Francis Fukuyama, Foreign Affairs, 9-11-2016
Trần Ngọc Cư dịch
Chiến thắng đầy ấn tượng của Donald Trump giáng vào Hillary Clinton ngày 8 tháng Mười Một trong một ý nghĩa quan trọng cho thấy rằng nền dân chủ Mỹ vẫn còn có hiệu quả. Trump đã thành công rực rỡ trong việc huy động một khối cử tri bị lãng quên và thiếu người đại diện, đó là tầng lớp lao động da trắng, và đẩy chương trị nghị sự của họ lên ưu tiên hàng đầu của nước Mỹ.
Thế nhưng bây giờ đến lúc ông phải thể hiện những lời hứa hẹn với họ, và đấy là vấn đề. Trump xác định được hai vấn đề nổi cộm trong chính trị Mỹ: (a) tình trạng bất bình đẳng kinh tế ngày một gia tăng đã đánh vào tầng lớp lao động già nua những đòn chí mạng và (b) việc nắm giữ hệ thống chính trị Mỹ trong tay các nhóm lợi ích được tổ chức chặt chẽ. Tiếc thay, Trump không có một kế sách cụ thể nào để giải quyết hai vấn đề này.
Bất bình đẳng được thúc đẩy trước tiên do những tiến bộ trong công nghệ và sau đó do tiến trình toàn cầu hóa đã buộc công nhân Mỹ phải đối diện sự cạnh tranh từ hàng trăm triệu người tại các nước khác. Trump đã huyên hoang hứa hẹn rằng ông sẽ đưa công ăn việc làm trở lại nước Mỹ trong những khu vực như chế xuất [manufacturing] và than đá, đơn giản bằng cách tái thương thuyết các hiệp định thương mại hiện hành, như NAFTA [Thỏa ước Thương mại Tự do Bắc Mỹ], hay nới lỏng các luật lệ bảo vệ môi trường. Hình như Trump không nhận ra rằng khu vực chế xuất Mỹ trên thực tế đã bành trướng kể từ cuộc suy trầm 2008, thậm chí trong khi lực lượng công nhân trong các ngành sản xuất suy giảm. Vấn đề là, các công việc mới mẻ trong nội địa Mỹ đang được thực hiện tại các nhà máy được tự động hoá cao độ [highly automated factories]. Trong khi đó ngành than đá bị cho ra rìa không phải chỉ vì các chính sách bảo vệ môi trường của Tổng thống Barack Obama sắp rời nhiệm sở mà chủ yếu vì cuộc cách mạng khí đốt thiên nhiên thực hiện thông qua phương pháp fracking [dùng sức ép của nước để đẩy dầu khí ra từ các lớp đá dưới đất].
Trump có thể thực hiện những chính sách nào để đảo ngược những xu thế này? Liệu ông ta có điều tiết [regulate] được việc vận dụng các công nghệ mới của các tập đoàn kinh tế Mỹ không? Liệu ông ta có ra sức cấm cản được các các tập đoàn đa quốc Mỹ đầu tư vào các hãng xưởng ở nước khác, khi phần lớn lợi nhuận của họ đến từ các thị trường nước ngoài? Công cụ chính sách duy nhất còn lại mà Trump có thể sử dụng là áp đặt thuế quan trừng phạt đồi với hàng hóa đến từ nước khác, điều này sẽ châm ngòi một cuộc chiến tranh mậu dịch và làm mất công ăn việc làm trong khu vực xuất khẩu đối với các công ty như Apple, Boeing, và GE.
Việc các nhóm lợi ích nắm giữ Chính phủ Mỹ trong tay của mình là một vấn đề rất thật, một nguyên nhận đưa đến sự suy tàn của chính trị Mỹ mà tôi đã viết đến trong một bài báo gần đây đăng trên Foreign Affairs, “Chính trị Mỹ: suy tàn hay đổi mới?” [Xin bấm vào ĐÂY để đọc bản dịch trên BauxiteVN]. Nhưng giải pháp chủ yếu của Trump cho vấn đề này chỉ là một trường hợp đúng cho cá nhân ông mà thôi, một kẻ quá giàu không thể bị các nhóm lợi ích mua chuộc. Nếu gạc qua một bên sự kiện ông có một quá trình lợi dụng hệ thống để làm giàu, thì đấy không phải là một giải pháp đứng vững. Trump còn đưa ra những biện pháp như là cấm các cựu quan chức Chính phủ Liên bang vận động hành lang cho các nhóm lợi ích. Việc này sẽ chỉ gãi nhẹ lên triệu chứng của vấn đề mà không giải quyết nguyên nhân gốc rễ, đó là lượng tiền khủng trong sinh hoạt chính trị. Ở đây, ông không đưa ra được các kế hoạch cụ thể, mà bất cứ kế hoạch nào trong đó cũng sẽ, bằng cách này hay cách khác, tất yếu đảo ngược các phán quyến của Tối cao Pháp viện về các vụ Buckley v. Valeo và Citizens United, những phán quyết cho rằng đồng tiền dùng để vận động chính trị cũng là một hình thức của tự do ngôn luận, do đó được Hiến pháp bảo vệ.
Hệ thống chính trị suy tàn của Mỹ chỉ có thể được chỉnh sửa bằng một cú sốc thật mạnh từ ngoài đánh vào khiến nó bung khỏi thế vững chãi hiện nay, do đó có thể đưa đến một cuộc cải tổ chính sách có thực chất. Thật ra, chiến thắng của Trump đã tạo được một cú sốc như thế nhưng, buồn thay, đáp án duy nhất của ông là câu trả lời của một nhà độc tài dân túy kiểu cũ: hãy tin vào tôi, nhà lãnh đạo tuyệt vời, sẽ lo toan mọi vấn đề cho cả nước. Cũng như trường hợp cú sốc đánh vào hệ thống chính trị Ý do Silvio thực hiện, thảm kịch trước mắt sẽ là việc phung phí một cơ hội cải tổ chính trị có thực chất.
FRANCIS FUKUYAMA là nhà nghiên cứu cao cấp tại Đại học Stanford và là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Dân chủ, Phát triển và Pháp trị tại đại học này.
Bất bình đẳng được thúc đẩy trước tiên do những tiến bộ trong công nghệ và sau đó do tiến trình toàn cầu hóa đã buộc công nhân Mỹ phải đối diện sự cạnh tranh từ hàng trăm triệu người tại các nước khác. Trump đã huyên hoang hứa hẹn rằng ông sẽ đưa công ăn việc làm trở lại nước Mỹ trong những khu vực như chế xuất [manufacturing] và than đá, đơn giản bằng cách tái thương thuyết các hiệp định thương mại hiện hành, như NAFTA [Thỏa ước Thương mại Tự do Bắc Mỹ], hay nới lỏng các luật lệ bảo vệ môi trường. Hình như Trump không nhận ra rằng khu vực chế xuất Mỹ trên thực tế đã bành trướng kể từ cuộc suy trầm 2008, thậm chí trong khi lực lượng công nhân trong các ngành sản xuất suy giảm. Vấn đề là, các công việc mới mẻ trong nội địa Mỹ đang được thực hiện tại các nhà máy được tự động hoá cao độ [highly automated factories]. Trong khi đó ngành than đá bị cho ra rìa không phải chỉ vì các chính sách bảo vệ môi trường của Tổng thống Barack Obama sắp rời nhiệm sở mà chủ yếu vì cuộc cách mạng khí đốt thiên nhiên thực hiện thông qua phương pháp fracking [dùng sức ép của nước để đẩy dầu khí ra từ các lớp đá dưới đất].
Trump có thể thực hiện những chính sách nào để đảo ngược những xu thế này? Liệu ông ta có điều tiết [regulate] được việc vận dụng các công nghệ mới của các tập đoàn kinh tế Mỹ không? Liệu ông ta có ra sức cấm cản được các các tập đoàn đa quốc Mỹ đầu tư vào các hãng xưởng ở nước khác, khi phần lớn lợi nhuận của họ đến từ các thị trường nước ngoài? Công cụ chính sách duy nhất còn lại mà Trump có thể sử dụng là áp đặt thuế quan trừng phạt đồi với hàng hóa đến từ nước khác, điều này sẽ châm ngòi một cuộc chiến tranh mậu dịch và làm mất công ăn việc làm trong khu vực xuất khẩu đối với các công ty như Apple, Boeing, và GE.
Việc các nhóm lợi ích nắm giữ Chính phủ Mỹ trong tay của mình là một vấn đề rất thật, một nguyên nhận đưa đến sự suy tàn của chính trị Mỹ mà tôi đã viết đến trong một bài báo gần đây đăng trên Foreign Affairs, “Chính trị Mỹ: suy tàn hay đổi mới?” [Xin bấm vào ĐÂY để đọc bản dịch trên BauxiteVN]. Nhưng giải pháp chủ yếu của Trump cho vấn đề này chỉ là một trường hợp đúng cho cá nhân ông mà thôi, một kẻ quá giàu không thể bị các nhóm lợi ích mua chuộc. Nếu gạc qua một bên sự kiện ông có một quá trình lợi dụng hệ thống để làm giàu, thì đấy không phải là một giải pháp đứng vững. Trump còn đưa ra những biện pháp như là cấm các cựu quan chức Chính phủ Liên bang vận động hành lang cho các nhóm lợi ích. Việc này sẽ chỉ gãi nhẹ lên triệu chứng của vấn đề mà không giải quyết nguyên nhân gốc rễ, đó là lượng tiền khủng trong sinh hoạt chính trị. Ở đây, ông không đưa ra được các kế hoạch cụ thể, mà bất cứ kế hoạch nào trong đó cũng sẽ, bằng cách này hay cách khác, tất yếu đảo ngược các phán quyến của Tối cao Pháp viện về các vụ Buckley v. Valeo và Citizens United, những phán quyết cho rằng đồng tiền dùng để vận động chính trị cũng là một hình thức của tự do ngôn luận, do đó được Hiến pháp bảo vệ.
Hệ thống chính trị suy tàn của Mỹ chỉ có thể được chỉnh sửa bằng một cú sốc thật mạnh từ ngoài đánh vào khiến nó bung khỏi thế vững chãi hiện nay, do đó có thể đưa đến một cuộc cải tổ chính sách có thực chất. Thật ra, chiến thắng của Trump đã tạo được một cú sốc như thế nhưng, buồn thay, đáp án duy nhất của ông là câu trả lời của một nhà độc tài dân túy kiểu cũ: hãy tin vào tôi, nhà lãnh đạo tuyệt vời, sẽ lo toan mọi vấn đề cho cả nước. Cũng như trường hợp cú sốc đánh vào hệ thống chính trị Ý do Silvio thực hiện, thảm kịch trước mắt sẽ là việc phung phí một cơ hội cải tổ chính trị có thực chất.
FRANCIS FUKUYAMA là nhà nghiên cứu cao cấp tại Đại học Stanford và là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Dân chủ, Phát triển và Pháp trị tại đại học này.
https://www.foreignaffairs.com/articles/united-states/2016-11-09/trump-and-american-political-decay
No comments:
Post a Comment