Phạm nguyên Trường dịch
Một số người hi sinh mạng sống của mình nhằm làm thay đổi nước Nga. Nhưng thậm chí như thế vẫn chưa đủ.
Tháng 2 vừa rồi tôi tới thành phố Nizhny Novgorod vận động cho cuộc bầu cử vào Duma Quốc gia, tức là Hạ viện của quốc hội Nga. Chuyến đi kéo dài có vài ngày. Khi tới nơi chúng tôi đã bị dọa đánh. Bọn khiêu khích đã dùng vũ lực để phá hoại sự kiện do chúng tôi tổ chức, trong khi cảnh sát khoanh tay đứng nhìn. Tất cả chuyện đó đã xảy ra ngay sau khi tôi bị tấn công trong một khách sạn ở Moskva và bị người đứng đầu nhà nước Chechnya, Ramzan Kadyrov, dọa giết. Dường như đây là cố gắng nhằm đẩy tôi ra khỏi nước Nga.
Mikhail Kasyanov, lãnh đạo lien minh dân chủ Nga Parnas
Tôi có thái độ nghiêm túc đối với những mối đe dọa như thế. Bất kì người có lí trí nào ở địa vị của tôi cũng lo sợ cho cuộc sống của mình và cuộc sống của những đồng nghiệp của mình. Nhưng nước Nga rất cần thay đổi và những thay đổi này phải diễn ra từ bên trong. Tôi không thể lãnh đạo những thay đổi này từ bên ngoài. Tôi sẽ không bỏ đi.
Người bạn tốt của tôi, Boris Nemtsov, hiểu được chuyện này. Hai người chúng tôi, tôi và Boris, đã lãnh đạo phe đối lập chống lại Vladimir Putin. Năm ngoái Boris bị ám sát, bị bắn chết trên chiếc cầu ngay bên cạnh Điện Kremlin. Mấy tuần trước đây, tôi đã cùng với hàng chục ngàn đồng bào ở Moskva, St. Petersburg và những thành phố khác đã tuần hành nhân kỉ niệm một năm ngày anh ra đi.
Tôi không hề ảo tưởng. Ông Putin đã bắt đầu cảnh báo về việc “kẻ thù ở bên ngoài” đang sẵn sang can thiệp vào cuộc bầu cử ở Nga, “đe dọa trực tiếp tới chủ quyền của nước ta”. Ông ta đang tìm cách huy động công luận nhằm chống lại phe đối lập, như ông ta đã chống lại kẻ thù tưởng tượng bên ngoài, trước khi diễn ra cuộc bầu cử Duma Quốc gia vào tháng 9 tới và cuộc bầu cử tổng thống vào năm 2018.
Người bạn tốt của tôi, Boris Nemtsov, hiểu được chuyện này. Hai người chúng tôi, tôi và Boris, đã lãnh đạo phe đối lập chống lại Vladimir Putin. Năm ngoái Boris bị ám sát, bị bắn chết trên chiếc cầu ngay bên cạnh Điện Kremlin. Mấy tuần trước đây, tôi đã cùng với hàng chục ngàn đồng bào ở Moskva, St. Petersburg và những thành phố khác đã tuần hành nhân kỉ niệm một năm ngày anh ra đi.
Tôi không hề ảo tưởng. Ông Putin đã bắt đầu cảnh báo về việc “kẻ thù ở bên ngoài” đang sẵn sang can thiệp vào cuộc bầu cử ở Nga, “đe dọa trực tiếp tới chủ quyền của nước ta”. Ông ta đang tìm cách huy động công luận nhằm chống lại phe đối lập, như ông ta đã chống lại kẻ thù tưởng tượng bên ngoài, trước khi diễn ra cuộc bầu cử Duma Quốc gia vào tháng 9 tới và cuộc bầu cử tổng thống vào năm 2018.
Boris Nemtsov (1959-2015)
Ông Putin biết rõ điểm yếu của mình. Nhiều người ở trong nước vẫn còn tỏ ra cay đắng trước những gian dối trong cuộc bầu cử Duma năm 2011 và việc ông ta quay lại chức tổng thống năm 2012 mà không được sự đồng thuận của nhân dân. Đã nổ ra những vụ phản đối và Putin phản ứng một cách cứng rắn. Ông ta đã đưa mấy con dê tế thần ra tòa. Ông ta tạo áp lực mạnh lên xã hội dân sự, lên các chính trị gia dân chủ và các phương tiện truyền thông đại chúng đang co lại. Duma, gồm toàn những người trung thành với Điện Kremlin, đã thông qua luật về gián điệp nước ngoài nhằm ngăn chặn và hình sự hóa hoạt động nhân quyền do các tổ chức có uy tín quốc tế tài trợ.
Mục đích của tôi và mục đích của những đồng nghiệp của tôi, những người tham gia vào cuộc bầu cử tháng 9 tới, là trở thành phe đối lập trong quốc hội. Ngay cả một ít ghế cũng là thắng lợi rồi, là dấu hiệu cho thấy thay đổi thực sự là khả thi. Nó sẽ tạo điều kiện cho chúng tôi trình bày tầm nhìn dân chủ cho nước Nga trong khi bộ máy tuyên truyền do nhà nước tài trợ tiếp tục những luận điệu xuyên tạc và bài ngoại
Cách đây chưa lâu, người ta còn thấy tương lai của nước Nga hoàn toàn khác. Tôi đã từng là thủ tướng dưới thời Putin, từ năm 2000 đến năm 2004. Ban đầu tôi đã có thể tiến hành những cuộc cải cách, có thể tạo ra nền tảng cho quá trình hiện đại hóa kinh tế, ngăn chặn được sự bất mãn của những người dân Nga bình thường và thu hút được vốn đầu tư nước ngoài.
Lúc đó không có nhà lãnh đạo nào, kể cả Putin, coi NATO là mối đa dọa. Hiện nay tôi vẫn giữ ý kiến như thế. Tôi bác bỏ điều này và bác bỏ tất cả những lí cớ cho việc sáp nhập Crimea và xâm lược ở Ukraine. Tôi cũng bác bỏ việc ném bom những người dân vô tội Syria để ủng hộ chế độ của Assad.
Nhưng tương lai cũng không đến nỗi tệ như một số người có thể nghĩ. Mặc dù việc tuyên truyền diễn ra dồn dập, theo cuộc thăm dò mới đây do tổ chức Russian Research Week (FOM) – một tổ chức có liên hệ với Điện Kremlin - tiến hành, 60% người Nga vẫn ủng hộ quan hệ tốt hơn với Mĩ và châu Âu. Một cuộc thăm dò dư luận khác cho thấy số người ủng hộ quan hệ mạnh mẽ hơn đã tăng từ 40% trong năm ngoái lên 54% trong năm nay. Người Nga tự coi mình là một phần của nền văn minh châu Âu.
Hiện nay xã hội Nga đang bị áp lực rất mạnh. Đối diện với thái độ bất mãn, do chính sách mang tính phá hoại về kinh tế và sai lầm trong đường lối đối ngoại, có thể Putin sẽ quyết định can thiệp vào cuộc bầu cử một lần nữa. Việc đó có thể kích hoạt những vụ xung đột với hậu quả xấu mà nhân dân Nga phải gánh chịu.
Hai năm tiếp theo sẽ có vai trò quyết định. Trách nhiệm của chúng ta là giành lấy dân chủ. Nhưng châu Âu không được gây khó khăn cho công việc của chúng ta bằng cách hạ thấp tiêu chuẩn hay đồng ý với tầm nhìn về nước Nga do Putin đề xuất. Phương Tây phải giúp Ukraine, để nước này trở thành quốc gia dân chủ, tự chủ. Chính khả năng Ukraine chuyển hóa thành công dang dân chủ chứ không phải quyền kiểm soát mang tính lịch sử đối với Crimea đã buộc Putin phải can thiệp.
Vẫn phải tiếp tục tiến hành những biện pháp trừng phạt chế độ này. Putin không nghĩ rằng sẽ phải đương đầu với phương Tây thống nhất. Không được thỏa hiệp với ông ta. Không được đánh đổi những biện pháp trừng phạt vì cuộc xâm lược ở Ukarine lấy sự hợp tác ở Syria.
Chúng tôi cần châu Âu ủng hộ trong sự nghiệp đấu tranh vì dân chủ ở Nga. Hãy buộc Nga phải cam kết với dân chủ và nhân quyền. Hãy mở rộng luật Magnitsky (trừng phạt các quan chức Nga vi phạm nhân quyền – ND). Trừng phạt về chiếu khán và tài chính chống lại những người Nga vi phạm nhân quyền là vấn đề nguyên tắc và đã có tác dụng. Phải đưa vào danh sách trừng phạt những kẻ tuyên truyền - do nhà nước tài trợ - đã phỉ báng và bội nhọ Boris Nemtsov, nói rằng ông là kẻ phản bội. Tôi và những nhà đối lập khác vẫn bị họ tiếp tục bội nhọ như thế.
Thế giới không có vấn đề với nước Nga mà có vấn đề với Putin. Nền tảng của những giá trị và nguyên tắc của tôi vẫn là hình ảnh một nước Nga tự do và dân chủ. Người Nga chúng tôi coi mình là một phần của châu Âu và hi vọng vào những mối quan hệ tốt đẹp hơn với phương Tây. Tôi tin rằng có thể đạt được điều đó, và sẽ tiếp tục làm việc vì nó, bất chấp mọi khó khăn.
Mục đích của tôi và mục đích của những đồng nghiệp của tôi, những người tham gia vào cuộc bầu cử tháng 9 tới, là trở thành phe đối lập trong quốc hội. Ngay cả một ít ghế cũng là thắng lợi rồi, là dấu hiệu cho thấy thay đổi thực sự là khả thi. Nó sẽ tạo điều kiện cho chúng tôi trình bày tầm nhìn dân chủ cho nước Nga trong khi bộ máy tuyên truyền do nhà nước tài trợ tiếp tục những luận điệu xuyên tạc và bài ngoại
Cách đây chưa lâu, người ta còn thấy tương lai của nước Nga hoàn toàn khác. Tôi đã từng là thủ tướng dưới thời Putin, từ năm 2000 đến năm 2004. Ban đầu tôi đã có thể tiến hành những cuộc cải cách, có thể tạo ra nền tảng cho quá trình hiện đại hóa kinh tế, ngăn chặn được sự bất mãn của những người dân Nga bình thường và thu hút được vốn đầu tư nước ngoài.
Lúc đó không có nhà lãnh đạo nào, kể cả Putin, coi NATO là mối đa dọa. Hiện nay tôi vẫn giữ ý kiến như thế. Tôi bác bỏ điều này và bác bỏ tất cả những lí cớ cho việc sáp nhập Crimea và xâm lược ở Ukraine. Tôi cũng bác bỏ việc ném bom những người dân vô tội Syria để ủng hộ chế độ của Assad.
Nhưng tương lai cũng không đến nỗi tệ như một số người có thể nghĩ. Mặc dù việc tuyên truyền diễn ra dồn dập, theo cuộc thăm dò mới đây do tổ chức Russian Research Week (FOM) – một tổ chức có liên hệ với Điện Kremlin - tiến hành, 60% người Nga vẫn ủng hộ quan hệ tốt hơn với Mĩ và châu Âu. Một cuộc thăm dò dư luận khác cho thấy số người ủng hộ quan hệ mạnh mẽ hơn đã tăng từ 40% trong năm ngoái lên 54% trong năm nay. Người Nga tự coi mình là một phần của nền văn minh châu Âu.
Hiện nay xã hội Nga đang bị áp lực rất mạnh. Đối diện với thái độ bất mãn, do chính sách mang tính phá hoại về kinh tế và sai lầm trong đường lối đối ngoại, có thể Putin sẽ quyết định can thiệp vào cuộc bầu cử một lần nữa. Việc đó có thể kích hoạt những vụ xung đột với hậu quả xấu mà nhân dân Nga phải gánh chịu.
Hai năm tiếp theo sẽ có vai trò quyết định. Trách nhiệm của chúng ta là giành lấy dân chủ. Nhưng châu Âu không được gây khó khăn cho công việc của chúng ta bằng cách hạ thấp tiêu chuẩn hay đồng ý với tầm nhìn về nước Nga do Putin đề xuất. Phương Tây phải giúp Ukraine, để nước này trở thành quốc gia dân chủ, tự chủ. Chính khả năng Ukraine chuyển hóa thành công dang dân chủ chứ không phải quyền kiểm soát mang tính lịch sử đối với Crimea đã buộc Putin phải can thiệp.
Vẫn phải tiếp tục tiến hành những biện pháp trừng phạt chế độ này. Putin không nghĩ rằng sẽ phải đương đầu với phương Tây thống nhất. Không được thỏa hiệp với ông ta. Không được đánh đổi những biện pháp trừng phạt vì cuộc xâm lược ở Ukarine lấy sự hợp tác ở Syria.
Chúng tôi cần châu Âu ủng hộ trong sự nghiệp đấu tranh vì dân chủ ở Nga. Hãy buộc Nga phải cam kết với dân chủ và nhân quyền. Hãy mở rộng luật Magnitsky (trừng phạt các quan chức Nga vi phạm nhân quyền – ND). Trừng phạt về chiếu khán và tài chính chống lại những người Nga vi phạm nhân quyền là vấn đề nguyên tắc và đã có tác dụng. Phải đưa vào danh sách trừng phạt những kẻ tuyên truyền - do nhà nước tài trợ - đã phỉ báng và bội nhọ Boris Nemtsov, nói rằng ông là kẻ phản bội. Tôi và những nhà đối lập khác vẫn bị họ tiếp tục bội nhọ như thế.
Thế giới không có vấn đề với nước Nga mà có vấn đề với Putin. Nền tảng của những giá trị và nguyên tắc của tôi vẫn là hình ảnh một nước Nga tự do và dân chủ. Người Nga chúng tôi coi mình là một phần của châu Âu và hi vọng vào những mối quan hệ tốt đẹp hơn với phương Tây. Tôi tin rằng có thể đạt được điều đó, và sẽ tiếp tục làm việc vì nó, bất chấp mọi khó khăn.
Kasyanov là lãnh đạo lien minh dân chủ Nga Parnas.
Nguồn: http://www.wsj.com/articles/russias-democratic-opposition-needs-the-wests-support-1457284729
Đã đăng trên Việt Nam Thời Báo
No comments:
Post a Comment