Phạm Nguyên Trường dịch
Ba mươi năm sau khi Bức tường Berlin sụp đổ, nhiều người ở Đông Đức cũ còn tiếp tục cảm thấy hậu quả của các chính sách xã hội chủ nghĩa của Cộng hòa Dân chủ Đức.
Ngày 9 tháng 11 năm 1989, hai năm sau bài diễn văn lịch sử của Tổng thống Ronald Reagan, với lời kêu gọi Tổng bí thư Đảng cộng sản Liên Xô, Mikhail Gorbachev, phá bỏ bức tường, Bức tường Berlin từ từ sụp xuống khi “những người gõ kiến” dùng búa và cuốc chim để phá nó . Cuối tuần đó, hơn hai triệu người Đông Berlin đã đến Tây Berlin để ăn mừng sự kiện này.
Các gia đình người Đức đã bị tách chia tách, người sống ở phần Đông Đức, kẻ sống ở Tây Đức suốt hàng chục năm liền. Sau Thế chiến II, chính phủ Đông Đức - Cộng hòa Dân chủ Đức (GDR) - đã cho xây dựng bức tường để chia tách lãnh thổ của họ khỏi chính phủ Tây Đức - Cộng hòa Liên bang Đức (FRG). Đặc điểm phân biệt chính giữa hai chính phủ là gì? Đấy là ý thức tổng quát về tự do đối đầu với chủ nghĩa xã hội và áp bức.
Bức tường Berlin thực hiện mục đích chính của Cộng hòa Dân chủ Đức: “vĩnh viễn không cho dân chúng tiếp cận với Tây Đức”. Từ năm 1949 đến năm1961, Tây Đức cung cấp cho người dân Đông Đức con đường đi chế độ tới dân chủ và chủ nghĩa tư bản. Đến tháng 8 năm 1961, mỗi ngày đều có khoảng 2.000 người Đông Đức đi sang Tây Đức; hầu hết đều là chuyên gia và trí thức.
Không có gì ngạc nhiên là, chảy máu chất xám đã gây thiệt hại cho nền kinh tế Đông Đức. Nhằm kiểm soát chặt chẽ việc di cư và, hi vọng là kiểm soát được các điều kiện của nến kinh tế, binh lính Đông Đức bắt đầu dựng hàng rào thép gai và cuối cùng, họ đã dựng lên “Thành lũy chống phát xít” ở Đức - thường gọi là Bức tường Berlin.
Cộng hòa Dân chủ Đức quân sự hóa bức tường bên phía mình với những tháp canh, dây thép gai và giao thông hào ngăn không cho xe cộ tới gần bức tường. Mỗi chính phủ đều tìm cách miêu tả bên kia khác hẳn với cái mà nó đang là, CHDC Đức nói lân bang tư bản và dân chủ của mình là nguồn gốc của các yếu tố phát xít, ngăn chặn việc truyền bá chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Trên thực tế, Bức tường Berlin trở thành một biểu tượng trong thế giới thực của Bức màn sắt sắt và bi kịch của chủ nghĩa cộng sản; bức tường thường mang tính biểu tượng, đóng vai trò là người gác cổng để giữ con người và cắt đứt, không cho các luồng ý tưởng được tự do truyền bá.
Khi các nguyên tắc và học thuyết xã hội chủ nghĩa tiếp tục phát triển trong cuộc đối thoại hiện nay, càng cần phải hiểu vì sao Tây Đức chiến thắng Đông Đức. Nhiều yếu tố góp phần làm cho chính phủ thành công: tài nguyên thiên nhiên và nền sản xuất, dân chúng có tay nghề, nhiều trí thức, thương mại tự do và công bằng, giáo dục, cơ sở hạ tầng và các nguyên tắc vận hành xã hội. Dưới đây là danh sách các sự kiện giúp chúng ta hiểu rõ hơn các điều kiện làm cho Đông Đức khác với Tây Đức:
1. Theo một báo cáo mới được công bố, chỉ có 16 trong số 500 công ty hàng đầu về thu nhập của Đức có trụ sở ở Đông Đức. (Associated Press)
2. Không có công ty nào trong số này nằm trong chỉ số thị trường chứng khoán hàng đầu của Đức. (Associated Press)
3. Trong tác phẩm Planning Ahead and Falling Behind (Lập kế hoạch trước và sụp đổ sau), tác giả Jaap Sleifer chỉ ra rằng trước Thế chiến II, Đông Đức giàu hơn Tây Đức. GDP bình quân đầu người của Đông Đức bằng 103% của Tây Đức.
4. Đến năm 1990, GDP bình quân đầu người của Tây Đức xấp xỉ 18.000 USD, trong khi GDP bình quân đầu người của Đông Đức chỉ khoảng 9.000 USD.
So sánh kinh tế Đông và Tây Đức
5. Năm 1990, chi phí cho một cuộc gọi điện thoại ba phút từ Tây Berlin đến Mĩ là 6,50 USD (điều chỉnh theo lạm phát là 12,77 USD), trong khi một cuộc gọi điện thoại ba phút từ Đông Đức đến Mĩ là 28 USD (điều chỉnh theo lạm phát là 55,01 USD).
6. Người Đông Đức chỉ có một sự lựa chọn khi mua xe: Trabant mà họ gọi là Trabbi. Chiếc xe này hầu như không thay đổi suốt nhiều năm trời. Nó bị một số người coi là chiếc xe tồi tệ nhất từ trước đến nay, Trabant đã trở thành biểu tượng cho nền kinh tế trì trệ của Đông Đức.
7. Năm 2015, chỉ 21 trong số 500 người Đức giàu nhất sống ở phía đông. (The Guardian)
8. Ít nhất đã có 138 người “bị bắn chết, bị tai nạn chết người hoặc tự sát sau nỗ lực chạy trốn qua Bức tường Berlin thất bại” - theo Trung tâm Nghiên cứu Lịch sử Đương đại Potsdam và Trung tâm Tài liệu và Khu tưởng niệm Bức tường Berlin.
9. Hai mươi lăm năm sau khi thống nhất đất nước, người Đức ở phía đông vẫn “chỉ kiếm được khoảng 2/3 mức lương trung bình so với phía tây”. (The Guardian)
10. Năm 1980, tỷ lệ sinh ở Đông Đức chưa đến 1,5%, trong khi ở Tây Đức khoảng 2,0%. (Hiện nay đã gần bằng nhau) (The Telegraph)
11. Hai mươi lăm năm sau khi thống nhất, tài sản ở Đông Đức cũ có giá trị bằng một nửa so với tài sản ở Tây Đức cũ. (The Guardian)
12. Hơn 20 năm sau khi Bức tường Berlin sụp đổ, năng suất lao động trong các nhà máy ở Đông Đức vẫn chỉ bằng 73% so với đối tác phía tây. (The Guardian)
13. Hai mươi lăm năm sau khi thống nhất, người Đức ở phía đông vẫn chi tiêu cho hàng hóa tiêu dùng chưa bằng 79% so với đồng bào của họ ở phía tây. (The Guardian)
14. Kể từ khi thống nhất nước Đức, Tây Đức đã chuyển khoảng 2 nghìn tỉ USD viện trợ kinh tế để giúp đỡ Đông Đức đang gặp khó khăn.
15. Theo Giám đốc Think-tank IWH có trụ sở ở Halle, “tình hình kinh tế ở miền đông nước Đức tốt hơn bao giờ hết. Nhưng khoảng cách giữa Đông và Tây thì vẫn còn”. Tuy nhiên, GDP bình quân đầu người vẫn thấp hơn khoảng 20% so với phía Tây.
16. Tính đến năm 2017, lương ở khu vực phía đông nước Đức vẫn thấp hơn 20% so với khu vực phía tây, Tobias Buck viết trên tờ Financial Times.
17. Tính đến tháng 10 năm 2019, tỉ lệ thất nghiệp ở Đông Đức cũ (6,4%), cao hơn mức trung bình chung của cả nước Đức (5%). (Associated Press)
Ba mươi năm sau, nhiều nhiều người ở Đông Đức cũ tiếp tục cảm thấy hậu quả của các chính sách xã hội chủ nghĩa ở Cộng hòa Dân chủ Đức. Bức tường Berlin là một biểu tượng của quá khứ chưa xa. Một người Đông Đức cũ chỉ vào tháp canh trên bức tường Berlin và nói đấy là “biểu tượng cụ thể của hàng rào tàn bạo, giam hãm cả về thể xác lẫn tinh thần của người dân ở phía Đông Berlin”.
Hiện nay, Bức tường Berlin là điểm thu hút du khách. Trên tường đầy tranh graffiti và du khách thậm chí có thể mua các những mảnh vụn của Bức tường. Nhưng, như cựu Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ và cũng là cựu giáo sư tại trường cũ của tôi, ông Dean Rusk, tuyên bố:
"Bức tường chắc chắn không phải là một đặc điểm trường cửu của cảnh quan châu Âu. Tôi thấy không có lý do gì để Liên Xô… nghĩ rằng để tượng đài nói về sự thất bại của cộng sản ở đây là có lợi cho họ".
Trong khi phần còn sót lại của Bức tường Berlin có thể là điểm thu hút du khách ở Berlin, thì những ảnh hưởng của chính sách trong quá khứ vẫn còn hiện diện. Những người theo chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tập thể đã được báo trước về những hiểm họa mà những chính sách chắc chắn sẽ thất bại của họ gây ra, cụ thể là sự ép buộc và phá hoại tinh thần của từng con người. Dù những nhà hoạt động này có thiện chí tới mức nào thì lịch sử cũng đã cho thấy bản chất thực sự của hệ thống kinh tế tàn bạo này. Các thế hệ tương lai không được bỏ qua những thất bại trong quá khứ, không thể ủng hộ tầm nhìn “khai minh” không tưởng của họ.
Mitchell Nemeth đã bảo vệ luận án Thạc sĩ Luật học tại Trường Luật thuộc Đại học Georgia. Tác phẩm của ông đã được đăng trên The Arch Conservative, Merion West, và The Red & Black. Mitchell là người sang lập thành lập Young Americans for Liberty chapter at the University of Georgia.
Đã đăng trên Việt Nam Thời Báo
Nguồn Fee
No comments:
Post a Comment