November 23, 2017

Căng thẳng trong khu vực Nam Á. Nhật, Mỹ và Hàn Quốc bị Trung Quốc lừa

Soichiro Takahara

Phạm Nguyên Trườn dịch

Kết quả của chuyến viếng thăm làm người ta bất ngờ. Trung Quốc đã dành cho Trump sự tiếp đón nồng hậu, ở mức đặc biệt, một “khách mời danh dự”. Chào đón quả thật rất nồng hậu, diễn ra trong suốt một ngày trong lâu đài cổ, nằm trong Danh sách Di sản Thế giới.

Hơn nữa, Tập Cận Bình, khi đề cập tới về vấn đề mất cân bằng thương mại ngày càng tăng giữa Mỹ và Trung Quốc, đã nói: “hai nước đã ký một thỏa thuận thương mại trên 250 tỷ USD và các thỏa thuận về đầu tư”. Trung Quốc đã thết Mỹ một bữa tiệc thịnh soạn bằng lời hứa sẽ mua của Mỹ số hàng hóa 253,5 tỷ USD, trong lĩnh vực năng lượng và công nghiệp chế biến.


Nhưng, vấn đề chính là Bắc Triều Tiên, thì Tập Cận Bình nói rằng chỉ cần “thực hiện đúng và nghiêm túc quyết định của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc”. Nghĩa là, ông không nói về “gia tăng áp lực”.

Trong quyết định tháng 9 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, có rất nhiều né tranh, nghĩa là, trên thực tế, giữ nguyên hiện trạng - việc xuất khẩu dầu thô và các sản phẩm dầu khi tối đa như năm ngoái. Giữ nguyên hiện trạng và tiếp tục đưa lao động Bắc Triều Tiên ra nước ngoài làm việc.

Trong khi Trump không hề phản đối tuyên bố của ông Tập Cận Bình, mà còn tỏ ra thông cảm. thậm chí còn nói: “Trung Quốc là đất nước cực kỳ quan trọng đối với Mỹ”.

Còn nhiều sự kiện đáng kinh ngạc hơn. Tập Cận Bình nói: “ở Thái Bình Dương có đủ không gian trống, đủ chỗ cho cả Trung Quốc lẫn Mỹ”. Có nghĩa là phân chia Thái Bình Dương giữa hai nước - Mỹ và Trung Quốc.

Nói như thế là hoàn toàn mâu thuẫn với “chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương mở cửa và tự do” mà Trump cố gắng phát triển. Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương là biện pháp ngăn chặn Trung Quốc.

Trong khi đó, dường như Trump đã chấp tuyên bố thẳng thừng của Tập Cận Bình về “phân chia Thái Bình Dương giữa hai nước – Mỹ và Trung Quốc”.

Sự kiện tiếp tục còn làm người ta bất ngờ thêm. Trong cuộc hội đàm giữa Trung Quốc và Hàn Quốc hôm 11 tháng 11, giữa Tập Cận Bình và Tổng thống Nam Triều Tiên Mun Zhe In, đã đạt được thỏa thuận, mục tiêu chính của nó là “giải quyết thông qua đối thoại” vấn đề Bắc Triều Tiên. Hoàn toàn khác với nội dung cuộc đàm phán cấp cao giữa Mỹ và Hàn Quốc.

Trong cuộc hội đàm cấp cao ngày 10 tháng 11 giữa Trung Quốc và Nga ở Việt Nam, Tập Cận Bình và Tổng thống Putin tuyên bố Nga và Trung Quốc sẽ hợp tác để giải quyết vấn đề Bắc Triều Tiên và thông qua đối thoại với Bắc Triều Tiên.

Sau đó, thậm chí còn trở nên rõ ràng hơn, Hàn Quốc từ bỏ ý định tập trận chung giữa 3 nước - Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ.

Có ý kiến cho rằng đằng sau đấy là áp lực của Tập Cận Bình. Trước đó, Trung Quốc đã kịch liệt phản đối việc triển khai hệ thống Terminal High Altitude Area Defense (tạm dịch Hệ thống phòng thủ tầm cao giai đoạn cuối – THAAD) của Nam Triều Tiên. Tuy nhiên, Tập Cận Bình và Mun Zhe Ying đã hòa giải trước khi Trump tới thăm Hàn Quốc.

Hàn Quốc sợ Trung Quốc đến như thế hay đang hành động dưới áp lực của nước này? Không rõ tình hình thực tế là như thế nào, nhưng ít nhất, chắc là Hàn Quốc tin rằng hòa thuận với Trung Quốc sẽ có lợi hơn. Mặc dù sẽ làm cho Mỹ khó chịu.

Suy nghĩ về những sự kiện được tình bày bên trên, người ta có thể cho rằng chiến lược của Tập Cận Bình đã lừa được Hàn Quốc, Nhật Bản và thậm chí lừa được cả Mỹ.

Đã đăng trên Việt Nam Thời Báo

Nguồn: テスラのような会社と一緒にできないのなら、パナソニックはイノベーションを起こせないだろう。

Dịch qua bản tiếng Nga tại địa chỉ: http://inosmi.ru/politic/20171120/240799459.html

1 comment: