Kerry Brown
Phạm Nguyên Trường dịch
Tập
Cận Bình nằm ở đâu trong quang phổ chính trị ở Trung Quốc? Và điều này có nghĩa
như thế nào trong thời gian nắm quyền còn lại của ông ta?
Năm 2009, trong chuyến thăm
Bắc Kinh để nghiên cứu chế độ dân chủ trong nội bộ đảng, một nhà phân tích
Trung Quốc ma tôi có dịp tao đổi đã mô tả sự khác biệt giữa các lãnh đạo của
Giang Trạch Dân và chủ tịch lúc đó là Hồ Cẩm Đào tương tự như giữa “đảng Cộng
hòa và đảng Dân chủ trong hệ thống của Mỹ”. Ông ta giải thích: “Giang là đảng Cộng
hòa còn Hồ là đảng Dân chủ. Một người ủng hộ doanh nghiệp, người kia ủng hộ xóa
đói giảm nghèo và hỗ trợ nông dân”. Có thể tranh luận, nhưng sự tương đồng là rất
ấn tượng. Nó khuyến khích tôi suy nghĩ về sự khác biệt trong lãnh đạo ở Trung
Quốc một cách sáng tạo hơn.
Bây giờ, sau khi Đảng Cộng sản
đã tổ chức Hội nghị lần gần đây nhất dưới sự lãnh đạo của Tập Cận Bình, ông ta nằm ở đâu trong quang phổ chính trị ở
Trung Quốc? Và điều này có nghĩa như thế nào trong thời gian nắm quyền còn lại
của ông ta? Ông ta ủng hộ doanh nghiệp, hay ủng hộ người nghèo; ủng hộ tổ chức
hay ủng hộ những người bên ngoài tổ chức? Chúng ta có thể sử dụng tiêu chí mô tả
nào cho những nhà lãnh đạo của Trung Quốc như Tập, để có thể hiểu ông tốt hơn?
Nếu chúng ta chấp nhận rằng
kể từ năm 1949 đã có năm “thế hệ lãnh đạo” chính ở Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
(PRC), thì chúng ta sẽ tập trung vào những nhân vật là Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu
Bình, Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào và Tập Cận Bình. Chúng ta có thể nhìn vào bộ
sưu tập những nhà lãnh đạo nòng cốt này theo hai cách: về đặc điểm cá nhân và
tính cách chính trị, và về chính sách trong thời gian họ nắm quyền.
Xét về tính cách chính trị,
chúng ta có thể chia năm người này hướng ngoại và hướng nội. Đây không phải là
chủ yếu về tâm lý của họ, cái mà chúng tôi chỉ có thể suy đoán, mà chủ yếu là về
những cách mà họ đối xử với quyền lực. Có thể mô tả Mao Trạch Đông, Giang Trạch
Dân và Tập Cận Bình như là những nhà lãnh đạo quan tâm không chỉ về gia tăng vị
trí quyền lực cho chính bản thân mình mà còn về cách sử dụng cách phát biểu
mang tính cách rất cá nhân. Trên thực tế, Mao, Giang, và Tập sử dụng tính cách của mình như một công cụ chính trị.
Vì lý do đó, họ có thể được mô tả như là “quyền lực hướng ngoại”. Họ không muốn
che giấu quyền lực của mình, mà phô trương quyền lực. Họ tin tưởng vào vai trò
của sức hút của lãnh tụ trong chính trị.
Đặng Tiểu Bình và Hồ Diệu
Bang là những nhân vật chính trị khiêm tốn hơn hẳn. Đặng Tiểu Bình thậm chí dường
như còn tìm cách tránh nắm vị trí quyền lực chính thức. Ông từng là Phó Thủ tướng
cho đến năm 1982, và sau đó là Chủ tịch Ủy ban Quân sự Trung ương đến năm 1989.
Nhưng ông là một tính cách chính trị khó hiểu hơn người tiền nhiệm là Mao Trạch
Đôing. Sự khó hiểu của Hồ Cẩm Đào lại diễn ra theo cách khác nhau. Ông đã có
các vị trí chính thức chủ yếu của quyền lực, nhưng ông làm cho mình trở thành
lãnh tụ được dân chúng tung hô. Hồ Cẩm Đào không bao giờ nhắc tới tiểu sử cá
nhân trong các bài phát biểu và người ta không bao giờ có thể bị buộc tội ông về
chính trị mang tính cá tính. Có lẽ đó là lý do vì sao người ta nói rằng Đặng Tiểu
Bình đã ủng hộ Hồ Cẩm Đào trong thời gian đầu sự nghiệp của ông ta và đã chọn ông
ta làm người thừa kế ngay cả khi Giang Trạch Dân đã là tổng Bí thư. Theo cách
nào đó, Đặng Tiểu Bình và Hồ Cẩm Đào rất giống nhau về hành vi chính trị của họ
và cá tính.
Người ta có thể bổ sung vào phân
chia giữa những người hướng ngoại và những người hướng nội bằng cách sử dụng một
khung thời gian phân chia nền chính trị Trung Quốc từ năm 1949 thành các giai
đoạn chính sách tích cực và chính sách củng cố. Trong lĩnh vực này, kỷ nguyên của
Mao là bất bình thường, gần như liên tục sử dụng các chiến dịch của quần chúng
(16 chiến dịch từ năm 1951 đến năm 1976) và năm nào cũng có thay đổi chính
sách. Nhưng, sau khi ông ta qua đời, mọi thứ đã thay đổi triệt để. Thoát khỏi
chính sách tích cực, bắt đầu bằng giai đoạn kéo dài của chính sách thực thi và
củng cố. Dưới quyền của Đặng Tiểu Bình, những năm 1978-1982, khi cải cách mở cửa
đã được công bố và các biện pháp đầu tiên được triển khai, là những hoạt động mạnh
mẽ. Những năm 1998-2001, dưới sự lãnh đạo của Giang Trạch Dân cũng thế, đã có
những thay đổi lớn đối với các doanh nghiệp nhà nước, cho doanh nhân vào Đảng,
và đàm phán để Trung Quốc tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Không thể
mô tả giai đoạn của Hồ Cẩm Đào nắm quyền như là giai đoạn có nhiều sáng kiến và
thay đổi chính sách. Thay vào đó, ông chủ yếu thực hiện những biện pháp mà Giang
đã khởi xướng. Dưới quyền Tập Cận Bình, mọi thứ lại thay đổi một lần nữa, trở về
với chính sách tích cực.
Tất cả điều này giúp chúng
ta mô tả Tập Cận Bình theo hai hướng – ông ta là một trong những chính khách hướng
ngoại trong 65 năm qua, cùng với Mao Trạch Đông và Giang Trạch Dân, và làm chủ
tịch trong giai đoạn mà cho đến nay người ta đã chứng kiến chính sách tích cực đã
ở mức độ cao. Bằng chứng mới nhất là cải cách của chính sách một con ở hội nghị
trung ương vừa qua. Nếu mô hình này tiếp tục - chính sách tích cực ở Trung Quốc
thường không kéo dài, ít nhất là từ năm 1978 đã như thế - thì sau đó sẽ là giai
đoạn củng cố.
Ngoài ra, cho đến nay sau những
chính khách hướng ngoại thường là những người đối lập với họ: đấy là những nhân
vật hướng nội hơn. Có lẽ điều này có thể giúp trả lời câu hỏi: Ai sẽ là người kế
nhiệm tiềm năng Tập Cận Bình trong nửa thập kỷ tới hoặc lâu hơn một chút: Đấy sẽ
là một người củng cố và hướng nội. Điều đó sẽ phù hợp với mô hình của ít nhất là
bốn thập kỷ qua.
Nguồn http://thediplomat.com/2015/11/another-look-at-chinas-leaders-after-the-2015-plenum/
No comments:
Post a Comment