308. Humanitarian Intervention – Can thiệp nhân đạo. Can thiệp nhân đạo là một nước sử dụng lực lượng quân sự nhằm chống lại một nước khác, với mục tiêu được tuyên bố công khai là chấm dứt các vi phạm nhân quyền ở nước đó. Định nghĩa này có thể quá hạn hẹp vì nó không nói tới những hình thức can thiệp phi quân sự, ví dụ, viện trợ nhân đạo và các biện pháp trừng phạt quốc tế. Cách hiểu rộng hơn như sau: “Can thiệp nhân đạo nên được hiểu là bao gồm cả ... những biện pháp không cưỡng bức, cụ thể là can thiệp mà không dùng lực lượng quân sự nhằm giảm bớt đau khổ của con người trong các đường biên giới của quốc gia có chủ quyền”.
Không có tiêu chuẩn hoặc định
nghĩa mang tính pháp lý nào về can thiệp nhân đạo; lĩnh vực phân tích (luật,
đạo đức hoặc chính trị) thường có ảnh hưởng tới định nghĩa được chọn. Sự khác
biệt trong định nghĩa gồm có sự khác nhau về việc liệu can thiệp nhân đạo chỉ bao
gồm những hành động mà nước sở tại không chấp thuận; liệu can thiệp nhân đạo
chỉ là những hành động trừng phạt; và liệu sự can thiệp nhân đạo chỉ là những
trường hợp đã được Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc cho phép một cách tường minh.
Tuy nhiên, có sự đồng thuận chung về một số đặc điểm cơ bản của nó:
1. Đặc
điểm quan trọng nhất của can thiệp nhân đạo là đe dọa sử dụng và sử dụng lực
lượng quân sự.
2. Can
thiệp nhân đạo là can thiệp theo nghĩa can thiệp vào công việc nội bộ của một
quốc gia bằng cách đưa lực lượng quân sự vào lãnh thổ hoặc vùng trời của quốc
gia có chủ quyền mà không có hành động xâm lược quốc gia đó.
3. Can
thiệp nhân đạo nhằm đối phó với các tình huống không nhất thiết đe dọa trực
tiếp đến lợi ích chiến lược của các quốc gia, mà được thúc đẩy bởi các mục tiêu
nhân đạo.
Khái niệm của luật tập quán quốc
tế về can thiệp nhân đạo có từ thời Hugo Grotius (1583-1645) và nền chính trị
châu Âu vào thế kỷ XVII. Tuy nhiên, luật tập quán đó đã bị thay thế bởi Hiến
chương Liên Hợp Quốc, cấm sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế, với hai ngoại
lệ: Hành động của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc được thực hiện theo Chương VII
và tự vệ trước cuộc tấn công vũ trang. Chủ đề về can thiệp nhân đạo vẫn là vấn
đề chính sách đối ngoại đầy hấp dẫn, đặc biệt là sau khi NATO can thiệp vào
Kosovo, năm 1999, vì nó cho thấy rõ sự căng thẳng giữa nguyên tắc chủ quyền quốc
gia - một trụ cột của hệ thống Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế - và sự phát
triển của các chuẩn mực quốc tế liên quan tới nhân quyền và sử dụng vũ lực. Hơn
nữa, nó đã gây ra các cuộc tranh luận mang tính quy chuẩn và kinh nghiệm về
tính hợp pháp, đạo đức của việc sử dụng vũ lực nhằm đối phó với các vi phạm
nhân quyền: khi nào được coi là vi phạm, ai phải can thiệp, và có hiệu quả hay
không.
Những người ủng hộ cho rằng đây
là hành động cấp bách trước những vụ vi phạm nhân quyền, vì họ cho rằng nhân
quyền cao hơn chủ quyền quốc gia; trong khi những người phản đối cho rằng đây là
cớ để can thiệp quân sự mà không bị trừng phạt, được triển khai một cách có
chọn lọc và chỉ đạt được những mục tiêu rất mơ hồ. Sau khi Chiến tranh Lạnh kết,
can thiệp nhân đạo được sử dụng thường xuyên, làm cho cho nhiều người nghĩ rằng
tiêu chuẩn mới về can thiệp nhân đạo bằng vũ lực đang nổi lên trong nền chính
trị quốc tế, mặc dù một số người khẳng định rằng, vụ khủng bố 11/9 (2001) và “cuộc
chiến chống khủng bố” của Hoa Kì làm cho thời đại can thiệp nhân đạo bước vào
giai đoạn cáo chung.
309. Human Rights – Nhân quyền. Nhân quyền là quyền bất khả tương
nhượng của mỗi người, người nào cũng có, không phụ thuộc vào sắc tộc, dân tộc
hay thành viên của một nhóm người cụ thể nào đó. Các quyền con người là điều
kiện tối thiểu để con người có phẩm giá và một đời sống có thể chịu đựng được. Nhân
quyền, nằm trong nhóm các khái niệm như quyền dân sự hoặc tự do dân sự, hoặc
quyền tự nhiên, là những quyền và đặc quyền mà người nào cũng có, không phụ
thuộc hệ thống pháp luật quốc gia, đơn giản vì, đó là một con người, không ai
có quyền tước đoạt hoặc cấm đoán.
Mỗi nhà tư tưởng đều có quan
điểm của mình về danh sách những quyền này, hoặc vì sao chúng ta được hưởng những
quyền đó. Sau Thế chiến II, đã có một số danh sách gần như chính thức, trong đó
nổi bật nhất là Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền của Liên Hợp Quốc (1948) và Công
ước Châu Âu về Bảo vệ Nhân quyền và Các quyền Tự do Cơ bản (1950). Công ước
Châu Âu về Bảo vệ Nhân quyền và Các quyền Tự do Căn bản thực sự có hiệu lực thi
hành, vì nó tạo cơ sở pháp lý cho Tòa án Nhân quyền Châu Âu (hoạt động dưới sự
bảo trợ của Hội đồng Châu Âu, ở Strasbourg), công dân của các nước đã kí kết
văn kiện này có thể đưa chính phủ nước mình ra tòa.
Bất kì danh sách nào, thì các quyền
cơ bản của con người vẫn là quyền tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, quyền được
sống trong gia đình, quyền được xét xử công bằng trong các vụ án hình sự, quyền
được bảo vệ trước hình phạt vô nhân đạo, quyền tự do chính trị, v.v. Về mặt
triết học, tất cả các danh sách và thiết chế nhân quyền đều bắt nguồn từ một
quan niệm đã phát triển lâu đời về luật tự nhiên hoặc các quyền tự nhiên. Quyền
con người là một khía cạnh của cuộc chiến thường trực của công dân nhằm chống
lại quyền lực của nhà nước, và được thể hiện theo nhiều cách khác nhau, trong
hầu hết các hệ thống pháp luật và hầu hết các lý thuyết chính trị.
Khi các hệ thống chính trị và kinh tế thế giới
ngày càng hội nhập hơn, ngày càng có xu hướng đồng thuận hơn về những quyền mà
không chính phủ nào có thể phủ nhận. Sự đồng thuận như thề đã và đang có sức
mạnh thực sự, vì các cường quốc và giàu có như Hoa Kì hoặc các quốc gia hàng
đầu ở châu Âu tăng cường viện trợ về kinh tế hoặc quân sự cho các nước thuộc
Thế giới Thứ ba, hoặc đàm phán hiệp ước, với điều kiện là các nước tiếp nhận
phải có tiến bộ về nhân quyền. Các thỏa thuận Helsinki về an ninh ở châu Âu đặc
biệt yêu cầu các tiêu chuẩn nhân quyền như một phần của các thỏa thuận về an
ninh quân sự. Tuy nhiên, những quan niệm về quyền như vậy tiếp tục mang tính “tiêu
cực” ở chỗ chúng cấm các chính phủ làm một số việc, chứ không mang tích cực, ví
dụ, yêu cầu các chính phủ phải thực hiện các mục tiêu, ví dụ, toàn dụng lao
động.
bài rất hấp dẫn
ReplyDelete