - bằng cách phóng chiếu – rằng những
người khác cũng nhìn nhận, suy nghĩ và cảm nhận giống mình – nếu họ không như vậy,
thì họ lầm lẫn và vì thế là sai. Do đó, nhận thức củng cố việc kiểm soát của
mình bằng cách hiện thực hóa (hành động biến một ý tưởng trừu tượng thành một
thực thể cụ thể - ND) và các giả định.
***
Khuynh hướng nhị nguyên của
tâm trí ngăn cản, không cho người ta nhận ra Nhất thể của Thực tại hoặc Tự Chứng
ngộ vì hệ thống niềm tin nhị nguyên được thể hiện trong ngôn ngữ giả định rằng “cái
này” gây ra “cái kia”. Do đó, nó đồng thời và tự động coi mình là người “làm việc”
riêng biệt (và được đánh giá bằng đạo đức). Hệ thống xử lý theo lối nhị nguyên trong
tâm trí như thế củng cố các định vị của bản ngã, và đến lượt mình, nó tạo ra “vọng
tưởng về những mặt đối lập”, chắn ngang cánh cổng dẫn đến chứng ngộ.
***
Mặc dù tâm trí con người
thích tin rằng nó “tất nhiên” dâng hiến cho sự thật, nhưng trong thực tại, cái
mà nó thực sự tìm kiếm là xác nhận những điều nó đã tin. Bản ngã vốn kiêu hãnh
và không hoan nghênh mặc khải nói rằng nhiều niềm tin của nó chỉ là vọng tưởng của
tri giác mà thôi.
***
Tâm trí con người cho rằng
hệ thống niềm tin có nhiều người theo là bằng chứng của sự thật, và tất nhiên,
lịch sử đầy rẫy những ví dụ rõ ràng là ngược lại. (ví dụ, xin mời đọc cuốn sách
Extraordinary Popular Delusions and the Madness of Crowds của Charles
Mackay).
***
Cũng giống như “tôi” (I) vật
lý ghi lại hình ảnh và vật thể như một chiếc máy ảnh, tâm trí là “tôi” của tự
ngã, nó duy trì vọng tưởng về một bản sắc cá nhân độc đáo, riêng biệt, được coi
là nguồn gốc của suy nghĩ, ý định, khao khát, v.v. Khi từ bỏ vọng tưởng ái kỷ
này, thì rõ ràng là tất cả các khía cạnh của đời sống mà người ta cho là mang
tính cá nhân thực ra lại là những sự kiện tự chủ và tự phát.
***
Tất cả các cảm xúc tiêu cực
đều sống rất lâu vì chúng nhận được phần thưởng bí mật. Khi “nhựa sống của bản
ngã” bị suy giảm, suy nghĩ có xu hướng giảm dần rồi biến mất. Sau đó, tâm trí
có xu hướng trở thành “trống rỗng”, nó làm cho người ta sợ buồn chán. Khi quan
sát, ta thấy rõ rằng tâm trí đang bận rộn dự đoán tương lai (sợ hãi); bám víu
vào quá khứ (hối tiếc, hận thù, mặc cảm tội lỗi); hoặc thưởng thức quá khứ để
tìm kiếm niềm vui bằng cách phát lại. Do đó, tâm trí trở thành tâm điểm của giải
trí khi nó “làm” một việc gì đó.
***
Vì ý thức là vô hình tướng
và không có nội dung, nên nó có thể nhận ra hình tướng. Chỉ có thể nhận ra suy
nghĩ nếu nó di chuyển trong trường không có suy nghĩ. Do đó, bối cảnh của tâm
trí là sự im lặng của trường ý thức. Đến lượt mình, ý thức là một trường năng
lượng tiềm tàng, có thể nhận biết được vì nó được chiếu sáng bởi ánh sáng của
nhận thức, mà đấy là Đại ngã.
***
Tâm trí chỉ có thông tin
và trí tưởng tượng về bất cứ điều gì; nó không thể thực sự “biết” vì biết là trở
thành cái được biết. Mọi thứ khác chỉ là suy đoán và giả định. Khi siêu việt được
tâm trí, lúc đó sẽ không còn gì để hỏi nữa. Cái đã trọn vẹn thì không thiếu bất
cứ thứ gì, và sự trọn vẹn đó là hiển nhiên trong Toàn thể của nó..
***
Mặc dù tự ngã cá nhân
thích nghĩ rằng những ý nghĩ đang diễn ra trong tâm trí là “ý nghĩ của tôi,”
nhưng thực ra chúng chỉ là “những ý nghĩ” giữ thế thượng phong ở một tầng ý thức
nhất định.
***
Ý nghĩ tự nghĩ; chúng hoàn
toàn không cần bạn, giống như cơ thể tự hoạt động mà thôi.
***
Thực tại của tâm trí là hư
cấu. Với nhận thức đó, tâm trí mất quyền thống trị của mình như là trọng tài của
thực tại. Qua con mắt của bản ngã, đời sống là kính vạn hoa đầy những thứ hấp dẫn
và ghê tởm, sợ hãi và thú vui thoáng qua làm thay đổi ý thức.
***
Nếu quan sát kỹ những việc
tâm trí của mình thực sự đang làm, bạn sẽ thấy rằng nó luôn cố gắng nhằm “vượt
lên” thời điểm kế tiếp. Vào khoảnh khắc tiếp theo (khoảng 1/10.000 giây), những
sự kiện mà người ta đang trải nghiệm (họ không bao giờ trải nghiệm thực tại) là
diễn giải thực tại của bản ngã. Giống như hệ thống âm thanh, có bộ phận giám
sát. Khi bạn ghi lại một chương trình, bộ phận giám sát sẽ truyền âm thanh vào
tai bạn. Bạn nghe được những âm thanh vừa được ghi lại cách đây một phần giây,
nhưng bạn không nghe chương trình; bạn đang nghe những gì vừa được ghi lại.
Hầu hết mọi người đều trải
nghiệm băng ghi hình bản ngã diễn giải các sự kiện. Họ không trải nghiệm các sự
kiện như chúng đang diễn ra trong thực tại; họ đang trải nghiệm diễn giải của bản
ngã.
***
Suy nghĩ có nguồn gốc vị kỷ,
và chức năng chính của nó là bình luận. Trừ khi được yêu cầu, suy nghĩ là phù
phiếm: một quá trình bất tận của ý kiến, hợp lý hoá, tái xử lý, đánh giá và
phán xét tinh tế, bằng cách đó những suy nghĩ được đánh giá cao hoặc quan trọng
vì chúng là “của tôi”. Bản ngã say mê câu chuyện cuộc đời của nó và nhân vật
trung tâm của nó.
***
Sự kiện là tâm trí của con
người, nếu không được giúp đỡ, thì sẽ không thể phân biệt thật giả, đấy là do
cơ cấu và thiết kế bẩm sinh của chính nó là khám phá làm cho người ta kinh ngạc
đến mức có thể so sánh với với khám phá của Copernicus đã tạo ra cú sốc văn hóa
vào thế kỷ XVI. Bởi vì chỉ riêng một sự thật này đã trái ngược với suy nghĩ của
tâm trí bình thường rồi, cho nên nó có thể sẽ không được những người kiếm lời bằng
những lời lẽ nguỵ biện tinh vi và vọng tưởng.
No comments:
Post a Comment