Jonathan Miltimore
Phạm Nguyên Trường dịch
Người Mĩ có truyền thống
chế giễu các chính trị gia. Một số truyện hay, một số không hay hoặc không gây
cười. Xin không nói tới hay hoặc gây cười, người Mĩ cho rằng đương nhiên là họ
có quyền chế giễu các chính trị gia và các nhà lãnh đạo của chúng ta.
Tình hữu nghị của các khọm CS
Khác nhau giữa Obama và
Chúa? Chúa không nghĩ mình là Obama.
Chính quyền Trump dùng
cái gì thay cho emails? Máy fax.
Cười cợt các nhà lãnh đạo
chính trị dường như là một trò tiêu khiển được cả hai đảng, cả cánh hữu và cánh
tả chấp nhận. Có nhiều lí do. Các công trình nghiên cứu chứng tỏ rằng câu chuyện
vui mang lại lợi ích về mặt tâm lí, về mặt xã hội và tinh thần. Người ta sử dụng
chuyện tiếu lâm để nâng đỡ tinh thần cho nhau, để làm giảm căng thẳng và chế giễu
những cái vô lý và giáo điều.
Do sức mạnh tiềm tàng của
nó mà trong quá khứ nhiều người không coi tiếu lâm là trò đùa. Gần đến kỉ niệm
30 năm ngày Bức tường Berlin sụp đổ, cần lưu ý rằng người Đông Đức đã từng đối
mặt với nguy cơ bị bỏ tù vì chế giễu nhà nước.
Bodo Müller, một tác giả
của những truyện tiếu lâm Đông Đức, nói rằng Stasi (tên chính thức là Bộ an
ninh quốc gia) coi tiếu lâm là tuyên truyền lật đổ. The Lives of Other (Cuộc đời của những người khác), có lẽ là bộ
phim hay nhất thế kỷ 21 (ý kiến của một chàng trai), cho thấy sự kinh hoàng mà một
câu chuyện tiếu lâm không đúng lúc có thể gây ra.
Müller nói rằng, Stasi
điều tra người kể những câu chuyện tiếu lâm. Stasi tới nhà người kể chuyện và
thẩm vấn bạn bè và hàng xóm của người đó. Trong số 100 người tìm được trong công
trình nghiên cứu của Müller, có 64 người bị kết án. Những người kể chuyện tiếu
lâm thường bị bị kết từ một đến ba năm. Ít nhất có một người bị bốn năm tù (anh
ta hẳn đã kể một câu chuyện cười đến vỡ bụng, tương tự như chuyển Tổng bí thư
Honecker hôn Brezhnev). Tất nhiên, các bị cáo không bao giờ bị kết án vì kể
chuyện tiếu lâm. Thay vào đó, họ bị kết án “tuyên truyền chống nhà nước và phản
động”, còn những truyện tiếu lâm mà họ kể thì không bao giờ được đọc công khai.
Truyện tiếu lâm sau đây
nói về hai nhà lãnh đạo cộng sản Đông Đức là Wilhelm Reinhold Pieck và Otto
Grotewohl, đã đưa một người đàn ông ra tòa vào năm 1956.
Pieck
và Grotewohl tới thăm Stalin ở Moskva.
Stalin
đưa cho họ một chiếc ô tô. Nhưng khi muốn đi thì họ mới biết rằng xe không có động
cơ.
Stalin nói: “Các bạn
không cần động cơ vì các bạn sẽ đi từ trên đồi xuống
Dưới đây là 10 truyện
tiếu lâm phổ biến ở Đông Đức – trong đó có những chuyện về
Trabant, chiếc ô tô tồi tệ nhất trong lịch sử - nhưng gần như chắc chắn là quá
nóng (hoặc quá trung thực) đối với Stasi.
1. Tại sao sĩ quan Stasi lại
là những lái xe taxi tuyệt vời đến thế? – Vừa lên xe là họ đã biết tên và địa
chỉ của anh rồi.
2. Đặc điểm tốt nhất của
Trabant là gì? - Có một lò sưởi ở phía sau để làm cho bàn tay của anh luôn ấm
khi anh đẩy nó.
3. Chủ nghĩa tư bản là người
bóc lột người. Trong chủ nghĩa xã hội, hoàn toàn ngược lại.
4. Nếu sa mạc trở thành nước
xã hội chủ nghĩa thì sao? – Ban đầu không sao… nhưng sau đó thì cát cũng không
còn.
5. Tại sao Stasi làm việc trong
nhóm ba người? - Cần một người biết đọc, một người biết viết, còn người thứ ba là
để theo dõi hai thằng trí thức kia.
6. Stasi tổ chức thi tiếu lâm chính trị. Giải
nhất? Mười lăm đến hai mươi năm.
7. Dùng chuối làm la bàn
như thế nào? - Đặt quả chuối lên Bức tường Berlin. Đầu bị cắn sẽ chỉ về hướng
đông. (Chuối là của hiếm và được người Đông Đức rất thích, trái ngược với Tây Đức,
chuối được bán khắp nơi)
8. Cuộc thăm dò ý kiến
trên đường phố ở ba nước khác nhau: “Xin cho biết ý kiến của bạn về tình trạng khan
hiếm thịt vừa được công bố”? Ở Mĩ người được phỏng vấn hỏi lại: “Khan hiếm là cái
gì?” Ở Ba Lan người ta hỏi: “Thịt là gì”? Còn ở Đông Đức, người ta hỏi lại: “Ý
kiến là gì?”
9. Làm sao bắt được một chiếc
Traban? - Chỉ cần vất kẹo cao su lên đường cao tốc. (ám động cơ Trabant quá yếu)
10. Tại sao Erich Honecker ly hôn? - Vì
Brezhnev hôn ngọt hơn vợ ông ta*.
*Câu chuyện tiếu lâm
này liên quan tới cái hôn hữu nghị xã hội chủa nghĩa, còn gọi là Brezhnev hôn 3
lần. Xem link này
Jonathan
Miltimore là biên tập viên FEE.org. Các bài viết của ông được đăng trên
TIME magazine, The Wall Street Journal, CNN, Forbes, and Fox News.
Đã đăng trên Việt Nam Thời Báo
No comments:
Post a Comment