Nguyễn Trần Sâm dịch
“…Ngày hôm nay người Nga không thể rút khỏi Syria mà không chịu những tổn thất nặng nề. Đáng lưu ý là người ta đã cố gắng đưa ra quyết định đó ngay trong ngày đầu tiên của quá trình đàm phán “nội bộ Syria”…
Tổng thống Assad và Tổng thống Putin
Vladimir Putin đã làm nhiều người ngạc nhiên vào hôm thứ Hai vừa qua bởi tuyên bố về việc ra lệnh rút các lực lượng chủ đạo của quân Nga khỏi Syria. Ông ta nói rằng các nhiệm vụ đặt ra ở Syria về tổng thể đã hoàn thành. Ông ta cũng cho biết cụ thể là quân Nga đã tiêu diệt hơn 2 ngàn chiến binh IS đến từ Nga, trong số đó có 17 tư lệnh, và tạo điều kiện cho việc khởi động quá trình đàm phán (trong khi không nói lời nào về Bashar al Assad).
Dù sao thì quyết định của Putin cũng là một tin tốt. Vì sao? Xin thưa, đó là vì, khác với quyết định xua quân vào đó vào tháng 9 năm ngoái, quyết định lần này hợp lý hơn, lành mạnh hơn và… có quan tâm đến người Nga nhiều hơn so với các đối tác Syria đang vây quanh Assad. Thực chất thì Kreml đã tận dụng ngay cơ hội đầu tiên để vẫn giữ được thể diện mà lại thoát được khỏi cái vũng lầy mà Nga có nguy cơ chết chìm trong đó. Như vậy, bóng ma “Afghanistan thứ hai” không còn hiện hữu nữa.
Nhiều người nói quyết định của Kreml là “bất ngờ”. Ô không! Nó đã được chuẩn bị từ lâu một cách nghiêm túc. Nhưng nó chỉ xảy ra khi tạo ra được một tình huống có vẻ như sắp có thể tiến hành quá trình đàm phán giữa Assad và lực lượng chống đối dưới sự bảo trợ của một nhóm thuộc LHQ. Chỉ tình huống như vậy mới có thể làm cho cả Nga và phương Tây khỏi mất mặt. Giúp Assad thoát chết, sau đó là củng cố vị thế của ông ta khi đàm phán nhờ thành tích trên chiến trường – đó là mục đích chính của việc đưa quân Nga vào Syria. Và 2 tháng trước, quân Nga đã thực hiện thành công nhiệm vụ đó. Nhưng buộc các bên ngồi vào bàn đàm phán thì vẫn chưa được: quân Assad do phấn khích bởi những thắng lợi trên chiến trường đã liên tục vi phạm thỏa thuận ngừng bắn, và không khỏi có sự hỗ trợ của quân Nga.
Thế thì tại sao lần này lại có thể đưa các bên tới bàn đàm phán? Câu trả lời khá đơn giản: Nga vừa gặp phải những mối đe dọa. Một mặt là nguy cơ rõ ràng về sự gia tăng đối đầu lên tầm mức mới với Thổ Nhĩ Kỳ và các vương quốc Vùng Vịnh mà trong đó người Nga sẽ phải trả giá rất đắt. Mặt khác, Assad muốn “giải phóng toàn bộ Syria”. Ông ta dường như muốn nói: Này các bạn Nga, hãy đem đến cho chúng tôi thắng lợi cuối cùng và trọn vẹn. Hãy giết hết bọn người Syria nổi dậy chống chính quyền cùng bọn Jihad… Chúng ta không cần hòa bình. Chúng ta cần đánh nhau. Và Vitaly Churkin tại Hội Đồng Bảo An đã nói thẳng thừng và rõ ràng với Assad: Những kêu gọi kiểu này đi ngược với con đường hòa hoãn của Nga. Dễ thấy là đoàn đàm phán của Damascus đã đến Geneva dưới sức ép của Moskva.
Không đáng ngạc nhiên rằng những người đầu tiên tỏ ra vui mừng vì quyết định của Putin là các thủ lĩnh đối lập Syria. Họ thấy ở đó một triển vọng là Assad sẽ mất đi sự hỗ trợ của Nga, và do đó buộc phải mềm mỏng hơn trong đàm phán. Điều này có nghĩa là theo “lộ trình” của LHQ, ông ta buộc phải từng bước rời bỏ quyền lực, vì khả năng ông ta tái đắc cử khi bầu cử tự do là gần bằng không. Nhưng đó cũng sẽ là “lựa chọn của chính người Syria”, như Putin vẫn thường nói từ trước đến nay.
Ngày hôm nay người Nga không thể rút khỏi Syria mà không chịu những tổn thất nặng nề. Đáng lưu ý là người ta đã cố gắng đưa ra quyết định đó ngay trong ngày đầu tiên của quá trình đàm phán “nội bộ Syria”. Đây là bước đi được tính toán kỹ, vì có lẽ không còn cơ hội nào khác để tạo ra một viễn cảnh hòa hoãn như thế nữa. Tháng hai vừa rồi, các bên cũng đến Geneva rồi lại trở lại chiến trường.
Hãy xem lần này điều gì sẽ xảy ra. Có thể người Syria sẽ cùng nhau nỗ lực chống lại bọn dị tộc Jihad. Nếu vậy, đất nước này sẽ có cơ hội hồi sinh.
Nhiều người nói quyết định của Kreml là “bất ngờ”. Ô không! Nó đã được chuẩn bị từ lâu một cách nghiêm túc. Nhưng nó chỉ xảy ra khi tạo ra được một tình huống có vẻ như sắp có thể tiến hành quá trình đàm phán giữa Assad và lực lượng chống đối dưới sự bảo trợ của một nhóm thuộc LHQ. Chỉ tình huống như vậy mới có thể làm cho cả Nga và phương Tây khỏi mất mặt. Giúp Assad thoát chết, sau đó là củng cố vị thế của ông ta khi đàm phán nhờ thành tích trên chiến trường – đó là mục đích chính của việc đưa quân Nga vào Syria. Và 2 tháng trước, quân Nga đã thực hiện thành công nhiệm vụ đó. Nhưng buộc các bên ngồi vào bàn đàm phán thì vẫn chưa được: quân Assad do phấn khích bởi những thắng lợi trên chiến trường đã liên tục vi phạm thỏa thuận ngừng bắn, và không khỏi có sự hỗ trợ của quân Nga.
Thế thì tại sao lần này lại có thể đưa các bên tới bàn đàm phán? Câu trả lời khá đơn giản: Nga vừa gặp phải những mối đe dọa. Một mặt là nguy cơ rõ ràng về sự gia tăng đối đầu lên tầm mức mới với Thổ Nhĩ Kỳ và các vương quốc Vùng Vịnh mà trong đó người Nga sẽ phải trả giá rất đắt. Mặt khác, Assad muốn “giải phóng toàn bộ Syria”. Ông ta dường như muốn nói: Này các bạn Nga, hãy đem đến cho chúng tôi thắng lợi cuối cùng và trọn vẹn. Hãy giết hết bọn người Syria nổi dậy chống chính quyền cùng bọn Jihad… Chúng ta không cần hòa bình. Chúng ta cần đánh nhau. Và Vitaly Churkin tại Hội Đồng Bảo An đã nói thẳng thừng và rõ ràng với Assad: Những kêu gọi kiểu này đi ngược với con đường hòa hoãn của Nga. Dễ thấy là đoàn đàm phán của Damascus đã đến Geneva dưới sức ép của Moskva.
Không đáng ngạc nhiên rằng những người đầu tiên tỏ ra vui mừng vì quyết định của Putin là các thủ lĩnh đối lập Syria. Họ thấy ở đó một triển vọng là Assad sẽ mất đi sự hỗ trợ của Nga, và do đó buộc phải mềm mỏng hơn trong đàm phán. Điều này có nghĩa là theo “lộ trình” của LHQ, ông ta buộc phải từng bước rời bỏ quyền lực, vì khả năng ông ta tái đắc cử khi bầu cử tự do là gần bằng không. Nhưng đó cũng sẽ là “lựa chọn của chính người Syria”, như Putin vẫn thường nói từ trước đến nay.
Ngày hôm nay người Nga không thể rút khỏi Syria mà không chịu những tổn thất nặng nề. Đáng lưu ý là người ta đã cố gắng đưa ra quyết định đó ngay trong ngày đầu tiên của quá trình đàm phán “nội bộ Syria”. Đây là bước đi được tính toán kỹ, vì có lẽ không còn cơ hội nào khác để tạo ra một viễn cảnh hòa hoãn như thế nữa. Tháng hai vừa rồi, các bên cũng đến Geneva rồi lại trở lại chiến trường.
Hãy xem lần này điều gì sẽ xảy ra. Có thể người Syria sẽ cùng nhau nỗ lực chống lại bọn dị tộc Jihad. Nếu vậy, đất nước này sẽ có cơ hội hồi sinh.
Aleksandr Shumilin lànhà Đông phương học và phân tích chính trị.
Nguồn: Thông Luận.
No comments:
Post a Comment