Trường Xuân dịch
Cuối năm (xuất bản ngày 28 tháng 12 năm 2015 – ND) là lúc xem xét những rủi ro nằm ở phía trước. Tất nhiên có những rủi ro kinh tế lớn, trong đó có đánh giá sai tài sản do là lãi suất quá thấp trong suốt thập kỷ vừa qua, do sự thay đổi cơ cấu kinh tế Trung Quốc và sự yếu kém trong thời gian dài của các nền kinh tế châu Âu. Nhưng những rủi ro dài hạn quan trong là địa chính trị, xuất phát bốn tác nhân: Nga, Trung Quốc, Trung Đông và không gian mạng.
Mặc dù Liên Xô đã sụp đổ, Nga vẫn là cường quốc hạt nhân vượt trội, với khả năng đưa lực lượng của mình tới bất cứ nơi nào trên thế giới. Nga còn yếu về kinh tế vì nước này phụ thuộc vào nguồn thu từ dầu khí trong khi giá dầu đang sụt giảm đột ngột. Tổng thống Vladimir Putin đã cảnh báo người Nga rằng họ sẽ khổ, bởi vì chính phủ sẽ không còn khả năng cung cấp cho họ những lợi ích như trước đây nữa.
Mối nguy hiểm về địa chính trị từ việc Putin ngày càng dựa vào hành động quân sự ở nước ngoài - ở Ukraine và bây giờ là ở Syria – nhằm duy trì sự ủng hộ ở trong nước, trong khi ông ta sử dụng các phương tiện truyền thông ở trong nước (hiện nay gần như nằm hoàn toàn dưới sự kiểm soát của điện Kremlin) nhằm tán dương tầm quan trọng của Nga trên vũ đài quốc tế. Nga cũng dùng xuất khẩu khí đốt sang Tây Âu và Thổ Nhĩ Kỳ làm vũ khí kinh tế, mặc dù quyết định gần đây của Thổ Nhĩ Kỳ nhằm tìm kiếm nguồn khí đốt từ Israel cho thấy giới hạn của chiến lược này. Cách Putin phản ứng trước quyết định này và trước những thách thức khác cho thấy Nga sẽ vẫn là nguồn gốc của sự bất định đáng kể đối với phần còn lại của thế giới.
Trung Quốc vẫn là nước nghèo, GDP bình quân đầu người chỉ bằng khoảng một phần tư của Mỹ (trên cơ sở sức mua tương đương - PPP). Nhưng, vì dân số Trung Quốc lớn hơn bốn lần, tổng GDP của nước này tương đương với Mỹ (tính theo PPP). Nhưng GDP tổng cộng quyết định khả năng của một quốc gia trong việc chi tiêu cho lực lượng quân sự, trong việc cung cấp thị trường quan trọng về mặt chiến lược đối với hàng xuất khẩu của các nước khác, và trong việc cung cấp viện trợ cho các nước khác. Trung Quốc đang làm tất cả những việc nói trên với quy mô tương xứng với GDP của nước này.
Nhìn về tương lai, ngay cả với tốc độ tăng trưởng khiêm tốn hơn trong tương lai, GDP của Trung Quốc sẽ tăng nhanh hơn so với Mỹ hay châu Âu.
Trung Quốc hiện đang mở rộng tầm với mang tính chiến lược của mình. Họ đang khẳng định yêu sách chủ quyền ở Biển Hoa Đông và Biển Đông, gây ra xung đột với tuyên bố chủ quyền của các nước khác trong khu vực (trong đó có Nhật Bản, Philippines, và Việt Nam). Cụ thể là, Trung Quốc dựa vào cái gọi là “đường chín đoạn” (ban đầu được Đài Loan vẽ ra vào năm 1947) nhằm biện minh cho yêu sách chủ quyền đối với gần như toàn bộ Biển Đông; nước này cũng đã xây dựng những hòn đảo nhân tạo và khẳng định chủ quyền đối với vùng nước xung quanh những hòn đảo này. Mỹ nói rằng chính sách của Trung Quốc là “khu vực không cho tiếp cận”: Nỗ lực nhằm giữ không cho Hải quân Mỹ đến gần Trung Quốc đại lục, cũng tức là làm cho Hải quân Mỹ không đến được gần bờ biển của các nước đồng minh của Mỹ trong khu vực.
Trung Quốc cũng đang mở rộng ảnh hưởng địa chính trị của mình thông qua những sáng kiến như Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng châu Á, các chương trình viện trợ cho châu Phi, và kế hoạch “Một vành đai, Một con đường” nhằm thiết lập các liên kết hàng hải và lãnh thổ qua Ấn Độ Dương và Trung Á, đồng thời vươn tới Châu Âu. Các nhà lãnh đạo chính trị hiện nay ở Trung Quốc muốn có mối quan hệ hòa bình và hợp tác với Mỹ và các nước phương Tây khác. Nhưng, nhìn về tương lai, thách thức đối với Mỹ và các nước đồng minh là cần ngăn chặn những nhà lãnh đạo tương lai của Trung Quốc, không để họ áp dụng những chính sách có thể đe dọa phương Tây.
Ở Trung Đông, thế giới chủ yếu tập trung vào mối đe dọa của IS đối với dân thường ở khắp mọi nơi – trong đó có châu Âu và Hoa Kỳ. Nhưng vấn đề lớn hơn trong khu vực là cuộc xung đột giữa người Hồi giáo Shia và Hồi giáo Sunni, sự phân chia đã từng tồn tại trong hơn một ngàn năm qua. Trong phần lớn thời gian và ở hầu như mọi nơi, người Shia đã bị người Sunni kỳ thị - và thường bị bạo lực dẫn đến chết người.
Saudi Arabia và những nước vùng Vịnh do người Sunni cai trị coi Iran, cường quốc của người Shia trong khu vực, là kẻ thù chiến lược của mình. Cụ thể, Saudi Arabia lo ngại rằng Iran muốn giải quyết những món nợ cũ và cố gắng chuyển việc cai quản những thánh địa của Hồi giáo ở Mecca và Medina vào tay người Shia. Cuộc xung đột giữa Saudi Arabia và Iran cũng sẽ là cuộc chiến giành quyền kiểm soát khu vực nhiều dầu mỏ trên bán đảo Arabia và nguồn tài chính khổng lồ của những nước nhỏ của người Sunni như Kuwait và Qatar.
Nguồn gốc rủi ro cuối cùng là không gian mạng, có thể sớm làm lu mờ tất cả những đe dọa khác vì biên giới và quân đội không thể ngăn chặn được. Những mối đe dọa gồm tấn công từ-chối-dịch-vụ (denial-of-service) nhắm vào các ngân hàng và các thiết chế khác; truy cập trái phép vào hồ sơ cá nhân ở các ngân hàng, các công ty bảo hiểm và các cơ quan chính phủ; và gián điệp trong lĩnh vực công nghiệp. Thật vậy, ăn cắp công nghệ của các công ty Mỹ lan rộng đến mức gần đây Trung Quốc và Mỹ đã thỏa thuận rằng chính phủ hai nước sẽ không hỗ trợ các công ty nước mình ăn cắp công nghệ.
Đây là những vấn đề quan trọng, nhưng gần như không nghiêm trọng bằng những đe dọa mà các phần mềm độc hại tạo ra cho những cơ sở hạ tầng thiết yếu – mạng lưới điện, hàng không, đường ống dẫn dầu, nguồn cung cấp nước, nền tảng tài chính..v.v... Người ta cho rằng gần đây Trung Quốc, Iran, Nga và Bắc Triều Tiên đã sử dụng những phần mềm như thế. Nhưng các quốc gia hoàn toàn không cần phải dính líu vào: Các cá nhân, các tổ chức phi nhà nhà nước có thể triển khai những phần mềm độc hại bằng cách thuê những người có tài mà họ cần trên thị trường ngầm thế giới.
Vũ khí trên không gian mạng tương đối rẻ (và vì thế mà nhiều tác nhân có thể sử dụng) và có thể vươn tới mọi khu vực trên thế giới. Đấy là những vũ khí của tương lai, có thể dùng để tấn công hoặc tống tiền kẻ thù. Và chúng ta vẫn chưa có khả năng ngăn chặn những cuộc tấn công đó cũng như chưa thể xác định một cách chính xác nguồn gốc xuất phát của chúng.
Bốn nguồn gốc rủi ro là những thách thức địa chính trị nghiệm trọng bất bình thường. Nhấn mạnh chúng, không có nghĩa là làm lu mờ tầm quan trọng của những vấn đề khác - chính sách tiền tệ của Mỹ, giá cả hàng hóa thấp, khủng hoảng nợ và những vấn đề tương tự - có khả năng ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu trong năm tới. Điều đặc biệt của những đe dọa xuất phát từ Nga, Trung Quốc, Trung Đông và không gian mạng là chúng sẽ tiếp tục tồn tại và đe dọa tương lai kinh tế của chúng ta trong nhiều năm tới.
Martin Feldstein, Giáo sư Kinh tế tại Đại học Harvard và Chủ tịch danh dự của Cục Nghiên cứu Kinh tế, Chủ tịch Hội đồng cố vấn kinh tế mang tên Ronald Reagan từ năm 1982 đến năm 1984. Năm 2006, ông được bổ nhiệm vào Hội đồng cố vấn tình báo nước ngoài của Tổng thống Bush; năm 2009, được bổ nhiệm vào Hội đồng Cố vấn về khôi phục kinh tế của Tổng thống Obama. Hiện nay ông là thành viên của ban giám đốc của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, Ủy ban ba bên, và Nhóm 30, một tổ chức quốc tế phi lợi nhuận với mục đích là tìm hiểu kĩ hơn về các vấn đề kinh tế toàn cầu.
Mối nguy hiểm về địa chính trị từ việc Putin ngày càng dựa vào hành động quân sự ở nước ngoài - ở Ukraine và bây giờ là ở Syria – nhằm duy trì sự ủng hộ ở trong nước, trong khi ông ta sử dụng các phương tiện truyền thông ở trong nước (hiện nay gần như nằm hoàn toàn dưới sự kiểm soát của điện Kremlin) nhằm tán dương tầm quan trọng của Nga trên vũ đài quốc tế. Nga cũng dùng xuất khẩu khí đốt sang Tây Âu và Thổ Nhĩ Kỳ làm vũ khí kinh tế, mặc dù quyết định gần đây của Thổ Nhĩ Kỳ nhằm tìm kiếm nguồn khí đốt từ Israel cho thấy giới hạn của chiến lược này. Cách Putin phản ứng trước quyết định này và trước những thách thức khác cho thấy Nga sẽ vẫn là nguồn gốc của sự bất định đáng kể đối với phần còn lại của thế giới.
Trung Quốc vẫn là nước nghèo, GDP bình quân đầu người chỉ bằng khoảng một phần tư của Mỹ (trên cơ sở sức mua tương đương - PPP). Nhưng, vì dân số Trung Quốc lớn hơn bốn lần, tổng GDP của nước này tương đương với Mỹ (tính theo PPP). Nhưng GDP tổng cộng quyết định khả năng của một quốc gia trong việc chi tiêu cho lực lượng quân sự, trong việc cung cấp thị trường quan trọng về mặt chiến lược đối với hàng xuất khẩu của các nước khác, và trong việc cung cấp viện trợ cho các nước khác. Trung Quốc đang làm tất cả những việc nói trên với quy mô tương xứng với GDP của nước này.
Nhìn về tương lai, ngay cả với tốc độ tăng trưởng khiêm tốn hơn trong tương lai, GDP của Trung Quốc sẽ tăng nhanh hơn so với Mỹ hay châu Âu.
Trung Quốc hiện đang mở rộng tầm với mang tính chiến lược của mình. Họ đang khẳng định yêu sách chủ quyền ở Biển Hoa Đông và Biển Đông, gây ra xung đột với tuyên bố chủ quyền của các nước khác trong khu vực (trong đó có Nhật Bản, Philippines, và Việt Nam). Cụ thể là, Trung Quốc dựa vào cái gọi là “đường chín đoạn” (ban đầu được Đài Loan vẽ ra vào năm 1947) nhằm biện minh cho yêu sách chủ quyền đối với gần như toàn bộ Biển Đông; nước này cũng đã xây dựng những hòn đảo nhân tạo và khẳng định chủ quyền đối với vùng nước xung quanh những hòn đảo này. Mỹ nói rằng chính sách của Trung Quốc là “khu vực không cho tiếp cận”: Nỗ lực nhằm giữ không cho Hải quân Mỹ đến gần Trung Quốc đại lục, cũng tức là làm cho Hải quân Mỹ không đến được gần bờ biển của các nước đồng minh của Mỹ trong khu vực.
Trung Quốc cũng đang mở rộng ảnh hưởng địa chính trị của mình thông qua những sáng kiến như Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng châu Á, các chương trình viện trợ cho châu Phi, và kế hoạch “Một vành đai, Một con đường” nhằm thiết lập các liên kết hàng hải và lãnh thổ qua Ấn Độ Dương và Trung Á, đồng thời vươn tới Châu Âu. Các nhà lãnh đạo chính trị hiện nay ở Trung Quốc muốn có mối quan hệ hòa bình và hợp tác với Mỹ và các nước phương Tây khác. Nhưng, nhìn về tương lai, thách thức đối với Mỹ và các nước đồng minh là cần ngăn chặn những nhà lãnh đạo tương lai của Trung Quốc, không để họ áp dụng những chính sách có thể đe dọa phương Tây.
Ở Trung Đông, thế giới chủ yếu tập trung vào mối đe dọa của IS đối với dân thường ở khắp mọi nơi – trong đó có châu Âu và Hoa Kỳ. Nhưng vấn đề lớn hơn trong khu vực là cuộc xung đột giữa người Hồi giáo Shia và Hồi giáo Sunni, sự phân chia đã từng tồn tại trong hơn một ngàn năm qua. Trong phần lớn thời gian và ở hầu như mọi nơi, người Shia đã bị người Sunni kỳ thị - và thường bị bạo lực dẫn đến chết người.
Saudi Arabia và những nước vùng Vịnh do người Sunni cai trị coi Iran, cường quốc của người Shia trong khu vực, là kẻ thù chiến lược của mình. Cụ thể, Saudi Arabia lo ngại rằng Iran muốn giải quyết những món nợ cũ và cố gắng chuyển việc cai quản những thánh địa của Hồi giáo ở Mecca và Medina vào tay người Shia. Cuộc xung đột giữa Saudi Arabia và Iran cũng sẽ là cuộc chiến giành quyền kiểm soát khu vực nhiều dầu mỏ trên bán đảo Arabia và nguồn tài chính khổng lồ của những nước nhỏ của người Sunni như Kuwait và Qatar.
Nguồn gốc rủi ro cuối cùng là không gian mạng, có thể sớm làm lu mờ tất cả những đe dọa khác vì biên giới và quân đội không thể ngăn chặn được. Những mối đe dọa gồm tấn công từ-chối-dịch-vụ (denial-of-service) nhắm vào các ngân hàng và các thiết chế khác; truy cập trái phép vào hồ sơ cá nhân ở các ngân hàng, các công ty bảo hiểm và các cơ quan chính phủ; và gián điệp trong lĩnh vực công nghiệp. Thật vậy, ăn cắp công nghệ của các công ty Mỹ lan rộng đến mức gần đây Trung Quốc và Mỹ đã thỏa thuận rằng chính phủ hai nước sẽ không hỗ trợ các công ty nước mình ăn cắp công nghệ.
Đây là những vấn đề quan trọng, nhưng gần như không nghiêm trọng bằng những đe dọa mà các phần mềm độc hại tạo ra cho những cơ sở hạ tầng thiết yếu – mạng lưới điện, hàng không, đường ống dẫn dầu, nguồn cung cấp nước, nền tảng tài chính..v.v... Người ta cho rằng gần đây Trung Quốc, Iran, Nga và Bắc Triều Tiên đã sử dụng những phần mềm như thế. Nhưng các quốc gia hoàn toàn không cần phải dính líu vào: Các cá nhân, các tổ chức phi nhà nhà nước có thể triển khai những phần mềm độc hại bằng cách thuê những người có tài mà họ cần trên thị trường ngầm thế giới.
Vũ khí trên không gian mạng tương đối rẻ (và vì thế mà nhiều tác nhân có thể sử dụng) và có thể vươn tới mọi khu vực trên thế giới. Đấy là những vũ khí của tương lai, có thể dùng để tấn công hoặc tống tiền kẻ thù. Và chúng ta vẫn chưa có khả năng ngăn chặn những cuộc tấn công đó cũng như chưa thể xác định một cách chính xác nguồn gốc xuất phát của chúng.
Bốn nguồn gốc rủi ro là những thách thức địa chính trị nghiệm trọng bất bình thường. Nhấn mạnh chúng, không có nghĩa là làm lu mờ tầm quan trọng của những vấn đề khác - chính sách tiền tệ của Mỹ, giá cả hàng hóa thấp, khủng hoảng nợ và những vấn đề tương tự - có khả năng ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu trong năm tới. Điều đặc biệt của những đe dọa xuất phát từ Nga, Trung Quốc, Trung Đông và không gian mạng là chúng sẽ tiếp tục tồn tại và đe dọa tương lai kinh tế của chúng ta trong nhiều năm tới.
Martin Feldstein, Giáo sư Kinh tế tại Đại học Harvard và Chủ tịch danh dự của Cục Nghiên cứu Kinh tế, Chủ tịch Hội đồng cố vấn kinh tế mang tên Ronald Reagan từ năm 1982 đến năm 1984. Năm 2006, ông được bổ nhiệm vào Hội đồng cố vấn tình báo nước ngoài của Tổng thống Bush; năm 2009, được bổ nhiệm vào Hội đồng Cố vấn về khôi phục kinh tế của Tổng thống Obama. Hiện nay ông là thành viên của ban giám đốc của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, Ủy ban ba bên, và Nhóm 30, một tổ chức quốc tế phi lợi nhuận với mục đích là tìm hiểu kĩ hơn về các vấn đề kinh tế toàn cầu.
Nguồn: Dân Luận
No comments:
Post a Comment