November 12, 2016

CHÍNH TRUNG HOA ĐÃ THẮNG CUỘC BẦU CỬ MỸ


ForeignPolicy.com

Tiết Hùng Thái dịch

Các lãnh đạo Trung Hoa đang hướng về Trump - người hứa hẹn ít chống đối và nhiều đạo đức giả. Nhưng xét cho cùng thì thắng lợi của Bắc Kinh cũng phải trả giá.

Những chính sách thương mai trong tương lai của Trump có thể ảnh hưởng
tới thế giới.

Việc bầu Donald Trump sẽ là một thảm họa với bất cứ ai quan tâm đến nhân quyền, vai trò lãnh đạo thế giới của nước Mỹ, và tự do truyền thô¬ng. Điều đó có nghĩa nó là một thắng lợi cho Bắc Kinh, nơi mà, như tôi đã viết, những lãnh đạo Trung Hoa gần gũi với tôi trong quần thể lâu đài Trung Nam Hải chắc chắn lúc này đang bật nút sâm banh và cợt đùa dung tục.

Có bốn thắng lợi lớn cho lãnh đạo Trung Hoa ở đây, nhạt đi bởi một nỗi sợ có thể có. Thắng lợi đầu tiên, rõ ràng nhất, là thắng lợi về địa chính trị; Trung Hoa không còn phải đối phó với viễn cảnh Hillảy Clinton, một đối thủ cứng rắn và có kinh nghiệm, có một quá trình đương đầu với những kẻ hay bắt nạt. Trái lại, nó phải đối phó với một ngôi sao truyền hình chẳng hiểu biết gì, dường như chỉ biết Trung Hoa có vũ khí hạt nhân, đã hứa sẽ bóp nặn tiền từ những đồng minh của Mỹ xung quanh Trung Hoa như Nam Hàn và Nhật, và đã nhiều lần hạ uy tín Mỹ như một đối tác quốc phòng. Trump cũng chính là hạng doanh nhân không dễ được Trung Hoa chấp nhận – nhẹ dạ cả tin, chỉ tập trung vào vẻ giàu có bề ngoài và dễ bị phỉnh nịnh. Chỉ một lời buột miệng, với thứ tiếng Hoa cố tỏ ra quyến rũ, đã cho thấy ông ta mê các đại ca Trung Hoa như mê Putin.

Những nước như Việt Nam, Myanmar, và Philippines còn chưa biết chắc là nên ủng hộ ai trong cuộc thi thố sức mạnh ở Thái Bình Dương, sẽ quay cuồng cật lực quanh Trung Hoa, thích một nước giữ lời hứa của mình hơn là một nước có thể xoay chuyển lợi thế của tay đòn bầu cử.

Những đồng minh mạnh nhất của Mỹ: Đài Loan, Nam Hàn, và Nhật Bản, không còn tin tưởng vào cái ô hạt nhân của Mỹ nữa, sẽ bắt đầu xem xét một cách nghiêm tức những lựa chọn thay thế - như cố đạt được ngăn chặn vũ khí hạt nhân của riêng mình, gây nên những căng thẳng mới với Trung Hoa.

Nói chung, tình hình này sẽ chỉ khuyến khích cho Trung Hoa táo tợn hơn. Sau khủng hoảng tài chính 2008, Bắc Kinh tin rằng thế giới sẽ đi theo con đường của nó, dẫn đến một cơn thác lũ những chuyển động quân sự quá tự tin ở Đông Nam Á, đẩy một số nước sang gắn bó hơn với phe Mỹ. Bây giờ niềm tự tin của Trung Hoa sẽ quay trở lại, và ít người trong khu vực này còn tin vào khả năng của Washington cung cấp cho họ sự che chở khỏi bá quyền mới mọc lên của Trung Hoa. Đài Loan trước đã phải đối mặt với lời lẽ cứng rắn từ đại lục sau khi bầu lãnh đạo chống Bắc Kinh Thái Anh Văn, sẽ cảm thấy hoàn toàn cô độc – và có lẽ rất dễ bị một cuộc tấn công xâm lược thật sự - mà không có hứa hẹn bảo vệ chắc chắn từ Hoa Kỳ.

Thắng lợi thứ hai là trong cuộc tranh chấp giữa độc tài toàn trị và dân chủ. Theo quan điểm Trung Hoa, một hệ thống bầu cử tạo ra được một kẻ như Trump - hoàn toàn không có kinh nghiệm điều hành nhưng mị dân lão luyện - là một sự phi lí, và tương đương với việc chọn giám đốc điều hành một công ty lớn thông qua một cuộc đua ngựa. Ở Trung Hoa, lãnh đạo cần được lựa chọn, chuẩn bị và thúc đẩy cẩn thận, kỹ lưỡng, phải có được kinh nghiệm ở mọi cấp của hệ thống Đảng Cộng sản trước khi được chỉ định vào cương vị cao nhất. (bạn nên nhớ rằng nó đến ở giữa một cuộc tranh giành náo động và dã man bẩn thỉu trong nội bộ ở mỗi cấp.)

Trung Hoa khao khát mô hình Singapore về tinh tuyển được kiểm soát cẩn thận, một đất nước mà Trump mô tả bằng những lời lẽ của một nhà văn là mọi thứ họ được dạy để sợ về dân chủ. Cái thô thiển của chiến dịch thắng lợi của Trump khiễn cho sự phê phán của giới truyền thông Trung Hoa càng tin rằng đó là một “vở hề kịch chính trị bát nháo.” Sự cách biệt có thể giữa phiếu bầu của người dân và Đại Cử tri sẽ chỉ củng cố thêm cái lí lẽ thường xuyên cho rằng nền dân chủ Mỹ chỉ là giả mạo. Bản thân Trump đã có mọi dấu hiệu cho thấy ông ta thích cai trị giống như những lãnh đạo độc tài mà Trung Hoa ưa thích từ Myanmar đến Zimbabwe. Mọi kịch bản an ninh hoang tưởng ông ta đã đem ra dọa dẫm, từ việc cấm người Hồi giáo nhập cư đén bức tường Mexico, sẽ được Bắc Kinh sử dụng để biện hộ cho vô vàn những cuộc đàn áp của nó.

Điều đó dẫn đến thắng lợi thứ ba, về nhân quyền. Hằng năm, Hoa Kỳ đều đưa ra một báo cáo về những tai họa nhân quyền ở Trung Hoa - và hằng năm Trung Hoa trả lời bằng một báo cáo của nó để trả đũa, một hỗn hợp những lời lẽ phẫn nộ ầm ĩ với việc thật sự chọc ngoáy vào những vết đau của Mỹ, từ sự đối xử của cảnh sát với các sắc tộc thiểu số đến sự chênh lệch tiền lương theo giới tính. Những dưới thời tổng thống Trump, kho đạn dược bắn lại thói đạo đức giả Mỹ về nhân quyền có vẻ bắt đầu tăng lên, dựa trên những mối quan hệ thân thiết của ông ta với các nhóm dân tộc chủ nghĩa da trắng, những quyền công dân dường như bị rút ruột, và những cuộc tấn công của ông ta, của những người ủng hộ ông ta, vào khái niệm tự do báo chí. Bất kì cố gắng nào của phương Tây kêu gọi xem xét lại chế độ gia trưởng truyền thống (coi khinh phụ nữ) từ việc bắt năm nhà hoạt động nữ quyền (Five Feminísts), đến việc vắng bóng phụ nữ trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao của đảng, có thể bị chống trả bằng cách nhắc rằng các anh cũng mới có "groper-in-chief" ("vua sờ soạng") đó thôi. Phong trào kì thị đồng tính mới nổi lên từ đảng Cộng hòa sẽ là một đòn giáng mạnh vào phong trào đòi quyền cho người đồng tính Trung Hoa. Những lời kêu gọi minh bạch trong chi tiêu quân sự của Trung Hoa và ngân sách các chính phủ địa phương có thể bị chỉ ra thắng lợi của một ứng viên thậm chí không bao giờ thèm công bố hồ sơ thuế của mình. Bạo lực kì thị chủng tộc, được bào chữa bởi kinh nghiệm Brexit và những phát ngôn tùy tiện của Trump, có thể đạt những đỉnh cao khủng khiếp mới, sẽ mang lại tín nhiệm thô bỉ mới cho lối tuyên truyển “còn nó thì sao” (whataboutism) của Liên xô cũ, mỗi khi nó bị người ta phản đối về chế độ trại tập trung (gulag) “Nhưng ở Mỹ, các người còn hành hình người da đen theo kiểu lynch thì sao?”

Đó là giả định chính quyền Trump sẽ vẫn ép Trung Hoa về nhân quyền. Căn cứ vào việc Trump thường xuyên tỏ ra ngưỡng mộ những nhà độc tài từ Saddam Hussein đến Vladimir Putin, việc ông ta kêu gọi chủ nghĩa biệt lập trong ngoại giao, Trung Hoa có thể yên trí thấy một Nhà Trắng chắc chắn im lặng và quay mặt đi trước những cuộc khủng bố tàn bạo ở Tân Cương – hay thậm chí Hong Kong.

Và cuối cùng, thắng lợi thứ tư là độ tin cậy của truyền thông. Việc báo chí từ hầu hết các giới chính trị hầu như nhất trí lên án đối với Trump – đưa đến hiệu quả nhỏ bé một cách bi thảm lên cử tri – sẽ củng cố lí lẽ của truyền thông quốc doanh Trung Hoa rằng truyền thông phương Tây là thiên vị và nặng về xu hướng tinh hoa.

Mặt khác, khi Trung Hoa muốn đả mạnh vào Trump, họ sẽ chỉ vào việc các tin tức TV đã không nêu lên hàng đống những thiếu sót của ông ta. Đó là sự phê phán đầy mâu thuẫn đối với truyền thông phương Tây, nhưng truyền thông quốc doanh Trung Hoa chưa bao giờ ngán đạo đức giả, do đó hãy cứ đợi thấy cả hai loại quan điểm đó có khi trong cùng một bài báo (chẳng hạn Trung Hoa đã hoàn toàn thích thú đả kích cả tình thiển cận của các cuộc trưng cầu ý dân lẫn sự suy yếu của EU qua Brexit). Hai là, thất bại của những người điều tra dư luận – ngay cả Nate Silver, mặc dù có vẻ được khen so với người khác, coi Clinton như được ưa thích gấp đôi – sẽ bị Trung Hoa sử dụng để tung nghi ngờ lên những tuyên bố của các chuyên gia trên khắp báo chí phương Tây.

Nhưng có một nỗi lo lớn có thể làm câm họng những sự tán dương ở Trung Nam Hải. Mặc dù Trung Hoa thường chơi xấu Hoa Kỳ, sự tăng trưởng kinh tế của nó, trớ trêu thay, lại phụ thuộc vào một Hoa Kỳ mạnh mẽ, ổn định và thịnh vượng mong muốn giao thương với toàn thế giới. Toàn cầu hóa, như các tác giả Trung Hoa đã lien tục biện bác trong mấy tháng gần đây, là sống còn đối với một đất nước cần những thị trường của các nước khác để đẩy cư dân của nó lên hàng trung lưu và đạt được giấc mơ về một đất nước “giàu có vừa phải” vào năm 2020.

Đồng NDT xuống mức thấp nhất 6 năm so với USD.

Nếu Trump thật sự thông qua các kế hoạch bảo hộ của ông ta, và những quyết định của ông ta có tác động đối với Hoa Kỳ giống như chúng đã từng tác động trên nhiều công việc kinh doanh thất bại của ông ta, thì nền kinh tế Trung Hoa vốn đã lung lay, sẽ bắt đầu rung chuyển. Những kế hoạch đầy tham vọng của Bắc Kinh phát triển một mạng lưới thương mại toàn cầu khác thông qua giản đồ “Một con đường, Một vành đai” có thể đủ khả năng bù trù cho nó – hoặc có thể chỉ chứng tỏ là không ổn định trong một thế giới không có bánh lái. Trung Hoa và Hoa Kỳ thường được so sánh như hai cánh của nền kinh tế toàn cầu; nếu một cánh gãy, chúng sẽ từ từ cùng rơi.

https://www.facebook.com/tiet.hungthai/posts/1336352503064150?notif_t=feedback_reaction_generic_tagged&notif_id=1478905343701618

No comments:

Post a Comment